Hôm nay,  

Tin Văn: Nobel Văn Chương 2001, Nhà Văn Naipaul Và Tác Phẩm

13/10/200100:00:00(Xem: 8184)
Giải thưởng văn chương Nobel năm nay đã được trao cho nhà văn Anh, gốc Ấn, sinh tại Trinidad, V.S. Naipaul, "vì đã nhập làm một - một lối viết tự sự mẫn cảm và một cái nhìn thấu suốt, không thể bị mua chuộc - vào trong những tác phẩm bắt chúng ta nhìn vào những cuộc đời bị vùi giập" (bản tiếng Anh: "… for having united perceptive narrative and incorruptible scrutiny in works that compel us to see the presence of suppressed histories").

Một tác giả gây tranh luận: ("Controversial author") đã thắng giải văn chương Nobel, theo như một ký giả. Hàn Lâm Viện Thụy Điển đã đặc biệt nhấn mạnh tới cuốn tiểu thuyết mang tính tự thuật "The Enigma of Arrival" (tạm dịch "Bí ẩn khi tới", 1987), vì "cái nhìn không thể nào bị mua chuộc" đối với xã hội hậu thuộc địa, và những nhận định gay gắt đối với Hồi giáo chính thống (Muslim fundamentalism).

Trên VBOL, người viết đã từng giới thiệu về Naipaul, trước khi ông được Nobel, nay xin đăng lại, và tiếp đó, sẽ xin cống hiến bạn đọc một số nhận xét, và phản ứng của một số tác giả, và của chính Naipaul, trước tin ông được Nobel.

***
"Con người và nhà văn là một. Đây là phát giác lớn lao nhất của nhà văn. Phải mất thời gian - và biết bao là chữ viết! - mới nhập một được như vậy."
(Man and writer were the same person. But that is a writer's greatest discovery. It took time - and how much writing! - to arrive at that synthesis)
V.S. Naipaul, "The Enigma of Arrival"

Trong bài tiểu luận "Lời Mở Đầu cho một Tự thuật" ("Prologue to an Autobiography"), V.S. Naipaul kể về những di dân Ấn độ ở Trinidad. Do muốn thoát ra khỏi vùng Bắc Ấn nghèo nàn, xơ xác của thế kỷ 19, họ "đăng ký" làm công nhân xuất khẩu, tới một thuộc địa khác của Anh quốc là Trinidad. Rất nhiều người bị quyến rũ bởi những lời hứa hẹn, về một miếng đất cắm dùi sau khi hết hợp đồng, hay một chuyến trở về quê hương miễn phí, để xum họp với gia đình. Nhưng đã ra đi thì khó mà trở lại. Và Trinidad tràn ngập những di dân Ấn, không nhà cửa, không mảy may hy vọng trở về quê nhà.

Vào năm 1931, con tầu SS Ganges đã đưa một ngàn di dân về Ấn. Năm sau, trở lại, nó chỉ kiếm được một ngàn, trong hàng ngàn con người không nhà nói trên. Ngỡ ngàng hơn, khi con tầu tới cảng Calcutta, bến tầu tràn ngập những con người qui cố hương chuyến đầu: họ muốn trở lại Trinidad, bởi vì bất cứ thứ gì họ nhìn thấy ở quê nhà, dù một tí một tẹo, đều chứng tỏ một điều: đây không phải thực mà là mộng. Ác mộng.

"Em ra đi nơi này vẫn thế"; ngày nay, du khách ghé thăm Bắc Ấn, nơi những di dân đợt đầu tiên tới Trinidad để lại sau họ, nó chẳng khác gì ngày xa xưa, nghĩa là vẫn nghèo nàn xơ xác, vẫn những con đường đầy bụi, những túp lều tranh vách đất, lụp xụp, những đứa trẻ rách rưới, ngoài cánh đồng cũng vẫn cảnh người cày thay trâu… Từ vùng đất đó, ông nội của Naipaul đã được mang tới Trinidad, khi còn là một đứa bé, vào năm 1880. Tại đây, những di dân người Ấn túm tụm với nhau, tạo thành một cộng đồng nghèo nàn. Vào năm 1906, Seepersad, cha của Naipaul, và bà mẹ, sau khi đã hoàn tất thủ tục hồi hương, đúng lúc tính bước chân xuống tầu, cậu bé Seepersad bỗng hoảng sợ mất vía, trốn vào một xó cầu tiêu công cộng, len lén nhìn ra biển, cho tới khi bà mẹ thay đổi quyết định.

Chốn cũ vẫn như xưa, nhưng chốn mới chẳng hơn gì; cha của Seepersad, chết trẻ; gánh nặng gia đình chuyền qua ông anh lớn, còn là một đứa nhỏ, đã phải lăn lưng vào đời, lãnh 8 xu mỗi ngày, tại một trại trồng mía - nửa thế kỷ sau, kỷ niệm ấu thời làm ông bật khóc trước mặt đứa cháu của mình là Naipaul. Bà chị của Seepersad, một cô gái mù chữ, bị gửi đi xa, làm việc cho một người bà con trong gia đình; bà chịu đựng hai cuộc hôn nhân bất hạnh. Quãng đầu đời của Seepersad cũng chẳng hân hoan thơ thới gì. Ông sống với người chị/em của mẹ mình, ngày đi học, đêm làm việc tới khuya trong một cửa tiệm. Sau này, khi đã có vợ, có thời gian ông phải sống bám vào gia đình bà vợ giầu có. Mãi sau đó, ông cố kiếm đường ngoi lên, bằng một việc làm tại một tờ báo ở Trinidad, tờ Guardian; bà mẹ vẫn sống, và sau cùng chết, trong nghèo nàn cùng cực.

Chính cái nền đó - những thảm kịch nho nhỏ của một nhóm người nghèo đói, bị đánh bật ra khỏi nơi chôn nhau cắt rốn, chẳng được bảo vệ tại một vùng quê thuộc địa, túm tụm với nhau trong một thế giới Ấn độ (xuất phát từ vùng phía bắc) khép kín, mỏng manh - đã làm cho "Một căn nhà cho Ông Biswas" (1961) của Naipaul, trở thành một trong những cuốn tiểu thuyết viết bằng tiếng Anh tuyệt vời nhất của thế kỷ 20. Nó còn là một tài liệu giá trị, về một phần đất không ai thèm ngó tới - theo nghĩa tinh thần - của thế giới. Không thèm ngó tới, bởi vì đôi khi, nó, và những phần đất tương tự như nó, có vẻ như chẳng có gì đủ quan trọng, để mà được nhân loại để ý ghi chép, về mặt chính trị cũng như văn hóa, và thường ra, những vùng đất như thế đó, chẳng thể nào đẻ ra được những nhà văn, nhà trí thức: chính những người này [mới] có thể ghi nhận sự thịnh suy của chúng.

***
Chính trị hay không chính trị, không ai có thể phủ nhận tính chất văn học của những tác phẩm của Naipaul. Năm nay 69 tuổi, nhà văn người Anh, gốc Ấn, sinh tại Trinidad, hiện đang sống ở Anh, trong vòng trên 45 năm đã cho ra đời tổng cộng 26 tác phẩm, toàn thứ hảo hạng, nhưng tuyệt phẩm của ông có lẽ là cuốn Căn nhà cho Ông Biswar (A House for Mr. Biswas). Những tiểu luận, những tác phẩm phi-giả tưởng của ông thật sống động, và cũng thật khiêu khích (provocative).

"Tôi đã tưởng rằng mình ra rìa rồi." ("I thought I was no longer in the running, you know" I thought I had fallen away"), Naipaul nói với thông tín viên thông tấn xã AP. Đã từ lâu, thiên hạ xì xào về ông, như là một "chuẩn Nobel"; ông là nhà văn người Ấn đầu tiên được Nobel, kể từ Tagore vào năm 1913. Ông nói, sự kiện ông được Nobel là "một dâng tặng cho cả hai, Ấn Độ, quê cha đất tổ của tôi và những đất nước khác trong tiểu lục địa."

Caryl Phillips, tiểu thuyết gia người Anh mà gia đình cũng tới từ vùng Caribbean, cho biết, ông "ngưỡng mộ tính tổng hợp giả tưởng và phi-giả tưởng của Naipaul". "Ông ta ôm gọn cả hai dạng văn học, thông minh tài tình, và tràn trề sinh lực, như nhau". Nhưng Phillips nói thêm, "Naipaul không ưa những người gốc Phi Châu, điều này theo tôi không thể giải thích, chỉ bằng sự kiện ông gốc Ấn. Ông ta cũng 'thật là không ưa' người Hồi giáo. Ông ta là một con người có đủ thứ vấn đề, với những con người ở ngoài cái vòng tròn mà ông ta gọi là "trung tâm mang tính lịch sử". Và cái trung tâm này được đóng rễ ở Âu Châu.

"Giữa những tín đồ: Một chuyến đi về vùng đất Hồi" (1981), là một ghi nhận về chuyến đi Iran, Pakistan, và Indonesia. Đây là một bức chân dung thật cay nghiệt, về những tín đồ quay lưng về phía tiến bộ và thế giới hiện đại. Ông kết án Hồi giáo chính thống, mà với nó, "lịch sử phải làm đầy tớ cho thần học, luật pháp tách khỏi ý tưởng về sự công bằng, và học vấn tách khỏi học vấn (learning is separated from learning)."

Thật khó mà tin được, rằng Hàn Lâm Viện Thụy Điển đã không để ý đến sự kiện 911, những diễn biến theo sau, và sự kiện Naipaul luôn tỏ ra "thù nghịch" (hostility) Hồi giáo chính thống. Cũng khó mà có thể tin được, họ đã quên một điều, rằng họ vờ đi không lên tiếng khi cái đầu của nhà văn Rushdie bị ra giá, trước đây, nhân vụ Quỉ Thi.

Tarek Fateh, chủ trì chương trình TV "Ký sự Hồi giáo", đã tỏ ra không thoải mái (uneasy) về chuyện Naipaul được Nobel, mặc dù ông cho biết rất ngưỡng mộ những khả năng văn học của ông ta. "Tôi thực sự tin rằng, việc ông ta được Nobel sẽ gây ra những rắc rối sâu xa hơn nhiều, vượt ra khỏi tầm tay văn chương". "Nó gây tổn thương, do quá nhiều những tình cảm chống Hồi giáo."

Một nhà văn gây tranh luận. Đúng như vậy. Ngay trong giới văn học, ông ta cũng không tỏ ra nương nhẹ những "văn hữu", đồng nghiệp. Nói về James Joyce: Tôi không thể hiểu nổi tác phẩm của một người mù. Về Dickens: Ông ta cắn phải luỡi (tự nhại lại tác phẩm của chính mình)…

Jennifer Tran

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sky River Casino vô cùng vui mừng hào hứng tổ chức chương trình Ăn Tết Nguyên Đán với những giải thưởng thật lớn cho các hội viên Sky River Rewards. Chúng tôi cũng xin kính chúc tất cả Quý Vị được nhiều may mắn và một Năm Giáp Thìn thịnh vượng! Trong dịp đón mừng Năm Mới Âm Lịch năm nay, 'Đội Múa Rồng và Lân Bạch Hạc Leung's White Crane Dragon and Lion Dance Association' đã thực hiện một buổi biểu diễn Múa Lân hào hứng tuyệt vời ở Sky River Casino vào lúc 11:00 AM ngày 11 Tháng Hai. Mọi người tin tưởng rằng những ai tới xem múa lân sẽ được hưởng hạnh vận.
Theo một nghiên cứu mới, có hơn một nửa số hồ lớn trên thế giới đã bị thu hẹp kể từ đầu những năm 1990, chủ yếu là do biến đổi khí hậu, làm gia tăng mối lo ngại về nước cho nông nghiệp, thủy điện và nhu cầu của con người, theo trang Reuters đưa tin vào 8 tháng 5 năm 2023.
(Tin VOA) - Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) vào ngày 13/9 ra thông cáo lên án Việt Nam tiếp tục lạm dụng hệ thống tư pháp để áp đặt những án tù nặng nề với mục tiêu loại trừ mọi tiếng nói chỉ trích của giới ký giả. Trường hợp nhà báo tự do mới nhất bị kết án là ông Lê Anh Hùng với bản án năm năm tù. RSF bày tỏ nỗi kinh sợ về bản án đưa ra trong một phiên tòa thầm lặng xét xử ông Lê Anh Hùng hồi ngày 30 tháng 8 vừa qua. Ông này bị kết án với cáo buộc ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước’ theo Điều 331 Bộ Luật Hình sự Việt Nam
Từ đầu tuần đến nay, cuộc tấn công thần tốc của Ukraine ở phía đông bắc đã khiến quân Nga phải rút lui trong hỗn loạn và mở rộng chiến trường thêm hàng trăm dặm, lấy lại một phần lãnh thổ khu vực đông bắc Kharkiv, quân đội Ukraine giờ đây đã có được vị thế để thực hiện tấn công vào Donbas, lãnh phổ phía đông gồm các vùng công nghiệp mà tổng thống Nga Putin coi là trọng tâm trong cuộc chiến của mình.
Tuần qua, Nước Mỹ chính thức đưa giới tính thứ ba vào thẻ thông hành. Công dân Hoa Kỳ giờ đây có thể chọn đánh dấu giới tính trên sổ thông hành là M (nam), F (nữ) hay X (giới tính khác).
Sau hành động phản đối quả cảm của cô trên truyền hình Nga, nữ phóng viên (nhà báo) Marina Ovsyannikova đã kêu gọi đồng hương của cô hãy đứng lên chống lại cuộc xâm lược Ukraine. Ovsyannikova cho biết trong một cuộc phỏng vấn với "kênh truyền hình Mỹ ABC" hôm Chủ nhật: “Đây là những thời điểm rất đen tối và rất khó khăn và bất kỳ ai có lập trường công dân và muốn lập trường đó được lắng nghe cần phải nói lên tiếng nói của họ”.
Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam cử hành Ngày Quốc tế Nhân Quyền Lần Thứ 73 và Lễ Trao Giải Nhân Quyền Việt Nam lần thứ 20.
Sau hơn 30 năm Liên bang Xô Viết sụp đổ, nhân dân Nga và khối các nước Đông Âu đã được hưởng những chế độ dân chủ, tự do. Ngược lại, bằng chính sách cai trị độc tài và độc đảng, Đảng CSVN đã dùng bạo lực và súng đạn của Quân đội và Công an để bao vây dân chủ và đàn áp tự do ở Việt Nam. Trích dẫn chính những phát biểu của giới lãnh đạo Việt Nam, tác giả Phạm Trần đưa ra những nhận định rất bi quan về tương lai đất nước, mà hiểm họa lớn nhất có lẽ là càng ngày càng nằm gọn trong tay Trung quốc. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
Tác giả Bảo Giang ghi nhận: “Giai đoạn trước di cư. Nơi nào có dăm ba cái Cờ Đỏ phất phơ là y như có sự chết rình rập." Tại sao vậy? Để có câu trả lời, mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của nhà văn Tưởng Năng Tiến.
Người cộng sản là những “kịch sĩ” rất “tài”, nhưng những “tài năng kịch nghệ” đó lại vô phúc nhận những “vai kịch” vụng về từ những “đạo diễn chính trị” yếu kém. – Nguyễn Ngọc Già (RFA).. Mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của phó thường dân/ nhà văn Tưởng Năng Tiến để nhìn thấy thêm chân diện của người cộng sản.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.