Hôm nay,  

Cuộc Tranh Cử Vào Hđ Học Khu Westminster

03/10/200600:00:00(Xem: 3654)

Ứng cử viên Frank Trần (trái).

Trong những ngày vừa qua, việc anh Frank Trần tuyên bố ra ứng cử vào hội đồng quản trị học khu Westminster trong thời gian cuối cùng của mùa bầu cử 2006 đã hâm nóng lại sự kiện xảy ra tại học khu Westminster trong tháng 5 và tháng 6 trước đây.  Nhiều người thắc mắc không biết chọn lựa ai để đưa vào 3 ghế trống của hội đồng quản trị học khu Westminster.  Ngoài cô Thanh Phan, vì lý do cá nhân phải dọn nhà ra khỏi ranh giới tranh cử học khu Westminster nên đã rút tên ra khỏi vòng tranh cử, chúng ta có tới 9 người đang tranh cử và trong số đó có 3 ứng cử viên Mỹ gốc Việt.  Có người đề nghị là tại sao chúng ta không theo chủ trương “Đồng hương ủng hộ đồng hương” hay “Người Việt bỏ phiếu cho người Việt” để đưa hết 3 người Việt còn lại vào Hội Đồng Quản Trị Học Khu Westminster"  Chúng tôi thiết nghĩ chủ trương nêu trên có thể hợp lý khi áp dụng vào việc quảng cáo thương mại nhưng không thể áp đặt vào việc bầu cử được!  

Bầu cử là một quyền công dân căn bản và quan trọng nhất mà mỗi chúng ta đang được hưởng khi may mắn sống trong một xã hội dân chủ trên đất nước Hoa Kỳ này. Việc bầu cử là sự chọn lựa người xứng đáng nhất để đại diện cho cá nhân và cộng đồng chúng ta qua các quyết định mà vị dân cử có quyền biểu quyết trong chức vụ và thời kỳ họ đương nhiệm.  Các quyết định của vị dân cử ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến đời sống và mối an sinh của chúng ta. Trong trường hợp của các hội đồng giáo dục, quyết định của các uỷ viên ảnh hưởng trực tiếp và sâu rộng đến hiện tại và tương lai của con em, cũng như của gia đình và cộng đồng chúng ta.  Trong bài này, chúng tôi xin phép được làm sáng tỏ một vài sự việc để chúng ta cùng hiểu giá trị lá phiếu của mình và tại sao chúng ta phải hết sức cẩn trọng để đừng bị những ảnh hưởng của các phe nhóm chi phối quyết định bỏ phiếu của chúng ta.

Nghiệp Đoàn Giáo Chức Học Khu Westminster - WTA

Theo lẽ thông thường, mỗi học khu có một nghiệp đoàn giáo chức mà thành viên là khối giáo chức trong học khu.  Nhiệm vụ chính của họ là bảo vệ quyền lợi cho các giáo chức để họ có đủ phương tiện và điều kiện hoàn tất trách nhiệm của họ.  Mỗi nghiệp đoàn giáo chức có một khối lãnh đạo riêng. Họ đứng ra đại diện khối giáo chức để thương lượng với ban hành chánh học khu về lương bổng, bảo hiểm sức khỏe, quyền lợi hưu trí v.v.. Tất cả các việc làm này không có điều gì sai trái. 

Sự sai trái xảy ra khi nghiệp đoàn giáo chức đặt quyền lợi của họ lên trên quyền lợi của học sinh như trong trường hợp nghiệp đoàn giáo chức Westminster.  Khối lãnh đạo nghiệp đoàn giáo chức Westminster – The Westminster Teacher Association, viết tắt là WTA, đã hoạt động từ hơn 10 năm qua để đưa các ủy viên do chính họ chọn lựa và vận động vào hội đồng quản trị học khu.  Các ủy viên này, trong các quyết định về việc chi tiêu của học khu, đã làm theo chỉ thị của WTA và do đó có những quyết định quá thiên vị cho họ, đã làm thâm thủng ngân sách dành vào việc chi tiêu sách vở cho học sinh trong học khu.

Ảnh Hưởng của Nghiệp Đoàn WTA Trên Các Quyết Định Ngân Sách của Ban Quản Trị Học Khu Westminster

 Mỗi năm, mỗi học khu có một ngân khoản căn bản do tiểu bang tài trợ dựa trên tổng số học sinh ghi danh theo học tại học khu trong năm vừa qua. Ngoài số tiền này, học khu còn được trợ cấp thêm những ngân khoản phụ trội khác, tùy vào nhu cầu học sinh và các dự án giáo dục học khu nộp đơn xin trợ cấp.  Ngân khoản căn bản từ quỹ giáo dục tổng quát (general fund) trang trải tiền lương và bổng lộc cho giáo chức cũng như các nhân viên trong toàn học khu, từ vị tổng giám đốc (superintendent) đến người lao công (custodian). Ngoài ra, ngân khoản này còn được dùng vào việc xây cất hoặc tu bổ phòng ốc, phương tiện di chuyển của học sinh, mua sắm sách vở và dụng cụ, học liệu, v.v… tất cả nhằm tạo môi trường tốt nhất cho học sinh theo học.  Nói chung, ngân sách mỗi học khu được chi tiêu vào ba thành phần chính yếu:  Học Sinh (students), Giáo Chức (staff), và Phòng ốc (facilities/equipments). Người có trách nhiệm phân chia ngân khoản học khu là vị tổng giám đốc (superintendent), vì người này có kiến thức chuyên môn và thông hiểu nhu cầu giáo dục của học sinh trong học khu mình.  Các quyết định này phải phù hợp với các bộ luật giáo dục của tiểu bang và liên bang.  Có những ngân khoản bắt buộc phải chi tiêu theo quy luật ấn định và có những ngân khoản có thể du di tuỳ theo sự thương lượng và quyết định của những người trong cuộc.  Sau khi phân chia các ngân khoản chi tiêu, vị tổng giám đốc đưa ra hội đồng quản trị học khu (School Board) để họ phê chuẩn và chấp thuận.  Nhiệm vụ của ban quản trị là kiểm soát các ngân khoản chi tiêu cho hợp lý, đúng luật và luôn bảo vệ quyền lợi học sinh trên hết. 

Từ hơn 10 năm qua, nghiệp đoàn giáo chức Westminster đã bỏ tiền tranh cử cho những ứng cử viên chịu theo quan điểm của họ vào hội đồng giáo dục học khu. Khi đắc cử rồi, những người này chịu ảnh hưởng của họ để phê chuẩn các ngân sách theo chiều hướng thuận tiện nhất cho họ. Tôi xin đưa ra một vài ví dụ điển hình.  Vào khoảng năm 1994-1995, tôi hướng dẫn một nhóm phụ huynh người Việt và Latino đến dự một buổi họp của hội đồng quản trị học khu Westminster.  Họ nhờ tôi lên tiếng xin ban quản trị đừng cắt bỏ ngân sách tuyển dụng những người phụ giáo song ngữ, vì gia đình họ mới định cư bên đây nên con cái họ chưa thông thạo Anh văn đủ, cần có người biết tiếng mẹ đẻ của các em để giảng bài cho các em hiểu.  Một người trong ban quản trị học khu Westminster lúc ấy là ông Michael Verrengia.  Ông ta nhìn thẳng mặt tôi và nói một cách khinh miệt, “Cô làm ơn nói lại cho mấy người kia hiểu là đã qua Mỹ rồi thì lo mà học Anh văn! Ai không thích thì leo lên tàu mà quay trở về lại xứ mình đi!”  Các phụ huynh thấy ông ta nặng lời với tôi thì nôn nóng muốn biết ông ta đã nói những gì, nhưng lúc ấy tôi quá bàng hoàng vì thái độ và lời lẽ của ông ta nên tôi không thể thông dịch được.  Sau đó tôi có đưa ra đề nghị, “Nếu cắt bỏ hết những người có khả năng thông dịch cho học sinh thì xin hội đồng cho các giáo chức được huấn luyện về cách thức dạy bằng Anh ngữ nhưng dùng các phương pháp đặc biệt để học sinh vẫn hiểu bài được.”  Ông Verrengia đã trả lời, “Tôi vào đây để đại diện cho các thầy cô giáo.  Tôi sẽ không bao giờ bắt họ phải học thêm hoặc thay đổi gì cả!”  Những điều này đã làm cho tôi ý thức được sự bất công trong vấn đề quản trị học khu từ thời đó.  Kể từ đó tới nay, năm nào nghiệp đoàn giáo chức Westminster cũng vận động để có ít nhất là ba người của họ đưa vào, nắm phần đa số để thực thi những chính sách có lợi cho họ.

Ví dụ mới nhất là trong các năm vừa rồi, học khu Westminster có ngân khoản hưu trí cho tầng lớp giáo chức về hưu cao gấp 2.5 lần mức trung bình tiểu bang.  Khi về hưu, họ còn được những bổng lộc cao gấp 5 lần mức trung bình.  Nói chung, học khu Westminster dành ngân khoản chi tiêu cho việc hưu bổng của khối giáo chức về hưu cao nhất so với 12 học khu có số học sinh và mức tài chánh tương đương với học khu Westminster.  Ngược lại ngân khoản học khu Westminster dành cho việc mua sắm sách vở học cho lớp học và thư viện thì lại thấp nhất trong số 12 học khu tương tự.  Cần phải nói rõ hơn là các quyền lợi này chỉ nhắm vào một thành phần thiểu số giáo chức trong học khu - họ là những người Mỹ trắng, trên 55 tuổi, nắm giữ các chức vụ lãnh đạo trong nghiệp đoàn giáo chức nên họ tranh đấu đến cùng cho quyền lợi của họ.  Đa số các giáo viên khác trong học khu chỉ thuận theo nghiệp đoàn cho êm chuyện mà thôi. Mặc dầu nhiều giáo viên trong học khu là những người có tư cách và lương tâm, họ bị áp lực để không lên tiếng được vì nghiệp đoàn WTA có ảnh hưởng cả trên việc tuyển dụng các hiệu trưởng trường, và các hiệu trưởng có thể gây khó khăn cho các giáo viên chống đối nghiệp đoàn.

* Ảnh Hưởng của Nghiệp Đoàn WTA Trong Việc Thay Đổi Phiếu Tuyển Dụng Người Tổng Giám Đốc Mới Vào Học Khu

Một số phụ huynh và quý vị cộng đồng đã thắc mắc muốn biết rõ hơn nghiệp đoàn có ảnh hưởng gì trong việc ban quản trị rút lại quyết định tuyển dụng giáo sư vào chức vị tổng quản trị (superintendent) của học khu.  Khi kiểm chứng lại những dữ kiện đã xảy ra, tôi nhận thấy Nghiệp Đoàn Giáo Chức WTA có ảnh hưởng rất lớn trong việc này.  Bà Joan Purcell, ngay từ khi phỏng vấn tôi lần đầu đã không có cảm tình với tôi khi tôi trả lời về chính sách làm việc của tôi là không thể để một phe nhóm nào ảnh hưởng tới quyền lợi giáo dục của học sinh, ngay cả nhóm giáo chức hay nghiệp đoàn. Bà là một giáo viên về hưu và một người do nghiệp đoàn giáo chức WTA đưa vào. Bà là người duy nhất bỏ phiếu chống tôi từ đầu.  Ông Jim Reed là người đổi phiếu từ thuận ra chống, mà nhiều người cho rằng vì bị áp lực của WTA.  Ông cũng là người do WTA vận động đưa vào.  Nghiệp đoàn giáo chức Westminster đài thọ quỹ vận động tranh cử của bà Joan Purcell là 87%và  của ông Jim Reed là 96% .

Trong buổi Rally do liên hiệp “Lá Phiếu Cho Con Em Chúng Ta” tổ chức vào ngày 15 tháng 6, 2006 để phản đối việc thay đổi phiếu, các thành viên của WTA đã đến để biểu dương sức mạnh của họ.  Họ mặc áo màu đen và với gương mặt lạnh lùng, họ đứng tách riêng khỏi khối phụ huynh và cộng đồng.  Bên trong phòng họp, họ dàn người ngồi chiếm hết ghế khiến đa số phụ huynh phải đứng chen chúc bên dưới.  Khi các phụ huynh phát biểu trước Hội Đồng Quản Trị, họ tỏ thái độ vô lễ qua những cái nhìn chế giễu hoặc bĩu môi, hoặc quay đi chỗ khác nói chuyện không thèm lắng nghe.  Những hình ảnh này nói lên rất rõ ràng sự khinh thường của WTA đối với khối phụ huynh chúng ta.

Theo sự dò hỏi của tôi, thì nghiệp đoàn giáo chức Westminster đã liên lạc với nghiệp đoàn giáo chức bên học khu Garden Grove, nơi tôi đang phục vụ trong hội đồng quản trị.  Họ cũng liên lạc trực tiếp với một vài giáo viên bên Garden Grove để tìm hiểu thêm về tôi. Theo một giáo viên kể lại thì WTA muốn biết là Gs Nguyễn Lâm Kim Oanh có ủng hộ giáo chức và nghiệp đoàn không.  Câu trả lời của mọi người bên học khu Garden Grove là “Gs Kim Oanh ủng hộ giáo chức và nghiệp đoàn bất cứ khi nào họ đặt học sinh là ưu tiên số một của họ!” Theo tôi đó là câu trả lời rất hợp lý nhưng có lẽ làm cho WTA cảm thấy bị đe dọa nên họ vận động để tôi không vào được chức vụ Tổng Giám Đốc hầu có thể thay đổi các quyền lợi họ đang được hưởng.  Sự điều tra của họ có lẽ cũng tìm thấy một vài chính sách và đường lối tôi đã chủ trương thay đổi bên học khu Garden Grove – đó là việc tuyển dụng các giáo viên và hiệu trưởng có khả năng song ngữ và đa văn hoá để quân bình hóa sự chênh lệch quá cao giữa khối giáo chức đại đa số da trắng, chỉ biết Anh ngữ trong khi khối học sinh thì đại đa số da màu, thuộc gia đình mới định cư, vốn liếng Anh ngữ giới hạn.  Nếu là tổng giám đốc học khu Westminster, chắc chắn tôi sẽ coi lại chính sách tuyển dụng nhân viên bên ấy vì tình trạng hai bên tương tự như nhau. Tôi vẫn tin rằng khi giáo viên, hiệu trưởng và các nhân viên nhà trường có khả năng trao đổi thiết thực với cha mẹ, gia đình của học sinh thì thành quả học tập của học sinh sẽ gia tăng nhiều hơn.  Hiện tại, ngoài việc thiếu sách giáo khoa và trang bị cho thư viện, theo thống kê năm rồi từ trang nhà của Bộ Giáo Dục California, học sinh học càng lâu tại học khu Westminster thì trình độ Anh ngữ và Toán càng kém đi.  Lên đến lớp Tám, 60% học sinh có nguy cơ không đạt trình độ Anh ngữ và 80% học sinh có nguy cơ không đạt trình độ Toán theo tiêu chuẩn của lớp Tám.

Trên nguyên tắc, không có ai kiểm soát hội đồng quản trị học khu ngoại trừ khối cử tri mà trong đó có thành phần phụ huynh.  Nếu khối cử tri xét thấy những ủy viên nào trong ban quản trị không chu toàn nhiệm vụ, thiếu tư cách, hay bị ảnh hưởng nặng nề của các phe nhóm khác để làm mất đi quyền lợi học sinh, thì họ cần loại trừ những người này ra và chọn những người xứng đáng hơn để thay thế trong mỗi mùa bầu cử.

Ảnh Hưởng của Nghiệp Đoàn WTA Trong Cuộc Tranh Cử vào Hội Đồng Quản Trị Westminster 2006 và Các Ứng Cử Viên của WTA

Cũng như trong cuộc bầu cử trước, năm nay nghiệp đoàn giáo chức Westminster cũng đưa ra các ứng cử viên “gà nhà” của họ.  Ông Jim Reed vì bị liên hiệp “Lá Phiếu Cho Con Em Chúng Ta” vạch trần mối liên hệ của ông với Nghiệp Đoàn WTA và vì không làm theo chỉ thị của WTA để bỏ phiếu chống ngay từ đầu, đưa đến sự kiện đổi phiếu làm gây tai tiếng cho WTA nên đã không được WTA ủng hộ trong kỳ bầu cử này. Tự biết mình không thể đắc cử khi bị WTA bỏ rơi, ông Jim Reed bỏ cuộc không tái tranh cử kỳ này. WTA chắc chắn không ủng hộ cho bà Blossie Marquez, hiện là chủ tịch Hội Đồng Quản Trị Học Khu Westminster vì bà đã mạnh dạn lên tiếng tố cáo việc thay đổi phiếu là một hành vi có tính cách kỳ thị chủng tộc ngay sau khi kết quả bỏ phiếu lần thứ hai được tuyên bố. Trong một cuộc phỏng vấn báo chí, bà Marquez cho biết là hai đồng viện của bà đổi phiếu vì họ cảm thấy bị đe dọa vì khả năng, kiến thức và nhiệt tình phục vụ của tôi là một người thiểu số da màu.  Họ sợ sẽ bị mất đi quyền lực họ có được bao lâu này để phục vụ cho các phe nhóm đã và đang ủng hộ họ tại chức.  Tưởng cũng nên nhắc lại là sự việc bỏ phiếu hai lần trong việc tuyển dụng nhân viên cấp lãnh đạo chưa từng xảy ra với bất cứ một hội đồng quản trị nào trên toàn quốc Hoa Kỳ!  Bà Marquez đã từng được sự ủng hộ của Nghiệp Đoàn WTA nhưng về sau bà đã không bỏ phiếu thuận theo những áp lực của họ nên bà bị họ loại ra ngoài vòng ủng hộ. Bà Judy Ahrens cũng là một người phải tái tranh cử kỳ này mà cũng bị WTA loại bỏ. Bà Ahrens là một người nhẹ dạ, chịu ảnh hưởng của các phe nhóm khác chúng tôi sẽ xin đề cập đến sau.  Nói chung, quan điểm của bà thuộc loại bảo thủ quá đà, đặt quyền lợi của người da trắng đạo Tin Lành sùng tín lên trên, hoàn toàn không thích hợp với khối học sinh đa số da màu của học khu Westminster. 

Trong ba ứng cử viên Nghiệp Đoàn WTA đưa ra kỳ này có ông Dave Bridgewaters, một cảnh sát viên trong thành phố Westminster, bà Mary Mangold, một giáo viên tại học khu Norwalk-La Mirada và anh Andy Nguyễn, một nhân viên trong học khu Garden Grove. Cả ba ứng cử viên trong cuộc phỏng vấn với nhóm VPAC – Vietnamese Political Action Committee đều nói lên sự cần thiết trong việc nối kết với cộng đồng Việt Nam, nhất là làm việc sát cánh với phụ huynh ngưòi Việt.  Tuy nhiên khi hỏi tới dữ kiện và quá trình làm việc, không ai dẫn chứng được điều gì cụ thể. Ông Bridgewaters khoe là đã từng làm chủ tịch hội phụ huynh tại trường con ông theo học trong học khu Westminster.  Khi được hỏi ông là có bao nhiêu phụ huynh Việt Nam trong hội của ông thì ông thú nhận là zero! Nếu ở chức vụ chủ tịch hội phụ huynh trong trường mà ông không có khả năng và thiện chí để liên kết với phụ huynh Việt Nam thì chúng ta có mong ông làm được chuyện này khi đắc cử vào Hội Đồng Quản Trị Học Khu Westminster không"  Bà Mary Mangold là một người rất khôn ngoan và từng trải trong việc đấu tranh cho quyền lợi giáo chức vì bà là một giáo chức trên 20 năm.  Bà tuyên bố ủng hộ sự hợp tác với học sinh và phụ huynh thiểu số và các chính sách giáo dục đa văn hóa một cách mạnh mẽ.  Tuy nhiên với quá trình 20 năm dạy học của bà, bà đã không đưa ra được một dữ kiện nào cụ thể để thể hiện điều bà nói là sự thật.  Ngoài ra, bà còn lên tiếng ủng hộ WTA một cách mạnh mẽ.  Bà không cho rằng WTA hoặc các thành viên trong hội đồng quản trị làm một điều gì sai quấy cả.  Anh Andy Nguyễn, một nhân viên cho học khu Garden Grove. Anh là một người dễ mến và hiền lành.  Là một thành viên lâu năm của Nghiệp Đoàn Công Nhân Hệ Thống Trường Công Lập, anh được sự tín nhiệm và ủng hộ của Nghiệp Đoàn Giáo Chức Westminster để ra tranh cử vào Hội Đồng Quản Trị Westminster. 

Tại Sao Chủ Trương “Người Việt Bỏ Phiếu cho Người Việt” không áp dụng được trong cuộc bầu cử này"

Hiện tại, ngoài cô Thanh Phan là người đã tuyên bố rút lui vì lý do cá nhân, chúng ta thấy có tên hai người Việt Nam khác trên lá phiếu.

Người thứ nhất là cô Diana Dương Mendez. Cô này cũng là cựu nhân viên học khu Westminster nên cô biết về những điều sai trái trong học khu.  Tuy nhiên vì cô không hưởng ứng lời mời của Uỷ Ban Vietnamese American Political Action Committee để trả lời các câu hỏi về đường hướng làm việc và sự quan tâm đến các vấn đề liên quan đến học sinh, gia đình và cộng đồng người Việt trong vùng nên chúng tôi không biết rõ về cô. Chúng tôi chỉ biết là cô Diana Duong Mendez cùng tranh cử với bà Judy Ahrens, một người có những tư tưởng về giáo dục hết sức lỗi thời và bảo thủ.  Bà  Ahrens còn là thành viên những nhóm quá khích và có tính cách kỳ thị.  Chúng tôi hy vọng cô Diana Dương sáng suốt đủ để đừng bị bà Judy Ahrens ảnh hưởng cô khi đắc cử vào chức vụ ủy viên hội đồng quản trị học khu. 

Người thứ hai là anh Andy Nguyễn.  Anh Andy, như đã nêu trên, được nhóm CSEA – California School Employee Association đào tạo năng khiếu để tham gia các tranh đấu thương lượng cho quyền lợi của người công nhân trong hệ thống trường công lập tiểu bang.  Chúng tôi hy vọng là anh nắm rõ tình hình căng thẳng do WTA gây ra cho khối phụ huynh và học sinh và mong rằng anh có cơ hội tìm hiểu hoặc gần gũi họ để cái nhìn của anh không quá bị ảnh hưởng của WTA. 

Bình thường chúng ta vẫn muốn ủng hộ cho người Việt vì cảm tính tạo cho chúng ta sự suy nghĩ rằng người Việt với nhau thì hiểu nhau hơn và do đó có thể đại diện cho nhau một cách tích cực hơn.  Tuy nhiên chúng ta cũng cẩn nghĩ lại rằng một người dân cử đại diện cho toàn khối cử tri trong vùng, không riêng gì người Việt.  Để tránh sự kỳ thị và đạt được mục tiêu giúp cộng đồng, chúng ta phải biết cách tìm người tốt, có khả năng, cùng hoài bảo để cộng tác, bất kể màu da, chủng tộc và ngôn ngữ.  Nếu các ứng cử viên gốc Việt đứng cùng liên danh với những ứng cử viên không phải gốc Việt nhưng là người tốt và có khả năng thì chúng ta nên ủng hộ.  Mặt khác, các ứng cử viên gốc Việt nên cân nhắc kỹ càng để họ không bị những nhóm khác lợi dụng để làm tư lợi cho họ. Điều quan trọng là người cử tri chịu khó tìm hiểu cặn kẽ để lá phiếu của chúng ta có ảnh hưởng tốt cho gia đình và cộng đồng.

* Như Vậy Chúng Ta Nên Bầu Cho Ai"

Chúng tôi không phải là một cư dân trong học khu Westminster nên sẽ không tham gia vào việc bỏ phiếu quyết định chọn các uỷ viên giáo dục ở đấy được. Tuy nhiên, theo thiển ý chúng tôi thì 3 người xứng đáng nhất để lãnh nhận trách nhiệm uỷ viên hội đồng quản trị học khu Westminster là Bà Blossie Marquez, Bà Lupe Fisher và anh Frank Trần. 

Bà Blossie Marquez hiện là chủ tịch hội đồng giáo dục học khu Westminster. Trong vấn đề chọn hay không chọn tôi vào chức vụ tổng giám đốc học khu, bà đã dám đứng lên chống lại nghiệp đoàn giáo chức mặc dầu bà rất thấu hiểu ảnh hưởng và thế lực của họ.  Tôi biết bà cũng đã luôn luôn cương quyết làm theo lương tâm và lẽ phải để bảo vệ quyền lợi học sinh. Bà phải tái tranh cử và chúng tôi mong đồng bào ủng hộ bà Marquez. 

Người thứ hai chúng tôi tin tưởng là bà Lupe Fisher.  Bà là một cựu nhân viên của học khu Westminster trên 25 năm nên biết rất rõ những diễn tiến bên trong học khu. Bà là người gốc Latino, biết nói tiếng Tây Ban Nha nên bà có thể đại diện cho cộng đồng người Latino. Bà đã xuất hiện trong cộng đồng người Việt chúng ta thường xuyên để trao đổi với các phụ huynh người Việt về nguyện vọng của họ. Theo bà nhận xét, “tất cả các bậc cha mẹ bất kể màu da, chủng tộc và ngôn ngữ đều mong muốn con em chúng ta có được một nền giáo dục có giá trị và phẩm chất cao.” Bà đã về hưu và quyết tâm tập trung thời giờ và năng lực để phục vụ và nâng đỡ các phụ huynh có con em đang theo học tại học khu Westminster.

Người thứ ba chúng tôi xin cộng đồng tích cực ủng hộ là anh Frank Trần, một phụ huynh có ba con gái nhỏ đang cư ngụ trong học khu Westminster.  Anh xung phong đứng ra ứng cử mặc dầu thời hạn ghi danh ứng cử đã qua. Anh Frank là người Việt Nam duy nhất xứng đáng để vào hội đồng quản trị học khu Westminster. Anh đã chứng minh được anh là người có tinh thần đấu tranh và phục vụ qua việc anh khởi đơn kiện học khu để giành lại quyền lợi cho con gái anh được nhận các dịch vụ trị liệu xứng đáng, và sau đó anh đã dùng kinh nghiệm và sự học hỏi về hệ thống giáo dục đặc biệt để giúp các phụ huynh khác đang gặp các khó khăn tương tự như anh. Để ủng hộ và bỏ phiếu cho anh Frank Trần, cử tri phải chịu khó tự ghi tên anh ta vào chỗ trống trên phiếu - chỉ cần ghi tên TRẦN vào chỗ trống trong phần lựa chọn ủy viên hội đồng quản trị học khu Westminster. 

* Lời Kết:

Quan niệm “người Việt ủng hộ cho người Việt” có thể hợp lý trong vấn đề quảng cáo cho thương mại nhưng chắc chắn không thể áp dụng trong việc bầu cử. Chọn người sai lầm sẽ có ảnh hưởng xấu cho tương lai con em chúng ta. Có nhiều người Việt vào cùng một hội đồng không nhất thiết là điều lợi, nhất là khi họ không đồng quan điểm và đường lối làm việc thì lại làm cản trở công việc của nhau và hại cho việc chung.

Khi thấy anh Frank Trần với nhiệt tâm và lòng thành đứng ra tranh cử vì muốn phục vụ và đang trong tình trạng cô thế... tôi hồi tưởng đến trường hợp tương tự của bản thân mình cách đây hai năm khi ra tranh cử vào học khu Garden Grove. Tuy nhiên vì có được sự ủng hộ và yểm trợ của cộng đồng, của khối đa số thầm lặng (the silent majority) tôi đã đạt được nguyện vọng phục vụ trong môi trường giáo dục. Tôi hoàn toàn tin tưởng vào sức mạnh và sự sáng suốt của cộng đồng.  Việc anh Frank Trần đắc cử vào học khu Westminster theo thể thức ghi thêm tên anh vào phiếu là việc phiền toái nhưng không phải là không làm được.  Nếu thành công trong việc đưa bà Marquez, bà Fisher, và anh Frank Trần vào hội đồng giáo dục học khu Westminster trong kỳ bầu cử này, chúng ta sẽ thật sự biểu dương được sức mạnh của cộng đồng người Mỹ gốc Việt và tinh thần liên đới với cộng đồng bạn để tranh đấu cho quyền lợi chung của con em chúng ta!

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tại Trường Valley High School, 1801 S. Greenville St, Santa Ana, CA 92704, sáng Thứ Bảy ngày 13 tháng Tư năm 2024, Giám Sát Viên Quận Cam Vicente Sarmiento Địa hạt 2 và Phó Thị Trưởng Santa Ana cô Thái Việt Phan đã tổ chức Hội Chợ Y Tế và Thông Tin Quyền Lợi của Cộng đồng. Hội chợ diễn ra từ 9 giờ sáng đến 1 giờ chiều, quy tụ hàng trăm cư dân, đa số là người Mễ Tây Cơ, một số ít người Việt Nam và các sắc dân khác. Đúng 9 giờ 15, Giám Sát Viên Vicente Sarmiento, Phó Thị Trưởng Thái Việt Phan và Dân Biểu Lou Correa cùng một số viên chức thành phố Santa Ana ra chào mừng mọi người. Giám Sát Viên Vicente Sarmiento nói, hôm nay tôi và Phó Thị Trưởng Thái Việt Phan tổ chức Hội Chợ Y Tế và giới thiệu với Cộng đồng các dịch vụ giúp phục vụ mọi cư dân trong thành phố hữu hiệu hơn. Chúng tôi cũng chào mừng Dân biểu Lou Correa đã đến với chúng ta, chứng tỏ ông rất quan tâm đến đời sống cư dân chúng ta.
Tại Clara Studio 15138 Goldenwest Circle Thành Phố Westminster vào lúc 1 giờ chiều Chủ Nhật, 14 tháng Tư năm 2024 Câu Lạc Bộ Tình Nghệ Sĩ do Nhạc Sĩ Cao Minh Hưng làm Hội trưởng đã tổ chức thành công Chương Trình Văn Nghệ Tưởng Niệm Quốc Hận 30 tháng 4 với chủ đề "QUÊ HƯƠNG và TÌNH MẸ." Điều hợp chương trình do Nhạc Sĩ Cao Minh Hưng và MC Hồng Vân. Mở đầu với nghi thức chào cờ Việt Nam Cộng Hòa, Hoa Kỳ và phút mặc niệm do ban hợp ca Câu Lạc Bộ Tình Nghệ Sĩ thực hiện.
Hiệp Hội Pháp Huy Công lý Người Mỹ gốc Á Nam California (AJSOCAL) đã công bố gói lập pháp năm 2024, bao gồm 04 ưu tiên nâng cao cộng đồng gốc Á. Các ưu tiên này nhằm mục đích tăng cường lực lượng lao động song ngữ, giáo dục những người lao động có trình độ Anh ngữ hạn chế về quyền lao động, cung cấp nghiên cứu về nạn buôn người và chấm dứt phương thức tuyển sinh truyền thống ở các trường đại học tư ở California.
– Vào trưa ngày Thứ Năm 11 tháng 4 2024, tổ chức Phục Vụ Truyền Thông Sắc Tộc (Ethnic Media Services -EMS), kết hợp với tổ chức Truyền Thông Gốc Phi California (California Black Media) đã có buổi họp báo qua zoom với giới truyền thông cộng đồng sắc tộc. Chủ đề của buổi họp báo là để giới thiệu về những đặc điểm ưu việt của chương trình Medi-Cal mở rộng. EMS dự định sẽ có 6 buổi họp báo về chủ đề này, nhằm nâng cao nhận thức của các cộng đồng sắc tộc về những cải tiến gần đầy của Medi-Cal.
EMS cảnh báo khuynh hướng xã hội ngày nay xem người gầy như một chuẩn mực, dẫn đến tâm lý sợ hãi cơ thể mập một cách thái quá, đặc biệt đối với phụ nữ và thanh thiếu niên.
Ngày 14 tháng 4, năm 2024, văn thi sĩ Y Thy Võ Phú có buổi ra mắt tập truyện ngắn "Xóm Chài" và tập thơ "Nhật Ký 6/8 2023" của anh tại Mason District Government Center. Với hơn 150 thân hữu và bạn hữu đã đến tham dự buổi ra mắt sách của văn thi sĩ trẻ trong vùng Hoa Thịnh Đốn.
kính mời quí đồng hương tham dự buổi nói chuyện với các vị tăng ni tu viện Lộc Uyển về những phương cách kết nối truyền thông trong gia đình, cải thiện liên hệ giữa cha mẹ con cái.
Medi-Cal hiện nay đang chăm sóc y tế cho khoảng 1/3 dân số California, đang đi đầu trong cuộc cách mạng y tế toàn dân ở nước Mỹ.
Sky River Casino hào hứng giới thiệu một loạt những chương trình khuyến mãi vô cùng kích thích vào Tháng Tư này, hứa hẹn một Mùa Xuân ngập tràn cơ hội vui đùa, kích thích, và trúng lớn. Thêm vào đó, Sky River Casino thật là hãnh diễn và kích thích loan báo việc vừa mới kết hợp với Đội Bóng Đá Sacramento Republic FC. Việc kết hợp này không chỉ nhằm mục đích nâng cao trải nghiệm giải trí cho quý vị khách cũng như 'fan' mà còn nhằm vinh danh và hỗ trợ di sản phong phú của Bộ tộc Wilton Rancheria và sự kết nối có từ thời tiên tổ của Bộ tộc với vùng Sacramento.
Pechanga Resort Casino hãnh diện tổ chức Cuộc Tranh Giải Golf Pro-Am Thường Niên Lần Thứ 17 của Character Media vào những ngày 9 Tháng Tư, 2024 tại sân Golf thượng hạng Journey at Pechanga của cơ sở resort-casino này. Cuộc tranh giải thể thao đặc biệt này sẽ có sự tham dự của những tay Golf nữ tên tuổi như Ashley Lau, Robyn Choi, Jennifer Chang, Soo Bin Joo và Ssu-Chia Cheng.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.