Năm nay Tết về sớm. Có phải vì Tết đến sớm nên tôi ít thấy hoa đào hơn mọi năm" Thường thì vài hôm trước Tết trong phòng khách nhà tôi đã có một cành đào xinh xinh cắm trong chiếc bình sứ sản xuất ở Việt Nam từ thập niên 1980.
Tôi có được chiếc bình sứ này cũng đã gần hai mươi năm và cho đến ngày nay vẫn qúi nó bởi cái dáng vẻ cổ cổ và rất vững để cắm những cành đào ngày xuân.
Cận Tết con mèo năm 1987 tôi được chuyển công tác từ trại Galang, Indonesia lên Hồng Kông. Cuộc sống ở Hồng Kông chật chội nên những ngày cuối tuần tôi hay thả bộ ra bến cảng hóng mát. Một hôm có mấy anh thuỷ thủ tàu buôn từ Việt Nam qua, không hiểu sao thấy tôi họ nhận ra mình là người Việt nên hỏi thăm tìm quán ăn Việt. Tôi dẫn họ đến khu Yau Ma Tae là chỗ tôi biết có hàng phở, có tiệm ăn bán cả hột vịt lộn. Mấy anh thuỷ thủ thích quá vì mỗi chuyến đi nhiều khi kéo dài cả tháng qua Nhật, Singapore mà đồ ăn thức uống ở những nơi đó không hợp khẩu vị nên họ rất nhớ món ăn Việt Nam, nhất là phở. Các anh ấy nói theo lịch trình thì cứ độ hai tháng thì tàu lại ghé Hồng Kông xuống hàng xuất khẩu, bốc hàng nhập khẩu và họ được lên bờ dăm ba hôm.
Quen họ, tôi nhờ mua ít sản phẩm trong nước như đồ sứ, tranh lụa, tranh sơn mài, sách báo. Năm đó mấy anh mua được cho tôi hai bệ voi sứ, vài bức tranh sơn mài, tranh lụa, một chai rượu nếp than hiệu Nàng Hương mà trên nhãn có hàng chữ "Vietnamese Volka" và chiếc bình cắm hoa. Tổng cộng tính ra chưa đến một trăm đô la. Tôi đóng kiện hai bệ voi sứ gửi về Mỹ qua đường bưu điện. Khi hàng đến nơi, người nhà báo tin hai con voi tan nát. Thế nên tôi không dám gửi chiếc bình hoa mà chờ đến khi hết hạn công tác mới xách tay mang về Mỹ.
Sau này có về Việt Nam nhiều lần tôi cũng thường đi tìm mua đồ sứ, tranh sơn mài nhưng không sao tìm ra được những sản phẩm mỹ nghệ đẹp mắt như tôi đã mua được từ những người thủy thủ mang ra. Nếu phải so sánh tôi có thể nói tranh sơn mài Việt Nam, loại cổ điển, ngày nay không còn nét mỹ thuật mà trông rất rối mắt.
Mỗi năm có một cành đào cắm trong chiếc bình hoa rất Việt Nam đặt ở phòng khách trong căn nhà nơi xứ người đem lại không khí rất Tết cho tôi và gia đình.
Năm nay tìm mãi cũng chưa ra một cành đào. Người bán đào ở chợ Ranch 99 không thấy đâu trong cuối tuần qua. Qua phố Tàu Oakland, đang ngày có hội chợ đường phố đón xuân, nhộn nhịp kẻ mua người bán, tất bật cuối năm, nhưng cũng không thấy một cành đào nào. Gặp một người bạn, anh ấy nói ở khu Lion Plaza, San Jose có đào nhưng chưa thấy trổ nụ, mà đắt, có đến ba mươi đô một cành. Thường thì chỉ độ mười lăm đô.
Phóng xe qua cầu, ghé khu Little Saigon vừa được tân thị trưởng Gavin Newsom khai mạc và cũng là hội chợ Tết Giáp Thân của cộng đồng người Việt ở San Francisco. Cũng không thấy đào mà chỉ nghe vang vang pháo nổ, xác pháo bay, mùi pháo toả khắp mấy khu phố đường Larkin, cùng nhiều nghìn người xuống phố trẩy hội mùa xuân.
Tôi nhớ Việt Nam những ngày còn bé thích nghịch pháo. Bọn trẻ chúng tôi cứ canh chừng khi có người trong xóm ngõ dơ cao những băng pháo Điện Quang lên châm ngòi, pháo nổ rát tai, khói bay mịt mù mà bọn trẻ cứ xúm lại dưới đất để vồ những viên pháo xì, có khi gặp pháo nổ chậm tung té trong lòng bàn tay đỏ lên, đau rát. Đi vồ pháo xì là một thích thú của tuổi thơ chúng tôi. Những viên pháo xì được bọn tôi thu lượm như những chiến lợi phẩm, đem về gỡ ra lấy thuốc pháo, rải dài trên nền xi măng thành hình thù hay chữ gì đó rồi đốt.
Gần ba mươi năm qua tôi chưa có dịp đón Tết ở quê nhà. Đã có những năm tôi ao ước được một lần đón tết ở quê hương cũ, được thấy lại chợ hoa Nguyễn Huệ, được nghe pháo nổ rền vang trên quê hương trong giờ giao thừa và ba ngày tết. Nhưng ngày nay ở quê nhà Tết không còn đốt pháo, không khí chắc kém vui, chẳng có "mùi tết" nên niềm ao ước của tôi có phần giảm đi. Tết mà không pháo thì như ở Mỹ đón Giáng Sinh mà thiếu bóng thông xanh vậy.
Ở đây mỗi năm tôi thường đi nhiều hội chợ Tết vào cuối tuần để được nghe tết về qua tiếng pháo, ngửi mùi tết qua khói pháo và ngắm nhìn tết nơi những xác pháo đỏ tung toé bay trên đường.
Hội chợ tết San Francisco cho tôi cái cảm giác tết đang về với những tiếng pháo nổ dòn tan. Sinh hoạt hội chợ ngoài những tà áo dài lất phất và phần văn nghệ mang lại nỗi nhớ Việt Nam, còn nhiều thứ khác mang tính thương mại và màu sắc của đất mới hơn là nét đẹp và không khí cổ truyền.
Sau hội tết Việt Nam trên đường Larkin, chiều lại có liên hoan đón tết do văn phòng tổng lãnh sự tổ chức ở một phòng khánh tiết bên cạnh Toà Thị Chính và chỉ cách hội chợ vài khu phố. Ở đây không tiếng pháo nổ, không mang tính thương mại mà trong không khí nhẹ nhàng. Gần ba trăm khách được ông bà tổng lãnh sự chào đón chúc tết tại cửa và được chiêu đãi bằng nhiều món ăn thuần tuý Việt Nam: bánh chưng, bánh tét, gỏi gà, đu đủ bò khô, nem rán, bánh dày, bánh khúc, cơm chiên và rượu vang. Nhiều khách là chủ những cơ sở du lịch, những người làm từ thiện, những công ty, những bà con ta rất bình thường. Nhưng cũng có khách với nhiều quan điểm chính trị khác nhau. Có ông từng tham gia tổ chức chính trị ở hải ngoại đối lập với nhà nước, có vị từng bị nhà nước bỏ tù khi về Việt Nam mười năm trước đây, có ông hết lòng ủng hộ nhà nước.
Ông tổng lãnh sự nhắc đến sự kiện kinh tế Việt Nam trong năm 2003 tăng 7%, cao nhất châu Á, là kết quả khích lệ và con số hơn một trăm nghìn Việt kiều về nước ăn tết như là sự quan hệ tốt giữa Việt kiều với quê hương.
Năm nay quả là có nhiều người về quê ăn tết hơn mọi năm. Ít nhất tôi cũng có bốn người thân từ Mỹ đã về Việt Nam dịp này. Tuần trước ra sân bay đưa tiễn còn gặp thêm mấy người quen khác cũng về ăn tết ở quê nhà. Quan sát quanh khu vực gửi hành lý của những chuyến bay đi Việt Nam hay Philippines và những chuyến bay đi những nơi khác như Anh Quốc, Mexico, Úc tôi đã cảm nghiệm ra một điều là cứ nhìn vào những thùng hàng đồ sộ, vuông vức đi theo khách thì có thể đoán không sai là đất nước nơi họ sẽ tới còn nghèo lắm. Người Việt Nam, cũng như người Philippines, trong mỗi chuyến trở về họ thường mang theo những thùng đồ làm quà cho người thân như thế.
Trong khi ngồi chờ đợi vào khu cách ly, câu chuyện vãn giữa kẻ đi người ở được bàn là khi qua cửa khẩu có phải cho tiền công an không" Người ở nói: báo chí trong nước phản ánh quan chức hải quan nói Việt kiều không nên đút lót. Người đi phản đối: cho vài đồng cho xong để khỏi tốn thời gian ngó mấy bộ mặt hằm hằm. Bao giờ mới có được khuôn mặt hân hoan chào đón những đúa con tha hương trở về hay những du khách đặt chân đến viếng Việt Nam"
Chuyện tướng Nguyễn Cao Kỳ về quê ăn tết, tuyên bố linh tinh cũng được nhắc đến. Có ý kiến nói ông ấy nên yên lặng thì hơn. Tôi tôn trọng những điều ông phát biểu. Nhưng tôi biết trong nước còn những tiếng nói khác không già nua, như của Nguyễn Vũ Bình, Lê Chí Quang, Phạm Hồng Sơn; hay không thù hận của Nguyễn Thanh Giang, Hoàng Minh Chính.
Ông Kỳ mê gà. Năm nay ông về quê ăn tết mà lại không có gà thì hẳn bớt đi ít nhiều niềm vui cho ông, và nhất là cho nhiều người dân Việt.
Phần tôi không biết có sẽ tìm được một cành đào cho mùa xuân năm nay"
Tôi có được chiếc bình sứ này cũng đã gần hai mươi năm và cho đến ngày nay vẫn qúi nó bởi cái dáng vẻ cổ cổ và rất vững để cắm những cành đào ngày xuân.
Cận Tết con mèo năm 1987 tôi được chuyển công tác từ trại Galang, Indonesia lên Hồng Kông. Cuộc sống ở Hồng Kông chật chội nên những ngày cuối tuần tôi hay thả bộ ra bến cảng hóng mát. Một hôm có mấy anh thuỷ thủ tàu buôn từ Việt Nam qua, không hiểu sao thấy tôi họ nhận ra mình là người Việt nên hỏi thăm tìm quán ăn Việt. Tôi dẫn họ đến khu Yau Ma Tae là chỗ tôi biết có hàng phở, có tiệm ăn bán cả hột vịt lộn. Mấy anh thuỷ thủ thích quá vì mỗi chuyến đi nhiều khi kéo dài cả tháng qua Nhật, Singapore mà đồ ăn thức uống ở những nơi đó không hợp khẩu vị nên họ rất nhớ món ăn Việt Nam, nhất là phở. Các anh ấy nói theo lịch trình thì cứ độ hai tháng thì tàu lại ghé Hồng Kông xuống hàng xuất khẩu, bốc hàng nhập khẩu và họ được lên bờ dăm ba hôm.
Quen họ, tôi nhờ mua ít sản phẩm trong nước như đồ sứ, tranh lụa, tranh sơn mài, sách báo. Năm đó mấy anh mua được cho tôi hai bệ voi sứ, vài bức tranh sơn mài, tranh lụa, một chai rượu nếp than hiệu Nàng Hương mà trên nhãn có hàng chữ "Vietnamese Volka" và chiếc bình cắm hoa. Tổng cộng tính ra chưa đến một trăm đô la. Tôi đóng kiện hai bệ voi sứ gửi về Mỹ qua đường bưu điện. Khi hàng đến nơi, người nhà báo tin hai con voi tan nát. Thế nên tôi không dám gửi chiếc bình hoa mà chờ đến khi hết hạn công tác mới xách tay mang về Mỹ.
Sau này có về Việt Nam nhiều lần tôi cũng thường đi tìm mua đồ sứ, tranh sơn mài nhưng không sao tìm ra được những sản phẩm mỹ nghệ đẹp mắt như tôi đã mua được từ những người thủy thủ mang ra. Nếu phải so sánh tôi có thể nói tranh sơn mài Việt Nam, loại cổ điển, ngày nay không còn nét mỹ thuật mà trông rất rối mắt.
Mỗi năm có một cành đào cắm trong chiếc bình hoa rất Việt Nam đặt ở phòng khách trong căn nhà nơi xứ người đem lại không khí rất Tết cho tôi và gia đình.
Năm nay tìm mãi cũng chưa ra một cành đào. Người bán đào ở chợ Ranch 99 không thấy đâu trong cuối tuần qua. Qua phố Tàu Oakland, đang ngày có hội chợ đường phố đón xuân, nhộn nhịp kẻ mua người bán, tất bật cuối năm, nhưng cũng không thấy một cành đào nào. Gặp một người bạn, anh ấy nói ở khu Lion Plaza, San Jose có đào nhưng chưa thấy trổ nụ, mà đắt, có đến ba mươi đô một cành. Thường thì chỉ độ mười lăm đô.
Phóng xe qua cầu, ghé khu Little Saigon vừa được tân thị trưởng Gavin Newsom khai mạc và cũng là hội chợ Tết Giáp Thân của cộng đồng người Việt ở San Francisco. Cũng không thấy đào mà chỉ nghe vang vang pháo nổ, xác pháo bay, mùi pháo toả khắp mấy khu phố đường Larkin, cùng nhiều nghìn người xuống phố trẩy hội mùa xuân.
Tôi nhớ Việt Nam những ngày còn bé thích nghịch pháo. Bọn trẻ chúng tôi cứ canh chừng khi có người trong xóm ngõ dơ cao những băng pháo Điện Quang lên châm ngòi, pháo nổ rát tai, khói bay mịt mù mà bọn trẻ cứ xúm lại dưới đất để vồ những viên pháo xì, có khi gặp pháo nổ chậm tung té trong lòng bàn tay đỏ lên, đau rát. Đi vồ pháo xì là một thích thú của tuổi thơ chúng tôi. Những viên pháo xì được bọn tôi thu lượm như những chiến lợi phẩm, đem về gỡ ra lấy thuốc pháo, rải dài trên nền xi măng thành hình thù hay chữ gì đó rồi đốt.
Gần ba mươi năm qua tôi chưa có dịp đón Tết ở quê nhà. Đã có những năm tôi ao ước được một lần đón tết ở quê hương cũ, được thấy lại chợ hoa Nguyễn Huệ, được nghe pháo nổ rền vang trên quê hương trong giờ giao thừa và ba ngày tết. Nhưng ngày nay ở quê nhà Tết không còn đốt pháo, không khí chắc kém vui, chẳng có "mùi tết" nên niềm ao ước của tôi có phần giảm đi. Tết mà không pháo thì như ở Mỹ đón Giáng Sinh mà thiếu bóng thông xanh vậy.
Ở đây mỗi năm tôi thường đi nhiều hội chợ Tết vào cuối tuần để được nghe tết về qua tiếng pháo, ngửi mùi tết qua khói pháo và ngắm nhìn tết nơi những xác pháo đỏ tung toé bay trên đường.
Hội chợ tết San Francisco cho tôi cái cảm giác tết đang về với những tiếng pháo nổ dòn tan. Sinh hoạt hội chợ ngoài những tà áo dài lất phất và phần văn nghệ mang lại nỗi nhớ Việt Nam, còn nhiều thứ khác mang tính thương mại và màu sắc của đất mới hơn là nét đẹp và không khí cổ truyền.
Sau hội tết Việt Nam trên đường Larkin, chiều lại có liên hoan đón tết do văn phòng tổng lãnh sự tổ chức ở một phòng khánh tiết bên cạnh Toà Thị Chính và chỉ cách hội chợ vài khu phố. Ở đây không tiếng pháo nổ, không mang tính thương mại mà trong không khí nhẹ nhàng. Gần ba trăm khách được ông bà tổng lãnh sự chào đón chúc tết tại cửa và được chiêu đãi bằng nhiều món ăn thuần tuý Việt Nam: bánh chưng, bánh tét, gỏi gà, đu đủ bò khô, nem rán, bánh dày, bánh khúc, cơm chiên và rượu vang. Nhiều khách là chủ những cơ sở du lịch, những người làm từ thiện, những công ty, những bà con ta rất bình thường. Nhưng cũng có khách với nhiều quan điểm chính trị khác nhau. Có ông từng tham gia tổ chức chính trị ở hải ngoại đối lập với nhà nước, có vị từng bị nhà nước bỏ tù khi về Việt Nam mười năm trước đây, có ông hết lòng ủng hộ nhà nước.
Ông tổng lãnh sự nhắc đến sự kiện kinh tế Việt Nam trong năm 2003 tăng 7%, cao nhất châu Á, là kết quả khích lệ và con số hơn một trăm nghìn Việt kiều về nước ăn tết như là sự quan hệ tốt giữa Việt kiều với quê hương.
Năm nay quả là có nhiều người về quê ăn tết hơn mọi năm. Ít nhất tôi cũng có bốn người thân từ Mỹ đã về Việt Nam dịp này. Tuần trước ra sân bay đưa tiễn còn gặp thêm mấy người quen khác cũng về ăn tết ở quê nhà. Quan sát quanh khu vực gửi hành lý của những chuyến bay đi Việt Nam hay Philippines và những chuyến bay đi những nơi khác như Anh Quốc, Mexico, Úc tôi đã cảm nghiệm ra một điều là cứ nhìn vào những thùng hàng đồ sộ, vuông vức đi theo khách thì có thể đoán không sai là đất nước nơi họ sẽ tới còn nghèo lắm. Người Việt Nam, cũng như người Philippines, trong mỗi chuyến trở về họ thường mang theo những thùng đồ làm quà cho người thân như thế.
Trong khi ngồi chờ đợi vào khu cách ly, câu chuyện vãn giữa kẻ đi người ở được bàn là khi qua cửa khẩu có phải cho tiền công an không" Người ở nói: báo chí trong nước phản ánh quan chức hải quan nói Việt kiều không nên đút lót. Người đi phản đối: cho vài đồng cho xong để khỏi tốn thời gian ngó mấy bộ mặt hằm hằm. Bao giờ mới có được khuôn mặt hân hoan chào đón những đúa con tha hương trở về hay những du khách đặt chân đến viếng Việt Nam"
Chuyện tướng Nguyễn Cao Kỳ về quê ăn tết, tuyên bố linh tinh cũng được nhắc đến. Có ý kiến nói ông ấy nên yên lặng thì hơn. Tôi tôn trọng những điều ông phát biểu. Nhưng tôi biết trong nước còn những tiếng nói khác không già nua, như của Nguyễn Vũ Bình, Lê Chí Quang, Phạm Hồng Sơn; hay không thù hận của Nguyễn Thanh Giang, Hoàng Minh Chính.
Ông Kỳ mê gà. Năm nay ông về quê ăn tết mà lại không có gà thì hẳn bớt đi ít nhiều niềm vui cho ông, và nhất là cho nhiều người dân Việt.
Phần tôi không biết có sẽ tìm được một cành đào cho mùa xuân năm nay"
Gửi ý kiến của bạn