Việt Báo vừa nhận được một tâm thư của Đức Giám Mục Mai Thanh Lương - Phụ Tá Giáo Phận Orange, gởi cho các đồng hương Việt Nam, nguyên văn như sau:
Kính thưa quý đồng hương,
Từ ngày về Giáo Phận Orange nhậm chức Giám Mục Phụ Tá, ngoài công việc mục vụ của Giáo Hội Công Giáo, tôi được tiếp xúc với rất nhiều cá nhân, cơ quan, đoàn thể, phong trào trong cộng đồng người Việt. Các bậc vị vọng cũng như các cơ quan, đoàn thể, phong trào này đặt khá nhiều kỳ vọng vào tôi trong công cuộc tạo dựng sự tiến triển và uy tín cho cộng đồng người Việt hải ngoại. Mặc dù biết khả năng và sự hiểu biết của mình có giới hạn, nhưng tôi muốn chia sẻ với quý đồng hương một thao thức, ước mơ chung của chúng ta, đó là tinh thần đoàn kết của toàn thể người Việt hải ngoại. Bởi vì chỉ có đoàn kết, chúng ta mới tiến triển và có uy tín. Ước mơ chung này có lẽ đã có từ thập niên bảy mươi, khi những đợt di tản đầu tiên của người Việt Nam bỏ nước ra đi tìm tự do.
Người Việt chúng ta có nhiều khả năng và là một dân tộc thông minh. Tuy nhiên, chúng ta thiếu tinh thần hợp tác làm việc chung. Một nhà xã hội học địa phương đã nhận định về người Việt thế này:
"Một người Việt có thể đương đầu với bất cứ người nào trên thế giới; hai người Việt cộng tác với nhau là một kỳ công; các hội đoàn người Việt làm việc được với nhau là một phép lạ lớn lao."
Hiện tượng tâm lý và xã hội này hầu như là một nan đề trong tiềm thức người Việt. Ai cũng biết đây là một căn bệnh trầm kha, nhưng qua bao nhiêu cố gắng, căn bệnh vẫn còn đó và trở nên một thứ bệnh "vô phương cứu chữa".
Trong bối cảnh đó, tôi bạo dạn gửi tới quý đồng hương mấy lời tâm huyết trong dịp đầu Xuân Giáp Thân này, như những lời tâm tình chân thật giữa những đồng hương ruột thịt cùng một tổ tiên, nguồn gốc.
Tôi may mắn được dịp du lịch nhiều nước trên thế giới, đã có cơ hội tiếp xúc với nhiều nền văn hóa, nhiều dân tộc. Nền văn hóa nào, dân tộc nào cũng có những tinh hoa, ưu điểm riêng, nhưng dân tộc khiến tôi cảm phục nhất vẫn là dân tộc Do Thái. Chúng ta không nên mặc cảm khi học hỏi những cái hay của dân tộc khác, nên tôi muốn nói đến dân tộc Do Thái như mẫu gương cho chúng ta trong công cuộc phát triển và tạo uy tín cho cộng đồng người Việt hải ngoại.
Người Do Thái có tinh thần dân tộc rất cao. Chính tinh thần dân tộc này là mẫu số chung đoàn kết mọi người Do Thái trong nước cũng như hải ngoại. Để dẫn chứng điều này, tôi xin thuật lại ba mẩu chuyện nhỏ dưới đây:
1. Trong cuộc hành hương thánh địa (nước Irael), một buổi chiều, sau khi đã viếng thăm mồ táng xác Chúa Giêsu, nay là thánh đường lịch sử chung của tất cả các tôn giáo, kể cả Thiên Chúa Giáo, Hồi Giáo và Islam, đoàn hành hương chúng tôi về khách sạn nghỉ ngơi trước khi dùng cơm chiều. Đến khách sạn, tôi thấy có mấy anh lính người da đen ngồi canh bên ngoài. Ngạc nhiên, tôi nói với họ: "Tôi cứ tưởng người Do Thái không có chủng tộc màu da đen." Lập tức, một anh lính trả lời rằng: "Thưa ông, thời các vua trong Cựu Ước, có một vị vương Do Thái đã kết duyên với một nữ hoàng người Ithiopia. Bởi thế ngay từ thời đó, đạo "Cựu Ước" (Do Thái Giáo Judaism) đã đến với đất nước chúng tôi. Dù sống xa miền đất tổ phụ, chúng tôi vẫn duy trì nếp sống văn hóa và đạo đức cổ truyền cho tới ngày nay. Vì thế, mới đây một số thanh niên Ithiopia đã tình nguyện gia nhập quân đội Do Thái để chống lại kẻ thù chung của đất nước." Tinh thần dân tộc này quả thật đã vượt quá trí hiểu biết của bất cứ dân tộc nào.
2. Cũng trong cuộc hành hương thánh địa này, một hôm xe buýt chở chúng tôi dọc theo bờ sông Giô-đa-nô trên một khoảng đường dài từ 300 đến 500 cây số. Dọc theo lộ trình, chúng tôi thấy những đồn canh nho nhỏ, cách nhau độ 300 đến 400 feet, mỗi đồn canh có chừng 4 đến 6 người lính trẻ, cả nam lẫn nữ. Lúc xe ngừng lại để hành khách dùng bữa trưa, có mấy người lính trong đồn canh cũng ra ngoài chuyện trò với chúng tôi. Họ cho chúng tôi biết một nửa lính canh dọc lộ trình này là các thanh niên thiếu nữ Hoa Kỳ gốc Do Thái, tình nguyện gia nhập hàng ngũ canh phòng biên giới đất nước. Đây quả là tinh thần hy sinh và bất khuất trong dòng máu những người gốc Do Thái!
3. Tinh thần dân tộc của người Do Thái được thể hiện cao độ tột đỉnh tại những "làng tự trị" (Kibutz). Mỗi làng có khoảng 500 người chung sống với nhau một cách thân tình gắn bó, có thể nói là cùng sống cùng chết với nhau. Chúng tôi trở thành khách trong ba ngày của một "làng tự trị" chuyên sinh sống bằng dịch vụ khách sạn. Một lần vào phòng ăn, chúng tôi thấy trước cửa có một bảng thông cáo, dán hình ba trẻ sơ sinh, với lời chúc mừng nồng nghiệt dành cho ba phần tử mới của làng. Ngoài ra, khi để ý, chúng tôi thấy họ gọi nhau bằng tên riêng của mỗi người (first name) chứ không gọi nhau bằng tên họ (family name). Như chúng ta biết, khi gọi ai bằng tên riêng là chúng ta biết rõ người ấy và coi người ấy như anh chị em thân thiết. Ba ngày sống chung, ăn uống chung và chuyện trò với người dân trong "làng tự trị", chúng ta thấy họ sống với tinh thần cộng đồng rất cao. Tôi mường tượng những Kibutz này như những tu viện, những dòng tu, sống cuộc sống cộng đồng với một mối liên hệ thiêng liêng.
Ba mẩu chuyện trên đây khiến người Việt chúng ta suy nghĩ về tinh thần dân tộc của một giống dân bất khuất, đồng thời là mẫu gương sống động cho tinh thần đoàn kết mà người Việt hải ngoại chúng ta cần phải có để phát triển và tạo uy tín cho cộng đồng. Người Việt chúng ta cũng tự hào về tinh thần bất khuất cao độ của dân tộc mình, tự hào về truyền thống văn hóa trên bốn ngàn năm. Người Việt chúng ta cũng có hoàn cảnh tương tự dân tộc Do Thái vì cũng tản lạc khắp nơi trên thế giới qua cac đợt di tản sau năm 1975. Tuy nhiên, nếu thành thực, chúng ta phải công nhận tinh thần dân tộc của mình còn kém xa họ. Chính vì thế mà cộng đồng chúng ta chưa đoàn kết, chưa phát triển đúng mức và chưa tạo được uy tín đáng nể phục, mặc dầu chúng ta thông minh và có nhiều tài năng đặc biệt. Những bài học cha ông dạy chúng ta: "Bầu ơi thương lấy bí cùng, tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn," "Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao", thiết tưởng bây giờ là lúc chúng ta phải tâm niệm và đem ra thực hành. Kính thưa quý đồng hương,
Có phải tình đoàn kết, tương thân tương ái, cộng tác để xây dựng, củng cố và phát triển cộng đồng là những bài học tối cần thiết cho tập thể người Việt chúng ta không" Nếu quý đồng hương đồng ý với tôi để cùng trả lời là "phải", tôi khao khát một ngày không xa lắm, chúng ta ngồi lại với nhau trong tình con cháu cùng một tổ tiên, nguồn gốc, để học hỏi, thảo luận và hoạch định đường hướng với những hành động cụ thể, để chúng ta cùng thực hiện điều tâm huyết: "Ịoàn kết gây sức mạnh cho cộng đồng Việt Nam hải ngoại."
Để quý đồng hương cùng biết đến những lời tâm huyết này, tôi kính nhờ các cơ quan truyền thông, báo chí giúp tôi phổ biến những chia sẻ nêu trên. Xin trân trọng và thân ái kính chào quý đồng hương. Nguyện chúc từng người trong chúng ta có được một Mùa Xuân và một năm mới Giáp Thân khang an, thịnh vượng.
Đức Cha Dominic Mai Thanh Lương
Giám Mục Phụ Tá Giáo Phận Orange.
Kính thưa quý đồng hương,
Từ ngày về Giáo Phận Orange nhậm chức Giám Mục Phụ Tá, ngoài công việc mục vụ của Giáo Hội Công Giáo, tôi được tiếp xúc với rất nhiều cá nhân, cơ quan, đoàn thể, phong trào trong cộng đồng người Việt. Các bậc vị vọng cũng như các cơ quan, đoàn thể, phong trào này đặt khá nhiều kỳ vọng vào tôi trong công cuộc tạo dựng sự tiến triển và uy tín cho cộng đồng người Việt hải ngoại. Mặc dù biết khả năng và sự hiểu biết của mình có giới hạn, nhưng tôi muốn chia sẻ với quý đồng hương một thao thức, ước mơ chung của chúng ta, đó là tinh thần đoàn kết của toàn thể người Việt hải ngoại. Bởi vì chỉ có đoàn kết, chúng ta mới tiến triển và có uy tín. Ước mơ chung này có lẽ đã có từ thập niên bảy mươi, khi những đợt di tản đầu tiên của người Việt Nam bỏ nước ra đi tìm tự do.
Người Việt chúng ta có nhiều khả năng và là một dân tộc thông minh. Tuy nhiên, chúng ta thiếu tinh thần hợp tác làm việc chung. Một nhà xã hội học địa phương đã nhận định về người Việt thế này:
"Một người Việt có thể đương đầu với bất cứ người nào trên thế giới; hai người Việt cộng tác với nhau là một kỳ công; các hội đoàn người Việt làm việc được với nhau là một phép lạ lớn lao."
Hiện tượng tâm lý và xã hội này hầu như là một nan đề trong tiềm thức người Việt. Ai cũng biết đây là một căn bệnh trầm kha, nhưng qua bao nhiêu cố gắng, căn bệnh vẫn còn đó và trở nên một thứ bệnh "vô phương cứu chữa".
Trong bối cảnh đó, tôi bạo dạn gửi tới quý đồng hương mấy lời tâm huyết trong dịp đầu Xuân Giáp Thân này, như những lời tâm tình chân thật giữa những đồng hương ruột thịt cùng một tổ tiên, nguồn gốc.
Tôi may mắn được dịp du lịch nhiều nước trên thế giới, đã có cơ hội tiếp xúc với nhiều nền văn hóa, nhiều dân tộc. Nền văn hóa nào, dân tộc nào cũng có những tinh hoa, ưu điểm riêng, nhưng dân tộc khiến tôi cảm phục nhất vẫn là dân tộc Do Thái. Chúng ta không nên mặc cảm khi học hỏi những cái hay của dân tộc khác, nên tôi muốn nói đến dân tộc Do Thái như mẫu gương cho chúng ta trong công cuộc phát triển và tạo uy tín cho cộng đồng người Việt hải ngoại.
Người Do Thái có tinh thần dân tộc rất cao. Chính tinh thần dân tộc này là mẫu số chung đoàn kết mọi người Do Thái trong nước cũng như hải ngoại. Để dẫn chứng điều này, tôi xin thuật lại ba mẩu chuyện nhỏ dưới đây:
1. Trong cuộc hành hương thánh địa (nước Irael), một buổi chiều, sau khi đã viếng thăm mồ táng xác Chúa Giêsu, nay là thánh đường lịch sử chung của tất cả các tôn giáo, kể cả Thiên Chúa Giáo, Hồi Giáo và Islam, đoàn hành hương chúng tôi về khách sạn nghỉ ngơi trước khi dùng cơm chiều. Đến khách sạn, tôi thấy có mấy anh lính người da đen ngồi canh bên ngoài. Ngạc nhiên, tôi nói với họ: "Tôi cứ tưởng người Do Thái không có chủng tộc màu da đen." Lập tức, một anh lính trả lời rằng: "Thưa ông, thời các vua trong Cựu Ước, có một vị vương Do Thái đã kết duyên với một nữ hoàng người Ithiopia. Bởi thế ngay từ thời đó, đạo "Cựu Ước" (Do Thái Giáo Judaism) đã đến với đất nước chúng tôi. Dù sống xa miền đất tổ phụ, chúng tôi vẫn duy trì nếp sống văn hóa và đạo đức cổ truyền cho tới ngày nay. Vì thế, mới đây một số thanh niên Ithiopia đã tình nguyện gia nhập quân đội Do Thái để chống lại kẻ thù chung của đất nước." Tinh thần dân tộc này quả thật đã vượt quá trí hiểu biết của bất cứ dân tộc nào.
2. Cũng trong cuộc hành hương thánh địa này, một hôm xe buýt chở chúng tôi dọc theo bờ sông Giô-đa-nô trên một khoảng đường dài từ 300 đến 500 cây số. Dọc theo lộ trình, chúng tôi thấy những đồn canh nho nhỏ, cách nhau độ 300 đến 400 feet, mỗi đồn canh có chừng 4 đến 6 người lính trẻ, cả nam lẫn nữ. Lúc xe ngừng lại để hành khách dùng bữa trưa, có mấy người lính trong đồn canh cũng ra ngoài chuyện trò với chúng tôi. Họ cho chúng tôi biết một nửa lính canh dọc lộ trình này là các thanh niên thiếu nữ Hoa Kỳ gốc Do Thái, tình nguyện gia nhập hàng ngũ canh phòng biên giới đất nước. Đây quả là tinh thần hy sinh và bất khuất trong dòng máu những người gốc Do Thái!
3. Tinh thần dân tộc của người Do Thái được thể hiện cao độ tột đỉnh tại những "làng tự trị" (Kibutz). Mỗi làng có khoảng 500 người chung sống với nhau một cách thân tình gắn bó, có thể nói là cùng sống cùng chết với nhau. Chúng tôi trở thành khách trong ba ngày của một "làng tự trị" chuyên sinh sống bằng dịch vụ khách sạn. Một lần vào phòng ăn, chúng tôi thấy trước cửa có một bảng thông cáo, dán hình ba trẻ sơ sinh, với lời chúc mừng nồng nghiệt dành cho ba phần tử mới của làng. Ngoài ra, khi để ý, chúng tôi thấy họ gọi nhau bằng tên riêng của mỗi người (first name) chứ không gọi nhau bằng tên họ (family name). Như chúng ta biết, khi gọi ai bằng tên riêng là chúng ta biết rõ người ấy và coi người ấy như anh chị em thân thiết. Ba ngày sống chung, ăn uống chung và chuyện trò với người dân trong "làng tự trị", chúng ta thấy họ sống với tinh thần cộng đồng rất cao. Tôi mường tượng những Kibutz này như những tu viện, những dòng tu, sống cuộc sống cộng đồng với một mối liên hệ thiêng liêng.
Ba mẩu chuyện trên đây khiến người Việt chúng ta suy nghĩ về tinh thần dân tộc của một giống dân bất khuất, đồng thời là mẫu gương sống động cho tinh thần đoàn kết mà người Việt hải ngoại chúng ta cần phải có để phát triển và tạo uy tín cho cộng đồng. Người Việt chúng ta cũng tự hào về tinh thần bất khuất cao độ của dân tộc mình, tự hào về truyền thống văn hóa trên bốn ngàn năm. Người Việt chúng ta cũng có hoàn cảnh tương tự dân tộc Do Thái vì cũng tản lạc khắp nơi trên thế giới qua cac đợt di tản sau năm 1975. Tuy nhiên, nếu thành thực, chúng ta phải công nhận tinh thần dân tộc của mình còn kém xa họ. Chính vì thế mà cộng đồng chúng ta chưa đoàn kết, chưa phát triển đúng mức và chưa tạo được uy tín đáng nể phục, mặc dầu chúng ta thông minh và có nhiều tài năng đặc biệt. Những bài học cha ông dạy chúng ta: "Bầu ơi thương lấy bí cùng, tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn," "Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao", thiết tưởng bây giờ là lúc chúng ta phải tâm niệm và đem ra thực hành. Kính thưa quý đồng hương,
Có phải tình đoàn kết, tương thân tương ái, cộng tác để xây dựng, củng cố và phát triển cộng đồng là những bài học tối cần thiết cho tập thể người Việt chúng ta không" Nếu quý đồng hương đồng ý với tôi để cùng trả lời là "phải", tôi khao khát một ngày không xa lắm, chúng ta ngồi lại với nhau trong tình con cháu cùng một tổ tiên, nguồn gốc, để học hỏi, thảo luận và hoạch định đường hướng với những hành động cụ thể, để chúng ta cùng thực hiện điều tâm huyết: "Ịoàn kết gây sức mạnh cho cộng đồng Việt Nam hải ngoại."
Để quý đồng hương cùng biết đến những lời tâm huyết này, tôi kính nhờ các cơ quan truyền thông, báo chí giúp tôi phổ biến những chia sẻ nêu trên. Xin trân trọng và thân ái kính chào quý đồng hương. Nguyện chúc từng người trong chúng ta có được một Mùa Xuân và một năm mới Giáp Thân khang an, thịnh vượng.
Đức Cha Dominic Mai Thanh Lương
Giám Mục Phụ Tá Giáo Phận Orange.
Gửi ý kiến của bạn