Viện Bảo Tàng Vatican-Viện Bảo Tàng Etrus
Số 1: Quan tài đá của Euhodus và Metilla Acre (năm 161-170) sau TL từ Ostia. Các hình chạm nổi diễn tả cảnh thuộc chuyện thần thoại Alkestis tự ý chết thay cho chồng là Admetus.
Số 2: Tượng Hermen, mặc áo lông hình tròn tạc theo nguyên tắc của Hephaltos thành Alkamen năm 430 trước TL.
Số 3: Bức chạm nổi ba vũ nữ (thế kỷ II sau TL) tạc theo nguyên tắc thuộc thế kỷ IV trước TL. Cạnh đó là chân dung của một phụ nữ (thế kỷ Ii sau TL)
Số 4: Bia mộ bằng cẩm thạch của gia đình Nonius Zethus làm nghề xây và bán bột tại Ostia (thế kỷ I sau TL)
Số 5: Đầu Cicero (106-143 trước TL)
Số 6: Tượng Cornutus với 7 con (thế kỷ III sau TL)
Số 7: Tượng Ganymed với con diều hâu
Số 8: Đầu khổng lồ của nữ thần Athena (thế kỷ II sau TL) tạc theo nguyên tắc thuộc thế kỷ V trước TL của Phidia
Số 9: Tượng hoàng đế Tiberius (cai trị từ năm 14-37 sau TL)
Số 10: Bức chạm nổi với hình Penelope trung thành đợi chồng là Ulyses ròng rã 20 năm trời tạc theo nguyên tắc năm 450 trước TL
Số 11: Đầu khổng lồ của hoàng đế August chết năm 14 sau TL đầu khổng lồi của hoàng đế Tiberius.
Số 12: Bức chạm nổi với hình ba người đẹp, cô đứng giữa bao giờ cũng đội vương niệm (thế kỷ I trước TL) tạc theo nguyên tắc đặt tại Akropolis Athena năm 470 trước TL.
Số 13: Một mãnh tượng nữ thần Athena Parthenos (thế kỷ I trước TL) tạc theo nguyên tắc bức tượng khổng lồ bằng vàng và ngà voi của Phidia năm 440 trước TL.
Số 14: Tượng Herakiea dựa trên cái chùy theo nguyên tác thuộc thế kỷ IV trước TL của Lysipp.
Số 15: Tượng Odysseus (thế kỷ I su TL).
Galleria Lapidaria: Bên kia cổng sắt là hành lang trưng bày hơn 5000 bảng đá khắc chữ do đức giáo hoàng Clement XI sưu tầm được ông Gaetano Marini chuyên viên các văn bản khắc trên đá sắp xếp dưới thời đức giáo hoàng Piô VI VII. Bên phải là các bia mộ lấy từ các nghĩa trang ngoại giáo ngoài Roma. Bên phải là các văn bản lấy từ hang toại đạo Kitô.
Braccio Nuovo: Bên phải là cánh mới của bảo tàng viện do Rafgael Stern xây giữa các năm 1817-1821 được đức giáo hoàng Piô VII khánh thành năm 1822. các bức vẽ trên các vòm là của Max Laboureur, bức khảm đá màu trên nền được lấy từ một biệt thự Roma trên đường Ardeatina thuộc thế kỷ II-III sau TL diễn tả cuộc phiêu lưu của Odysseus.
Bắt đầu từ bên phải: Vòm 3 tượng Silene và thần Dionysos còn nhỏ tạc theo nguyên tắc Hy Lạp thuộc thế kỷ II trước TL. Vòm tiếp theo: Tượng Augustus della Prima Porta tìm thấy tại biệt thự của hoàng hậu Livia trên đường Flaminia. Hoàng đế mặc áo giáp đang giơ tay ra hiệu để nói chuyện với quan quân. Các hình trang hoàng áo giáp diễn tả cảnh vào năm 20 trước TL. Vua Phraates IV của quân Parthes đang trao trả lại cho hoàng đế lá cờ tướng Crassus đã đánh mất trong trận chiến năm 53 trước TL. Toàn vũ trụ tham dự cảnh này. Bên trên là Caelus thần bầu trời mang áo choàng rực rỡ. Sol thần mặt trời trên xe tứ mã có Rạng Đông và Sương Mai dẫn lối. Phía trước là Tellus, thần phong phú đất đai. Hai bên là thần Appolo với ly cầm và nữ thần Diana cầm đước ngồi trên mình nai. Cái cảnh chính giữa đều có hình một phụ nữ tượng trưng cho một thành phố của đế quốc. Sau vòm 7 gần chính giữa tượng hoàng đế Titus với áo choàng Roma theo kiểu thịnh hành thế kỷ I sau TL. Vòm chính giữa của hành lang, tượng hoàng đế Julius Caesar, hai bên là hai con công bằng đồng mạ vàng vào thời trung cổ, hai con công này được đặt tiền đường đền thờ thánh Phêrô cũ. Chúng được tim 2thấy trong lăng tẩm của hoàng đế Adriano (tức pháo đài thiên thần) và tượng trưng cho sự bất tử. Sau vòm 5 từ chính giữa, tượng hoàng đế Puplenus cai trị năm 238 sau TL. Trước cửa dẫn ra hành lang thư viện là tượng bán thân Đức Giáo Hoàng Piô VII người đã cho xây cánh mới này do Canova tạc. Đối diện phía vòm I bên trái, tượng nhà hùng biện Demosthenes (chết năm 322 trước TL) tạc theo nguyên tắc bằng đồng của Polyeuktos được đặt tại chợ thành phố Athenes năm 280 trước TL. Vòm bên cạnh tượng Amazone bị thương tạc theo nguyên tắc bằng đồng (thuộc năm 430 trước TL) của Kresillas. Vòm chính giữa đối diện với tượng Jullus Caesar và hai con công, tượng khổng lồ biểu tượng cho sông Nil bên Ai Cập trước thế kỷ I sau TL đươc tìm thấy dưới nhà thờ S. maria Minevra, xây trên đền thờ kính thần Serapis và Isis gần Pantheon năm 1513, dưới thời Đức Giáo Hoàng Leone X 16 chú bé vây chung quanh tượng trưng cho các mực nước sông Nil dâng cao hàng năm đem lại chất phù sa màu mỡ cho tất cả các vùng đất nó chảy qua. Các hình chạm nổi trên bệ, diễn tả cảnh sống của dân chúng sống tại hai bờ sông Nil. Vòm I sau đó, tượng nữ thần Athena Giustiniani thế kỷ II sau TL, tạc theo nguyên tắc bằng đồng thuộc thế kỷ IV trước TL. Vòm 3, tượng Satyr đang nghỉ tạc theo nguyên tác thuộc thế kỷ V trước TL. Sau vòm 4, tượng bán thân Hoàng Đế Philippus Arabs (cai trị từ năm 244-249) sau TL. Tiếp đến là tượng Doryphoros, người cầm lao tạc theo nguyên tác bằng đồng thuộc năm 440 trước TL của Polykiet.
Sala Della Biga: Bạn đi dọc hành lang, ra cửa cuối phòng phía có tượng Đức Giáo Hoàng Piô VII rẻ phải theo hành lang thư viện đến tiền đường đoạn lên lầu 2. bên phải là phòng trưng bày cỗ xe chiến thắng hai ngựa kéo (Biga) bằng cẩm thạch tuyệt đẹp thuộc thế kỷ I sau TL. Vào thời Trung cổ, thùng xe đã được dùng làm ghế Đức Giáo Hoàng ngồi, đặt trong đến thờ thánh Mác cô. Các bức chạm nổi diễn tả cảnh tôn kính thần Ceres. Con ngựa bên trái al một vài phần tác phẩm được F.A Franzoni sửa chữa năm 1788. phong hình tròn do Camporese xây dưới thời Đức Giáo Hoàng Piô VI. Bên phải lối vào ngược hướng đồng hồ tượng thần Dionysos Sardanapallos (thế kỷ I sau TL) tạc theo nguyên tắc của Praxiteles thuộc thế kỷ IV trước TL. Tiếp đến là tượng lực sĩ ném đĩa trong tư thế chuẩn bị.
Số 1: Quan tài đá của Euhodus và Metilla Acre (năm 161-170) sau TL từ Ostia. Các hình chạm nổi diễn tả cảnh thuộc chuyện thần thoại Alkestis tự ý chết thay cho chồng là Admetus.
Số 2: Tượng Hermen, mặc áo lông hình tròn tạc theo nguyên tắc của Hephaltos thành Alkamen năm 430 trước TL.
Số 3: Bức chạm nổi ba vũ nữ (thế kỷ II sau TL) tạc theo nguyên tắc thuộc thế kỷ IV trước TL. Cạnh đó là chân dung của một phụ nữ (thế kỷ Ii sau TL)
Số 4: Bia mộ bằng cẩm thạch của gia đình Nonius Zethus làm nghề xây và bán bột tại Ostia (thế kỷ I sau TL)
Số 5: Đầu Cicero (106-143 trước TL)
Số 6: Tượng Cornutus với 7 con (thế kỷ III sau TL)
Số 7: Tượng Ganymed với con diều hâu
Số 8: Đầu khổng lồ của nữ thần Athena (thế kỷ II sau TL) tạc theo nguyên tắc thuộc thế kỷ V trước TL của Phidia
Số 9: Tượng hoàng đế Tiberius (cai trị từ năm 14-37 sau TL)
Số 10: Bức chạm nổi với hình Penelope trung thành đợi chồng là Ulyses ròng rã 20 năm trời tạc theo nguyên tắc năm 450 trước TL
Số 11: Đầu khổng lồ của hoàng đế August chết năm 14 sau TL đầu khổng lồi của hoàng đế Tiberius.
Số 12: Bức chạm nổi với hình ba người đẹp, cô đứng giữa bao giờ cũng đội vương niệm (thế kỷ I trước TL) tạc theo nguyên tắc đặt tại Akropolis Athena năm 470 trước TL.
Số 13: Một mãnh tượng nữ thần Athena Parthenos (thế kỷ I trước TL) tạc theo nguyên tắc bức tượng khổng lồ bằng vàng và ngà voi của Phidia năm 440 trước TL.
Số 14: Tượng Herakiea dựa trên cái chùy theo nguyên tác thuộc thế kỷ IV trước TL của Lysipp.
Số 15: Tượng Odysseus (thế kỷ I su TL).
Galleria Lapidaria: Bên kia cổng sắt là hành lang trưng bày hơn 5000 bảng đá khắc chữ do đức giáo hoàng Clement XI sưu tầm được ông Gaetano Marini chuyên viên các văn bản khắc trên đá sắp xếp dưới thời đức giáo hoàng Piô VI VII. Bên phải là các bia mộ lấy từ các nghĩa trang ngoại giáo ngoài Roma. Bên phải là các văn bản lấy từ hang toại đạo Kitô.
Braccio Nuovo: Bên phải là cánh mới của bảo tàng viện do Rafgael Stern xây giữa các năm 1817-1821 được đức giáo hoàng Piô VII khánh thành năm 1822. các bức vẽ trên các vòm là của Max Laboureur, bức khảm đá màu trên nền được lấy từ một biệt thự Roma trên đường Ardeatina thuộc thế kỷ II-III sau TL diễn tả cuộc phiêu lưu của Odysseus.
Bắt đầu từ bên phải: Vòm 3 tượng Silene và thần Dionysos còn nhỏ tạc theo nguyên tắc Hy Lạp thuộc thế kỷ II trước TL. Vòm tiếp theo: Tượng Augustus della Prima Porta tìm thấy tại biệt thự của hoàng hậu Livia trên đường Flaminia. Hoàng đế mặc áo giáp đang giơ tay ra hiệu để nói chuyện với quan quân. Các hình trang hoàng áo giáp diễn tả cảnh vào năm 20 trước TL. Vua Phraates IV của quân Parthes đang trao trả lại cho hoàng đế lá cờ tướng Crassus đã đánh mất trong trận chiến năm 53 trước TL. Toàn vũ trụ tham dự cảnh này. Bên trên là Caelus thần bầu trời mang áo choàng rực rỡ. Sol thần mặt trời trên xe tứ mã có Rạng Đông và Sương Mai dẫn lối. Phía trước là Tellus, thần phong phú đất đai. Hai bên là thần Appolo với ly cầm và nữ thần Diana cầm đước ngồi trên mình nai. Cái cảnh chính giữa đều có hình một phụ nữ tượng trưng cho một thành phố của đế quốc. Sau vòm 7 gần chính giữa tượng hoàng đế Titus với áo choàng Roma theo kiểu thịnh hành thế kỷ I sau TL. Vòm chính giữa của hành lang, tượng hoàng đế Julius Caesar, hai bên là hai con công bằng đồng mạ vàng vào thời trung cổ, hai con công này được đặt tiền đường đền thờ thánh Phêrô cũ. Chúng được tim 2thấy trong lăng tẩm của hoàng đế Adriano (tức pháo đài thiên thần) và tượng trưng cho sự bất tử. Sau vòm 5 từ chính giữa, tượng hoàng đế Puplenus cai trị năm 238 sau TL. Trước cửa dẫn ra hành lang thư viện là tượng bán thân Đức Giáo Hoàng Piô VII người đã cho xây cánh mới này do Canova tạc. Đối diện phía vòm I bên trái, tượng nhà hùng biện Demosthenes (chết năm 322 trước TL) tạc theo nguyên tắc bằng đồng của Polyeuktos được đặt tại chợ thành phố Athenes năm 280 trước TL. Vòm bên cạnh tượng Amazone bị thương tạc theo nguyên tắc bằng đồng (thuộc năm 430 trước TL) của Kresillas. Vòm chính giữa đối diện với tượng Jullus Caesar và hai con công, tượng khổng lồ biểu tượng cho sông Nil bên Ai Cập trước thế kỷ I sau TL đươc tìm thấy dưới nhà thờ S. maria Minevra, xây trên đền thờ kính thần Serapis và Isis gần Pantheon năm 1513, dưới thời Đức Giáo Hoàng Leone X 16 chú bé vây chung quanh tượng trưng cho các mực nước sông Nil dâng cao hàng năm đem lại chất phù sa màu mỡ cho tất cả các vùng đất nó chảy qua. Các hình chạm nổi trên bệ, diễn tả cảnh sống của dân chúng sống tại hai bờ sông Nil. Vòm I sau đó, tượng nữ thần Athena Giustiniani thế kỷ II sau TL, tạc theo nguyên tắc bằng đồng thuộc thế kỷ IV trước TL. Vòm 3, tượng Satyr đang nghỉ tạc theo nguyên tác thuộc thế kỷ V trước TL. Sau vòm 4, tượng bán thân Hoàng Đế Philippus Arabs (cai trị từ năm 244-249) sau TL. Tiếp đến là tượng Doryphoros, người cầm lao tạc theo nguyên tác bằng đồng thuộc năm 440 trước TL của Polykiet.
Sala Della Biga: Bạn đi dọc hành lang, ra cửa cuối phòng phía có tượng Đức Giáo Hoàng Piô VII rẻ phải theo hành lang thư viện đến tiền đường đoạn lên lầu 2. bên phải là phòng trưng bày cỗ xe chiến thắng hai ngựa kéo (Biga) bằng cẩm thạch tuyệt đẹp thuộc thế kỷ I sau TL. Vào thời Trung cổ, thùng xe đã được dùng làm ghế Đức Giáo Hoàng ngồi, đặt trong đến thờ thánh Mác cô. Các bức chạm nổi diễn tả cảnh tôn kính thần Ceres. Con ngựa bên trái al một vài phần tác phẩm được F.A Franzoni sửa chữa năm 1788. phong hình tròn do Camporese xây dưới thời Đức Giáo Hoàng Piô VI. Bên phải lối vào ngược hướng đồng hồ tượng thần Dionysos Sardanapallos (thế kỷ I sau TL) tạc theo nguyên tắc của Praxiteles thuộc thế kỷ IV trước TL. Tiếp đến là tượng lực sĩ ném đĩa trong tư thế chuẩn bị.
Gửi ý kiến của bạn