Theo truyền thống, đa số người Mỹ gốc Do thái có khuynh hướng chánh trị tự do nên hướng về Đảng Dân Chủ ở Mỹ và Đảng Lao Động ở nước nhà. Vì vậy việc lên nắm chánh quyền của Thủ Tướng Sharon không được cộng đồng này đón nhận thuận lơi, cho đó là một trở ngại trong nỗ lực hoà giải với Palestine. Từ đó phát sinh khoảng cách giữa cộng đồng Do thái ở Mỹ với chánh quyền của Tướng Sharon ở nước nhàø. Nhưng những cuộcï tấn công cảm tử đổ máu do người Palestine gây ra khiến cộng đồng hậu thuẩn mạnh Thủ Tướng Sharon và đòi hỏi mạnh Mỹ phải có biện pháp cứng rắng với Palestine, kể cả việc tẩy chay nước này.
Từ tả cộng đồng Do thái tiến sang hữu. Chủ hoà đổi thành chủ chiến, thể hiện qua lời nói và hành động của nhiều người Do thái có uy tín trong Cộng đồng ở Nữu ước. "Chúng tôi thay đổi thái độ đối với Arafat. Chúng tôi tin là ông ta đã từ bỏ chủ nghĩa khủng bố để xây dựng một đất nước hầu sống trong hòa bình bên cạnh Do thái. Nhưng cả một đại họa, khủng bố đã đi vào tâm hồn ông mất rồi. Còn ai đâu mà hoà giải. (Mordecha Finley)" ."Kẻ thù của chúng ta [là Palestine] chỉ có một mục tiêu là tiêu diệt Do thái…"
TNS Lieberman, cựu ứng viên vào chức Phó Tổng thống, xuất hiện liên tiếp trên màn hình để tố giác nhà cầm quyền Palestine, " Ô. Arafat không chuẩn bị nhân dân cho hoà bình. Nhà cầm quyền Palestine bị các phần tử quá khích xoay trở; mục tiêu không phải để xây dựng, mà để hủy diệt một chánh quyền." (Đài Fox News).
Uûy ban Người Mỹ gốc Do thái (AJC) vận động 40 ngàn hội viên viết thơ cho Quốc Hội và Phủ Tổng thống yêu cầu thông báo cho Palestine biết, "nếu không ngưng những cuộc tấn công cảm tử, họ sẽ phải trả giá."
Uûy ban Công Vụ Người Mỹ gốc Do thái, một tổ chức vận động hành lang rất quan trọng, ủng hộ mạnh Do Thái. Vị Chủ tịch gởi thơ thẳng tri ân TT Bush luôn luôn giúp Do thái trong những lúc khó khăn và cho biết ủy ban sẽ làm việc với Quốc Hội để nếu không ngưng tấn công theo yêu cầu của Mỹ và Do thái, Palestine sẽ gánh chiụ hậu qủa."
Đối với Nữ TNS Hillary Clinton của New York, nơi người Do thái quần cư đông nhứt ở Mỹ, Chủ tịch Cộng Đồng này nhắc khéo, "nếu bà ấy muốn chứng tỏ ủng hộ Israel, Bà phải yêu cầu đóng cửa các văn phòng của Phong trào Giải phóng Palestine tại đây."
Cuộc vận động của cộng đồng thiểu số người Mỹ gốc Do thái ảnh hưởng lớn chánh trường và xã hội Mỹ. Viện thăm dò Gallup ghi nhận: 81% người Mỹ nói chung cho người Palestine phải chịu trách nhiệm về những bạo lực đã xảy ra, trong khi chỉ có 72% cho người Israel phải chịu; và 58% nhân dân Mỹ nghĩ chánh quyền Mỹ phải tìm một lối thoát hòa dịu cho cuộc xung đột Do thái- Palestine. Và TT Bush đã hành động cho hoà bình như đã thấy gần đây.
Cuộc vận động chánh trị cho nước nhà của người Mỹ gốc Do thái hiệu năng cao là nhờ đi thẳng vào dòng chánh chánh trị Mỹ, các lãnh tụ dân cử, truyền thông đại chúng. Vận động hành lang, viết thư, gọi điện thoại thẳng cho đại diện dân cử nhiều hơn biễu tình, biễu dương lực lượng, kiến nghị tập thể. Đại diện dân cử sống nhờ lá phiếu; mỗi người dân một lá phiếu, nhiều thơ của nhiều cử tri được đánh giá cao hơn một lá thơ của vị chủ tịch một tổ chức quân chúng lớn.
So với công cuộc vận động cho tự do dân chủ và nhân quyền VN, người Mỹ gốc Việt làm nhiều, làm mạnh, và làm lâu hơn hơn cộng đồng Do thái. Nhưng kết quả nhỏ hơn. Cộng đồng VN không có tổ chức vận động hành lang chuyên nghiệp bên cạnh chánh quyền trung ương Mỹ. Việc sữ dụng quyền cử tri đối với đại diện dân cử chưa mạnh và đều tay. Ưùng cử viên Mỹ chỉ đến với cử tri VN để kiếm phiếu khi ứng cử. Cử tri VN đầu phiếu không đặt điều kiện và không biểu lộ rõ lập trường chánh trị của mình. Tiếp xúc với ứng viên, người đắc cử thì ngần ngại. Thư từ với đại diện dân cử, không mạnh dạn đòi hỏi đại diện dân cử nghe mình và thực hiện lời hứa khi tranh cử. Liên đoàn cử tri và cộng đồng hữu danh vô thực trong bầu cử, chưa kết hợp được với các sắc tộc khác để sữ dụng lá phiếu biện tế, làm giọt nước nhỏ nhưng là giọt nước tràn, quyết định sự đắc cử cho một ứng cử viên.
Nói gọn, cộng đồng cử tri Việt chưa đi vào dòng chánh chánh trị Mỹ. Vì thế biễu tình nhẵn mặt, đả đảo khan cổ, ký kiến nghị mỏi tay, đầu phiếu mệt nghỉ, mà rất nhiều dân biểu, nghị sĩ Mỹ vẫn thơ ơ với công cuộc dấu tranh của cử tri đã tạo nên quyền lợi , chức vụ cho quí vị ấy. Trong khi chỉ cần phân nửa tổng số dân biểu các tiểu bang có nhiều cử tri Việt, như Cali, Texas, Virginia, Arizona ủng hộ cuộc đấu tranh cho tự do dân chù, nhân quyền VNû thì cuộc đấu tranh sẽ nổi đình nổi đám ở Quốc Hội Mỹ
Đã đến lúc người Việt phải nói thẳng và mạnh với dân biểu nghị sĩ Dân chủ lẫn Cộng hoà vùng nhiều cử tri Việt. Muốn kiếm phiếu người Việt và các sắc tộc liên minh chống Cộng, đừng thập thò với CS Hà nội mà phải đấu tranh thực sự với CS. Cử tri Mỹ gốc Việt đấu tranh cho nhân quyền, tự do dân chủ cho VN, cũng là đấu tranh cho lý tưởng truyền thống của Mỹ. Cử tri là nước có thể đưa thuyền dân cử lên, nhưng cũng có thể nhận chìm thuyền dân cử. Hai, bốn, hay sáu năm nhiệm kỳ không làm phôi pha lời hứa. Cử tri Việt vốn nhớ dai và cũng giận dai sư phản bội lời hứa. Một cái ngéo tay, một chuyến đi đêm với CS dù kín thế mấy cũng không giấu được người Mỹ gốc Việt do kinh nghiệm máu, nước mắt, mồ hôi, con ruồi CS bay ngang vẫn biết đực hay cái. Cuộc bầu cử tháng 11 này sẽ là bài trắc nghiệm cử tri Mỹ gốc Việt đi vào dòng chánh chánh trị Mỹ.