Hôm nay,  

Công An Nga Ra Giá Bảo Kê: Đòi Con Buôn Việt 3 Triệu Đô

02/09/200200:00:00(Xem: 5076)
Các thương gia VN từ chối, vì không đủ tiền, bèn mời 2 luật sư tới xin bảo vệ. Công an Nga lấy cớ bố ráp hàng giả, vơ vét ào ạt. Sứ quán CSVN lạnh cẳng, muốn ém tin, xin can cả 2 phía. Cuối cùng, Nga dẹp Salut-3
(Tin của Lan Hương, gửi từ Moscow,Nga)
Cái tin ốp Xa lút 3 bị đóng cửa làm người Việt bàng hòang. Đã từ bao năm qua người Việt quen với ý nghĩ, mọi việc ở nước Nga này đều có thể giải quyết được bằng tiền. Xa lút 3 là ốp quan trọng nhất của công ty thương mại Bến Thành, công ty giầu có nhất ở Moskva, tiền bạc không phải ít, nên chưa bao giờ người ta nghĩ nó sẽ phải đóng cửa bất ngờ, nhanh chóng như vậy. Hóa ra lòng tham của cảnh sát không có điểm dừng, còn sự nhẫn nhục của người Việt cũng có lúc đến giới hạn.
1-Lịch sử một vương quốc "chợ"
Năm nay công ty Bến thành vừa tròn 10 tuổi. Nếu không có chuyện Xa lút 3- đứa con cưng của nó vừa bị khai tử, thì có lẽ chương trình kỷ niệm của Bến Thành sẽ long trọng, hào nhoáng lắm. Công ty Bến thành với lịch sử của 5 ốp bán hàng mang tên Xa lút, từ Xa lút 1, đến Xa lút 5 từ xưa tới nay vẫn được coi là công ty lớn mạnh và giầu có nhất của người Việt ở Nga.
Oáp Xa lút đầu tiên mang tên Xa lút 1, thực ra là ký túc xá của các công nhân Việt nam sang làm cho nhà máy may mang tên Xa lút. Đến khi Liên Xô tan rã, nhà máy may không có việc cho công nhân, các công nhân Việt Nam phải tự tìm cách kiếm sô`ng bằng cách buôn bán hàng ngay tại phòng ở của mình. Ký túc xá là một tòa nhà cũ kỹ năm tầng với khoảng 200 phòng ở, dần dần biến thành các phòng bán hàng tại gia. Oáp Xa lút 1 khi đó chỉ là ốp bán lẻ, nó không sầm uất như ký túc xá của Nghiên cứu sinh viện hàn lâm khoa học Nga vẫn được gọi là Đôm 5 cũ, hay ốp Búa liềm của công nhân nhà máy cán thép thời bấy giờ. Xa lút 1 bùng phát thành chợ do thời thế đổi thay nhanh chóng, chứ nó không có bất cứ một thứ giấy phép kinh doanh, hay hợp đồng thuê chỗ nào. Nó tồn tại được đến năm 94 thì phải đóng cửa.
Oáp Xa lút 2 xuất hiện đã có phần chính quy hơn một chút. Năm 93, Công ty Bến thành thuê lại tòa nhà ký túc xá 9 tầng của trường đại học giao thông Moskva với mục đích để ở. Nhưng tất nhiên cả người tổ chức là công ty Bến thành, lẫn người đến ở là người Việt sau này, không ai có ý định chỉ đến để sinh sống. Họ muốn đến đây để buôn bán, hay nói theo đúng kiểu của người Việt ở đây là "đưa ốp lên thành chợ", nghĩa là biến khu ký túc xá này thành một trung tâm bán buôn của người Việt. Thời đó, ngôi vị "chợ' lúc nào cũng chỉ thuộc về một trung tâm. Vào thời điểm Xa lút 2 ra đời, ngôi vị "chợ" đang nằm trong tay Đôm 5 mới của ông Trịnh Viết Ngọ. "Chợ" có một ý nghĩa thật đặc biệt trong vốn từ của người Việt ở nước Nga này. Khi một ốp được mang danh hiệu "chợ" cũng đồng nghĩa, nó nắm trong tay kế sinh nhai của hàng ngàn người khác, ông chủ của nó sẽ thành môt ông vua con, và ốp đó cũng thành hũ mật béo bở cho tất cả các quan chức địa phương, cảnh sát các ngành, các cấp, nhân viên sứ quán… đến kiếm chác.
Ngày 19 tháng 5 năm 94, cảnh sát đặc biệt đã đến đóng cửa, cướp trắng trợn toàn bộ hàng hóa của dân chúng ở khu bán hàng của Đôm 5 mới. Đôm 5 mới bị xóa sổ, cũng là lúc chiếc vương miện may mắn rơi vào tay của Xa lút 2.
Từ tầng một đến tầng năm, mỗi tầng chừng một trăm phòng được dùng làm nơi bán hàng, còn phòng từ tầng sáu trở lên dùng để ở, cũng như các dịch vụ khác như cắt may, cắt tóc…. Lúc đầu, khi ốp này mới khai trương tiền vào phòng rất nhỏ, chỉ từ hai đến ba ngàn đô la. Nhưng khi ốp đã có được ngôi vị "chợ", trị giá của mỗi phòng tăng nhanh vùn vụt, lúc cao điểm nhất, vào thời kỳ 96, 97 môt phòng chừng 14 mét vuông ở khu bán áo da, trị giá tới ba trăm ngàn đô la Mỹ.
Đến năm 2000, Xa lút 2 bị cấm bán hàng vì theo luật của Nga, khu nhà để ở không được phép bán hàng, và ngược lại, khu nhà bán hàng thì không được ở. Ngôi vị chợ bán buôn chuyển hẳn sang Xa lút 3. Từ đó đến nay, Xa lút 3 được xem là ốp bán hàng quan trọng và lớn nhất của người Việt ở Moskva.
Xa lút 3 trước đây là một khu nhà kho của nhà máy chế biến thịt Ostankino. Năm 95 công ty Bến Thành đã thuê lại khu vực này, cho sửa chữa thành một trung tâm bán hàng với 4 tầng nhà, gồm tầng hầm và 3 tầng ở trên. Người ta cho đặt những container ở ngoài sân để làm kho và gọi là Xa lút 4. Lúc đầu, tiền mua chủ quyền bán hàng trong một phòng này chỉ xê dịch từ 7 đến 10 ngàn đô la. Vào thời kỳ hoàng kim nhất năm 97, giá một phòng ở vị trí đẹp lên tới một trăm ngàn đô la. Trong số các ốp của người Việt hiện nay, Xa lút 3 là ốp có lẽ xấu và bẩn nhất. Nhưng được môt điều thuận lợi, ốp này nằm cách biệt khỏi các khu dân cư người Nga. Lúc đầu người ta chỉ sử dụng được 3 tầng, gồm tầng hầm và 2 tầng nhà để bán hàng. Nhưng khi Xa lút 2 bị đóng cửa, công ty Bến Thành mới cho sửa chữa thêm tầng 4 để các gia đình buôn hàng áo da từ Xa lút 2 chuyển qua. Dần dần ốp này hình thành những khu bán các mặt hàng riêng biệt. Tầng hầm để bán các đồ lặt vặt như đồng hồ, ô che mưa, đồ dùng gia đình, tầng hai chuyên bán quần bò, tầng ba chuyên bán đồ thể thao, tầng bốn chuyên bán áo da. Năm 2000, người ta cho đặt thêm các container ngoài trơiø để bán lẻ. Tổng cộng ở trung tâm này có chừng 500 phòng bán hàng, trong đó 400 phòng nằm trong nhà và 100 chỗ bán hàng nằm ngoài trời. Chủ các phòng nằm trong nhà, hầu hết đều là dân có học và có tiền. Nếu lấy một người đại diện cho mỗi phòng, thì có lẽ phòng nào cũng có it nhất một người đã từng tốt nghiệp đại học ở Nga. Đó là chưa kể, rất nhiều người đã bảo vệ luận án phó tiến sỹ, tiến sỹ các ngành khác nhau ở các trường đại học của Liên Xô trước đây. Trong số các ốp của người Việt vào thời điểm này, Xa lút 3 là ốp duy nhất còn có thể bán buôn. Dân bán hàng ở trong ốp thuộc tầng lớp giầu có, hay ít nhất cũng là lớp trung lưu chứ không phải dân du lịch bán quanh ít vốn, sang sau này. Các chủ phòng trực tiếp nhập hàng từ các nước như Việt Nam, Thái Lan, Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, rồi dưa vào Nga bán buôn cho người Việt hay người Nga từ các thành phố khác lên lấy hàng. Đến thời điểm trước khi ốp bị đóng cửa, mỗi tháng mỗi phòng phải nộp cho công ty chủ chợ từ 500 đến 1000 đô la. Cảnh sát là giới hiểu rõ hơn ai hết nơi đâu có thể gõ ra tiền. Năm nay Xa lút 3 đột nhiên trở thành mục tiêu kiểm tra của cảnh sát. Mới hồi cuối tháng 5 cảnh sát kinh tế đã đến đóng cửa ốp 10 ngày. Cái giá lót tay theo thỏa thuận đợt kiểm tra này là 500 ngàn đô la Mỹ. Tất nhiên số tiền này công ty Bến Thành cũng không phải bỏ ra đồng nào. Dân bán hàng trong ốp, mỗi phòng đã phải đóng góp một tháng rưỡi tiền phòng, còn chủ của các container dùng làm kho phải nộp từ 4 đến 5 ngàn đô la. Sau vụ này dân chúng đã tưởng họ được sống yên ổn hết năm nay. Nhưng cảnh sát rõ ràng đã không nghĩ vậy. Khẩu hiệu của cảnh sát là "nhẵn như chùi", nên đầu tháng 8 này họ đã quay trở lại, dự tính sẽ mặc cả được một lần nữa, cho đầy túi tham. Hai tuần trước khi đến kiểm tra ốp Xa lút 3, nhóm cảnh sát này đã khoe khi đến kiểm tra một ốp khác, lần này họ để cho các ốp nhỏ yên thân, vì họ đã có mục tiêu khác, "đáng giá" hơn rồi. Cảnh sát chuẩn bị cho mỗi cuộc kiểm tra rất công phu, bài bản. Hầu như họ không bao giờ chịu đi mà phải trở về tay không.
Sau khi Xa lút 3 bị đóng cửa, giờ đây công ty Bến thành vẫn còn một ốp bán hàng nữa là ốp Xa lút 5. Oáp này là chợ bán lẻ, nằm ở phía bắc Moskva với hơn 300 phòng bán hàng. Khác với Xa lút 3, Xa lút 5 sinh ra sau cùng, nên được sửa chữa khang trang và sạch sẽ hơn hẳn các "đàn anh" của nó.
2- Cơn bão dữ

Những cuộc viếng thăm của cảnh sát đã thành thông lệ ở các ốp bán hàng của người Việt. Cả người bán hàng, cả các nhân viên ban quản lý chợ đều luôn chuẩn bị tinh thần để đón tiếp cảnh sát các ngành, các cấp, tới vòi tiền. Hôm 9 tháng 8 vừa rồi môt đội cảnh sát chống tội phạm kinh tế hơn một trăm người đã tới kiểm tra ốp Xa lút 3 từ sáng sớm. Họ mang theo hai chiếc xe chở hàng lớn, đậu sẵn ở sân chợ. Đoàn cảnh sát bịt mặt hầm hổ ập ngay lên tầng 3, nơi bán quần áo thể thao. Nhưng chỉ vừa kiểm tra được 6 phòng, họ đã bỏ những phòng bán thể thao để lao lên tầng 4, nơi tập trung bán áo da. Liếc nhìn những tập tiền ngồn ngộn bên trong những quầy hàng, chỉ mất vài giây để suy nghĩ, nhóm cảnh sát đã hiểu mục tiêu của họ không phải là quần áo thể thao, mà phải là những bao áo da đang chất đầy trong các phòng này. Chỉ trong vòng mấy chục phút tất cả nhóm cảnh sát đã tỏa đi các phòng bán áo da, thu gom hàng hóa, cướp tất cả tiền bạc dấu vào người. Chẳng mấy chốc 2 chiếc xe TIR to lớn dưới sân đã chất đầy áo da và quần bò. Hàng trăm gia đình người Việt bỗng chốc mất tất cả cơ nghiệp. Nếu để cảnh sát mang hàng đi, số tiền và hàng bị lấy sẽ vượt quá con số 200 triệu đô la. Gia đình bị mất ít nhất cũng lên tới con số 70 ngàn đô la. Tiếng kêu cứu của dân chúng ai oán lan đi khắp các hành lang. Bình thường người Viêt mình nhìn thấy cảnh sát bịt mặt là tìm cách lánh mặt, hay tuân lệnh tuyệt đối để khỏi bị đánh. Nhưng vào thời điểm đó không ai còn sợ hãi được nữa, ai cũng lao ra tìm cách cứu cơ nghiệp của mình. Các nhân viên ban quản lý chợ, bình thường cũng hách dịch với dân chúng lắm, nhưng vào lúc nguy hiểm, họ cũng cố gắng hết mình để thương lượng với cảnh sát.
Cái giá của cảnh sát đưa ra làm ai cũng toát mồ hôi: 3 triệu đô la!
Không còn cách nào khác, các nhân viên ban quản lý chợ buộc phải quyết định đi một con đường khác, đối đầu lại nhóm cảnh sát. Họ mời hai luật sư tới để hỏi ý kiến. Từ 1 tháng 7 vừa rồi ở Nga bắt đầu thực thi bộ luật tố tụng mới, theo đó tất cả các lệnh khám nhà, bắt người ở Nga phải do tòa án quyết định. Nhóm cảnh sát buộc phải xuất trình lệnh khám chợ của họ. Đến lúc đó người ta mới biết, nhóm cảnh sát đã vượt quá quyền hạn của mình. Họ chỉ có lệnh tịch thu hàng thể thao giả mang mác ADIDAS, chứ không được quyền thu quần áo bò hay áo da. Cảnh sát của quận được mời tới để lập biên bản và khám người các nhân viên cảnh sát kinh tế. Từng cuộn tiền giấu trong người các nhân viên cảnh sát được bày ra bàn. Nhiều viên cảnh sát, lấy cớ đi ra ngoài đã kịp vứt khá nhiều tiền xuống nhà vệ sinh để phi tang hành vi ăn cướp của họ. Vào thời điểm đó, người Việt đang ở thế thắng, còn nhóm cảnh sát đang ở thế sai trái. Nhiều người Viêt đã tưởng chiến thắng cầm chắc trong tay.
Cũng lúc đó hàng ngàn người Việt đã tụ tập kín trong sân chợ, nhất quyết không để cảnh sát mang hai xe hàng rời khỏi ốp. Thực tế đã dậy cho họ một bài học cay đắng, nếu cảnh sát đã mang hàng đi, họ sẽ không bao giờ đòi lại được nữa. Người Việt đã nhanh chóng đưa xe con, khuân các vật cản chặn lối. Cẩn thận hơn nữa, nhiều người còn tìm cách chọc thủng lốp các xe TIR này.
Nhiều phòng bán hàng ở trung tâm này là những công ty đại gia, một phòng có hàng chục người họ hàng cùng sang Nga để lo cho công việc. Và những người ơ tại Vịêt nam cũng gắn bó với hệ thống buôn bán chung của đại gia đình bên Nga. Chính vì the,á khi vừa xảy ra việc mất hàng, nhiều người đã gọi về Việt Nam thông báo, kêu gọi mọi người ở trong nước đến trước tòa đại sứ Nga ở Hà nội biểu tình.
Lần đầu tiên, người Viêt hợp tác với truyền thông Nga để đưa tin về vụ thu giữ hàng trái phép của cảnh sát. Hai kênh truyền hình lớn là kênh NTV và kênh 3 đã đưa tin khá vô tư về vụ việc xảy ra.
Sang ngày hôm sau, ngày 10 tháng 8, tình hình vẫn hết sức căng thẳng. Ở Hà nội khoảng 500 người đã tụ tập trước tòa đại sứ Nga đưa đơn thỉnh cầu. Vấn đề của một ốp buôn bán đã biến thành vấn đề chính trị giữa hai nuớc.
Cuộc thương lượng giữa cảnh sát và đại diện phía người Viêt vẫn căng thẳng. Giới truyền thông của Nga đưa tin thường xuyên về cuộc giằng co giữa người Việt và cảnh sát ở Xa lút 3. Họ gọi đây là một cuộc biểu tình không có giấy phép, tuy người Việt khá gay gắt, nhưng tình trạng vẫn kiểm soát được. Đến cuối ngày nhóm cảnh sát đồng ý rút khỏi ốp, để hôm sau chợ vẫn mở cửa bình thường, số hàng hóa cất trên hai xe TIR vẫn niêm phong để đó, mọi chuyện sẽ thương thuyết tiếp vào thứ hai.
Nếu đến lúc này phía người Viêt kiên quyết đâm đơn kiện nhóm cảnh sát thì họ đã có đầy đủ bằng chứng để đưa nhóm cảnh sát ra tòa. Nhưng đại diện của đại sứ quán Việt nam không muốn gây căng thẳng quan hệ giũa hai nước, nên đề nghị những người đàm phán phải giải quyết trong hòa bình, tức là để cho nhóm cảnh sát rút lui trong danh dự. Sang ngàythứ 2, thứ 3 nhóm cảnh sát đã bình tĩnh trở lại. Một mặt họ nghiêm cấm không cho ai vào khu vực chợ để quay phim. Tất cả các phóng viên ngoại quốc bị cấm vào khu vực ốp, Mặt khác, họ cho duy nhất một ống kính của họ được phép quay. Không ai được chứng kiến cảnh những bao áo da chất đầy trong xe TIR, không ai được chứng kiến việc kiểm tra hàng hòa của cảnh sát như thế nào. Từ thời điểm đó, người ta chỉ còn được xem cảnh xô sát giữa người Viêt và cảnh sát, mà không hiểu vì sao người Việt lại hành động như vậy. Sau này, trong văn bản của cảnh sát tuyên bố 3 nhân viên cảnh sát bị hành hung, nhưng theo những người Việt chứng kiến, họ không thấy nhân viên cảnh sát nào bị đánh, chỉ thấy nhiều người Viêt bị cảnh sát đánh túi bụi. Tất cả những cảnh bất lợi cho cảnh sát đều được dấu ngẹm.
Cảnh sát lấy đi hai xe quần áo thể thao, trị giá gần 2 triệu đô la.
Cảnh sát tiếp tục trả thù bằng cách đệ trình lên thị trưởng về việc người Viêt buôn bán hàng giả và hành hung cảnh sát. Và ngần ấy việc đủ để Thị trưởng Moskva, ông Ludjkov ra lệnh đóng cửa ốp Xa lút 3.
3- Hậu quả khôn lường
Trận đánh rắn giữa khúc đã mang lại những hậu quả to lớn cho cả cộng đồng người Viêt. Oâng Ludjkov không chỉ ra lệnh đóng cửa ốp Xa lút 3, mà còn ra lệnh cho Uûy ban liên ngành của thị ủy Moskva trong tháng 8 phải kiểm tra tất cả các ốp của người Việt. Việc tổ chức làm ăn, sinh sống của người Việt từ xưa đến nay vẫn dựa trên hệ thống tham nhũng của xã hội Nga. Nếu quy theo đúng luật lệ thì không có ốp nào, công ty nào của người Viêt hoàn toàn "sạch sẽ". Chính vì thế ốp nào biết tin này cũng đều hết sức lo lắng, căng thẳng.
Một trung tâm buôn bán bị đóng cửa, kéo theo nó làmấy ngàn con người không còn chỗ kiếm sống. Ngay hôm nghe tin ốp bị đóng cửa, dân chúng trong ốp trở nên hoảng loạn, họ mang hàng lao ra đường vẫy taxi chở đi sơ tán. Rất nhiều người đã bị chính những chiếc taxi này cướp cả xe hàng. Những người khác bình tĩnh hơn, không gọi xe từ ngoài đường, mà cẩn thận đặt xe to hơn đến chở hàng, dọc đường nhiều xe cũng bị cảnh sát hỏi giấy tờ và đòi một số tiền đút lót lớn, vì một nguyên nhân thật dễ hiểu, tất cả hàng hóa không có một thứ giấy tờ xuất xứ nào.
Từ đó đến nay, những chủ hàng giầu có đã kịp chuyển hàng ra chợ Vòm bán. Những chủ nhỏ hơn đã tìm mua phòng ở các chợ bán lẻ khác của người Việt. Phần đông dân bán lẻ ở khu chợ ngoài trời và mấy trăm dân bốc vác vẫn chưa tìm được nơi kinh doanh mới. Những tiếng thở dài thường trực trong câu chuyện của họ. Nhiều người nghĩ đến việc trở về ViệtNam. Những người có chút vốn thì hỏi đường đi tìm một vùng đất hứa khác. Cái không khí nặng nề và lo âu này nhắc người ta nhớ lại tình cảnh của người Viêt hồi tháng 5 năm 94, khi Đôm 5 mới bị cướp trắng. Nhưng lần này có cái gì cay đắng hơn nhiều. Dầu sao tình hình chính trị năm 94 cũng nhiễu nhương hơn bây giờ, cảnh cướp bóc xảy ra thường xuyên, giờ đây tình hình kinh tế chính trị của nước Nga đã ổn định, vậy mà người Việt mình vẫn không thoát được cảnh cướp bóc. Đó là hậu quả của nền dân chủ nửa vời, hay tâm lý nửa vời của chính người Việt" Có lẽ do cả hai. Hồi năm 94, phải mất gần 2 năm sau, cộng đồng mới hồi phục trở lại, còn lần này chắc chắn thời gian để đứng dậy sẽ lâu hơn, vì người Việt phải xây dựng lại không phải vốn liếng bị mất, mà chính là tăm tiếng đã mất.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Để thể hiện tinh thần tương thân trước hoàn cảnh bi thương xảy ra tại Lahaina Đảo, Maui Tiểu Bang Hawaii trong cơn hỏa hoạn ngày 10 tháng 8 năm 2023 đã làm cho hàng trăm người bị thương, nhiều người thiệt mạng, nhà cửa bị thiêu rụi, những người sống sót phải sống những nơi tạm trú, trước hoàn cảnh bi thương đó một gia đình người Việt tỵ nạn cộng sản, chủ tiệm phở 2000 tọa lạc tại số 215 N. Westtern Ave, Los Angerles, đó là ông Hoàng Tấn Kỳ và phu nhân là Bà Tâm Hương đã quyết định dành một ngày thứ Bảy bán phở với số tiền thu được sẽ gởi tặng nạn nhân trong vụ thiên tai nầy.
Tại nhà hàng Grand Garden Restaurant vào tối Chủ Nhật ngày 24 tháng 9 năm 2023, cựu Thị Trưởng Thành Phố Fountain Valley ông Michael Võ, ứng cử viên Giám Sát Quận Cam 2024 đã tổ chức tiệc văn nghệ gây quỹ, có khoảng 400 người tham dự, ngoài số đông cư dân gốc Việt còn có người Mỹ, Mễ, Đại Hàn, một số chủ nhân các cơ sở thương mại, các cơ quan truyền thông. Đặc biệt có sự tham dự của Nữ tài tử điện ảnh cô Rebecca Holden đến từ Hollywood.
Trong khu Thương Xá Phước Lộc Thọ vào lúc 11 giờ trưa thứ Năm ngày 21 tháng 9 năm 2023, Luật Sư Andrew Đỗ, Giám Sát Địa Hạt 1 Quận Cam, tổ chức họp báo phổ biến một số quyền lợi dành cho người cao niên từ 55 tuổi trở lên. Tham dự buổi họp báo có các cơ quan truyền thông Việt, Mỹ, và một số đồng hương người Việt.
Trung Tâm Y Tế Nhân Hòa tọa lạc tại số 7761 Garden Grove Blvd, Garden Grove, CA 92841do Bác Sĩ Tình Trần làm Giám Đốc Y Tế, đã mở Hội Chợ Y Tế vào thứ Bảy ngày 23 tháng 9 năm 2023 cho cư dân những người có lợi tức thấp, hoặc có bảo hiểm hay không có bảo hiểm cũng đều được tham gia.
Buổi hội thảo chia sẻ kinh nghiệm của một số cộng đồng tại California trong việc đối phó với tình hình thời tiết nắng nóng kỷ lục kéo dài.
Đối với nhiều người Việt tị nạn sinh sống tại hải ngoại, giữ gìn và quảng bá nền văn hóa nghệ thuật của cộng đồng người Việt tị nạn là một sứ mạng tinh thần quan trọng. Thực hiện nhiệm vụ này không hề dễ, bởi vì các hoạt động văn học nghệ thuật của người Việt hải ngoại thường không sinh lợi, chưa kể công sức tiền của bỏ vào xiết kể. Những người làm văn hóa cần phải có tâm, có sự kiên trì, cả sự gan lì để thực hiện sứ mệnh của mình. Duy trì được những sự kiện văn hóa tại hải ngoại kéo dài đến 20 năm có thể được xem là một thành tích đáng kể. Và năm nay, Đại Hội Liên Hoan Phim Ảnh Việt Nam Quốc Tế “Viet Film Fest” bước vào mốc 20 năm, đánh dấu một đoạn đường dài phục vụ cộng đồng. Ngoài việc hỗ trợ và quảng bá những tác phẩm của các đạo diễn gốc Việt trên thế giới, Viet Film Fest quảng bá phim mang đề tài về con người hoặc văn hóa Việt Nam do những đạo diễn không phải gốc Việt thực hiện.
Viện Bảo Tàng Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa tọa lạc tại địa chỉ 9842 Bolsa Ave #205, Thành phố Westminster, CA 92683 do Hậu Duệ Bác Sĩ Nguyễn Hoàng Quân làm Giám Đốc đã tổ chức Tết Trung Thu cho các em Thiếu Nhi trong hai ngày Thứ Bảy và Chủ Nhật 16-17 tháng 9 năm 2023.
Trong hai ngày Thứ Bảy và Chủ Nhật 16 & 17/09/2023, Đài Truyền Hình SBTN đã tổ chức vòng chung kết của của cuộc thi hát dành cho người cao niên “Tiếng Hạc Vàng” lần thứ nhì. Cuộc thi thu hút được sự hưởng ứng và khen ngợi của cộng đồng người Việt khắp nơi trên thế giới
Một loạt các biến thể mới của Omicron đang khiến số ca nhiễm COVID-19 gia tăng và số trường hợp bị bệnh nặng cũng nhiều hơn. Trong tuần cuối cùng của tháng 8, đã có hơn 650 người chết vì COVID-19, tăng 10% so với tuần trước đó, và có 17,000 trường hợp mới phải vào bệnh viện.
Dưới ánh trăng rằm tỏa nhẹ, một huyền thoại về sự chuyển đổi được mở ra - một câu chuyện không chỉ về truyền thống và đoàn viên, mà còn về việc đón nhận một khởi đầu mới. Các gia đình quây quần dưới ánh trăng dịu dàng để hít thở không chỉ hương vị của bánh Trung Thu và trà. Năm nay, Tết Trung Thu ngầm hứa hẹn cuộc sống khỏe mạnh hơn và tương lai tươi sáng hơn, khi ASQ Trung Tâm Cai Thuốc Lá Dành Cho Người Việt kết tạo thêm sự kỳ diệu vào mùa lễ hội.
CTA BACK TO SCHOOL BANNER
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.