Hôm nay,  

Sứ Điệp Nào Qua Bộ Phim Cuộc Khổ Nạn Của Đức Kytô?

12/04/200400:00:00(Xem: 6038)
Mặc dầu giữa những bình luận xôn xao, những tranh cãi gay gắt và những lời phê bình lên án thật nặng nề về nội dung bộ phim, nhưng đúng theo kế hoạch của các nhà đạo diễn và sản xuất, từ ngày Thứ Tư Lễ Tro 25 tháng 2, 2004 vừa qua, một nghi lễ khá quan trọng và rất ý nghĩa khai mạc Mùa Chay Thánh trong Cộng Đồng Kytô Giáo, bộ phim The Passion of The Christ (Cuộc Khổ Nạn của Đức Kytô) vẫn được chiếu trình làng tại 4,600 rạp chiếu bóng khắp đất nước Hoa Kỳ. Ngoài Mỹ, bộ phim này cũng được đồng loạt chiếu ra mắt tại Gia Nã Đại, Úc Châu và Tân Tây Lan. Còn tại Anh Quốc, người ta phải kiên nhẫn chờ đúng một tháng sau, ngày thứ sáu 26 tháng 3, 2004, mới được hân hạnh thưởng lãm.
Đúng theo nhan đề của bộ phim, The Passion of The Christ không có tham vọng diễn tả toàn bộ cuộc đời của Đức Kytô, mà chỉ đề cập đến 12 giờ đồng hồ cuối cùng trong cuộc sống của Ngài nơi trần gian, do tài tử lừng danh Mel Gibson đạo diễn kiêm sản xuất và đồng viết kịch bản bộ phim với ký giả Benedict Fitgerald.- Bộ phim dài trên hai giờ đồng hồ (121 phút) nhưng nhà đạo diễn đã cố ý dành 100 phút mô tả về những đau thương đẫm máu trên thân xác Chúa dưới những làn roi ác độc của quân dữ, đặc biệt những dằn vặt tinh thần nơi tâm hồn Ngài. Bộ phim được hoàn thành với kinh phí 25 triệu mỹ kim và đã cố ý xử dụng những chi tiết theo đúng nguyên bản nhất với ngôn ngữ Aramaic, La Ngữ và phụ đề Anh Ngữ.

Quả thực đây là một trong những bộ phim đã gây nhiều tranh cãi xôn xao, những lời dị nghị gay gắt nhất trong làng điện ảnh Hollywood từ nhiều tháng qua trước khi được mang ra trình làng. Tuy nhà đạo diễn Mel Gibson đã tuyệt đối giữ bí mật trong suốt thời gian thực hiện để tránh những sự phá hoại của những người chống đối, thế nhưng một ấn bản cũng đã lọt ra ngoài vào tay Nhật Báo The New York Times, từ đây khá nhiều biến chuyển đã xảy ra!! Có người cho rằng bộ phim có hàm ý chính trị sẽ dấy lên phong trào bài Do Thái!! Nếu là một nhà đạo diễn khác, chắc chắn sẽ nản lòng và phải hủy bỏ kế hoạch, vì bất cứ ai trên đất Mỹ đều biết hiện nay giới tài phiệt Do Thái đang nắm trọn quyền sinh sát trong giới điện ảnh Hollywood !! Nhưng Mel Gibson không phải một tay vừa, ông là một tài tử lừng danh, kiêm đạo diễn và nhà sản xuất rất có thế lực đứng hàng thứ 5 trong 100 nhân vật có uy thế tại đây.
Nhiều người Do Thái Giáo cho rằng nhà đạo diễn đã dựng một bộ phim mang nhiều tính kỳ thị họ!! Vì thế chính bà Laura Bush, Đệ Nhất Phu Nhân Hoa Kỳ, một tín đồ Tin Lành Episcopalian thuần thành, cũng lên tiếng muốn đích thân xem bộ phim để coi nó có gì mà dư luận thiên hạ bàn tán xôn xao đến thế"! Các báo cho biết một phụ nữ trung niên tại thành phố Wichita, tiểu bang Kansas, đã đột ngột chết vì đau tim trong khi đang xem những cảnh tượng máu me bạo lực trong bộ phim Cuộc Khổ Nạn của Đức Kytô. Trong thời gian qua, hàng trăm hàng ngàn người sẵn sàng xếp hàng đến giữa khuya để được mua vé xem phim... Tại New Jersey, lần đầu tiên sau 24 năm, một cụ bà tên là Edna Oatman, 90 tuổi, đã được con cháu dìu đến rạp để xem phim. Tại Texas, một tín hữu mạnh thường quân đã thu mua hết các vé và tặng lại cho mọi người. Tại Plano, Texas, ông Arch Bonnema, đã bỏ ra 42,000 mỹ kim mua hết các số vé tại rạp Cinemax Tinseltown rồi phân phối cho tất cả những ai muốn xem.
Trong khi Mel Gibson, nhà đạo diễn kiêm sản xuất, với một niềm tin sâu sắc và một nếp sống đạo đức gương mẫu, muốn qua bộ phim đề cao sự hy sinh tuyệt đối cùng với tình thương bao la và sự tha thứ trời biển khôn lường của Đức Kytô, thì ở một góc độ khác, rất nhiều nhà làm phim đã cố ý tránh đụng chạm đến một vấn đề tôn giáo lâu nay đã trở thành cấm kỵ. Đó là “Ai là người đã giết Đức Kytô"”
Người ta cũng ghi nhận từ khi những hình ảnh đầu tiên của bộ phim được đưa lên lưới điện tử Aint't It Cool News, mỗi ngày có trên 350,000 người truy cập với đầy đủ những ý kiến khen chê, thậm chí có cả những lời hăm dọa!! Sở dĩ nhiều người Do Thái đã phản đối dữ dội The Passion, vì theo họ nội dung phim cho rằng chính cha ông họ đã giết Đức Kytô ("). Hàng trăm người Do Thái Giáo đã mang theo biểu ngữ, áp phích đến trước một rạp hát tại New York biểu tình la hét chống đối. - Trong khi đó lại có những người cho rằng bộ phim đã sai phạm nhiều lầm lỗi về mặt lịch sử, ví dụ như Đức Kytô để tóc quá dài! Có người phê bình bộ phim có quá nhiều cảnh bạo lực không cần thiết!! Trái lại, các nhà nghiên cứu Kinh Thánh, các giáo sư thần học, rất nhiều linh mục, mục sư lại ủng hộ và hết lời ca tụng vì nội dung bộ phim đã phản ảnh đúng sự thực...
Trước những dư luận xôn xao, những lời khen chê đối nghịch nhau, và trước những tranh cãi gay gắt ấy, với tư cách là một linh mục tu sĩ và một nhà báo, chúng tôi đã quyết định đi coi cho bằng được bộ phim The Passion of The Christ, để tự bản thân đi tìm sự thực và đặc biệt để tìm hiểu đâu là Những Sứ Điệp mà nhà đạo diễn Mel Gibson đã dám đem cả danh dự, gia tài và sự nghiệp của chính ông, đánh cá với dư luận cũng như đặt tác phẩm mình trước sự đánh giá vô tư của quần chúng. Trong những ngày qua, chúng tôi đã đi tìm những tài liệu sách báo liên quan đến bộ phim này và hôm nay xin trình bày rất khách quan qua một bài báo để cống hiến quý độc giả.

• ĐIỂM QUA NHỮNG SỰ KIỆN CHUNG QUANH BỘ PHIM THE PASSION.
a) The Passion Không Phải Bộ Phim Đầu tiên về Đức Kytô.
Theo thống kê, dân số trên thế giới cuối năm 2000 là 6 tỷ 980 triệu người. Trong đó số tín đồ thuộc Kytô Giáo nghĩa là những người tin theo Đức Kytô, bao gồm Công Giáo, Tin Lành, Anh Giáo, Chính Thống Giáo chiếm quá một nửa dân số thế giới. Do đó Cuộc Đời của Đức Kytô luôn luôn là một đề tài ăn khách, luôn luôn lôi cuốn đông đảo khán thính giả là tín đồ các tôn giáo trên đây. Vì thế theo dõi lịch sử điện ảnh, đến nay đã có khoảng trên 50 bộ phim nói về cuộc đời Đức Kytô. Một số bộ phim đã được các nhà đạo diễn tài ba nhất dàn dựng, từ các kịch bản hoàng tráng thời kỳ phim câm cho tới phong cách nghệ thuật tiến bộ vượt bực hiện nay.
Người ta cho rằng sở dĩ có nhiều bộ phim về Đức Kytô như vậy là do mỗi thế hệ, mỗi xã hội, mỗi thời đại lại có những cung cách nhìn ngắm và tìm hiểu khác nhau về Chúa Kytô cũng như dựng lên cho mình một hình ảnh đặc thù về Ngài. Một trong những phim nổi tiếng đầu tiên nói về Đức Kytô, người ta phải kể đến phim câm King of The Kings (Vua của Các Vị Vua) do Cecil B. De Mille đạo diễn và Warner thủ vai chính. Bộ phim này được sản xuất với một ngân sách phải nói là vô cùng tốn kém và khung cảnh vô cùng hoành tráng. – Năm 1960, bộ phim The Greatest Story Ever Told (Câu chuyện vĩ đại nhất ) đã xuất hiện với sự hiện diện của một loạt các ngôi sao điện ảnh như Pat Boone, John Wayne và Sydney Poitier.- Trong thập niên 1970, người ta thấy có bộ phim Jesus Nazareth do đạo diễn trứ danh người Ý Franco Zeffirelli chỉ đạo, với những cảnh quay tuyệt đẹp và nó đã trở thành một kiểu mẫu của nghệ thuật Phương Tây về chủ đề tôn giáo. Người ta cũng ghi nhận thời gian này đã xuất hiện một vở nhạc kịch kiểu mới nói về cuộc đời Đức Kytô mang tên Jesus Christ Superstar.- Trong năm 1988, nhà đạo diễn Martin Scorsese và Wiliam Defoe cũng cho ra đời một bộ phim tạo nên nhiều tranh cãi The Last Temptation (Cơn cám dỗ cuối cùng của Chúa).

b) Vài Nét về Nhà Đạo Diễn Mel Gibson.
Trước những thành công vượt bực về tài chánh và sáng tạo kiên trì của Mel Gibson, tuần báo People, phát hành ngày 8 tháng 3, 2004 đã dành một số đặc biệt viết về ông. Với tiêu đề The Gospel of Mel Gibson (Tin Mừng của Mel Gibson), tập thể ký giả gạo cội của tuần báo này đã dám so sánh sự thành công của ông khác nào như một thứ Tin Mừng của Mel Gibson. Nó mang đến cho khán thính giả khi xem phim có một cái nhìn mới và một quan niệm thật sâu sắc về cuộc Khổ Nạn của Đức Kytô, mà xưa nay chưa một nhà đạo diễn nào biết khai thác !"
Chúng ta phải thành thực ghi nhận rằng : Trong thế giới điện ảnh Hollywood, nơi mà sự thật và ảo ảnh cuộc đời luôn luôn lẫn lộn với nhau, hiếm khi người ta tìm thấy một nghệ sĩ chân chính, một tài tử nổi tiếng và cũng là một đạo diễn tài ba đã dám đem tiền bạc và uy tín của chính mình ra thực hiện một bộ phim mà ông hoàn toàn tin tưởng, coi như một Sứ Mạng của một Tín Hữu Công Giáo để truyền đạt Thông Điệp về Lòng Vị Tha, sự Hy Sinh Cao Cả của Đấng Cứu Thế cho loài người tội lỗi. Nhưng rồi ông cũng bị tấn công, bị chỉ trích là có tinh thần bài bác một tôn giáo, một chủng tộc khác!!. Nếu trên màn ảnh, tài từ Mel Gibson đã nhiều lần thu hút khán giả qua hình ảnh một con người hào hùng, can đảm, kiên trì, nhẫn nại vượt thắng tất cả thì lần này qua cương vị một nhà đạo diễn, Mel Gibson cũng đã sẵn sàng đương đầu với búa rìu dư luận, ngay cả với những người chưa hề xem phim, để chính ông làm sáng tỏ Niềm Tin Công Giáo của mình. Vậy Mel Gibson, ông là ai "
Theo tài liệu Apex Escrow, Inc. cung cấp, Mel Gibson tên thật là Mel Columcille Gerald Gibson, cất tiếng khóc chào đời ngày 3 tháng Giêng năm 1956, con của ông Hutton và bà Ann Gibson. Cho đến nay rất nhiều người vẫn lầm tưởng ông là người chính gốc xứ kangoroo Úc Châu, nhưng thật ra ông sinh ra tại thị trấn Peekskill, tiểu bang New York. Ông là con thứ 5 trong một gia đình 11 người con. Sau khi cha ông, một nhân viên hỏa xa bị tai nạn trong khi làm việc được bồi thường một số tiền khá lớn, cha mẹ ông đã quyết định đưa các con về quê ngoại (mẹ ông là người Úc) để có một cuộc sống thanh thản hơn và cũng để các anh lớn của Gibson không phải bị động viên sang chiến đấu tại Việt Nam.- Sau khi tốt nghiệp Trung học, Mel Gibson dự định theo học ngành báo chí, nhưng người chị lớn biết khả năng của em đã xin cho em vào học khoa kịch nghệ tại Đại Học New South Wales, Úc. Với cuốn phim đầu tay Mad Max, hoàn tất năm 1980 đã đưa tên tuổi Mel Gibson lên đài danh vọng tại Úc. Sau đó, anh bắt đầu được Hollywood chú ý và mời cộng tác trong một loạt bộ phim như Lethal Weapon, The Road Warrior, The River v.v.., để đến năm 1995, với bộ phim Braveheart do anh đạo diễn đã đoạt hai giải oscar về phim hay nhất và đạo diễn xuất sắc nhất. Năm 2000, ông cũng đã thành công trong vai chính bộ phim The Patriot (Nhà Ái Quốc).
Tạp chí People đã chọn Mel Gibson là người Sexiest Man Alive vào năm 1985. Và rất nhiều lần, ông cũng được xếp vào danh sách 50 Most Beautiful People In The World (Một trong 50 người đẹp nhất thế giới). Vì thế trong giới phụ nữ, nhiều người ước mong anh vẫn còn độc thân, nhưng sự thực Mel Gibson đã lập gia đình với Roby, trên 20 năm nay và hiện hai ông bà có tất cả 7 người con. Ông cũng thú nhận rằng, tuy thành công rực rỡ trong sự nghiệp nhưng cũng có thời gian như năm 1990, do áp lực của công việc, ông đã nghiện rượu nặng, suy sụp tinh thần đến nỗi có lần ông muốn nhảy lầu tự tử. Nhưng Niềm Tin Công Giáo đã vực ông dậy và gần đây sau khi đọc tác phẩm viết về Cuộc Khổ Nạn của Đức Kytô do nữ tu Anne Catherine Emmerich viết năm 1833, ông nảy sinh ý kiếân muốn thực hiện cho kỳ được bộ phim The Passion of The Christ. Để ghi nhận ơn trở lại và sự thành công của bộ phim, ông bà đã tự nguyện đài thọ tất cả kinh phí xây cất một thánh đường tại thị trấn Malibu, gầân Hollywood, mang tên Holy Family Chapel, và hàng tuần hai ông bà và 7 người con thường xuyên đến đây dângï thánh lễ.

c) Vài Nét về Tài Tử Chính Đóng Vai Đức Kytô.


Thủ diễn vai chính Đức Kytô là tài tử nổi danh Jim Caviezel, 35 tuổi, một ngôi sao màn bạc tóc đen, mắt xanh và đẹp trai. Nhưng theo nhiều người nhận định thì nhân dáng này chưa chắc đã giống hẳn con người lịch sử của Đức Kytô – một thanh niên mạnh khỏe cao 5 bộ 3 inches với trọng lượng 118 pounds rất lý tưởng. - Báo chí cho biết Jim Caviezel sinh tại vùng nông trại thuộc tiểu bang Washington, miền Tây Bắc nước Mỹ. Anh lớn lên và trưởng thành trong một gia đình công giáo đạo hạnh có 5 anh em. Vì một tai nạn gẫy chân khi chơi bóng lúc còn học đại học, anh chuyển đi tìm nghề đóng phim. Hiện anh đang sống với vợ là chị Kerry, một giáo sư dạy Anh văn tại Los Angeles. Chính Jim nói rằng, trước đây đã hai lần anh từ chối đóng vai Đức Kytô cho các chương trình truyền hình, nhưng lần này sở dĩ anh nhận vai này, vì anh cảm thấy đạo diễn Mel Gibson muốn thực sự dấn thân lột tả tất cả sự thực phũ phàng về cuộc khổ nạn của Chúa Kytô mà không giấu giếm hay dè dặt sợ sệt gì hết!!
Trong thời gian thực hiện The Passion, Jim Caviezel cho biết bản thân anh cũng đã trải qua những chặng đường thương khó và những cảnh huống cực kỳ đau đớn. Trong phim khi Jim Caviezel vác thánh giá, hầu như anh đã phải chịu cảnh trần truồng giữa trời giá buốt, xương vai của anh bị thấp khớp, buồng phổi bị thấm lạnh phát sinh chứng viêm phổi.- Trong khi anh diễn lại cảnh Đức Kytô rao giảng Tám Mối Phúc Thật trên núi, anh đã bị sét đánh suýt chết ! Còn nữa, tài tử đóng vai lính Rôma hành hình anh, khi đánh đòn đã vô tình tạo một vết thương dài 14 inches trên lưng anh ! Dầu vậy Jim Caviezel là một tín hữu công giáo đạo đức, nên anh nói điều này không sao cả ! Anh sẵn sàng chịu đựng, vì không còn cách nào khác hơn !. Anh thật lòng muốn diễn tả sao cho thật đúng, thật trọn vẹn, những khổ đau tinh thần và thể xác mà Đức Kytô đã gánh chịu vì tội chúng ta... Jim nói nhiều ngày anh phải thức dậy từ 2 giờ sáng để hóa trang cho những vết thương đẫm máu, mắt sưng vù vì bị đánh đập, đầu đội mạo gai kết bằng những gai nhọn, người ướt đầm máu và thịt tan nát từ đầu đến chân !!
Không ai trong chúng ta khi chứng kiến cảnh tượng cuộc tra tấn kéo dài, cơn hấp hối đau thương, khi Chúa bị những chiếc đinh lớn kinh dị đóng xuyên qua hai tay và hai chân, đặc biệt lúc Chúa bị xích vào cột đá để nhận những làn roi phũø phàng, thấu tới xương tủy, mà không cảm thấy mủi lòng thương xót !" Trước những lời phê bình cho rằng những cảnh tượng này quá dã man, quá tàn bạo để đi tới tận cùng của khổ đau thì Jim Caviezel lại thú nhận rằng những cảnh tượng đau thương ấy rất cần thiết, để diễn tả thật chính xác những đau thương mà Chúa Kytô đã phải gánh chịu vì tội chúng ta...
Linh mục Ciro Benedettini, phát ngôn viên Tòa Thánh Vatican, cho báo chí biết : Ngày 15 tháng 3, 2004, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã tiếp kiến tài tử Jim Caviezel, đóng vai Đức Kytô trong bộ phim The Passion. Ngài đã nói chuyện, khích lệ và ban phép lành cho người tài tử công giáo mộ đạo này. Tuy Tòa Thánh không bình luận gì về bộ phim mang màu sắc Kytô Giáo này. Nhưng người ta cũng biết Đức Thánh Cha đã khen ngợi và đánh giá cao bộ phim nên Ngài đã thân mật tiếp kiến anh. Trước khi bộ phim Cuộc Khổ Nạn của Đức Kytô xuất hiện, công chúng bên ngoài Hollywood không mấy ai biết đến tên của Jim Caviezel. Nhưng chỉ hai tuần sau khi bộ phim được trình làng, tên tuổi anh đã được lập lại trên cửa miệng của gần như mọi giới công chúng, nhất là trong Cộng Đồng Kytô Giáo, đồng thời bộ phim cũng thu được một số tiền ngoài sức tưởng tượng 350 triệu mỹ kim trong vài tuần lễ. – Ngoài vai Đức Kytô do Jim Caviezel thể hiện, vai Đức Mẹ Maria được trao cho nữ tài tử Maia Morgenstern, 41 tuổi. Bà là một nữ tài tử người Romania, gốc Do Thái, hiện đang sống tại Thủ đô Bucarest với chồng là bác sĩ giải phẫu óc Dumitri Baltatanu với ba người con nhỏ. Vai nữ khác đóng vai thánh nữ Maria Mađalêna được trao cho một ngôi sao gợi cảm người Ý, tài tử Monica Bellucci...

• SỨ ĐIỆP NÀO QUA BỘ PHIM CUỘC KHỔ NẠN ĐỨC KYTÔ "
Như trên chúng tôi đã viết, với mục đích đi tìm sự thực trước những bình luận và tranh cãi xôn xao, đặc biệt để tìm hiểu Những Sứ Điệp ẩn tàng trong bộ phim, chúng tôi đã cố gắng theo dõi thật sát từng hình ảnh, từng lời nói, từng cử động để nhận thức đạo diễn Mel Gibson muốn gửi đến cho các khán thính giả sứ điệp nào " Ông muốn hướng dẫn chúng ta đến mục đích nào qua bộ phim Cuộc Khổ Nạn Đức Kytô "!
Phải nói ngay rằng nội dung (scenario) bộ phim Cuộc Khổ Nạn của Đức Kytô không có gì mới lạ !! Mặc dầu chưa coi, các tín đồ Kytô Giáo cũng đã biết thật rõ diễn tiến cuộc khổ nạn của Đức Kytô, được thu gọn trong 12 tiếng đồng hồ, từ vườn Cây Dầu đến Núi Sọ, vì hàng ngày họ đã từng đọc hầu như thuộc lòng tiểu sử của Ngài được thu gọn trong 4 cuốn Phúc Âm. Đặc biệt với các linh mục, tu sĩ nam nữ và các tín đồ mộ đạo không biết bao nhiêu lần trong đời họ đã từng đọc, từng suy gẫm, từng tìm hiểu cuộc Khổ Nạn của Chúa. Nhưng với bộ phim The Passion mà Mel Gibson làm đạo diễn, tất cả những dòng chữ chết trong sách Tin Mừng đã thực sự sống lại với tất cả những nét trung thực sống động... Xét về nghệ thuật và kỹ thuật, thì bộ phim quả đúng là một kiệt tác mang tính chất hiện đại... Theo nhận định thô thiển của tôi, Mel Gibson muốn chuyển đến cho chúng ta qua bộ phim The Passion ba Sứ Điệp quan trọng dưới đây :

a) Cuộc Chiến Đấu Liên TụcTrong Nội Tâm Thân phận Con Người.
The Passion không phải là một hoạt cảnh diễn dịch văn chương nghệ thuật dựa sát theo những chi tiết của sách Tin Mừng. Nhưng nó đã trở thành một công trình hiện đại, mà qua đó những xung khắc dữ dội thuộc thân phận con người liên tục xảy ra giữa Thiện và Ác, giữa Ân Sủng và Tội Lỗi, giữa Tàn Bạo và Nhân Hậu, giữa Phản Bội và Trung Thành, giữa Tham Vọng và Hy Sinh được diễn tả qua những hình ảnh cụ thể thật sống động. Trong suốt chiều dài bộ phim, Satan hiện thân của sự Ác đã được nhân cách hóa qua hình ảnh lưỡng tính của một phụ nữ với giọng đàn ông xuất hiện mờ mờ huyền ảo cám dỗ con người về sự Ác do tài tử Rosalinda Celentano thủ diễn. Nó cũng cám dỗ Chúa chối từ cuộc khổ nạn để cứu chuộc nhân loại. Nhưng cuối cùng Ngài đã cương quyết đạp giập đầu con rắn (ma quỷ) trong cơn hấp hối tại vườn Cây Dầu. Sau đó là những hình ảnh luôn luôn đối nghịch theo nhau tiếp diễn : sự phản bội bán Thày của Giuđa qua túi bạc và cái hôn trên má Ngài với thái độ Chúa phó thác số phận mình cho quân dữ ; sự thinh lặng chịu đựng của Chúa trước những lời tố cáo nhạo báng của dân chúng và hàng giáo sĩ Do Thái ; tông đồ Phêrô chối Chúa ba lần đã hối hận khi gặp tia mắt tha thứ của Ngài ; tổng trấn Philatô muốn tha Chúa nhưng vì hèn nhát đã trao Ngài cho quân dữ ; lòng nhân hậu và tính chịu đựng của Đức Maria trước sự lồng lộn hung bạo sắt máu của hàng giáo sĩ Do Thái và đám đông la hét ; hình ảnh can đảm của bà Veronica lau mặt Chúa trước làn roi đẫm máu của quân dữ v.v....
Chính những hình ảnh luôn đối nghịch nhau ấy đã bộc lộ cuộc Chiến Đấu Nội Tâm thuộc thân phận con người nơi cõi lòng mỗi người chúng ta, đúng như lời thú nhận của Thánh Phaolô Tông Đồ : những gì tốt lành tôi muốn làm thì tôi đã chối từ, trái lại những gì thuộc về sự ác thì tôi đã làm . Mục sư Billy Graham, được coi như vị Giáo Hoàng của Tin Lành, đã không ngầân ngại tuyên bố The Passion chính là một loạt những bài giảng rất hữu ích để tất cả chúng ta tâm niệm. Còn Đức Hồng Y George Pell, Tổng Giám Mục Sydney, đã viết bài bình luận The Passion và hết lời ca ngợi đây là một kiệt tác vượt hẳn tất cả các bộ phim tôn giáo đề cập đến cuộc đời Đức Kytô.

b) Sự Độc Ác Tàn Bạo Giữa Con Người với Con Người.
Trong một cuộc phỏng vấn, đạo diễn Mel Gibson đã nhìn nhận The Passion sở dĩ có những cảnh quá tàn bạo như thế, vì chính ông đã cố ý thực hiện bộ phim như vậy nhằm gây phản ứng cho tất cả các khán thính giả, để họ hiểu được phần nào tầm mức lớn lao sâu rộng về sự Hy Sinh của Đức Kytô. Ông tuyên bố : Tôi muốn cho tất cả mọi người cần biết và hiểu được rằng : Có Một Người Đã Tình Nguyện Chịu Đựng Tất Cả Những Sự Hành Hạ Đến Mức Tận Cùng Như Thế, mà Ngài vẫn Yêu Thương và Tha Thứ Cho Tất Cả Chúng Ta.- Mel Gibson hy vọng bộ phim sẽ giúp mọi người suy tư, trở về với đời sống nội tâm, nhất là kiểm thảo đời sống bản thân mình. Đây chính là Sứ Điệp về Tình Thương và Sự Tha Thứ trong công cuộc cứu độ nhân loại của Đức Kytô.
Chính vì Sứ Điệp này, chúng ta thấy trước khi bộ phim The Passion khai diễn, Mel Gibson đã trưng dẫn lời của Tiên Tri Isaia (Chương 52) đã viết 700 năm trước về cuộc Khổ Nạn của Người Tôi Tớ của Thiên Chúa (Đức Kytô), mà các Cộng Đồng Kytô Giáo long trọng tuyên đọc trong Ngày Thứ Sáu Tuần Thánh, khi cử hành nghi lễ tưởng niệm sự chết của Con Thiên Chúa : “ Người đã chịu mọi thương tích vì tội chúng ta, bị tan nát vì sự gian ác của chúng ta... Người tình nguyện lãnh nhận mọi hình phạt để chúng ta được chữa lành ... “ – Theo thiển ý của chúng tôi, Mel Gibson không muốn chúng ta dừng lại nơi đây, nhưng kêu mời mọi người hãy nhìn đến sự ác đang hoành hành trong thế giới hôm nay. Cuộc khổ nạn của Đức Kytô xưa chưa chấm dứt, trái lại nó còn tàn bạo đẫm máu hơn nhiều !! Ngày nay, vì tham sân si danh vọng, tiền bạc, chức vụ, lạc thú, vì hận thù, người ta có thể làm bất cứ sự ác nào! Vì tranh chấp đặc quyền đặc lợi, người ta có thể thẳng tay đàn áp giết hại người khác !! Đau buồn thay, với những tiến bộ khoa học kỹ thuật, sự ác giữa con người với nhau hôm nay đã được nhân lên gấp bội : Đó là kết quả giết hại hàng triệu nhân mạng trong hai cuộc thế chiến ! Gần đây nhất, trên 3,000 người đã trở về tro bụi chỉ trong nháy mắt qua biến cố 11 tháng 9, 2001 tại Nữu Ước và Ngũ Giác Đài, Hoa Kỳ. Hơn nữa, với nạn khủng bố quốc tế, vì thù hận, trên 200 người đã thiệt mạng và 1,500 người bị thương tích do cuộc nổ bom tại Thủ Đô Madrid, Tây Ban Nha đầu tháng 3, 2004 vừa qua !!

c) Tất Cả Chúng Ta Là Những Người Đã Giết Chúa!!
Hãng tin Công Giáo Hoa Kỳ(CNA) đã ghi lại cuộc phỏng vấn với nhà đạo diễn Mel Gibson, trong đó ông đã khẳng định với người phỏng vấn Diane Sawger rằng The Passion không chống hoặc bài Do Thái ! Những ai phê bình tôi chống đối, không phải vì họ có vấn đề với tôi qua bộ phim này, nhưng chính vì họ có vấn đề với bộ sách Phúc Âm ! Vấn đề là ở chỗ đó !! – Trả lời câu hỏi : “ Ai là người đã giết Đức Kytô"” Mel Gibson thẳng thắn tuyên bố : “ Câu Trả Lời Là Tất Cả Chúng Ta.” –
Đức Kytô là Con Thiên Chúa xuống trần. Ngài là con người vô tội, nhưng đã chịu mọi đau thương, mọi thương tích vì tội chúng ta. Nhưng những vết thương của Ngài sẽ chữa lành chúng ta. Đó là Sứ Điệp Chính của The Passion. Bộ phim không nhằm tố cáo hoặc quy trách nhiệm cho bất cứ ai đã giết Đức Kytô.- Tài tử Jim Caiezel cũng nhận định : Bộ phim không quan tâm tới nhóm người nào đặc biệt ! Chính Mel Gibson thường nói rằng chúng ta không chơi trò đổ tội cho ai ở đây ! Tất cả chúng ta trực tiếp hay gián tiếp đều có tội về cái chết của Đức Kytô : tội của tôi, tội của bạn và tội của tất cả chúng ta đã đóng đanh Chúa Kytô trên thập tự giá !! Vì theo giáo lý của Ngài, mỗi khi chúng ta xúc phạm đến người khác, chà đạp anh chị em mình là chính chúng ta đã gián tiếp giết Chúa, vì Ngài hiện diện trong mỗi anh chị em chúng ta...

*
Hoàn toàn khác hẳn mọi bộ phim, sau khi The Passion kết thúc mọi người ra về trong thinh lặng, không một tiếng cười đùa ! Tâm hồn họ chùng xuống trong suy tư ! Người có niềm tin công giáo cảm thấy xấu hổ. Người khác được củng cố thêm về niềm tin vào ý nghĩa cuộc đời ! Những ai không tin thì bị cuốn hút, bị dằn vặt mãnh liệt giữa Thiện và Ác, giữa cuộc sống thăng hoa hay chìm lặng trong vũng tội ! Còn những ai đang tìm kiếm niềm tin thì sẽ bị thôi thúc để tự vấn lương tâm mình. Đây là một bộ phim rất đáng nên coi và sẽ tác động đến đời sống nhiều người !! Báo chí cho biết một người sát nhân tại Texas, sau khi xem phim đã tự nguyện đầu thú vì những dằn vặt không nguôi trông nội tâm anh !" ª
Mùa Chay Thánh 2004- Lm TRẦN QUÝ THIỆN.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sky River Casino vô cùng vui mừng hào hứng tổ chức chương trình Ăn Tết Nguyên Đán với những giải thưởng thật lớn cho các hội viên Sky River Rewards. Chúng tôi cũng xin kính chúc tất cả Quý Vị được nhiều may mắn và một Năm Giáp Thìn thịnh vượng! Trong dịp đón mừng Năm Mới Âm Lịch năm nay, 'Đội Múa Rồng và Lân Bạch Hạc Leung's White Crane Dragon and Lion Dance Association' đã thực hiện một buổi biểu diễn Múa Lân hào hứng tuyệt vời ở Sky River Casino vào lúc 11:00 AM ngày 11 Tháng Hai. Mọi người tin tưởng rằng những ai tới xem múa lân sẽ được hưởng hạnh vận.
Theo một nghiên cứu mới, có hơn một nửa số hồ lớn trên thế giới đã bị thu hẹp kể từ đầu những năm 1990, chủ yếu là do biến đổi khí hậu, làm gia tăng mối lo ngại về nước cho nông nghiệp, thủy điện và nhu cầu của con người, theo trang Reuters đưa tin vào 8 tháng 5 năm 2023.
(Tin VOA) - Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) vào ngày 13/9 ra thông cáo lên án Việt Nam tiếp tục lạm dụng hệ thống tư pháp để áp đặt những án tù nặng nề với mục tiêu loại trừ mọi tiếng nói chỉ trích của giới ký giả. Trường hợp nhà báo tự do mới nhất bị kết án là ông Lê Anh Hùng với bản án năm năm tù. RSF bày tỏ nỗi kinh sợ về bản án đưa ra trong một phiên tòa thầm lặng xét xử ông Lê Anh Hùng hồi ngày 30 tháng 8 vừa qua. Ông này bị kết án với cáo buộc ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước’ theo Điều 331 Bộ Luật Hình sự Việt Nam
Từ đầu tuần đến nay, cuộc tấn công thần tốc của Ukraine ở phía đông bắc đã khiến quân Nga phải rút lui trong hỗn loạn và mở rộng chiến trường thêm hàng trăm dặm, lấy lại một phần lãnh thổ khu vực đông bắc Kharkiv, quân đội Ukraine giờ đây đã có được vị thế để thực hiện tấn công vào Donbas, lãnh phổ phía đông gồm các vùng công nghiệp mà tổng thống Nga Putin coi là trọng tâm trong cuộc chiến của mình.
Tuần qua, Nước Mỹ chính thức đưa giới tính thứ ba vào thẻ thông hành. Công dân Hoa Kỳ giờ đây có thể chọn đánh dấu giới tính trên sổ thông hành là M (nam), F (nữ) hay X (giới tính khác).
Sau hành động phản đối quả cảm của cô trên truyền hình Nga, nữ phóng viên (nhà báo) Marina Ovsyannikova đã kêu gọi đồng hương của cô hãy đứng lên chống lại cuộc xâm lược Ukraine. Ovsyannikova cho biết trong một cuộc phỏng vấn với "kênh truyền hình Mỹ ABC" hôm Chủ nhật: “Đây là những thời điểm rất đen tối và rất khó khăn và bất kỳ ai có lập trường công dân và muốn lập trường đó được lắng nghe cần phải nói lên tiếng nói của họ”.
Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam cử hành Ngày Quốc tế Nhân Quyền Lần Thứ 73 và Lễ Trao Giải Nhân Quyền Việt Nam lần thứ 20.
Sau hơn 30 năm Liên bang Xô Viết sụp đổ, nhân dân Nga và khối các nước Đông Âu đã được hưởng những chế độ dân chủ, tự do. Ngược lại, bằng chính sách cai trị độc tài và độc đảng, Đảng CSVN đã dùng bạo lực và súng đạn của Quân đội và Công an để bao vây dân chủ và đàn áp tự do ở Việt Nam. Trích dẫn chính những phát biểu của giới lãnh đạo Việt Nam, tác giả Phạm Trần đưa ra những nhận định rất bi quan về tương lai đất nước, mà hiểm họa lớn nhất có lẽ là càng ngày càng nằm gọn trong tay Trung quốc. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
Tác giả Bảo Giang ghi nhận: “Giai đoạn trước di cư. Nơi nào có dăm ba cái Cờ Đỏ phất phơ là y như có sự chết rình rập." Tại sao vậy? Để có câu trả lời, mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của nhà văn Tưởng Năng Tiến.
Người cộng sản là những “kịch sĩ” rất “tài”, nhưng những “tài năng kịch nghệ” đó lại vô phúc nhận những “vai kịch” vụng về từ những “đạo diễn chính trị” yếu kém. – Nguyễn Ngọc Già (RFA).. Mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của phó thường dân/ nhà văn Tưởng Năng Tiến để nhìn thấy thêm chân diện của người cộng sản.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.