Tháng 5 năm 2003, báo New York Times bị một vố Jayson Blair. Tháng 1 năm 2004, báo USA Today bị một vố Jack Kelly. Không đầy một năm hai tờ báo lớn của Mỹ bị hai vố liên quan đến đạo đức của người làm báo. Điều đó chứng tỏ đừng tưởng những người nắm đệ tứ quyền Mỹ, những nhà làm báo, ký giả, bình luận, chủ bút, quản trị viên báo chí, có quyền ăn nói, có quyền gói ghém, là bất khả xâm phạm. Điều đó cũng chứng tỏ đừng tưởng nền báo chí Mỹ dễ dàng thoả hiệp đạo đức nghề nghiệp với uy danh của tờ báo. Tiền không mua được lương tâm.
Thực vậy, một cơn gió thoảng mất đạo đức nghề nghiệp có thể trở thành cơn bão lương tâm trong hàng ngũ biên tập viên của ngành truyền thông Mỹ. Vụ thứ nhứt, tờ báo New York Times là tờ báo có hàng trăm năm lịch sử báo chí Mỹ. Ngày 11 tháng 5, xì- căn-đan John Blair bị khui ra. Ký giả John Blair 27 tuổi đã giả mạo, hay ăn cắp tin tức của người khác trong gần 40 phóng sự. Tiếp theo là bao nhiêu lời tự thú, cuộc họp biên tập, nói chuyện với quần chúng để đưa đến kết quả, là Chủ bút Howell phải gạt lệ ra đi. Uy danh của New York Times bị sứt mẻ. Và di hại hơn là bầu không khí nghi kỵ bao trùm trong ban biên tập cả năm sau. Những nhà làm báo của New York Times không sợ sự thật, tự đối diện với lương tâm, đồng nghiệp, và tình hình qua cuộc phê bình và tự phê để đi đến kết luận: : thất bại trong cảm thông, lãnh đạo, và kỹ luật nội bộ. Và rút kinh nghiệm, nhà báo mở rộng lổ tai, con mắt, và bộ óc trước những phê bình của đồng nghiệp, của độc giả, và của quần chúng. Và chỉ trong 6 tháng sau, độc giả đã thông cảm, số phát hành trở lại bình thường.Vụ thứ hai mới đây, tờ báo USA Today là tờ báo đầu tiên làm cuộc cách mạng nội dung đem hình màu vào nhật báo và phát hành trên khắp lãnh thổ Mỹ, đã trưởng thành sau 22 năm góp mặt vào nền báo chí Mỹ. Ký giả bị tố là Jack Kelly, 43 tuổi, cả đời báo chí dính liền cùng sự lớn mạnh của USA Today. Tội của Kelly do một thơ nặc danh - có lẽ do đồng nghiệp và đồng sự trong ban biên tập - đã tố giác. Kelly, " một người vàng, một ngôi sao báo chí" của báo USA Today đã đi 96 nước, phỏng vấn toàn dân tai to, mặt bự như Gorbatchev, Castro. Nhưng Kelly đã dàn dựng tin tức, dựng đứng sự kiện trong 4 bài báo. Ban Chủ Nhiệm USA Today mướn thám tử tư và đi thẫm tra mật và phát giác ra một vụ dối trá.
Kelly có viết trong 1 bài báo đã gặp một nhà tranh đấu nhân quyền phụ nữ ở Nam tư và người này đưa ông xem một tài liệu có ghi "nhật lịnh trực tiếp để thanh lọc chủng tộc" một làng ở Kosovo. Người đàn bà trong cuộc đã khai với thám tử là không hề có một nói chuyện như vậy với một nhà báo nào. Trong lúc đó, có một nữ thông dịch đến gặp các nhà điều tra xác nhận là có cuộc gặp gỡ và có một tài liệu như của Kelly đã nói trong báo. Nhưng các nhà điều tra có bằng cớ người nữ thông dịch đó, là một người bạn của Kelly. Cây kim dấu trong túi cũng có ngày lòi ra. Và sau cùng Jack Kelly thú nhận trên báo Washington Posst, rằng ông đã quá hốt hoảng và đã dựng nhân chứng giả. Còn ba bài báo bị thư nặc danh tố cáo, đồng nhiệp của Kelly nhận định là những bài báo tin tức xác thật và có giá trị cao. Và tự nhiên, báo USA Today nặc lịnh cho Kelly từ chức. Người ký giả 43 tuổi, có 22 năm vui buồn cùng sự lớùn mạnh của báo USA Today, vốn là một người có tín ngưỡng mạnh đối với Cơ đốc giáo. Jack Kelly ngậm ngùi xưng tội, "Chúa đã gọi tôi để nói sư thật" và hàm ý Oâng không làm tròn nhiệm vụ nên dành những ngày còn lại để viết "một chương sách mới" cuộc đời của ông. Và đằng sau lưng của Kelly, báo USA Today còn nhiều việc phải chấn chỉnh. Một số nhà báo của USA Today than phiền cách làm việc của Ban Chủ nhiệm trong vụ Kelly cần phải xét lại, đã phân biệt đối xử, đãi ngộ quá đáng đối với Kelly biến y thành "cục cưng" nên hư. Nhưng khi có chuyện lại nhìn những nhà làm cho báo bằng con mắt "hình sự" (lời của Luật sư của Kelly), gieo sơ hãi, nghi kỵ, thù hằn giữa những người làm cho báo.
Nói gì thì nói, truyền thông Mỹ nói chung, trong đó có báo chí đều đang lo ngại. Một điều chắc chắên, uy tín, tín lực của truyền thông Mỹ gần đấy có bị sứt mẻ không ít. Nhân dân Mỹ có nghi ngờ về tánh trung thực của những người làm truyền thông. Việc kiểm điểm, phê bình và tự phê nội bộ; việc lắng tai nghe, mở rộng trí để hiểu ý kiến khán thính đọc giả là thiết yếu, là điều kiện tiên quyết của tiến bộ và tồn tại. Việc áp dụng kỷ luật đối với những nhà báo, ký gỉa, bình luận - dù thân tín, nổi danh, hay kỳ cựu nhứt -- ngồi nhà mà viết phóng sự như Jayson Blair, dựng đứng sự kiện như Jack Kelly, hay lợi dụng làm tin để xen ý kiến cá nhân vào như trường hợp của người ký giả nổi danh trong Chiến tranh Vùng Vịnh làm cho CNN; tất cả là chuyện dù đau lòng, sót dạ nhưng cũng phải làm; không chọn lựa nào khác hơn. Chẳng những New York Times, USA Today, mà từ hãng Fox News đến NBC, tới Washington Post hay CNN đều làm tất cả trong vòng mấy tháng gần đây. Điều đó như đã thưa ở trên, chứng tỏ truyền thông Mỹ nói chung và báo chí Mỹ nói riêng nhứt định không phải bất khả xâm phạm, không chấp nhận để uy danh, tên tuổi của báo hay nhà báo trên lương tâm chức nghiệp, và đạo đức nghề nghiệp.
Văn hoá Mỹ nặng vật chất mà truyền thông và báo chí Mỹ còn vậy. Truyền thông tiếng Việt trong đó mạnh nhứt là báo chí tuy tuổi đời trên đất Mỹ và phương tiện hành nghề còn nhỏ hẹp hơn Mỹ nhiều. Người làm báo Việt sống chánh yếu là vì nghiệp dĩ hay lý tưởng nhiều hơn vì tiền bạc. Phương chi văn hoá VN vốn trọng tinh thần, đạo lý hơn là vật chất, tiện nghi, ắt hẳn những chủ báo và nhà báo không chấp nhận để đồng tiền cao hơn lương tâm chức nghiệp, cao hơn lý tưởng dân chủ tự do, không vì một bao thơ, một quảng cáo mà lom khom, bóp méo lương tâm trên giấy hay trên computers. Và chính vì báo chí tiếng Việt hải ngoại sống bằng tinh thần đó nên mới sinh sôi, nẩy nở hơn dự tưởng, so với báo chí của các cộng đồng thiểu số đến Mỹ lâu hơn và đông hơn. Và sau này, những thế hệ thứ 2, thứ 3 lớn lên trình luận án tiến sĩ hay trở thành những nhà khảo luận văn học sử VN, nghiên cứu lịch sử báo chí VN trong và ngoài nước, sẽ ồ lên, "Văn hoá, văn học, báo chí VN di tản cách nước nhà nửa vòng Trái Đất vẫn sanh sôi nẩy nở; đúng là cái khó nó ló cái khôn." Sự đánh giá người đúng đắn nhứt chỉ có thể làm được khi những người đó đã xuống mồ. Và bao nhiêu chủ báo, nhà báo nghèo ở Hải ngoại bây giờ, lúc đó có quyền ngậm cười nơi chín suối, cười một nụ cười mình đã làm một cái gì đúng với lương tâm chức nghiệp, đúng với nguyện vọng đất nước và nhân dân VN gốc của mình.
Thực vậy, một cơn gió thoảng mất đạo đức nghề nghiệp có thể trở thành cơn bão lương tâm trong hàng ngũ biên tập viên của ngành truyền thông Mỹ. Vụ thứ nhứt, tờ báo New York Times là tờ báo có hàng trăm năm lịch sử báo chí Mỹ. Ngày 11 tháng 5, xì- căn-đan John Blair bị khui ra. Ký giả John Blair 27 tuổi đã giả mạo, hay ăn cắp tin tức của người khác trong gần 40 phóng sự. Tiếp theo là bao nhiêu lời tự thú, cuộc họp biên tập, nói chuyện với quần chúng để đưa đến kết quả, là Chủ bút Howell phải gạt lệ ra đi. Uy danh của New York Times bị sứt mẻ. Và di hại hơn là bầu không khí nghi kỵ bao trùm trong ban biên tập cả năm sau. Những nhà làm báo của New York Times không sợ sự thật, tự đối diện với lương tâm, đồng nghiệp, và tình hình qua cuộc phê bình và tự phê để đi đến kết luận: : thất bại trong cảm thông, lãnh đạo, và kỹ luật nội bộ. Và rút kinh nghiệm, nhà báo mở rộng lổ tai, con mắt, và bộ óc trước những phê bình của đồng nghiệp, của độc giả, và của quần chúng. Và chỉ trong 6 tháng sau, độc giả đã thông cảm, số phát hành trở lại bình thường.Vụ thứ hai mới đây, tờ báo USA Today là tờ báo đầu tiên làm cuộc cách mạng nội dung đem hình màu vào nhật báo và phát hành trên khắp lãnh thổ Mỹ, đã trưởng thành sau 22 năm góp mặt vào nền báo chí Mỹ. Ký giả bị tố là Jack Kelly, 43 tuổi, cả đời báo chí dính liền cùng sự lớn mạnh của USA Today. Tội của Kelly do một thơ nặc danh - có lẽ do đồng nghiệp và đồng sự trong ban biên tập - đã tố giác. Kelly, " một người vàng, một ngôi sao báo chí" của báo USA Today đã đi 96 nước, phỏng vấn toàn dân tai to, mặt bự như Gorbatchev, Castro. Nhưng Kelly đã dàn dựng tin tức, dựng đứng sự kiện trong 4 bài báo. Ban Chủ Nhiệm USA Today mướn thám tử tư và đi thẫm tra mật và phát giác ra một vụ dối trá.
Kelly có viết trong 1 bài báo đã gặp một nhà tranh đấu nhân quyền phụ nữ ở Nam tư và người này đưa ông xem một tài liệu có ghi "nhật lịnh trực tiếp để thanh lọc chủng tộc" một làng ở Kosovo. Người đàn bà trong cuộc đã khai với thám tử là không hề có một nói chuyện như vậy với một nhà báo nào. Trong lúc đó, có một nữ thông dịch đến gặp các nhà điều tra xác nhận là có cuộc gặp gỡ và có một tài liệu như của Kelly đã nói trong báo. Nhưng các nhà điều tra có bằng cớ người nữ thông dịch đó, là một người bạn của Kelly. Cây kim dấu trong túi cũng có ngày lòi ra. Và sau cùng Jack Kelly thú nhận trên báo Washington Posst, rằng ông đã quá hốt hoảng và đã dựng nhân chứng giả. Còn ba bài báo bị thư nặc danh tố cáo, đồng nhiệp của Kelly nhận định là những bài báo tin tức xác thật và có giá trị cao. Và tự nhiên, báo USA Today nặc lịnh cho Kelly từ chức. Người ký giả 43 tuổi, có 22 năm vui buồn cùng sự lớùn mạnh của báo USA Today, vốn là một người có tín ngưỡng mạnh đối với Cơ đốc giáo. Jack Kelly ngậm ngùi xưng tội, "Chúa đã gọi tôi để nói sư thật" và hàm ý Oâng không làm tròn nhiệm vụ nên dành những ngày còn lại để viết "một chương sách mới" cuộc đời của ông. Và đằng sau lưng của Kelly, báo USA Today còn nhiều việc phải chấn chỉnh. Một số nhà báo của USA Today than phiền cách làm việc của Ban Chủ nhiệm trong vụ Kelly cần phải xét lại, đã phân biệt đối xử, đãi ngộ quá đáng đối với Kelly biến y thành "cục cưng" nên hư. Nhưng khi có chuyện lại nhìn những nhà làm cho báo bằng con mắt "hình sự" (lời của Luật sư của Kelly), gieo sơ hãi, nghi kỵ, thù hằn giữa những người làm cho báo.
Nói gì thì nói, truyền thông Mỹ nói chung, trong đó có báo chí đều đang lo ngại. Một điều chắc chắên, uy tín, tín lực của truyền thông Mỹ gần đấy có bị sứt mẻ không ít. Nhân dân Mỹ có nghi ngờ về tánh trung thực của những người làm truyền thông. Việc kiểm điểm, phê bình và tự phê nội bộ; việc lắng tai nghe, mở rộng trí để hiểu ý kiến khán thính đọc giả là thiết yếu, là điều kiện tiên quyết của tiến bộ và tồn tại. Việc áp dụng kỷ luật đối với những nhà báo, ký gỉa, bình luận - dù thân tín, nổi danh, hay kỳ cựu nhứt -- ngồi nhà mà viết phóng sự như Jayson Blair, dựng đứng sự kiện như Jack Kelly, hay lợi dụng làm tin để xen ý kiến cá nhân vào như trường hợp của người ký giả nổi danh trong Chiến tranh Vùng Vịnh làm cho CNN; tất cả là chuyện dù đau lòng, sót dạ nhưng cũng phải làm; không chọn lựa nào khác hơn. Chẳng những New York Times, USA Today, mà từ hãng Fox News đến NBC, tới Washington Post hay CNN đều làm tất cả trong vòng mấy tháng gần đây. Điều đó như đã thưa ở trên, chứng tỏ truyền thông Mỹ nói chung và báo chí Mỹ nói riêng nhứt định không phải bất khả xâm phạm, không chấp nhận để uy danh, tên tuổi của báo hay nhà báo trên lương tâm chức nghiệp, và đạo đức nghề nghiệp.
Văn hoá Mỹ nặng vật chất mà truyền thông và báo chí Mỹ còn vậy. Truyền thông tiếng Việt trong đó mạnh nhứt là báo chí tuy tuổi đời trên đất Mỹ và phương tiện hành nghề còn nhỏ hẹp hơn Mỹ nhiều. Người làm báo Việt sống chánh yếu là vì nghiệp dĩ hay lý tưởng nhiều hơn vì tiền bạc. Phương chi văn hoá VN vốn trọng tinh thần, đạo lý hơn là vật chất, tiện nghi, ắt hẳn những chủ báo và nhà báo không chấp nhận để đồng tiền cao hơn lương tâm chức nghiệp, cao hơn lý tưởng dân chủ tự do, không vì một bao thơ, một quảng cáo mà lom khom, bóp méo lương tâm trên giấy hay trên computers. Và chính vì báo chí tiếng Việt hải ngoại sống bằng tinh thần đó nên mới sinh sôi, nẩy nở hơn dự tưởng, so với báo chí của các cộng đồng thiểu số đến Mỹ lâu hơn và đông hơn. Và sau này, những thế hệ thứ 2, thứ 3 lớn lên trình luận án tiến sĩ hay trở thành những nhà khảo luận văn học sử VN, nghiên cứu lịch sử báo chí VN trong và ngoài nước, sẽ ồ lên, "Văn hoá, văn học, báo chí VN di tản cách nước nhà nửa vòng Trái Đất vẫn sanh sôi nẩy nở; đúng là cái khó nó ló cái khôn." Sự đánh giá người đúng đắn nhứt chỉ có thể làm được khi những người đó đã xuống mồ. Và bao nhiêu chủ báo, nhà báo nghèo ở Hải ngoại bây giờ, lúc đó có quyền ngậm cười nơi chín suối, cười một nụ cười mình đã làm một cái gì đúng với lương tâm chức nghiệp, đúng với nguyện vọng đất nước và nhân dân VN gốc của mình.
Gửi ý kiến của bạn