Lời tòa soạn: Trong tinh thần tưởng niệm "30 tháng 4-1975", ngày Việt Nam Cộng Hòa bị bức tử, Việt Báo trân trọng giới thiệu đến bạn đọc bài tổng hợp lược trình một số sự kiện về tình hình chiến sự quanh vòng đai Sài Gòn và thực trạng chính trị Việt Nam Cộng Hòa vào những ngày cuối của cuộc chiến. Bài tổng hợp được biên soạn dựa theo các tài liệu: hồi ký của cựu Đại tướng Cao Văn Viên, cựu Trung Tướng Trần Văn Đôn, cựu Thiếu tướng Nguyễn Duy Hinh, một số bài viết phổ biến trên các đặc san của các hội cựu chiến binh QL.VNCH, tài liệu riêng của Việt Báo.
*Tình hình chiến sự trong ngày 28-4-1975, ngày Tổng Thống Trần Văn Hương từ chức
Tại Bình Dương, sau khi đã đưa một sư đoàn vào khu Đông Nam và tấn công vào các khu vực Phú Giáo, Tân Uyên, Cổ Mi, Cộng quân đã điều động 2 sư đoàn thuộc Quân đoàn 1 do Nguyễn Hóa, thiếu tướng Cộng quân chỉ huy tiến sát đến các tuyến phòng tuyến do các trung đoàn 7, 8, 9 của Sư đoàn 5 Bộ binh. Trong các trận đánh tại Bình Dương vào 10 ngày cuối của tháng 4/1975, nổi bật nhất là trận Bến Sắn giữa Sư đoàn 5 Bộ binh và 1 sư đoàn chủ lực Quân đoàn 1 của Cộng quân. Cộng quân muốn chiếm Bến Sắn để từ đó chọc thủng mặt đông của tỉnh Bình Dương và mặt tây của tỉnh Biên Hòa nhưng đã bị sự kháng cự mãnh liệt của Sư đoàn 5 Bộ binh, Cộng quân bị tổn thất nặng.
Vừa chận đứng được đợt tấn công tại khu đông tỉnh Bình Dương thì Sư đoàn 5 Bộ binh lại phải đối đầu với 1 sư đoàn Cộng quân từ hướng Chơn Thành-An Lộc. Phòng tuyến Chơn Thành-An Lộc đã bị bỏ trống trước khi Xuân Lộc thất thủ. Trước tháng 4/1975, phòng tuyến chính ở An Lộc và Chơn Thành do 2 liên đoàn Biệt động quân, 2 tiểu đoàn Địa phương quân án ngữ, tổng chỉ huy lực lượng này là Đại tá Nguyễn Thành Chuẩn, Chỉ huy trưởng Biệt động quân Quân khu 3. Trong giai đoạn cuối của cuộc chiến, trước áp lực của Cộng quân, lực lượng Biệt động quân đã rút từ An Lộc về hợp cùng các đơn vị Địa phương quân, Nghĩa quân của Chơn Thành lập phòng tuyến mới tại nam Chơn Thành và đã chống trả quyết liệt các đợt tấn công của địch quân muốn chọc thủng phòng tuyến này. Cộng quân đã áp dụng chiến thuật tiền pháo hậu xung bằng những tràng pháo kích bắn tới tấp rồi sau đó là các đợt xung phong bằng bộ binh và thiết giáp. Cùng lúc đó, Cộng quân tấn công vào một trung đoàn của Sư đoàn 5 Bộ binh đang từ Bầu Bàng cố tiến về Chơn Thành theo hướng quốc lộ 13 để tăng viện cho quân trú phòng.
Tại mặt trận Chơn Thành, nhờ có sự yểm trợ của Không quân rất chính xác và liên tục, lực lượng Biệt động quân tại Chơn Thành đã gây cho Cộng quân nhiều thiệt hại đáng kể: hơn 300 Cộng quân bị bỏ xác tại trận địa, 14 xe tăng bị bắn cháy trong hai ngày liên tục. Tuy nhiên Cộng quân không chịu dừng lại và tung thêm nhiều đợt tấn công biển người vào khu đông nam Chơn Thành cốt sao đẩy cho bằng được lực lượng Biệt động quân tại đây ra khỏi chiến hào, đồng thời Cộng quân còn tung quân chận đường rút về Lai khê. Cuối cùng để bảo toàn lực lượng, các lực lượng phòng thủ tại Chơn Thành đã bỏ phòng tuyến Chơn Thành và rút về Lai Khê mà không bị tổn thất nặng.
* Tổng thống Trần Văn Hương từ chức, trao quyền cho ông Dương Văn Minh:
Trong khi Cộng quân áp lực nặng quanh vòng đai Thủ đô Sài Gòn, thì một sự kiện trọng đại đã xảy ra trong ngày 28/4/1975: Tổng thống Trần Văn Hương từ chức, trao quyền nguyên thủ quốc gia cho ông Dương Văn Minh, cựu đại tướng. Lễ bàn giao diễn ra vào chiều ngày 28 tháng 4/1975. Trong buổi lễ này, Quân lực VNCH cử Trung tướng Trần Văn Minh, Tư lệnh Không quân và Trung tướng Đồng Văn Khuyên tham mưu trưởng Liên quân thay mặt Đại tướng Cao Văn Viên đến dự lễ. Trước khi bước xuống bục để nhường cho ông Dương Văn Minh đọc diễn văn nhận chức, Tổng thống Trần Văn Hương đã công bố sắc lệnh giải nhiệm Đại tướng Cao Văn Viên khỏi chức vụ Tổng tham mưu trưởng (theo nguyện vọng của Tướng Viên). Sau nghi lễ nhậm chức, ông Dương Văn Minh đã giới thiệu ông Nguyễn Văn Huyền làm Phó Tổng thống và ông Vũ Văn Mẫu làm Thủ tướng.
Theo hồi ký của cựu Trung tướng Trần Văn Đôn, trong buổi lễ bàn giao, ông Dương Văn Minh đọc bản tuyên bố đường lối của mình là "sẽ chấm dứt chiến tranh bằng cách thương thuyết". Để giúp bạn đọc một số thông tin đặc biệt về sự kiện lịch sử này, chúng tôi xin lược ghi các diễn biến chính trường trong những ngày cuối cùng của tháng 4/1975:
Sau khi Tổng thống Thiệu từ chức, Tòa Đại sứ Pháp đã nhảy vào chính trường Việt Nam. Cố vấn chính trị của sứ quán Pháp là ông Brochand đã gặp Cựu Tướng Trần Văn Đôn, Phó thủ tướng kiêm Tổng trưởng Quốc phòng của nội các Nguyễn Bá Cẩn. Nhà ngoại giao này đã cho Phó Thủ tướng Đôn biết sứ quán Pháp có liên lạc với Hà Nội và nhấn mạnh thêm: "Nếu có thương thuyết thì Cộng sản chỉ thương thuyết với ông Dương Văn Minh mà thôi". Ông Brochand cũng cho là ông Minh cần sự hợp của cựu Trung tướng Trần Văn Đôn.
Tổng trưởng Quốc phòng Trần Văn Đôn đã gặp ông Minh và sau đó gặp đại sứ Martin để nhờ vị Đại sứ này thuyết phục Tổng thống Trần Văn Hương trao quyền lại cho ông Dương Văn Minh. Theo sự sắp xếp trung gian của cựu Tướng Đôn và cựu Thủ tướng Trần Thiện Khiêm, 10 giờ sáng ngày 24 tháng 4/1975, ông Minh đã đến gặp Tổng thống Trần Văn Hương tại tư dinh Đại tướng Khiêm trong bộ Tổng Tham mưu. Tiếp đó, vào buổi trưa, cựu Tướng Đôn cũng đến nhà Đại tướng Trần Thiện Khiêm để tìm hiểu tình hình, ông đã gặp bác sĩ Nguyễn Lưu Viên-cựu Phó thủ tướng và ông Nguyễn Văn Hảo, phó Thủ tướng kiêm Tổng trưởng Canh nông của Nội các Nguyễn Bá Cẩn (nội các này từ chức ngày 23/4/1975 và được yêu cầu xử lý thường vụ trong khi chờ nội các mới). Tại cuộc gặp này, các nhân vật nói trên đã cho biết là cuộc gặp gỡ vừa rồi giữa Tổng thống Trần Văn Hương và ông Dương Văn Minh đã thất bại vì ông Minh từ chối ghế "Thủ tướng toàn quyền". Ông Minh muốn Tổng thống Trần Văn Hương giao ghế Tổng thống để có thể toàn quyền nói chuyện với Cộng sản Hà Nội.
Trước tình hình như thế, Đại tướng Khiêm đề nghị Tướng Đôn nên nhận chức vụ Thủ tướng để thương thuyết. Cựu tướng Đôn đã kể cho Đại tướng Khiêm nghe lời của ông Brochand- cố vấn chính trị của Sứ quán Pháp là Pháp đã liên lạc với Cộng sản Hà Nội và phía Cộng sản chỉ muốn nói chuyện với ông Minh mà thôi. Sau đó Tướng Đôn đến thẳng tòa Đại sứ Pháp. Các viên chức cao cấp của sứ quán này lặp lại ý kiến trên và cho biết thêm rằng Cộng sản chờ đến ngày Chủ nhật 27 tháng 4/1975, nếu không có tiến triển gì thì họ sẽ pháo kích vào Sài Gòn. Theo lời kể của Tướng Đôn, sau khi nghe tin này, ông lo ngại cho dân chúng sống chen chúc trong thành phố bị trúng đạn pháo của Cộng quân bắn bừa bãi, nên ông hứa sẽ cố gắng dàn xếp để tìm một giải pháp tạm thời.
Chiều hôm đó, Đại tướng Khiêm điện thoại cho Tướng Đôn biết là Tổng thống Trần Văn Hương sẽ chỉ định ông Nguyễn Ngọc Huy làm thủ tướng. Theo Tướng Khiêm, ông Huy là người chống Cộng triệt để nên khó có thể hòa giải được. Cựu Tướng Đôn điện thoại báo cho ông Dương Văn Minh, ông Minh mời Tướng Đôn lại nhà để bàn tính tìm một giải pháp. Trong cuộc gặp riêng này, Ông Minh nói với Tướng Đôn là ông muốn được ông Trần Văn Hương trao chức vụ lại để thương thuyết gấp. Khi đó Tướng Đôn nghĩ rằng nên có áp lực của quân đội để Tổng thống Hương có thể nhượng bộ. Tướng Đôn đã điện thoại mời Đại tướng Khiêm và Đại tướng Viên đến nhà ông Minh, nhưng khi đó hai vị này đã đến Dinh Độc Lập.
Lúc 5 giờ 45 ngày 24/4/1975, Tướng Đôn vào Dinh Độc Lập thì gặp ông Nguyễn Ngọc Huy đang nói chuyện với ông Nguyễn Xuân Phong,Quốc vụ khanh đặc trách hòa đàm từ Pháp mới về. Vừa lúc đó, Đại sứ Martin từ trong văn phòng Tổng thống Trần Văn Hương đi ra. Ttướng Đôn hỏi Đại sứ Mỹ là có phải Tổng thống Hương chỉ định ông Huy làm thủ tướng hay không. Nhưng Đại sứ Mỹ đã trả lời là không có chuyện đó. Thế nhưng, sau đó, Đại tướng Khiêm vào gặp Tổng thống Hương và ra báo cho Tướng Đôn biết là ông Hương sẽ chỉ định ông Huy làm Thủ tướng. Đến lượt ông Huy vào gặp Tổng thống Hương. Cuối cùng là Tổng trưởng Quốc phòng Trần Văn Đôn và Đại tướng Viên vào trình bày cho Tổng thống Hương tình hình quân sự: Cộng quân đang tiến sát vòng đai Sài Gòn, vũ khí, quân dụng, đạn dược thiếu, tinh thần chiến đấu của binh sĩ sa sút... Nghe xong phần trình bày, Tổng thống Hương nhìn Đại tướng Viên và nói: Ông sẽ Tổng tư lệnh Quân đội. Tổng thống Hương nói tiếp rằng ông sẽ chia sẻ với số phận của anh em quân nhân trên các chiến trường, nghĩa là ông sẽ chết cùng với anh em binh sĩ.
Trước khi rời Dinh Độc Lập, Tướng Đôn nói với Tổng thống Hương: "Cụ nghiên cứu lại, vì bên kia họ chỉ muốn nói chuyện với ông Minh mà thôi". 8 giờ tối hôm đó, Tướng Đôn trở lại nhà ông Minh và thấy một số nhân vật ở đây: ông Nguyễn Văn Huyền, cựu chủ tịch Thượng nghị viện, giáo sư Vũ Văn Mẫu và ông Brochand, cố vấn chính trị sứ quán Pháp. Tướng Đôn giải thích với ông Minh: Ông Hương vừa mới lên mà yêu cầu ông từ chức thì cũng khó xử cho ông ấy, hơn nữa còn Hiến pháp, còn Quốc hội. Ý kiến của Tướng Đôn chỉ có ông Huyền đồng ý, còn ông Minh và ông Mẫu thì cho rằng ông Hương trì hoãn như vậy nhưng thế nào rồi cũng chấp thuận.
8 giờ sáng ngày 25 tháng 4/1975, cựu Tổng thống Thiệu điện thoại cho cựu Trung tướng Đôn ngỏ ý muốn gặp ông tại Dinh Độc Lập (sau khi từ chức, TT Thiệu vẫn còn ở trong dinh Độc Lập). Khi gặp Tướng Đôn, cựu Tổng thống Thiệu nhờ ông Đôn lấy cho bạn của ông ấy một giấy chiếu khán đi ngoại quốc và sau đó hai người bàn về tình hình. Cựu Tổng thống Thiệu cho biết là ông đã hiểu rỏ diễn biến. Câu chuyện nửa chừng thì cựu Tổng thống Thiệu điện thoại cho Tổng thống Hương và nói: "Nếu ông Dương Văn Minh không chịu làm thủ tướng toàn quyền thì cụ tìm một người khác có thể thương thuyết với bên kia và người đó theo tôi là ông Đôn".
Để điện thoại xuống, cựu Tổng Thống Thiệu nói với Tướng Đôn: "Theo tôi, ngoài ông Minh ra, ông là người có thể nhận trách nhiệm này. Tôi đã nghĩ đến ông từ năm 1973. Tôi đã biết ông từng tiếp xúc nhiều giới chức...Ông có uy tín trong giới chính trị và quân đội. Nhưng tôi không thay đổi lập trường chống Cộng triệt để của tôi nên không thể ngồi chung với Cộng sản. Nếu chịu thương thuyết tôi đã mời ông làm thủ tướng từ năm 1973 rồi. Nhưng ngày nay thì tôi đề nghị với ông Hương mời ông làm việc". Cựu Trung tướng Đôn hỏi lại cựu Tổng thống Thiệu: Ông có nghĩ là bây giờ đã trễ không"
Cựu Tổng thống Thiệu im lặng không trả lời. Trước khi từ giã, cựu Trung tướng Đôn nhìn thẳng cựu Tổng thống Thiệu, một thuộc cấp của ông ngày trước, một đại tá đã được Trung tướng Trần Văn Đôn, quyền Tổng Tham mưu trưởng Quân lực VNCH, gắn cấp bậc thiếu tướng tại Dinh Gia Long trong cuộc đảo chính ngày 1/11/1963, rồi nói:-Còn phần ông, chừng nào ông đi" Tôi biết Mỹ không muốn chuyện xảy ra như ông Diệm. Xung quanh ông đang bỏ ông nhất là khi nghe có tân thủ tướng và chính phủ mới. Ông phải đi cho nhanh. Nếu tôi làm thủ tướng, nội các của tôi cũng sẽ đòi bắt ông và tôi làm theo. Từ giã cựu Tổng thống Thiệu, Tướng Đôn ghé nhiều nơi để trao đổi ý kiến với một số yếu nhân và sau đó trở về nhà. Đến nhà, Tướng Đôn được biết TT Thiệu điện thoại cho ông mấy lần và có để số điện thoại. Cựu tướng Đôn gọi lại thì cựu Tổng thống Thiệu nói lời từ giã với cựu tướng Đôn: Chúc anh thành công và cám ơn anh. Tướng Đôn nhắc lại những gì đã nói khi gặp cựu Tổng thống Thiệu và nói:Ông đừng quên những gì tôi đã nói hồi sáng, nghĩa là ông phải ra đi. Sau đó, Tướng Đôn được báo là người Mỹ đã giúp cựu Tổng thống Thiệu và cựu Thủ tướng Trần Thiện Khiêm và cả gia đình hai vị này rời khỏi Việt Nam bằng máy bay đặc biệt đến Đài Bắc, thủ đô của Đài Loan. (V)
*Tình hình chiến sự trong ngày 28-4-1975, ngày Tổng Thống Trần Văn Hương từ chức
Tại Bình Dương, sau khi đã đưa một sư đoàn vào khu Đông Nam và tấn công vào các khu vực Phú Giáo, Tân Uyên, Cổ Mi, Cộng quân đã điều động 2 sư đoàn thuộc Quân đoàn 1 do Nguyễn Hóa, thiếu tướng Cộng quân chỉ huy tiến sát đến các tuyến phòng tuyến do các trung đoàn 7, 8, 9 của Sư đoàn 5 Bộ binh. Trong các trận đánh tại Bình Dương vào 10 ngày cuối của tháng 4/1975, nổi bật nhất là trận Bến Sắn giữa Sư đoàn 5 Bộ binh và 1 sư đoàn chủ lực Quân đoàn 1 của Cộng quân. Cộng quân muốn chiếm Bến Sắn để từ đó chọc thủng mặt đông của tỉnh Bình Dương và mặt tây của tỉnh Biên Hòa nhưng đã bị sự kháng cự mãnh liệt của Sư đoàn 5 Bộ binh, Cộng quân bị tổn thất nặng.
Vừa chận đứng được đợt tấn công tại khu đông tỉnh Bình Dương thì Sư đoàn 5 Bộ binh lại phải đối đầu với 1 sư đoàn Cộng quân từ hướng Chơn Thành-An Lộc. Phòng tuyến Chơn Thành-An Lộc đã bị bỏ trống trước khi Xuân Lộc thất thủ. Trước tháng 4/1975, phòng tuyến chính ở An Lộc và Chơn Thành do 2 liên đoàn Biệt động quân, 2 tiểu đoàn Địa phương quân án ngữ, tổng chỉ huy lực lượng này là Đại tá Nguyễn Thành Chuẩn, Chỉ huy trưởng Biệt động quân Quân khu 3. Trong giai đoạn cuối của cuộc chiến, trước áp lực của Cộng quân, lực lượng Biệt động quân đã rút từ An Lộc về hợp cùng các đơn vị Địa phương quân, Nghĩa quân của Chơn Thành lập phòng tuyến mới tại nam Chơn Thành và đã chống trả quyết liệt các đợt tấn công của địch quân muốn chọc thủng phòng tuyến này. Cộng quân đã áp dụng chiến thuật tiền pháo hậu xung bằng những tràng pháo kích bắn tới tấp rồi sau đó là các đợt xung phong bằng bộ binh và thiết giáp. Cùng lúc đó, Cộng quân tấn công vào một trung đoàn của Sư đoàn 5 Bộ binh đang từ Bầu Bàng cố tiến về Chơn Thành theo hướng quốc lộ 13 để tăng viện cho quân trú phòng.
Tại mặt trận Chơn Thành, nhờ có sự yểm trợ của Không quân rất chính xác và liên tục, lực lượng Biệt động quân tại Chơn Thành đã gây cho Cộng quân nhiều thiệt hại đáng kể: hơn 300 Cộng quân bị bỏ xác tại trận địa, 14 xe tăng bị bắn cháy trong hai ngày liên tục. Tuy nhiên Cộng quân không chịu dừng lại và tung thêm nhiều đợt tấn công biển người vào khu đông nam Chơn Thành cốt sao đẩy cho bằng được lực lượng Biệt động quân tại đây ra khỏi chiến hào, đồng thời Cộng quân còn tung quân chận đường rút về Lai khê. Cuối cùng để bảo toàn lực lượng, các lực lượng phòng thủ tại Chơn Thành đã bỏ phòng tuyến Chơn Thành và rút về Lai Khê mà không bị tổn thất nặng.
* Tổng thống Trần Văn Hương từ chức, trao quyền cho ông Dương Văn Minh:
Trong khi Cộng quân áp lực nặng quanh vòng đai Thủ đô Sài Gòn, thì một sự kiện trọng đại đã xảy ra trong ngày 28/4/1975: Tổng thống Trần Văn Hương từ chức, trao quyền nguyên thủ quốc gia cho ông Dương Văn Minh, cựu đại tướng. Lễ bàn giao diễn ra vào chiều ngày 28 tháng 4/1975. Trong buổi lễ này, Quân lực VNCH cử Trung tướng Trần Văn Minh, Tư lệnh Không quân và Trung tướng Đồng Văn Khuyên tham mưu trưởng Liên quân thay mặt Đại tướng Cao Văn Viên đến dự lễ. Trước khi bước xuống bục để nhường cho ông Dương Văn Minh đọc diễn văn nhận chức, Tổng thống Trần Văn Hương đã công bố sắc lệnh giải nhiệm Đại tướng Cao Văn Viên khỏi chức vụ Tổng tham mưu trưởng (theo nguyện vọng của Tướng Viên). Sau nghi lễ nhậm chức, ông Dương Văn Minh đã giới thiệu ông Nguyễn Văn Huyền làm Phó Tổng thống và ông Vũ Văn Mẫu làm Thủ tướng.
Theo hồi ký của cựu Trung tướng Trần Văn Đôn, trong buổi lễ bàn giao, ông Dương Văn Minh đọc bản tuyên bố đường lối của mình là "sẽ chấm dứt chiến tranh bằng cách thương thuyết". Để giúp bạn đọc một số thông tin đặc biệt về sự kiện lịch sử này, chúng tôi xin lược ghi các diễn biến chính trường trong những ngày cuối cùng của tháng 4/1975:
Sau khi Tổng thống Thiệu từ chức, Tòa Đại sứ Pháp đã nhảy vào chính trường Việt Nam. Cố vấn chính trị của sứ quán Pháp là ông Brochand đã gặp Cựu Tướng Trần Văn Đôn, Phó thủ tướng kiêm Tổng trưởng Quốc phòng của nội các Nguyễn Bá Cẩn. Nhà ngoại giao này đã cho Phó Thủ tướng Đôn biết sứ quán Pháp có liên lạc với Hà Nội và nhấn mạnh thêm: "Nếu có thương thuyết thì Cộng sản chỉ thương thuyết với ông Dương Văn Minh mà thôi". Ông Brochand cũng cho là ông Minh cần sự hợp của cựu Trung tướng Trần Văn Đôn.
Tổng trưởng Quốc phòng Trần Văn Đôn đã gặp ông Minh và sau đó gặp đại sứ Martin để nhờ vị Đại sứ này thuyết phục Tổng thống Trần Văn Hương trao quyền lại cho ông Dương Văn Minh. Theo sự sắp xếp trung gian của cựu Tướng Đôn và cựu Thủ tướng Trần Thiện Khiêm, 10 giờ sáng ngày 24 tháng 4/1975, ông Minh đã đến gặp Tổng thống Trần Văn Hương tại tư dinh Đại tướng Khiêm trong bộ Tổng Tham mưu. Tiếp đó, vào buổi trưa, cựu Tướng Đôn cũng đến nhà Đại tướng Trần Thiện Khiêm để tìm hiểu tình hình, ông đã gặp bác sĩ Nguyễn Lưu Viên-cựu Phó thủ tướng và ông Nguyễn Văn Hảo, phó Thủ tướng kiêm Tổng trưởng Canh nông của Nội các Nguyễn Bá Cẩn (nội các này từ chức ngày 23/4/1975 và được yêu cầu xử lý thường vụ trong khi chờ nội các mới). Tại cuộc gặp này, các nhân vật nói trên đã cho biết là cuộc gặp gỡ vừa rồi giữa Tổng thống Trần Văn Hương và ông Dương Văn Minh đã thất bại vì ông Minh từ chối ghế "Thủ tướng toàn quyền". Ông Minh muốn Tổng thống Trần Văn Hương giao ghế Tổng thống để có thể toàn quyền nói chuyện với Cộng sản Hà Nội.
Trước tình hình như thế, Đại tướng Khiêm đề nghị Tướng Đôn nên nhận chức vụ Thủ tướng để thương thuyết. Cựu tướng Đôn đã kể cho Đại tướng Khiêm nghe lời của ông Brochand- cố vấn chính trị của Sứ quán Pháp là Pháp đã liên lạc với Cộng sản Hà Nội và phía Cộng sản chỉ muốn nói chuyện với ông Minh mà thôi. Sau đó Tướng Đôn đến thẳng tòa Đại sứ Pháp. Các viên chức cao cấp của sứ quán này lặp lại ý kiến trên và cho biết thêm rằng Cộng sản chờ đến ngày Chủ nhật 27 tháng 4/1975, nếu không có tiến triển gì thì họ sẽ pháo kích vào Sài Gòn. Theo lời kể của Tướng Đôn, sau khi nghe tin này, ông lo ngại cho dân chúng sống chen chúc trong thành phố bị trúng đạn pháo của Cộng quân bắn bừa bãi, nên ông hứa sẽ cố gắng dàn xếp để tìm một giải pháp tạm thời.
Chiều hôm đó, Đại tướng Khiêm điện thoại cho Tướng Đôn biết là Tổng thống Trần Văn Hương sẽ chỉ định ông Nguyễn Ngọc Huy làm thủ tướng. Theo Tướng Khiêm, ông Huy là người chống Cộng triệt để nên khó có thể hòa giải được. Cựu Tướng Đôn điện thoại báo cho ông Dương Văn Minh, ông Minh mời Tướng Đôn lại nhà để bàn tính tìm một giải pháp. Trong cuộc gặp riêng này, Ông Minh nói với Tướng Đôn là ông muốn được ông Trần Văn Hương trao chức vụ lại để thương thuyết gấp. Khi đó Tướng Đôn nghĩ rằng nên có áp lực của quân đội để Tổng thống Hương có thể nhượng bộ. Tướng Đôn đã điện thoại mời Đại tướng Khiêm và Đại tướng Viên đến nhà ông Minh, nhưng khi đó hai vị này đã đến Dinh Độc Lập.
Lúc 5 giờ 45 ngày 24/4/1975, Tướng Đôn vào Dinh Độc Lập thì gặp ông Nguyễn Ngọc Huy đang nói chuyện với ông Nguyễn Xuân Phong,Quốc vụ khanh đặc trách hòa đàm từ Pháp mới về. Vừa lúc đó, Đại sứ Martin từ trong văn phòng Tổng thống Trần Văn Hương đi ra. Ttướng Đôn hỏi Đại sứ Mỹ là có phải Tổng thống Hương chỉ định ông Huy làm thủ tướng hay không. Nhưng Đại sứ Mỹ đã trả lời là không có chuyện đó. Thế nhưng, sau đó, Đại tướng Khiêm vào gặp Tổng thống Hương và ra báo cho Tướng Đôn biết là ông Hương sẽ chỉ định ông Huy làm Thủ tướng. Đến lượt ông Huy vào gặp Tổng thống Hương. Cuối cùng là Tổng trưởng Quốc phòng Trần Văn Đôn và Đại tướng Viên vào trình bày cho Tổng thống Hương tình hình quân sự: Cộng quân đang tiến sát vòng đai Sài Gòn, vũ khí, quân dụng, đạn dược thiếu, tinh thần chiến đấu của binh sĩ sa sút... Nghe xong phần trình bày, Tổng thống Hương nhìn Đại tướng Viên và nói: Ông sẽ Tổng tư lệnh Quân đội. Tổng thống Hương nói tiếp rằng ông sẽ chia sẻ với số phận của anh em quân nhân trên các chiến trường, nghĩa là ông sẽ chết cùng với anh em binh sĩ.
Trước khi rời Dinh Độc Lập, Tướng Đôn nói với Tổng thống Hương: "Cụ nghiên cứu lại, vì bên kia họ chỉ muốn nói chuyện với ông Minh mà thôi". 8 giờ tối hôm đó, Tướng Đôn trở lại nhà ông Minh và thấy một số nhân vật ở đây: ông Nguyễn Văn Huyền, cựu chủ tịch Thượng nghị viện, giáo sư Vũ Văn Mẫu và ông Brochand, cố vấn chính trị sứ quán Pháp. Tướng Đôn giải thích với ông Minh: Ông Hương vừa mới lên mà yêu cầu ông từ chức thì cũng khó xử cho ông ấy, hơn nữa còn Hiến pháp, còn Quốc hội. Ý kiến của Tướng Đôn chỉ có ông Huyền đồng ý, còn ông Minh và ông Mẫu thì cho rằng ông Hương trì hoãn như vậy nhưng thế nào rồi cũng chấp thuận.
8 giờ sáng ngày 25 tháng 4/1975, cựu Tổng thống Thiệu điện thoại cho cựu Trung tướng Đôn ngỏ ý muốn gặp ông tại Dinh Độc Lập (sau khi từ chức, TT Thiệu vẫn còn ở trong dinh Độc Lập). Khi gặp Tướng Đôn, cựu Tổng thống Thiệu nhờ ông Đôn lấy cho bạn của ông ấy một giấy chiếu khán đi ngoại quốc và sau đó hai người bàn về tình hình. Cựu Tổng thống Thiệu cho biết là ông đã hiểu rỏ diễn biến. Câu chuyện nửa chừng thì cựu Tổng thống Thiệu điện thoại cho Tổng thống Hương và nói: "Nếu ông Dương Văn Minh không chịu làm thủ tướng toàn quyền thì cụ tìm một người khác có thể thương thuyết với bên kia và người đó theo tôi là ông Đôn".
Để điện thoại xuống, cựu Tổng Thống Thiệu nói với Tướng Đôn: "Theo tôi, ngoài ông Minh ra, ông là người có thể nhận trách nhiệm này. Tôi đã nghĩ đến ông từ năm 1973. Tôi đã biết ông từng tiếp xúc nhiều giới chức...Ông có uy tín trong giới chính trị và quân đội. Nhưng tôi không thay đổi lập trường chống Cộng triệt để của tôi nên không thể ngồi chung với Cộng sản. Nếu chịu thương thuyết tôi đã mời ông làm thủ tướng từ năm 1973 rồi. Nhưng ngày nay thì tôi đề nghị với ông Hương mời ông làm việc". Cựu Trung tướng Đôn hỏi lại cựu Tổng thống Thiệu: Ông có nghĩ là bây giờ đã trễ không"
Cựu Tổng thống Thiệu im lặng không trả lời. Trước khi từ giã, cựu Trung tướng Đôn nhìn thẳng cựu Tổng thống Thiệu, một thuộc cấp của ông ngày trước, một đại tá đã được Trung tướng Trần Văn Đôn, quyền Tổng Tham mưu trưởng Quân lực VNCH, gắn cấp bậc thiếu tướng tại Dinh Gia Long trong cuộc đảo chính ngày 1/11/1963, rồi nói:-Còn phần ông, chừng nào ông đi" Tôi biết Mỹ không muốn chuyện xảy ra như ông Diệm. Xung quanh ông đang bỏ ông nhất là khi nghe có tân thủ tướng và chính phủ mới. Ông phải đi cho nhanh. Nếu tôi làm thủ tướng, nội các của tôi cũng sẽ đòi bắt ông và tôi làm theo. Từ giã cựu Tổng thống Thiệu, Tướng Đôn ghé nhiều nơi để trao đổi ý kiến với một số yếu nhân và sau đó trở về nhà. Đến nhà, Tướng Đôn được biết TT Thiệu điện thoại cho ông mấy lần và có để số điện thoại. Cựu tướng Đôn gọi lại thì cựu Tổng thống Thiệu nói lời từ giã với cựu tướng Đôn: Chúc anh thành công và cám ơn anh. Tướng Đôn nhắc lại những gì đã nói khi gặp cựu Tổng thống Thiệu và nói:Ông đừng quên những gì tôi đã nói hồi sáng, nghĩa là ông phải ra đi. Sau đó, Tướng Đôn được báo là người Mỹ đã giúp cựu Tổng thống Thiệu và cựu Thủ tướng Trần Thiện Khiêm và cả gia đình hai vị này rời khỏi Việt Nam bằng máy bay đặc biệt đến Đài Bắc, thủ đô của Đài Loan. (V)
Gửi ý kiến của bạn