Khi Hiền còn là y sĩ trưởng tại một dưỡng đường tư, một bệnh nhân đã ở đó không biết từ bao lâu khiến ông ta trở thành một khuôn mặt quá quen thuộc tới độ các nhân viên không còn nghĩ rằng ông ta là một bệnh nhân nữa.
Hồ sơ của ông ghi rằng ông tự ý tới dưỡng đường xin điều trị và tự thanh toán mọi chi phí.
Ông ta không có một người thân hoặc bạn bè nào tới thăm, và cũng không ai để ý tới ông ngoại trừ một số bác sĩ, vài nhà bệnh lý học và vài nhà tâm lý học.
Trước khi vào dưỡng đường, ông ta là linh mục tại một quận lÿ nhỏ ở miền Trung, nơi không mấy người biết tới. Sau khi nhập viện, ông ta đã trở thành một nhân vật nổi tiếng trong giới y khoa vì một lý do đơn giản là ông ta không bao giờ ngủ!
Trong mấy tháng đầu, mỗi đêm, ông ta vào phòng nằm đọc sách một lúc rồi tắt đèn ngủ một cách dễ dàng. Nhưng chỉ năm phút sau ông ta thức dậy thật khoẻ khoắn, làm như đã ngủ hàng giờ. Sau đó, ông bỏ hẳn ý định nằm ngủ và coi đêm cũng như ngày.
Việc yêu cầu ông bỏ thói quen thức trắng 24 tiếng một ngày hoàn toàn vô ích, bởi thế một căn phòng đặc biệt được dành riêng cho ông theo lời yêu cầu khẩn khoản của ông, một căn phòng không giường!
Suốt đêm ông thường ngồi đọc sách và viết lách. Những trang giấy mà ông viết, ông không cho ai coi, kể cả Hiền, người mà ông tỏ vẻ quí mến nhất.
Mỗi năm một lần, ông bỏ trốn khỏi dưỡng đường vào nửa đêm sau khi mọi người đều thấy rõ là ông có vẻ nóng nẩy bồn chồn từ mấy ngày trước đó. Những lần bỏ trốn này luôn luôn xẩy ra vào giữa tháng Mười và người ta luôn luôn tìm thấy ông ở cùng một chỗ: Giữa nghĩa trang đô thành.
Thực ra chữ “bỏ trốn” có vẻ không đúng lắm vì mọi người đều biết việc đó sẽ xẩy ra nhưng không ai tìm cách ngăn cản ông. Các bác sĩ nói rằng việc làm của ông đựơc coi là vô hại. Nếu ngăn chận ông, ông có thể nổi điên lên, và lúc đó mọi sự sẽ có thể rất lôi thôi.
Các nhân viên dưỡng đường thì cho rằng việc này có thể có liên hệ tới nghề nghiệp cũ của ông, vì ông là một linh mục, có thể ông đã tham dự nhiều đám tang, và một cái gì đó trong việc này đã ám ảnh ông.
Nhưng người ta chỉ biết sự thực sau khi ông chết. Ông chết thật đột ngột dù ông là một người rất khỏe mạnh và lực lưỡng.
Hiền luôn luôn thầm cảm ơn khi một con người lực lưỡng như ông lại là một bệnh nhân hiền hòa nhất. Hiền vẫn tự hỏi không biết làm sao nhân viên dưỡng đường có thể chế ngự được ông nếu ông nổi cơn điên bất tử, hoặc chỉ cần ông giận dữ thôi. Tuy nhiên, ông không bao giờ giận dữ và toàn thể nhân viên dưỡng đường đều tỏ vẻ tiếc thương khi ông đột ngột từ trần ở tuổi 40.
Sau khi đưa ông vào nhà xác, một nhân viên dưỡng đường trao cho Hiền một bao thư lớn màu vàng, bên trong Hiền đoán là một xấp giấy. Bao thư đề tên Hiền, có đóng khằn hẳn hoi, với một hàng chữ lớn “Chỉ mở ra đọc sau khi tôi chết”.
Hiền lấy xấp giấy ra và đọc câu chuyện của người quá cố:
...Khi tôi còn là cha xứ ở quận Ninh Hòa, Nha Trang, tôi rất sung sướng. Có thể nói rằng tôi là người hoàn toàn sung sướng nếu không có một người trong quận. Đó là quận trưởng Định.
Đây là trường hợp hai người tự nhiên thù ghét nhau một cách khủng khiếp. Chúng tôi ghét nhau nhưng không bên nào hiểu tại sao.
Có thể tôi ghét cái bề ngoài của ông ta. Quận trưởng Định là người rất gầy ốm, để râu, cả râu mép lẫn râu cằm. Tôi gọi ông ta là “Dê Trắng” vì ông ta có nước da xanh mướt và giọng nói của ông ta nghe như tiếng... dê kêu. Thật đáng ghét!
Còn việc tại sao ông ta ghét tôi, tôi không biết. Có thể vì ông ta cho rằng tôi là người đã làm giảm ảnh hưởng của ông trong quận không chừng. Tôi không biết.
Chúng tôi luôn luôn bất đồng ý kiến về bất cứ vấn đề gì và tôi khám phá ra rằng ông ta có một thói xấu không thể tha thứ được là luôn luôn tìm cách nói xấu tôi sau lưng, và tìm đủ cách đầu độc đầu óc thiên hạ khiến họ khinh ghét tôi, nhất là những người mới tới, dù họ chưa gặp tôi một lần.
Sự thù ghét của tôi đối với “Dê Trắng” đã trở thành một ám ảnh. Tôi luôn luôn nghĩ tới ông ta bằng sự hận thù. Hình ảnh của ông ta luôn luôn hiện ra trong óc tôi giữa sự yên tĩnh của phòng đọc sách, và trong khi làm lễ, tôi không bao giờ nhìn ông ta. Ông ta khiến tôi vừa thù ghét vừa sợ hãi, vì ánh mắt quái quỉ của ông ta khiến tôi hiểu rằng ông ta có thể làm bất cứ việc gì tệ hại nhất đối với tôi nếu có thể và có dịp.
Sự thù ghét ông ta khiến tôi trở thành kẻ sát nhân âm thầm vì tôi đã hạ sát ông ta không biết bao nhiêu lần trong tư tưởng.
Tôi không nhìn ông ta trong khi làm lễ vì biết rằng ông ta đọc được những tư tưởng đó của tôi và đang nhìn tôi mỉm cười thách thức.
Một hôm, tôi nhận được tin cấp báo là ông ta bị bệnh nặng. Tự nhiên tôi không thể đè nén được niềm hi vọng là ông ta sẽ chết, phải chết. Dù sao tôi cũng phải tới tư dinh của ông ta, miễn cưỡng vì nhiệm vụ nhưng bị thúc đẩy vì lòng hiếu kỳ. Nhưng may mắn, ông ta đã tắt thở trước khi tôi tới.
Tôi bước tới bên giường ông ta, tuy ngoài mặt giữ vẻ buồn rầu như đi thăm... người chết, nhưng trong lòng tôi lại cảm thấy vô cùng sung sướng. Trước sự kinh hoàng của chính tôi, tôi sung sướng hơn bao giờ hết.
Ngày tang lễ, trong khi đang bước đi chầm chậm trước quan tài, tôi chợt nghe một tiếng gõ thật nhẹ ngay phía sau đầu. Tim tôi như ngưng đập, máu tôi như ngưng chảy khi đầu óc tôi cho biết tiếng gõ đó phát ra từ bên trong cỗ quan tài!
Tuy nhiên, tôi dẹp bỏ ngay ý nghĩ khiến chân tay tôi bủn rủn và tôi vẫn bước tới. Không thể được! Đó chỉ là sự tưởng tượng của tôi!
Trong khi tiếp tục di chuyển chầm chậm bên cánh giáo đường, tôi lại nghe ba tiếng gõ nho nhỏ nữa. Lần này thì không thể sai lầm được. Rồi ba tiếng gõ nữa vang lên. Tôi chờ đợi phản ứng của những người khiêng quan tài. Họ phải nghe thấy tiếng gõ đó như tôi đã nghe.... Một người la lên. Rồi họ đặt quan tài xuống tìm cách mở nắp ra...
Nhưng không, hoàn toàn không có gì xẩy ra hết ngoại trừ việc tôi lại nghe một tiếng gõ nho nhỏ nữa!
Tôi cảm thấy như muốn ngã gục xuống nhưng cố gắng bước tới. Sự thực đối với tôi thật quá hiển nhiên. Ông ta chưa chết! Và chỉ có tôi là người duy nhất nghe thấy những tiếng gõ cầu cứu tuyệt vọng của ông ta!
Tôi không thể diễn tả nổi ý nghĩ của tôi lúc đó. Một ý nghĩ khủng khiếp là tôi đã có một quyền hạn bao la đối với quận trưởng Định, đối với mạng sống của ông ta. Tôi là người có thể cứu sống ông ta hoặc bắt ông ta phải chết. Một tư tưởng thoáng qua đầu óc tôi nói rằng tôi là một kẻ sát nhân không thể bị khám phá. Tôi đã từng ám sát ông ta nhiều lần trong tư tưởng. Bây giờ tôi có thể thực sự hạ sát ông ta bằng sự vô tình - hoặc cố ý - của mình. Ông ta là tù nhân cô đơn và tuyệt vọng trong đôi tai của tôi, đang chịu đựng một cái chết khủng khiếp vì sự yên lặng của tôi.
Những ý nghĩ thoáng qua rất nhanh trong đầu óc tôi. Một cuộc vật lộn giữa một bên là lương tâm và lý trí, và bên kia là những hận thù khiến tôi gần như mê hoảng. Những vết thương ông ta đã gây ra cho tôi, những lời nói xấu ông ta đã nhắm vào tôi, sự thù ghét mà ông ta đã chứng tỏ với tôi, tất cả chen chúc nhau nằm trên đôi môi của tôi như những ống khoá và những song sắt khiến tôi không mở miệng được.
Tôi như nhìn thấy thật rõ ông ta đang nằm trong quan tài, đôi mắt trợn tròn vì khủng khiếp. Tôi cũng thấy thật rõ đôi mắt đó đang nhìn thẳng vào tôi như cầu xin tha thứ.
Tôi nhìn thấy ông ta thật rõ chẳng khác gì nắp quan tài làm bằng kiếng. Tuy nhiên với sự thù hận trong tim, tôi cố tình làm ngơ trước ánh mắt van xin của ông ta. Tôi quyết định để ông ta phải chết một cái chết khủng khiếp nhất của kẻ bị chôn sống, một cái chết xẩy ra khi ông ta chưa chết, một cái chết trong tăm tối, một cái chết mà ông ta nhìn thấy nhưng không thể nào trốn chạy.
Nhưng đột nhiên một sự thư thái tràn ngập hồn tôi, mà sau này tôi hiểu rằng đó chỉ là một ý nghĩ để tự bào chữa, tự an ủi, khi tôi cho rằng nếu không một người nào hiện diện nghe tiếng gõ quan tài của quận trưởng Định, chắc chắn những âm thanh mà tôi nghe thấy chỉ là sự tưởng tượng của chính tôi.
Rồi tôi thi hành nhiệm vụ một cách bình tĩnh đến lạnh lùng. Tôi nhìn theo chiếc quan tài từ từ hạ xuống đáy huyệt.
Buổi chiều ẩm thấp lạnh lùng bao phủ quanh tôi. Âm thanh những mảnh đất rơi trên nắp quan tài khiến tôi tưởng tượng như những tiếng gõ của những người còn sống đáp lại tiếng gõ yếu ớt van xin của quận trưởng Định. Chắc chắn ông ta nghe rõ tiếng đất rơi trên nắp quan tài tuy vẫn ôm một niềm hi vọng mong manh. Như những phu mỏ bị chôn vùi hàng trăm thước dưới lòng đất tối đen vẫn mang một niềm hi vọng. Giữa tiếng đất rơi chưa ồn ào lắm, tôi lại nghe tiếng gõ quan tài vang lên thật rõ trước khi chìm lỉm trong những tiếng đất ào ào phủ kín quan tài.
Tôi bước đi, bỏ lại sau lưng những thân nhân, bạn bè của người quá cố. Tôi cảm thấy hơi ngạc nhiên khi thấy mình nghĩ tới danh từ “quá cố”. Lúc này ông ta đã thực sự “quá cố” hay chưa"
Chiều hôm đó ngồi trong phòng khách với cái lò sưởi ấm áp khi bên ngoài ánh nắng lịm dần trong cái lạnh tái tê của đồi núi Ninh Hòa vào giữa tháng Mười, tôi nhìn về phía nghiã trang tối tăm ảm đạm qua khung cửa sổ.
Đầu óc tôi hầu như trống rỗng. Tôi vẫn sống nhưng chỉ còn là một hình nhân. Tôi uống trà, viết thư nhưng biết rõ là một người nào đó đang làm những công việc vừa nói chứ không phải chính mình! Tôi không phải là tôi nữa! Tôi cảm thấy thật rõ có một cái lò xo đang cuộn chặt trong tôi.
Khi tôi về phòng ngủ vào khoảng mười giờ, tất cả hoàn toàn yên lặng. Tôi khóa cửa, lên lầu, nằm đọc sách tới mười giờ rưỡi trước khi chợt thiếp đi.
Đột nhiên tôi bừng tỉnh và có cảm tưởng như đã ngủ thật lâu. Tôi nhìn đồng hồ. Mười một giờ mười lăm. Tôi hoàn toàn tỉnh táo và biết rằng mình không thể ngủ được nữa. Cái lò xo đã bung ra trong tôi rồi. Tôi nằm yên trong bóng tối như để chờ đợi một cái gì hoặc một người nào đó. Đồng hồ ngoài phòng khách vang lên mấy tiếng như hiệu lệnh buộc tôi ngồi dậy. Mười một giờ rưỡi! Tôi biết tôi phải làm gì.
Tôi rời khỏi giường và bận đồ. Việc này tôi sẽ phải làm một mình, tôi phải biết rõ sự thật và không một ai được giúp tôi.
Tôi bước xuống nhà dưới, mở cửa sau, bước vào màn đêm băng giá. Đêm thật yên lặng và hoàn toàn tăm tối.
Tôi ra nhà kho phía sau lấy đèn bão và một cái xẻng. Tôi đốt đèn, vác xẻng, lặng lẽ đi tới ngôi mộ mới nằm gần một gốc cây. Tôi còn trẻ, rất khoẻ mạnh và có cả một đêm dài để làm việc đó.
Tôi đứng yên nghe ngóng những tiếng động của đêm trường. Hoàn toàn yên lặng, sự yên lặng khiến tôi bị ù tai.
Tôi đặt cây đèn sát bên ngôi mộ và bắt đầu dùng xẻng xúc đất từ ngôi mộ mới, ngôi mộ của “Dê Trắng”.
Nếu những tiếng gõ quan tài mà tôi nghe thấy chỉ là tưởng tượng, tôi phải tìm câu trả lời. Bây giờ. Tôi phải biết để lương tâm được yên ổn. Nếu những tiếng gõ mà tôi nghe thấy đúng là tiếng kêu cứu tuyệt vọng của quận trưởng Định, tôi phải làm một cái gì để chuộc lại lỗi lầm. Tôi phải đối diện với ông ta dù ông ta và tôi là hai kẻ thù, một còn sống và một đã chết, một nằm trong những tấm vải liệm, một trong bộ đồ bẩn thỉu của người đào mộ. Chúng tôi phải gặp nhau một lần cuối trong màn đêm u tịch giữa nghĩa trang im vắng này.
Đêm tuy lạnh, nhưng mồ hôi của tôi đổ ra đầm đìa. Tôi cởi bớt chiếc áo ngoài ra. Thỉnh thoảng tiếng đồng hồ vang lên trong đêm tối khiến tôi thót ruột với cảm tưởng là có một người nào đó đang theo dõi việc làm ghê rợn của mình.
Đống đất bên nấm mộ mỗi lúc một cao và tôi chìm lần xuống lòng ngôi mộ mà tôi đang đào. Cuối cùng, một nhát xẻng chạm vào nắp quan tài. Tôi gạt bỏ mớ đất trên nắp trước khi ngồi nghỉ mệt ngay trên nắp quan tài. Rồi tôi tìm cách mở nắp quan tài. Tới lúc đó tôi mới biết việc mở quan tài một mình không phải chuyện dễ.
Nhưng rồi tôi dùng cái xẻng làm đòn bẩy, cố hết sức nậy bung được nắp quan tài. Tôi đã nói là tôi còn trẻ và rất khoẻ mạnh, phải không"
Trong quan tài tối thui, tôi không thấy gì hết. Tôi cố vươn mình lấy cây đèn bão, và dưới những giọt sáng chập chờn, kẻ thù của tôi nằm đó, “Dê Trắng” nằm đó.
Một cảm giác kinh hoàng nhất phủ chụp lấy tôi. Giây phút đó, tôi mới biết cái chết là gì: Tối tăm, lặng lẽ, bí mật và ngu xuẩn một cách kỳ lạ.
Rồi tôi cười ha hả, cười không thể ngưng lại được. Tôi không thể để lộ sự bí mật của tôi trước mặt kẻ thù. Tôi vội vã trèo ra khỏi mộ và hối hả lấp kín ngôi mộ bằng đống đất mà tôi mới đào lên. Chưa bao giờ tôi làm việc mau lẹ và mệt mỏi như vậy. Lấp lại... che đậy lại... giấu kín... và tôi cười như điên cuồng, cười mà không sợ người khác nghe thấy nữa, cười tới khi toàn thân ê ẩm. Quả là một lỗi lầm trọng đại!
Tôi đã nhìn thấy sự bí mật đó, tận mắt: “Dê Trắng” đã chết, chết thực sự, chết tới độ không thể chết hơn được nữa.
Nhưng... Dê Trắng chết... nằm nghiêng! Và tôi cười như điên cuồng.
Dê Trắng chết... nằm nghiêng!
Hồ sơ của ông ghi rằng ông tự ý tới dưỡng đường xin điều trị và tự thanh toán mọi chi phí.
Ông ta không có một người thân hoặc bạn bè nào tới thăm, và cũng không ai để ý tới ông ngoại trừ một số bác sĩ, vài nhà bệnh lý học và vài nhà tâm lý học.
Trước khi vào dưỡng đường, ông ta là linh mục tại một quận lÿ nhỏ ở miền Trung, nơi không mấy người biết tới. Sau khi nhập viện, ông ta đã trở thành một nhân vật nổi tiếng trong giới y khoa vì một lý do đơn giản là ông ta không bao giờ ngủ!
Trong mấy tháng đầu, mỗi đêm, ông ta vào phòng nằm đọc sách một lúc rồi tắt đèn ngủ một cách dễ dàng. Nhưng chỉ năm phút sau ông ta thức dậy thật khoẻ khoắn, làm như đã ngủ hàng giờ. Sau đó, ông bỏ hẳn ý định nằm ngủ và coi đêm cũng như ngày.
Việc yêu cầu ông bỏ thói quen thức trắng 24 tiếng một ngày hoàn toàn vô ích, bởi thế một căn phòng đặc biệt được dành riêng cho ông theo lời yêu cầu khẩn khoản của ông, một căn phòng không giường!
Suốt đêm ông thường ngồi đọc sách và viết lách. Những trang giấy mà ông viết, ông không cho ai coi, kể cả Hiền, người mà ông tỏ vẻ quí mến nhất.
Mỗi năm một lần, ông bỏ trốn khỏi dưỡng đường vào nửa đêm sau khi mọi người đều thấy rõ là ông có vẻ nóng nẩy bồn chồn từ mấy ngày trước đó. Những lần bỏ trốn này luôn luôn xẩy ra vào giữa tháng Mười và người ta luôn luôn tìm thấy ông ở cùng một chỗ: Giữa nghĩa trang đô thành.
Thực ra chữ “bỏ trốn” có vẻ không đúng lắm vì mọi người đều biết việc đó sẽ xẩy ra nhưng không ai tìm cách ngăn cản ông. Các bác sĩ nói rằng việc làm của ông đựơc coi là vô hại. Nếu ngăn chận ông, ông có thể nổi điên lên, và lúc đó mọi sự sẽ có thể rất lôi thôi.
Các nhân viên dưỡng đường thì cho rằng việc này có thể có liên hệ tới nghề nghiệp cũ của ông, vì ông là một linh mục, có thể ông đã tham dự nhiều đám tang, và một cái gì đó trong việc này đã ám ảnh ông.
Nhưng người ta chỉ biết sự thực sau khi ông chết. Ông chết thật đột ngột dù ông là một người rất khỏe mạnh và lực lưỡng.
Hiền luôn luôn thầm cảm ơn khi một con người lực lưỡng như ông lại là một bệnh nhân hiền hòa nhất. Hiền vẫn tự hỏi không biết làm sao nhân viên dưỡng đường có thể chế ngự được ông nếu ông nổi cơn điên bất tử, hoặc chỉ cần ông giận dữ thôi. Tuy nhiên, ông không bao giờ giận dữ và toàn thể nhân viên dưỡng đường đều tỏ vẻ tiếc thương khi ông đột ngột từ trần ở tuổi 40.
Sau khi đưa ông vào nhà xác, một nhân viên dưỡng đường trao cho Hiền một bao thư lớn màu vàng, bên trong Hiền đoán là một xấp giấy. Bao thư đề tên Hiền, có đóng khằn hẳn hoi, với một hàng chữ lớn “Chỉ mở ra đọc sau khi tôi chết”.
Hiền lấy xấp giấy ra và đọc câu chuyện của người quá cố:
...Khi tôi còn là cha xứ ở quận Ninh Hòa, Nha Trang, tôi rất sung sướng. Có thể nói rằng tôi là người hoàn toàn sung sướng nếu không có một người trong quận. Đó là quận trưởng Định.
Đây là trường hợp hai người tự nhiên thù ghét nhau một cách khủng khiếp. Chúng tôi ghét nhau nhưng không bên nào hiểu tại sao.
Có thể tôi ghét cái bề ngoài của ông ta. Quận trưởng Định là người rất gầy ốm, để râu, cả râu mép lẫn râu cằm. Tôi gọi ông ta là “Dê Trắng” vì ông ta có nước da xanh mướt và giọng nói của ông ta nghe như tiếng... dê kêu. Thật đáng ghét!
Còn việc tại sao ông ta ghét tôi, tôi không biết. Có thể vì ông ta cho rằng tôi là người đã làm giảm ảnh hưởng của ông trong quận không chừng. Tôi không biết.
Chúng tôi luôn luôn bất đồng ý kiến về bất cứ vấn đề gì và tôi khám phá ra rằng ông ta có một thói xấu không thể tha thứ được là luôn luôn tìm cách nói xấu tôi sau lưng, và tìm đủ cách đầu độc đầu óc thiên hạ khiến họ khinh ghét tôi, nhất là những người mới tới, dù họ chưa gặp tôi một lần.
Sự thù ghét của tôi đối với “Dê Trắng” đã trở thành một ám ảnh. Tôi luôn luôn nghĩ tới ông ta bằng sự hận thù. Hình ảnh của ông ta luôn luôn hiện ra trong óc tôi giữa sự yên tĩnh của phòng đọc sách, và trong khi làm lễ, tôi không bao giờ nhìn ông ta. Ông ta khiến tôi vừa thù ghét vừa sợ hãi, vì ánh mắt quái quỉ của ông ta khiến tôi hiểu rằng ông ta có thể làm bất cứ việc gì tệ hại nhất đối với tôi nếu có thể và có dịp.
Sự thù ghét ông ta khiến tôi trở thành kẻ sát nhân âm thầm vì tôi đã hạ sát ông ta không biết bao nhiêu lần trong tư tưởng.
Tôi không nhìn ông ta trong khi làm lễ vì biết rằng ông ta đọc được những tư tưởng đó của tôi và đang nhìn tôi mỉm cười thách thức.
Một hôm, tôi nhận được tin cấp báo là ông ta bị bệnh nặng. Tự nhiên tôi không thể đè nén được niềm hi vọng là ông ta sẽ chết, phải chết. Dù sao tôi cũng phải tới tư dinh của ông ta, miễn cưỡng vì nhiệm vụ nhưng bị thúc đẩy vì lòng hiếu kỳ. Nhưng may mắn, ông ta đã tắt thở trước khi tôi tới.
Tôi bước tới bên giường ông ta, tuy ngoài mặt giữ vẻ buồn rầu như đi thăm... người chết, nhưng trong lòng tôi lại cảm thấy vô cùng sung sướng. Trước sự kinh hoàng của chính tôi, tôi sung sướng hơn bao giờ hết.
Ngày tang lễ, trong khi đang bước đi chầm chậm trước quan tài, tôi chợt nghe một tiếng gõ thật nhẹ ngay phía sau đầu. Tim tôi như ngưng đập, máu tôi như ngưng chảy khi đầu óc tôi cho biết tiếng gõ đó phát ra từ bên trong cỗ quan tài!
Tuy nhiên, tôi dẹp bỏ ngay ý nghĩ khiến chân tay tôi bủn rủn và tôi vẫn bước tới. Không thể được! Đó chỉ là sự tưởng tượng của tôi!
Trong khi tiếp tục di chuyển chầm chậm bên cánh giáo đường, tôi lại nghe ba tiếng gõ nho nhỏ nữa. Lần này thì không thể sai lầm được. Rồi ba tiếng gõ nữa vang lên. Tôi chờ đợi phản ứng của những người khiêng quan tài. Họ phải nghe thấy tiếng gõ đó như tôi đã nghe.... Một người la lên. Rồi họ đặt quan tài xuống tìm cách mở nắp ra...
Nhưng không, hoàn toàn không có gì xẩy ra hết ngoại trừ việc tôi lại nghe một tiếng gõ nho nhỏ nữa!
Tôi cảm thấy như muốn ngã gục xuống nhưng cố gắng bước tới. Sự thực đối với tôi thật quá hiển nhiên. Ông ta chưa chết! Và chỉ có tôi là người duy nhất nghe thấy những tiếng gõ cầu cứu tuyệt vọng của ông ta!
Tôi không thể diễn tả nổi ý nghĩ của tôi lúc đó. Một ý nghĩ khủng khiếp là tôi đã có một quyền hạn bao la đối với quận trưởng Định, đối với mạng sống của ông ta. Tôi là người có thể cứu sống ông ta hoặc bắt ông ta phải chết. Một tư tưởng thoáng qua đầu óc tôi nói rằng tôi là một kẻ sát nhân không thể bị khám phá. Tôi đã từng ám sát ông ta nhiều lần trong tư tưởng. Bây giờ tôi có thể thực sự hạ sát ông ta bằng sự vô tình - hoặc cố ý - của mình. Ông ta là tù nhân cô đơn và tuyệt vọng trong đôi tai của tôi, đang chịu đựng một cái chết khủng khiếp vì sự yên lặng của tôi.
Những ý nghĩ thoáng qua rất nhanh trong đầu óc tôi. Một cuộc vật lộn giữa một bên là lương tâm và lý trí, và bên kia là những hận thù khiến tôi gần như mê hoảng. Những vết thương ông ta đã gây ra cho tôi, những lời nói xấu ông ta đã nhắm vào tôi, sự thù ghét mà ông ta đã chứng tỏ với tôi, tất cả chen chúc nhau nằm trên đôi môi của tôi như những ống khoá và những song sắt khiến tôi không mở miệng được.
Tôi như nhìn thấy thật rõ ông ta đang nằm trong quan tài, đôi mắt trợn tròn vì khủng khiếp. Tôi cũng thấy thật rõ đôi mắt đó đang nhìn thẳng vào tôi như cầu xin tha thứ.
Tôi nhìn thấy ông ta thật rõ chẳng khác gì nắp quan tài làm bằng kiếng. Tuy nhiên với sự thù hận trong tim, tôi cố tình làm ngơ trước ánh mắt van xin của ông ta. Tôi quyết định để ông ta phải chết một cái chết khủng khiếp nhất của kẻ bị chôn sống, một cái chết xẩy ra khi ông ta chưa chết, một cái chết trong tăm tối, một cái chết mà ông ta nhìn thấy nhưng không thể nào trốn chạy.
Nhưng đột nhiên một sự thư thái tràn ngập hồn tôi, mà sau này tôi hiểu rằng đó chỉ là một ý nghĩ để tự bào chữa, tự an ủi, khi tôi cho rằng nếu không một người nào hiện diện nghe tiếng gõ quan tài của quận trưởng Định, chắc chắn những âm thanh mà tôi nghe thấy chỉ là sự tưởng tượng của chính tôi.
Rồi tôi thi hành nhiệm vụ một cách bình tĩnh đến lạnh lùng. Tôi nhìn theo chiếc quan tài từ từ hạ xuống đáy huyệt.
Buổi chiều ẩm thấp lạnh lùng bao phủ quanh tôi. Âm thanh những mảnh đất rơi trên nắp quan tài khiến tôi tưởng tượng như những tiếng gõ của những người còn sống đáp lại tiếng gõ yếu ớt van xin của quận trưởng Định. Chắc chắn ông ta nghe rõ tiếng đất rơi trên nắp quan tài tuy vẫn ôm một niềm hi vọng mong manh. Như những phu mỏ bị chôn vùi hàng trăm thước dưới lòng đất tối đen vẫn mang một niềm hi vọng. Giữa tiếng đất rơi chưa ồn ào lắm, tôi lại nghe tiếng gõ quan tài vang lên thật rõ trước khi chìm lỉm trong những tiếng đất ào ào phủ kín quan tài.
Tôi bước đi, bỏ lại sau lưng những thân nhân, bạn bè của người quá cố. Tôi cảm thấy hơi ngạc nhiên khi thấy mình nghĩ tới danh từ “quá cố”. Lúc này ông ta đã thực sự “quá cố” hay chưa"
Chiều hôm đó ngồi trong phòng khách với cái lò sưởi ấm áp khi bên ngoài ánh nắng lịm dần trong cái lạnh tái tê của đồi núi Ninh Hòa vào giữa tháng Mười, tôi nhìn về phía nghiã trang tối tăm ảm đạm qua khung cửa sổ.
Đầu óc tôi hầu như trống rỗng. Tôi vẫn sống nhưng chỉ còn là một hình nhân. Tôi uống trà, viết thư nhưng biết rõ là một người nào đó đang làm những công việc vừa nói chứ không phải chính mình! Tôi không phải là tôi nữa! Tôi cảm thấy thật rõ có một cái lò xo đang cuộn chặt trong tôi.
Khi tôi về phòng ngủ vào khoảng mười giờ, tất cả hoàn toàn yên lặng. Tôi khóa cửa, lên lầu, nằm đọc sách tới mười giờ rưỡi trước khi chợt thiếp đi.
Đột nhiên tôi bừng tỉnh và có cảm tưởng như đã ngủ thật lâu. Tôi nhìn đồng hồ. Mười một giờ mười lăm. Tôi hoàn toàn tỉnh táo và biết rằng mình không thể ngủ được nữa. Cái lò xo đã bung ra trong tôi rồi. Tôi nằm yên trong bóng tối như để chờ đợi một cái gì hoặc một người nào đó. Đồng hồ ngoài phòng khách vang lên mấy tiếng như hiệu lệnh buộc tôi ngồi dậy. Mười một giờ rưỡi! Tôi biết tôi phải làm gì.
Tôi rời khỏi giường và bận đồ. Việc này tôi sẽ phải làm một mình, tôi phải biết rõ sự thật và không một ai được giúp tôi.
Tôi bước xuống nhà dưới, mở cửa sau, bước vào màn đêm băng giá. Đêm thật yên lặng và hoàn toàn tăm tối.
Tôi ra nhà kho phía sau lấy đèn bão và một cái xẻng. Tôi đốt đèn, vác xẻng, lặng lẽ đi tới ngôi mộ mới nằm gần một gốc cây. Tôi còn trẻ, rất khoẻ mạnh và có cả một đêm dài để làm việc đó.
Tôi đứng yên nghe ngóng những tiếng động của đêm trường. Hoàn toàn yên lặng, sự yên lặng khiến tôi bị ù tai.
Tôi đặt cây đèn sát bên ngôi mộ và bắt đầu dùng xẻng xúc đất từ ngôi mộ mới, ngôi mộ của “Dê Trắng”.
Nếu những tiếng gõ quan tài mà tôi nghe thấy chỉ là tưởng tượng, tôi phải tìm câu trả lời. Bây giờ. Tôi phải biết để lương tâm được yên ổn. Nếu những tiếng gõ mà tôi nghe thấy đúng là tiếng kêu cứu tuyệt vọng của quận trưởng Định, tôi phải làm một cái gì để chuộc lại lỗi lầm. Tôi phải đối diện với ông ta dù ông ta và tôi là hai kẻ thù, một còn sống và một đã chết, một nằm trong những tấm vải liệm, một trong bộ đồ bẩn thỉu của người đào mộ. Chúng tôi phải gặp nhau một lần cuối trong màn đêm u tịch giữa nghĩa trang im vắng này.
Đêm tuy lạnh, nhưng mồ hôi của tôi đổ ra đầm đìa. Tôi cởi bớt chiếc áo ngoài ra. Thỉnh thoảng tiếng đồng hồ vang lên trong đêm tối khiến tôi thót ruột với cảm tưởng là có một người nào đó đang theo dõi việc làm ghê rợn của mình.
Đống đất bên nấm mộ mỗi lúc một cao và tôi chìm lần xuống lòng ngôi mộ mà tôi đang đào. Cuối cùng, một nhát xẻng chạm vào nắp quan tài. Tôi gạt bỏ mớ đất trên nắp trước khi ngồi nghỉ mệt ngay trên nắp quan tài. Rồi tôi tìm cách mở nắp quan tài. Tới lúc đó tôi mới biết việc mở quan tài một mình không phải chuyện dễ.
Nhưng rồi tôi dùng cái xẻng làm đòn bẩy, cố hết sức nậy bung được nắp quan tài. Tôi đã nói là tôi còn trẻ và rất khoẻ mạnh, phải không"
Trong quan tài tối thui, tôi không thấy gì hết. Tôi cố vươn mình lấy cây đèn bão, và dưới những giọt sáng chập chờn, kẻ thù của tôi nằm đó, “Dê Trắng” nằm đó.
Một cảm giác kinh hoàng nhất phủ chụp lấy tôi. Giây phút đó, tôi mới biết cái chết là gì: Tối tăm, lặng lẽ, bí mật và ngu xuẩn một cách kỳ lạ.
Rồi tôi cười ha hả, cười không thể ngưng lại được. Tôi không thể để lộ sự bí mật của tôi trước mặt kẻ thù. Tôi vội vã trèo ra khỏi mộ và hối hả lấp kín ngôi mộ bằng đống đất mà tôi mới đào lên. Chưa bao giờ tôi làm việc mau lẹ và mệt mỏi như vậy. Lấp lại... che đậy lại... giấu kín... và tôi cười như điên cuồng, cười mà không sợ người khác nghe thấy nữa, cười tới khi toàn thân ê ẩm. Quả là một lỗi lầm trọng đại!
Tôi đã nhìn thấy sự bí mật đó, tận mắt: “Dê Trắng” đã chết, chết thực sự, chết tới độ không thể chết hơn được nữa.
Nhưng... Dê Trắng chết... nằm nghiêng! Và tôi cười như điên cuồng.
Dê Trắng chết... nằm nghiêng!
Gửi ý kiến của bạn