Dân làng An Đoài sẽ làm khu du lịch nơi Peterson bị bắt tù binh
HÀ NỘI – Tin dưới đây tổng hợp từ VietCatholic News, San Jose Mercury News, AP.
Ông đại sứ Mỹ tại VN đã cùng bà vợ Việt Nam từ giã Việt Nam tại sân bay Nội Bài Hà Nội vào ngày Chúa Nhật và vẫn còn kêu gọi hòa giải với đất nước mà ông đã một thời là tù nhân chiến tranh.
Khi ra đi ông Pete Peterson, 65 tuổi, nói “tôi hãnh diện vì đã đóng góp … để làm cho thế giới và Hoa kỳ nhìn Việt Nam với cái nhìn tích cực hơn thay vì tiêu cực và mong muốn Việt Nam và Mỹ coi nhau như bạn chứ không phải là thù như xưa”.
Phụ tá nghi lễ tại Bộ Ngoại giao là Đỗ trọng Cường đã ra chào từ giã ông Peterson tại phi trường.
Tuần qua cựu đại sứ Việt Nam tại Mỹ là Lê Văn Bằng, hiện là phụ tá ngoại giao đã ca tụng Peterson về những thành tích ông đạt được. Bằng nói: “ông ta là người Mỹ có quan tâm” là người đã thành công đôỉ được những cảm nghĩ của người Việt từ “đắng cay với chiến tranh thành yêu mến Hoa Kỳ”.
Peterson kêu gọi chính quyền TT Bush tiếp tục “lãnh đạo mạnh” hầu tiếp tục duy trì mối liên hệ mới đối với Việt Nam. Ngoại trưởng Hoa Kỳ Colin Powell cuối tháng này cũng có mặt tại Việt Nam. Và Peterson nhắc nhớ rằng “Chúng ta cần tiếp tục xây dựng mối giây liên hệ và ngoại trưởng Powell là chìa khóa để thực hiện điều này”.
Ông Peterson được coi là đầu tầu lôi tới việc ký thương ước giữa hai quốc gia vào tháng 7 năm 2000, và hiện nay còn đang chờ Quốc Hội Hoa Kỳ phê chuẩn. Dưới thời Clinton, Mỹ bỏ cấm vận vào năm 1994 và bình thường hóa ngoại giao vào năm 1995.
Theo tin của San Jose Mercury News, Peterson và vợ, Vi Lê Peterson, sẽ về cư ngụ ở Tallahassee, Florida, nơi dự đoán ông sẽ tranh đại diện cho Dân Chủ để giành chức Thống Đốc Florida của Jeb Bush, em trai Tổng Thống Bush, vào năm 2002.
Trong tiệc chia tay ở Hà Nội đêm Thứ Năm, Peterson được chúc mừng bởi 1 ban nhạc sửa lời ca bản “Johnny B. Goode,” như sau, “Tranh cử đi, Pete, tranh cử đi - Jeb, coi chừng nha.” (Run, Pete, run - Jeb, look out.)
Nông dân Nguyễn Danh Sinh - 74 tuổi, người đã cùng với Nguyễn Viết Chộp bắt Peterson khi ông rớt phi cơ trên bầu trời Bắc Việt đêm 10-9-1966 - đã được Peterson nói lời từ biệt trong buổi gặp gỡ xúc động hôm Thứ Tư. Peterson cũng từ biệt Chộp.
Nơi Peterson bị bắt làm tù binh vẫn còn nhiều kỷ niệm với ông: Các viên chức địa phương nói là Peterson đã giúp 1 khoản tiền 42,000 đô la xuyên qua Viet Children‘s Fund để xây 8 phòng học mới bậc tiểu học tại làng An Đoài, 30 dặm phía Đông Hà Nội. Trường, nguyên mở cửa hồi tháng 2, thì không xa nơi Peterson rớt phi cơ.
Người kế nhiệm Peterson nhiều phần sẽ là Raymond F. Burghardt, 1 nhà ngoại giao chuyên nghiệp đang làm việc ở Đài Bắc và đã được đề cử thay Peterson.
Cũng còn 1 dự án bất thành của Peterson: luật ép buộc người lái xe gắn máy phải đội nón an toàn. Sắc lệnh ép đội nón đa đưa ra hồi mùa xuân, nhưng bị rút lại mau chóng bởi thủ tướng CSVN sau khi công chúng kêu quá.
Trong nhiều năm, Peterson và vợ cùng đội nón an toàn chở nhau trên xe gắn máy đi loanh quanh Hà Nội trên chiếc Honda Dream.
Kỷ niệm cay đắng dù sao vẫn còn nhiều ở An Đoài. Gia đình naò cũng có con chết trận hay mất tích thời chiến. Nhiều mảnh vỡ phi cơ còn trưng bày trong nhà bảo tàng địa phương. Nông dân và trẻ em thỉnh thoảng bị thương vì đầu đạn thời cuộc chiến bộc nổ. Nhưng vẫn còn hy vọng và lạc quan. Làng này mới có điện năm 1996, và vài nhà bây giờ có dây phone. Một xưởng ráp xe Ford khổng lồ (bây giờ đang tạm tê liệt) nằm ngay bên xa lộ chính, bên kia đường rầy nơi mà Peterson bị bắt 35 năm trước.
Dân làng nói là họ vừa kiếm tiền để đắp lại các đường trong làng, có thể biến 1 biệt thự cũ làm khu du lịch. Họ tin là du khách Mỹ tới Hà Nội cũng muốn tới An Đoài xem nơi đại sứ Mỹ đầu tiên ở Hà Nội bị bắt tù binh.