Hôm nay,  

Mỗi Tuần Một Chuyện Của Vợ Tôi: Thằng Cháu Bá Vơ

21/08/200600:00:00(Xem: 1928)

Khi thằng Sơn gọi điện thoại báo cho tôi biết bố nó ở Việt Nam qua thăm nó, nó còn hí hửng reo vui rằng sau hơn 40 năm người cùng làng nước gặp nhau chắc hẳn là vui xiết kể. Nhưng thật ra tôi không có cái cảm giác vui buồn gì cả vì những hình ảnh hay kỷ niệm xấu tốt cũ đã nhạt nhòa trong tôi sau hơn 50 năm.
Vừa bỏ điện thoại xuống thì Yến hỏi:
-Ai vậy"
Tôi trả lời với giọng dửng dưng:
- Thằng Sơn cho biết bố nó ở Việt Nam qua chơi ngày mai sẽ đến và nó bảo rồi sẽ chở đến mình chơi.
Tôi đã từng kể cho Yến nghe chuyện ngày xưa giữa tôi và bố thằng Sơn nên Yến cười nhạt:
- Anh còn thiết cái thằng cháu bá vơ của anh thì thiết chứ tôi ớn cái thứ cháu đó rồi. Giờ lại gặp thằng bố nó nữa thì "vui" biết mấy.
Sở dĩ Yến gọi Sơn là thằng cháu bá vơ của tôi là do nó và tôi gặp nhau chỉ là một sự tình cờ. Cách vài ba năm trước, vợ chồng tôi đang ngồi ăn sáng tại một tiệm phở thì có một cặp vợ chồng trẻ ở bàn bên cạnh xà qua chào hỏi:
- Chào hai bác ạ. Xin phép hai bác cho cháu hỏi thăm hai bác ở thành phố này lâu chưa"
Thấy một cậu trẻ tuổi mặt mũi cũng sáng sủa, chào hỏi nho nhã, nên tôi có thiện cảm ngay, vội trả lời:
- Tụi tôi ở đây lâu rồi, từ năm bẩy mươi năm lận. Chú cần gì không"
- Chúng cháu ở Bắc Mỹ tính di chuyển xuống Florida này vì trên đó lạnh quá giờ có con nhỏ nên tính di chuyển về đây cho nó dễ chịu hơn. Bác có biết chỗ nào có nhà hay chung cư cho thuê rẻ rẻ một chút chỉ giùm, chúng cháu cám ơn bác nhiều.
Yến mau mắn:
- Chuyện đó thì dễ thôi, tụi tôi thổ địa ở đây mà.
Nghe thế là cậu ta mừng quá, kéo vợ bế con qua bàn tôi, tíu ta tíu tít cứ như là chỗ thân tình và tự giới thiệu:
- Cháu là Sơn, vợ cháu tên Lan, thằng con trai của cháu vừa được tuổi rưỡi.
Sự mau mắn của Yến đã mang lại cho vợ chồng tôi một chút bận rộn, nào là kiếm chung cư cho vợ chồng cậu ta rồi còn phải kiếm việc nữa chứ. Cũng may Yến quen với chủ một tiện "Nail" nên xin cho Lan vào làm cũng kiếm 500 đô mỗi tuần nên vợ chồng Sơn tạm thời ổn định. Khi không lại lăng xăng bận rộn với cái việc đáng lẽ không phải của mình nên tôi cằn nhằn với Yến:
- Em chỉ nhanh nhẩu đoảng, biết chúng nó là ai mà em đã vồ vập, biết đâu nó là con thằng cán bộ CS nào thì dứt ra làm sao.
Yến ối dào:
- Hơi đâu anh lo ba cái chuyện vớ vẩn ấy. Chúng nó đáng con cháu của mình; mình giúp nó thì trời giúp mình chứ có gì đâu.
Từ đó tôi thường đùa với Yến rằng khi không em lại có "thằng cháu bá vơ". Nhưng sau đó qua những lúc tâm tình tôi dọ hỏi lý lịch của Sơn thì nó thật tình kể rằng: Nó ở Hải Hưng ngoài Bắc và khi có phong trào vượt biển tìm tự do thì bố nó chạy chọt cho nó theo được một tàu vượt biển qua Hồng Kông rồi nó xin được qua Hoa Kỳ, đi học đỗ đạt rồi có vợ, nhưng cứ hay bị thất nghiệp nên chưa giúp gì được cho bố nó cả. Nó là con một và không muốn phải đi nghĩa vụ quân sự ở Cao Miên nên bố nó liều mạng đẩy thằng con đi. Khi nó cho biết tên làng nước tổng huyện thì tôi ngạc nghiên quá vì sinh quán của nó cũng là sinh quán của tôi. Dù biết rằng năm 1954 tôi di cư vô Nam thì tôi mới 15 tuổi , cái thằng Sơn này nó còn tận mãi đâu.
Vì nó là thằng "Bắc Kỳ" con ở ngoài Bắc vượt biên nên tôi thận trọng hỏi từ chuyện nọ xọ qua chuyện kia và cuối cùng tôi khám phá ra nó là người cùng với sinh quán của tôi. Tôi hỏi xem nó có biết một người bạn học của tôi hồi niên thiếu hay không:
- Ở làng cháu, cháu có biết người nào tên Học con ông Hạch nhà ở bên cái ao cá mè của ông Trưởng bạ Kinh không"
Thằng Sơn nhẩy cẫng lên:
- Ủa bác cũng người làng đó hả" Ông Học là thày cháu, còn ông Hạch là ông nội cháu. Ông nội cháu chết rồi. Thế thì may biết mấy không ngờ cháu gặp bác mà lại là người cùng làng cũng nước mới vui chứ.
Tôi cười hì hì và thầm rủa: Vui cái tiên sư mày ấy con ạ. Ông mà gặp thằng bố mày ông bóp cổ cho nó chết chứ không vui đâu con ạ. Cả làng nước ông chỉ nhớ có thằng bố mày thôi. Còn  Yến thì bảo tôi từ nay nó là thằng cháu bá vơ của ông chứ không phải của tôi nữa đâu nhé. Và qủa thật vậy, ông nội nó là chú họ xa của tôi thuộc ngành dưới, ông nội tôi thuộc ngành đích tôn thì giầu có nhà ngói cây mít. Không hiểu sao ngành ông Hạch lại thuộc thành phần bần cố nông. Tôi đâu nghĩ thằng Học với tôi có họ hàng mãi khi bà nội hay me tôi mỗi khi có giỗ tết thường hỏi: "Có đứa nào qua mời ông bà nhiêu và mấy đứa chúng nó chưa"" Ông nhiêu là tên "hàm" của bố chú Hạch cũng giống như ông Hội, ông Trương Tuần nọ kia.
Khi biết thằng Sơn là thằng cháu bá vơ đích thật của tôi thì Yến rất có thiện cảm và săn sóc vợ chồng nó từ cái bát đôi đũa; cuối tuần còn nấu bún kêu kêu tụi nó qua ăn. Nhưng dần dần thì chẳng thấy tăm hơi chúng nó đâu. Đầu năm cuối năm cũng không thấy tụi nó hỏi thăm "hai bác" và ngay cả tết nhất cũng không một lời hỏi thăm. Yến vì máu tự ái nên nàng bảo không gọi chúng nó làm gì cứ để xem sao, con cháu gì mà tệ thế. Một bữa kia bà chủ tiệm Nail gọi Yến hỏi nọ kia rồi nói với Yến:
- Tôi nói chị đừng buồn nhá. Vì nể con Lan là cháu chị nên tôi mượn nó làm, thế mà chưa được đầy năm nó gây gỗ với hết người nọ người kia, rồi chê người ta làm dở mà hay giành khách của nó v.v. Tôi khuyên can nó nhiều lần nó lại chửi lộn văng tục với tôi nữa chị ạ. Nó nói nó cần gì làm cho tôi, nó thiếu gì tiệm người ta năn nỉ mượn nó mà nó còn chả thèm. Nó còn nói hỗn ý như chê tôi dốt nát không biết người biết của. Thằng chồng nó thì sợ vợ một vành, chẳng dám la lối gì con vợ. Tôi bảo thằng Sơn rằng dầu gì thì mày cũng phải nể hai bác của mày; tao mượn vợ mày vì hai bác của mày quen biết tao… Con vợ nó cong cớn, nó nói nó cần gì bà bác bá vơ đó nên tôi bắt buộc phải cho nó nghỉ. Vậy chị đừng buồn tôi.
Thế là Yến trút sự giận dữ lên đầu tôi: "Đấy ông coi cháu ông nó bôi tro trát trấu vào mặt tôi như thế đấy". Nghe Yến nói vậy, chẳng lẽ tôi bổ lại "Tại bà mau mắn đoảng chứ tôi có dắt nó về nhà giao cho bà lo lắng đâu" thì mất vẻ trượng phu nên tôi ngán ngẩm lặng yên. Yến hăm bâng quơ: "Các chủ tiệm đều biết nhau, họ truyền tai nhau tánh mất nết của nó, tôi đố nó kiếm được việc làm ở cái thành phố này. Chỉ có điều họ sẽ truyền nhau nghe rằng con cháu bà Yến hỗn và dữ như cọp thì mất mặt mình chứ. Cái thứ con cháu hà bá!" Khi chuyện lộ liễu ra thằng Sơn gọi năm nỉ tôi bỏ lỗi cho nó, nhưng con vợ nó thì tịt cho kẹo cũng không bao giờ dám liên lạc với "bác gái"... bá vơ của nó.
Tôi ngán ngẩm nghĩ: chẳng lẽ thằng này cũng giống thằng bố nó chuyên đem chuyện phiền toái đến đời tôi. Thằng Học, bố nó, tuy là em họ của tôi nhưng nó không cà đẫn như tôi mà rất ma le xỏ lá vặt vãnh khiến tôi điêu đứng với nó rất nhiều lần. Sau này nhớ lại tôi vẫn thầm nhủ: Bá ngọ nó! Thằng này mà trở thành cán bộ Việt Minh thì khối người khốn nạn với nó.


Hồi đó tôi buồn phiền và bị giằng co giữa hai điều trái nghịch. Mặc dù bố tôi bị Việt Minh giết, ông nội tôi và các chú bị đi Lý Bá Sơ nhưng tôi vẫn khoái vào đoàn thiếu nhi tháng tám vì ở nhà quê hồi đó ngoài vào đoàn thiếu nhi để đi nhẩy son, đố, mì thì có đếch gì vui đâu. Đứng ở ngoài không chỉ cảm thấy đơn côi mà còn có cảm tưởng mình là người bên lề của cuộc sống và ở phía địch. Vả lại cuộc kháng chiến chống Pháp khiến mọi người nức lòng và tôi khoái cái hình ảnh "anh bộ đội, đeo ba lô đi trên con đê giữa đồng lúa bát ngát hướng về miền Việt Bắc tận phía chân trời xa sau ngọn núi Ba Vì lừng lững giữa những tàn mây". Tôi cũng bị ảnh hưởng bới những thần tượng được các "đồng chí" truyền tụng như chuyện em thiếu nhi "Kim Đồng", chuyện một em thiếu nhi ở Nam Kỳ tẩm xăng vào người chạy vào kho đạn của Pháp ở Saigòn. Tôi mê nhất là chuyện nữ anh hùng Nguyễn Thị Chiên ở Liên khu Ba chị là nữ du kích bị quân Pháp bắt ba bốn lần, bị hãm hiếp đến chết lên chết xuống mà chị vẫn tìm được kế thoát thân. Các cán bộ thôn xã thuật lại rằng có lần tụi Pháp trói chị mang ra bờ sông xử bắn thì chị chờ tên Pháp vừa bóp cò là chị té người ra đằng sau lăn xuống sông liền và chị lặn vào đám bèo tây trôi theo dòng nước. Sau này lớn lên và được đọc mấy mẩu chuyện nói về sự nói phét của CS Bắc Việt tôi tự "phản tỉnh" và sỉ vả mình "Bố khỉ! Sao mình ngu và dễ tin thế".
Thế mà hồi đó tôi càng cày cục để được vào đoàn thiếu nhi tháng Tám thì thằng con nhà Học càng phá đám và tôi không hiểu tại làm sao lúc nào nó cũng tìm cách làm cho tôi không ngóc đầu lên được mặc dù bất cứ việc gì nó nhờ tôi cũng tâm thành giúp nó. Cứ mỗi lần bình nghị về việc thâu nhận tôi thì nó phát biểu phá bĩnh: "Anh này trong gia đình thuộc thành phần phú nông địa chủ, chưa có tinh thần giác ngộ, chúng ta cần phải cảnh giác" khiến tôi muốn đinh vào mặt nó.
Đã vậy cứ mỗi khi làm cái gì mà khó khăn thì nó tìm cách khai thác cái "trí khôn" và "sức lao động" của tôi. Khi cần kẻ mấy khẩu hiệu thì thằng Học bưng cái chậu mài cục son đỏ đến gặp tôi cười hì hì: "Mày có hoa tay mày kẻ giùm tao với". Khi ban thiếu nhi phát động phong trào thi đua giết ruồi để giữ vệ sinh tránh bệnh truyền nhiễm thì thằng nào thằng nấy kiếm một miếng mo cau cột cán đi đập từng con ruồi rồi lượm bỏ vào một cái bát để đem nạp với hy vọng được bằng ban khen không nhất thì nhì. Tôi ngứa miệng bảo nó: "Sao mày không lấy nồi cơm còn dính cơm thừa ấy để ra giữa sân chờ ruồi bu lại thì đậy nắp, rồi cầm nắm rơm đốt lửa lùa vào nồi cơm thì tha hồ mà đếm". Nó làm theo lời chỉ nhưng lại nói bảnh: "ông cũng nghĩ ra cách ấy nhưng chưa thực hiện đấy thôi". Nó được bằng ban khen bắt được nhiều ruồi lại còn được khen là em thiếu nhi có sáng kiến hay về việc bắt ruồi thế mới ức chứ.
Ngoài cái trò mà trong Nam gọi là đá gió lái lặt vặt, thằng Học chơi tôi một cú đau nữa là tôi có một cái gương để bàn soi mặt. Cái gương soi mặt có cái cẳng mà vặn xoay đủ chiều được; cái kiếng soi mặt đó sau này vô Nam tôi hiểu nó là cái kiếng chiếu hậu của một chiếc xe nhà binh. Cái gương đó do tên quan Hai người Tây bỏ lại tại nhà tôi sau vài ngày trú đóng trong trận càn quét gọi là "Trận Con Trâu" qua vùng châu thổ sông Hồng Hà. Gọi là trận "Con Trâu" vì tướng Narvarra muốn dẵm nát và san bằng các ruộng lúa vùng châu thổ liên khu ba để VM thiếu lương thực. Thằng Học muốn cái gương đó lắm nhưng ăn cắp thì đâu dùng công cộng được. Nó đặt điều với các cán bộ ban thiếu nhi rằng cái gương đó là do quân Pháp giao cho bọn Việt gian gián điệp dùng để ra ám hiệu với máy bay của địch. Khi có bộ đội ở đây có thể tôi mang ra sân chớp chớp lên trời báo cho máy bay Pháp biết để bỏ bom.v.v. Thế là cán bộ tịch thu vì là đồ của địch. Dù tôi có chửi "đ... mẹ" con nhà Học thì cũng thế thôi.
Mặc dù không được vào đoàn thiếu nhi nhưng tôi vẫn được đến trường làng học. Học hết lớp tư (tức lớp nhì) thì phải thi lên lớp đến học lớp Năm (lớp nhất) ở cấp xã ở làng khác. Trong cuộc thi lên lớp gặp bài toán đố về vận chuyển hai xe đạp đi ngược chiều từ hai điểm A và B với vận tốc khác nhau v.v. và câu hỏi là bao lâu hai xe gặp nhau và gặp nhau ở điểm nào. Con nhà Học mù tịt cứ cuống lên. Nó ngồi đằng sau đạp vào gót chân tôi bảo cho nó "copy". Tôi sợ bị giám thị bắt còn ngần ngừ thì nó vứt cục giấy lên cho tôi, mở ra tôi thấy nó viết: "Đ M. không cho ông coi ông làm bộ đổ bình mực vào giấy của mày". Tôi sợ qúa, đành làm bộ đọc lại bài và dơ cao lên một chút cho nó ở đăng sau "copy".
Tuy vậy kết qủa tổng cộng toàn đề tài của nó chỉ được 99 điểm, thiếu mất một điểm để lên lớp năm. Mấy "đồng chí" trong ban thiếu nhi yêu cầu ban giám khảo miễn cho nó một điểm vì nó thuộc thành phần bần cố nông nên nó cũng được nên lớp. Được thể mặt nó cứ vênh lên phét lác trước mặt đám nhóc cứ như nó là thành phần xuất sắc không bằng. Tôi thấy vậy buột miệng: "Mẹ! Ông không cho mày "copy" thì còn lâu mày mới được lên lớp".
Tôi đâu ngờ thằng Học mang lòng hiềm thù quyết làm cho tôi lụn bại. Một hôm có một nhóc cùng bàn trong lớp học kêu mất tờ chứng chỉ học hết trình độ lớp tư . Thằng nhóc này nói "em để trong cuốn vở này mới hồi sáng trước khi ra chơi em còn thấy". Thằng Học liền mau mắn đề nghị: Nếu không có ai tự giác để kiểm thảo thì thày cho khám tất cả những tập vở của những ai ngồi cùng bàn. Khi khám tới tập vở của của tôi thì cái chứng chỉ ở trong đó. Tôi cứng họng không biết nói gì thì thằng con nhà Học còn cười nhạt: "Cái giòng máu con nhà địa chỉ có khác". Thế là tôi bị khai trừ khỏi lớp học. Tôi thú thật với mẹ tôi và mẹ tôi bảo: "Thôi nhịn đi con ạ. Con học như thế cũng đủ rồi".
Cho đến khi tôi nhìn thấy mẹ và bà nội tôi bị mang ra đấu tố thì tôi đã hiểu lời mẹ tôi và thấy đời không còn ngõ thoát. Độc hơn nữa là có vợ chồng ông chú Hạch tức bố thằng Học và cả nó cũng hăng say hoan hô đả đảo. Cũng may, đây là cuộc đấu sơ khởi, chỉ kể tội thôi chứ chưa đánh đập. Một tối sau đó tôi thấy ông chú Hạch đến thầm thì với bà nội tôi: "Bác nghe tôi, bác liệu mà đi đi, không thì nó đóng cửa hải Phòng không kịp đâu".
Sau này khi di cư vào Nam rồi thì tôi hiểu cuộc đối thoại đó và hồi đó tôi chưa hiểu sâu xa của cay đắng nhưng càng lớn lên tôi càng thấy cái niềm cay đắng lớn mạnh trong tôi. Và từ đó cái hình ảnh anh bộ đội lu mờ trong trí tôi, nó mờ tịt sau cái bóng dáng mấy tên cán bộ ngang ngược phụ trách đấu tố. Nó nhoà đi và trong đầu tôi hiện rõ những tên ác qủy khi thấy người nông dân bị các đồng chí "xẻ dọc Trường Sơn" vào cắt cổ treo ngoài xóm gần đồn tôi đóng quân…

*

Thấy tôi ngồi bần thần sau khi nghe cú phôn của thằng Sơn, Yến hỏi tôi:
- Anh làm cái gì mà thừ người ra vậy" 
Tôi ngó Yến chưa biết nói gì thì Yến cười khẩy:
- Nó có cho bố nó biết là đã tìm thấy ông "bác" quý hoá của nó ở Mỹ không"
- Anh cũng chả biết. Từ hồi đó đến giờ mình có tiếp xúc với nó đâu.
- Thế anh có tiếp bố nó hay không thì nói phứt cho nó biết không giờ chót lại lăng nhăng rồi ông lại nổi máu lên chửi nhau với bố nó thì chẳng ra làm sao.
Tôi cười hề hề bảo Yến:
- Tiếp nó thì có dịp hỏi thăm tình hình bà con làng nước ai còn ai mất, hơn 50 năm rồi còn gì. Mà không tiếp nó thì cũng huề thôi.
Yến bửu môi:
- Tôi biết ông chả thù ai được lâu. Bởi vậy làm ơn chỉ mắc oán.
Tôi cười bảo:
- Thì anh vẫn nói mà. Người phụ ta, ta chẳng phụ người. Đời phụ ta, ta chẳng phụ đời…

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sky River Casino vô cùng vui mừng hào hứng tổ chức chương trình Ăn Tết Nguyên Đán với những giải thưởng thật lớn cho các hội viên Sky River Rewards. Chúng tôi cũng xin kính chúc tất cả Quý Vị được nhiều may mắn và một Năm Giáp Thìn thịnh vượng! Trong dịp đón mừng Năm Mới Âm Lịch năm nay, 'Đội Múa Rồng và Lân Bạch Hạc Leung's White Crane Dragon and Lion Dance Association' đã thực hiện một buổi biểu diễn Múa Lân hào hứng tuyệt vời ở Sky River Casino vào lúc 11:00 AM ngày 11 Tháng Hai. Mọi người tin tưởng rằng những ai tới xem múa lân sẽ được hưởng hạnh vận.
Theo một nghiên cứu mới, có hơn một nửa số hồ lớn trên thế giới đã bị thu hẹp kể từ đầu những năm 1990, chủ yếu là do biến đổi khí hậu, làm gia tăng mối lo ngại về nước cho nông nghiệp, thủy điện và nhu cầu của con người, theo trang Reuters đưa tin vào 8 tháng 5 năm 2023.
(Tin VOA) - Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) vào ngày 13/9 ra thông cáo lên án Việt Nam tiếp tục lạm dụng hệ thống tư pháp để áp đặt những án tù nặng nề với mục tiêu loại trừ mọi tiếng nói chỉ trích của giới ký giả. Trường hợp nhà báo tự do mới nhất bị kết án là ông Lê Anh Hùng với bản án năm năm tù. RSF bày tỏ nỗi kinh sợ về bản án đưa ra trong một phiên tòa thầm lặng xét xử ông Lê Anh Hùng hồi ngày 30 tháng 8 vừa qua. Ông này bị kết án với cáo buộc ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước’ theo Điều 331 Bộ Luật Hình sự Việt Nam
Từ đầu tuần đến nay, cuộc tấn công thần tốc của Ukraine ở phía đông bắc đã khiến quân Nga phải rút lui trong hỗn loạn và mở rộng chiến trường thêm hàng trăm dặm, lấy lại một phần lãnh thổ khu vực đông bắc Kharkiv, quân đội Ukraine giờ đây đã có được vị thế để thực hiện tấn công vào Donbas, lãnh phổ phía đông gồm các vùng công nghiệp mà tổng thống Nga Putin coi là trọng tâm trong cuộc chiến của mình.
Tuần qua, Nước Mỹ chính thức đưa giới tính thứ ba vào thẻ thông hành. Công dân Hoa Kỳ giờ đây có thể chọn đánh dấu giới tính trên sổ thông hành là M (nam), F (nữ) hay X (giới tính khác).
Sau hành động phản đối quả cảm của cô trên truyền hình Nga, nữ phóng viên (nhà báo) Marina Ovsyannikova đã kêu gọi đồng hương của cô hãy đứng lên chống lại cuộc xâm lược Ukraine. Ovsyannikova cho biết trong một cuộc phỏng vấn với "kênh truyền hình Mỹ ABC" hôm Chủ nhật: “Đây là những thời điểm rất đen tối và rất khó khăn và bất kỳ ai có lập trường công dân và muốn lập trường đó được lắng nghe cần phải nói lên tiếng nói của họ”.
Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam cử hành Ngày Quốc tế Nhân Quyền Lần Thứ 73 và Lễ Trao Giải Nhân Quyền Việt Nam lần thứ 20.
Sau hơn 30 năm Liên bang Xô Viết sụp đổ, nhân dân Nga và khối các nước Đông Âu đã được hưởng những chế độ dân chủ, tự do. Ngược lại, bằng chính sách cai trị độc tài và độc đảng, Đảng CSVN đã dùng bạo lực và súng đạn của Quân đội và Công an để bao vây dân chủ và đàn áp tự do ở Việt Nam. Trích dẫn chính những phát biểu của giới lãnh đạo Việt Nam, tác giả Phạm Trần đưa ra những nhận định rất bi quan về tương lai đất nước, mà hiểm họa lớn nhất có lẽ là càng ngày càng nằm gọn trong tay Trung quốc. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
Tác giả Bảo Giang ghi nhận: “Giai đoạn trước di cư. Nơi nào có dăm ba cái Cờ Đỏ phất phơ là y như có sự chết rình rập." Tại sao vậy? Để có câu trả lời, mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của nhà văn Tưởng Năng Tiến.
Người cộng sản là những “kịch sĩ” rất “tài”, nhưng những “tài năng kịch nghệ” đó lại vô phúc nhận những “vai kịch” vụng về từ những “đạo diễn chính trị” yếu kém. – Nguyễn Ngọc Già (RFA).. Mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của phó thường dân/ nhà văn Tưởng Năng Tiến để nhìn thấy thêm chân diện của người cộng sản.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.