Một trong những công ty làm nhu liệu dẫn đầu tại Ấn Độ mới đây đã tuyển 10 ngàn thảo chương viên computer. Công ty này đã nhận được một triệu đơn xin việc. Hiện nay có trên 10 triệu người đã được đào luyện ở trình độ khá, họ đang muốn nhẩy vào kinh doanh dịch vụ tin học cho cả thế giới.
Trong khi Trung quốc đang tỉa bớt việc xuất cảng hàng chế xuất, còn Ấn Độ lại cố thành hình mũi nhọn tin học.
Ấn Độ đang đụng phải sự phản kháng của lập pháp Ấn Độ trước khi Quốc hội Hoa kỳ suy tính cấm ngành kỹ thuật tin học của Ấn Độ dính trong các hợp đồng của chính phủ Hoa kỳ.
Ấn Độ và Trung quốc, cả hai đang có kế hoạch để đóng vai trò chủ đạo phát triển trong thế giới tin học với mục đích thu hút thiệt nhiều loại vốn trí tuệ (intellectual capital) của thế giới, thứ vốn gọi là ảo nhưng có ứng dụng thần kỳ trong mọi lãnh vực sinh hoạt cho đời sống của con người.
Nếu cả hai quốc gia này thành công, sau năm năm Hoa kỳ, quốc gia có ưu thế nhất hiện nay, sẽ phải tìm cách cho phát sinh ra những việc làm cần có năng khiếu cao hơn.
Bộ trưởng Alexander Downer của Bộ ngoại giao Úùc đang ký Thỏa ước Mậu dịch Tự do với Phó Tổng thống Richard Cheney của Hoa kỳ trong Hội nghị Kinh tế Thế giới tại Davos, Thụy Sĩ. Thấy như có cái gì đang xẩy ra giữa Trung quốc và Ấn Độ, Úc phải nới rộng ra để ký mậu dịch tự do với Hoa kỳ.
Duy có người Hoa kỳ tại Davos biết được vốn trí tuệ đang chuyển hướng, nhưng ông này đã lập luận là việc Hoa kỳ canh cải sẽ phải đi trước tiên.
Đa số người Ấn Độ và người Trung quốc đều không cho là Hoa kỳ có thể làm được. Một người Ấn đã cho nhà báo Úc Robert Gottliebsen được biết là năng khiếu chuyển hướng không tài nào tránh được, nó chỉ còn là vấn đề như việc bọc viên thuốc đang đắng thêm.
Kết hợp việc làm có phẩm chất cao của Ấn Độ, có giá phí thấp nhiều, các công ty Hoa kỳ và các công ty trên thế giới bị lợi nhuận đi lên thúc đẩy vào lúc giá cả cầm cán cân, việc chuyển hướng năng khiếu là một nguyên cớ không có thể đừng được. Dân Ấn Độ hiện nay đang cho mài dũa các năng khiếu mới.
Cho tới năm 1980, Ấn Độ vẫn còn là một quốc gia bảo vệ hẹp hòi, trong khi tại những nơi như Davos, các nơi này đang được khuyến khích để gia nhập xã hội toàn cầu. Những nơi này đã nhìn thấy dân của họ đều có năng khiếu về tin học và phát triển được nhờ vào giáo dục toàn dân và đang gây được thị trường trên hoàn cầu.
Sau đến việc đầu tư ngoài sức tưởng tượng là việc đặt các đường cáp quang nằm dưới đáy biển trong lúc công ty loại dot.com bùng lên để giao các dịch vụ có chất lượng thế giới cho những người dân của Ấn Độ với những giá rẻ mà Tây phương không tài nào làm được.
Trung quốc đến với kỹ thuật tin học bằng một con đường khác.
Hầu hết các công ty quan trọng trên thế giới hiện nay đều có mặt trên đất Trung quốc. Trong một hay hai năm tới, Trung quốc sẽ khuyến khích các công ty quan trọng này chuyển lần lượt các công tác nghiên cứu sang Trung quốc, chi phí tại Trung quốc thấp hơn, còn về chất lượng hay phẩm lượng cũng bằng hay còn khá hơn những gì mà hiện nay Hoa kỳ và Tây Âu đang làm.
Bằng chứng là giới tiêu thụ Hoa kỳ đã nhận thấy chất lượng hàng hóa “Made in China” đang bán trong các cửa hàng một giá như Dolarama, One Buck for Two... như thế nào rồi.
Ngoài ra, thị trường nội địa của Trung quốc lại còn đang phát triển xa nữa trong lúc hàng xuất cảng của Trung quốc giảm đi, khiến cho phần lớn hãng sản xuất của nước ngoài tại Trung quốc chiếm được thị phần lớn nhất không những tại Trung quốc mà còn tại các nước nằm ngoài Trung quốc.
Một nhà đại diện của Trung quốc tươi như hoa đã cho nhà báo Gottliebsen được biết:
“Các hãng đều biết, họ nghịch với nhà nước Trung quốc là thiếu khôn ngoan.”
Thí dụ như hãng Microsoft cho mở ra nhiều tác vụ nghiên cứu tại Trung quốc đang làm gương cho các hãng khác đi theo.
Các năng khiếu chuyển hướng hiện đang tiến theo ba chiều.
Thứ nhất, có khoảng từ một phần ba cho tới một nửa sinh viên tốt nghiệp đứng hàng đầu trong các trường kinh doanh tại Hoa kỳ là dân Ấn Độ và dân Trung quốc. Hầu hết các sinh viên tốt nghiệp này đều ở lại Hoa kỳ trong nhiều năm qua, vì Hoa kỳ có nhiều cơ hội cho họ.
Cũng trong thời gian đó, dân số Trung quốc và dân số Ấn Độ ở tại Bắc Mỹ thuộc hàng dân số lớn là loại tài sản lớn của hai quốc gia này, bởi vì hai cộng đồng này hành động giống như dân Do Thái mất đất định cư lập nghiệp, cả hai đóng một vai trò quan trọng trong việc đầu tư và lập các hợp đồng kỳ thú với quốc gia của họ.
Nhưng riêng Trung quốc và Việt Nam có chính sách coi những kiều dân này đương nhiên vẫn còn quốc tịch và chính quyền của hai quốc gia này có thể trở quẻ khi cần, như Cộng sản Trung quốc hiện đã dán nhãn các doanh gia Đài Loan về tội phản quốc hay gián điệp để bắt giam.
Tuy thế Ấn Độ và Trung quốc hiện nay đang khuyến khích những người được đào tạo tại Hoa kỳ về nước , bởi vì hai quốc gia này có thể đưa vào những công việc kiến quốc.
Hoa kỳ hiện nay đang cần những loại người có tài cán cao này như điên, nhưng Hoa kỳ vẫn dễ dàng để cho những người gốc Ấn và gốc Hoa này trở về nước theo như tiếng gọi của con tim đối với đồng bào của họ.
Trong vài năm nữa khi dân Hoa kỳ ăn ý với nhau về chuyện tài năng ra đi quá nhiều và còn nhiều hơn thế nữa.
Thứ hai, khoảng một nửa vốn đầu tư của các doanh nhân tư bản tại Silicon Valley của Hoa kỳ hiện đang nằm tại Á châu. Số vốn này đang đẩy để lập cơ sở cho nhân tài Á đông và nhân tài Trung quốc.
Thứ ba, người Ấn Độ đang làm chuyện như tầm ăn rỗi trong dân số đang về già của từng quốc gia khi biết rõ quốc gia nào sẽ thiếu người lao động.
Dân Ấn Độ tin rằng họ có thể giúp nhiều quốc gia bằng cách thầu việc làm như gửi di dân Ấn có tay nghề hay không có tay nghề sang các quốc gia này để điền vào những chỗ trống.
Hoa kỳ cho biết, phẫu thuật y khoa cần phải có khoa phân tích hình quang tuyến X, khoa phân tích quang tuyến này có thể làm được tại Ấn Độ. Cũng như tại Nhật, từ năm 1997, lực lượng lao động đã giảm đi, chỉ trong vài năm nữa tổng dân số Nhật cũng sẽ giảm xuống.
Người đi làm đóng được hưu liễm giảm đi, còn số người già hưởng trợ cấp an sinh tăng lên, chưa kể chi phí săn sóc về y tế và thuốc men cho số người bị bịnh, một nan giải mà các quốc gia Tây phương đang tính để cho dân nước ngoài nhập cư, đi làm và đóng hưu liễm để bù vào ngân quỹ bị thâm thủng trong tương lai.
Ngay như giới thanh niên Nhật Bản hiện nay đều chạy theo các khóa học về kinh doanh hơn là tin học và kỹ thuật.
Người Ấn Độ sẽ cung ứng kỹ thuật tin học cho thị trường tại Nhật Bản, nơi vấn đề ngôn ngữ không xẩy ra cho ngành điện toán, ngành đã có sẵn thứ ngôn ngữ thảo chương ai học điện toán cũng đều phải biết. (Nhật Bản đang khuyến khích dân của mình tại Nam Mỹ hồi quốc và còn tuyển dụng những người Phi Luật Tân từng làm việc tại Hong Kong. Nhật Bản hiện đang cho mở lớp dạy Nhật ngữ ngay tại thủ đô Manila của Phi Luật Tân).
Trong khi khắp Trung quốc và Á châu đang cho duyệt lại vấn đề giáo dục để chú trọng hơn nữa vào công tác nghiên cứu và phát minh.
Các trường đại học tại Úc là những truờng quan trọng trong việc tiếp thị giáo dục, các truờng này nhận thức được việc phát triển của loại giáo dục này, nền giáo dục của Anh quốc.
Anh quốc là một quốc gia trọng thương ngày xưa đang trên đà phát huy chủ trương kinh tế mậu dịch tự do toàn cầu có ít đối kháng hay bất khả kháng.
Tại Davos, nhóm Gartner chuyên cung cấp nghiên cứu về phần cứng và nhu liệu điện toán, nhóm này đã công bố công tác nghiên cứu để cho thấy có những phát triển mới của ngành kỹ thuật tin học, như việc cho thầu kỹ thuật tin học theo từng chu kỳ.
Thoạt đầu có sự vọt lên cực nhanh. Khi kỹ thuật này đã lên tới tột đỉnh, cộng đồng kỹ thuật này có những giật lùi, thường dẫn tới những việc đổ vỡ lớn, bởi vì sự bùng ra này đẩy cho các nhà thầu đi vào việc làm ăn dối trá. Việc thầu việc làm chỉ tạm thời đi xuống,sau đó nó lại phát triển ở bước khả trợ hơn.
Nhóm Gartner dự đoán năm 2004 và 2005 sẽ là năm hoàn toàn vỡ mộng. Số người Ấn Độ mà nhà báo Robert Gottliebsen đã từng gặp, không có người nào nhận ra sự kiện này, họ chỉ nhìn thấy cái nhu cầu vĩ đại và muốn làm nhu cầu này được thỏa mãn để hốt bạc. Họ cho rằng đường cong phát triển của đồ biểu vẫn tiếp tục đi lên, nhất là trong tay họ đang có sẵn lao động giá rẻ. Theo nhà báo này, nhóm Gartner có thể nói đúng.
Trong khi Trung quốc đang tỉa bớt việc xuất cảng hàng chế xuất, còn Ấn Độ lại cố thành hình mũi nhọn tin học.
Ấn Độ đang đụng phải sự phản kháng của lập pháp Ấn Độ trước khi Quốc hội Hoa kỳ suy tính cấm ngành kỹ thuật tin học của Ấn Độ dính trong các hợp đồng của chính phủ Hoa kỳ.
Ấn Độ và Trung quốc, cả hai đang có kế hoạch để đóng vai trò chủ đạo phát triển trong thế giới tin học với mục đích thu hút thiệt nhiều loại vốn trí tuệ (intellectual capital) của thế giới, thứ vốn gọi là ảo nhưng có ứng dụng thần kỳ trong mọi lãnh vực sinh hoạt cho đời sống của con người.
Nếu cả hai quốc gia này thành công, sau năm năm Hoa kỳ, quốc gia có ưu thế nhất hiện nay, sẽ phải tìm cách cho phát sinh ra những việc làm cần có năng khiếu cao hơn.
Bộ trưởng Alexander Downer của Bộ ngoại giao Úùc đang ký Thỏa ước Mậu dịch Tự do với Phó Tổng thống Richard Cheney của Hoa kỳ trong Hội nghị Kinh tế Thế giới tại Davos, Thụy Sĩ. Thấy như có cái gì đang xẩy ra giữa Trung quốc và Ấn Độ, Úc phải nới rộng ra để ký mậu dịch tự do với Hoa kỳ.
Duy có người Hoa kỳ tại Davos biết được vốn trí tuệ đang chuyển hướng, nhưng ông này đã lập luận là việc Hoa kỳ canh cải sẽ phải đi trước tiên.
Đa số người Ấn Độ và người Trung quốc đều không cho là Hoa kỳ có thể làm được. Một người Ấn đã cho nhà báo Úc Robert Gottliebsen được biết là năng khiếu chuyển hướng không tài nào tránh được, nó chỉ còn là vấn đề như việc bọc viên thuốc đang đắng thêm.
Kết hợp việc làm có phẩm chất cao của Ấn Độ, có giá phí thấp nhiều, các công ty Hoa kỳ và các công ty trên thế giới bị lợi nhuận đi lên thúc đẩy vào lúc giá cả cầm cán cân, việc chuyển hướng năng khiếu là một nguyên cớ không có thể đừng được. Dân Ấn Độ hiện nay đang cho mài dũa các năng khiếu mới.
Cho tới năm 1980, Ấn Độ vẫn còn là một quốc gia bảo vệ hẹp hòi, trong khi tại những nơi như Davos, các nơi này đang được khuyến khích để gia nhập xã hội toàn cầu. Những nơi này đã nhìn thấy dân của họ đều có năng khiếu về tin học và phát triển được nhờ vào giáo dục toàn dân và đang gây được thị trường trên hoàn cầu.
Sau đến việc đầu tư ngoài sức tưởng tượng là việc đặt các đường cáp quang nằm dưới đáy biển trong lúc công ty loại dot.com bùng lên để giao các dịch vụ có chất lượng thế giới cho những người dân của Ấn Độ với những giá rẻ mà Tây phương không tài nào làm được.
Trung quốc đến với kỹ thuật tin học bằng một con đường khác.
Hầu hết các công ty quan trọng trên thế giới hiện nay đều có mặt trên đất Trung quốc. Trong một hay hai năm tới, Trung quốc sẽ khuyến khích các công ty quan trọng này chuyển lần lượt các công tác nghiên cứu sang Trung quốc, chi phí tại Trung quốc thấp hơn, còn về chất lượng hay phẩm lượng cũng bằng hay còn khá hơn những gì mà hiện nay Hoa kỳ và Tây Âu đang làm.
Bằng chứng là giới tiêu thụ Hoa kỳ đã nhận thấy chất lượng hàng hóa “Made in China” đang bán trong các cửa hàng một giá như Dolarama, One Buck for Two... như thế nào rồi.
Ngoài ra, thị trường nội địa của Trung quốc lại còn đang phát triển xa nữa trong lúc hàng xuất cảng của Trung quốc giảm đi, khiến cho phần lớn hãng sản xuất của nước ngoài tại Trung quốc chiếm được thị phần lớn nhất không những tại Trung quốc mà còn tại các nước nằm ngoài Trung quốc.
Một nhà đại diện của Trung quốc tươi như hoa đã cho nhà báo Gottliebsen được biết:
“Các hãng đều biết, họ nghịch với nhà nước Trung quốc là thiếu khôn ngoan.”
Thí dụ như hãng Microsoft cho mở ra nhiều tác vụ nghiên cứu tại Trung quốc đang làm gương cho các hãng khác đi theo.
Các năng khiếu chuyển hướng hiện đang tiến theo ba chiều.
Thứ nhất, có khoảng từ một phần ba cho tới một nửa sinh viên tốt nghiệp đứng hàng đầu trong các trường kinh doanh tại Hoa kỳ là dân Ấn Độ và dân Trung quốc. Hầu hết các sinh viên tốt nghiệp này đều ở lại Hoa kỳ trong nhiều năm qua, vì Hoa kỳ có nhiều cơ hội cho họ.
Cũng trong thời gian đó, dân số Trung quốc và dân số Ấn Độ ở tại Bắc Mỹ thuộc hàng dân số lớn là loại tài sản lớn của hai quốc gia này, bởi vì hai cộng đồng này hành động giống như dân Do Thái mất đất định cư lập nghiệp, cả hai đóng một vai trò quan trọng trong việc đầu tư và lập các hợp đồng kỳ thú với quốc gia của họ.
Nhưng riêng Trung quốc và Việt Nam có chính sách coi những kiều dân này đương nhiên vẫn còn quốc tịch và chính quyền của hai quốc gia này có thể trở quẻ khi cần, như Cộng sản Trung quốc hiện đã dán nhãn các doanh gia Đài Loan về tội phản quốc hay gián điệp để bắt giam.
Tuy thế Ấn Độ và Trung quốc hiện nay đang khuyến khích những người được đào tạo tại Hoa kỳ về nước , bởi vì hai quốc gia này có thể đưa vào những công việc kiến quốc.
Hoa kỳ hiện nay đang cần những loại người có tài cán cao này như điên, nhưng Hoa kỳ vẫn dễ dàng để cho những người gốc Ấn và gốc Hoa này trở về nước theo như tiếng gọi của con tim đối với đồng bào của họ.
Trong vài năm nữa khi dân Hoa kỳ ăn ý với nhau về chuyện tài năng ra đi quá nhiều và còn nhiều hơn thế nữa.
Thứ hai, khoảng một nửa vốn đầu tư của các doanh nhân tư bản tại Silicon Valley của Hoa kỳ hiện đang nằm tại Á châu. Số vốn này đang đẩy để lập cơ sở cho nhân tài Á đông và nhân tài Trung quốc.
Thứ ba, người Ấn Độ đang làm chuyện như tầm ăn rỗi trong dân số đang về già của từng quốc gia khi biết rõ quốc gia nào sẽ thiếu người lao động.
Dân Ấn Độ tin rằng họ có thể giúp nhiều quốc gia bằng cách thầu việc làm như gửi di dân Ấn có tay nghề hay không có tay nghề sang các quốc gia này để điền vào những chỗ trống.
Hoa kỳ cho biết, phẫu thuật y khoa cần phải có khoa phân tích hình quang tuyến X, khoa phân tích quang tuyến này có thể làm được tại Ấn Độ. Cũng như tại Nhật, từ năm 1997, lực lượng lao động đã giảm đi, chỉ trong vài năm nữa tổng dân số Nhật cũng sẽ giảm xuống.
Người đi làm đóng được hưu liễm giảm đi, còn số người già hưởng trợ cấp an sinh tăng lên, chưa kể chi phí săn sóc về y tế và thuốc men cho số người bị bịnh, một nan giải mà các quốc gia Tây phương đang tính để cho dân nước ngoài nhập cư, đi làm và đóng hưu liễm để bù vào ngân quỹ bị thâm thủng trong tương lai.
Ngay như giới thanh niên Nhật Bản hiện nay đều chạy theo các khóa học về kinh doanh hơn là tin học và kỹ thuật.
Người Ấn Độ sẽ cung ứng kỹ thuật tin học cho thị trường tại Nhật Bản, nơi vấn đề ngôn ngữ không xẩy ra cho ngành điện toán, ngành đã có sẵn thứ ngôn ngữ thảo chương ai học điện toán cũng đều phải biết. (Nhật Bản đang khuyến khích dân của mình tại Nam Mỹ hồi quốc và còn tuyển dụng những người Phi Luật Tân từng làm việc tại Hong Kong. Nhật Bản hiện đang cho mở lớp dạy Nhật ngữ ngay tại thủ đô Manila của Phi Luật Tân).
Trong khi khắp Trung quốc và Á châu đang cho duyệt lại vấn đề giáo dục để chú trọng hơn nữa vào công tác nghiên cứu và phát minh.
Các trường đại học tại Úc là những truờng quan trọng trong việc tiếp thị giáo dục, các truờng này nhận thức được việc phát triển của loại giáo dục này, nền giáo dục của Anh quốc.
Anh quốc là một quốc gia trọng thương ngày xưa đang trên đà phát huy chủ trương kinh tế mậu dịch tự do toàn cầu có ít đối kháng hay bất khả kháng.
Tại Davos, nhóm Gartner chuyên cung cấp nghiên cứu về phần cứng và nhu liệu điện toán, nhóm này đã công bố công tác nghiên cứu để cho thấy có những phát triển mới của ngành kỹ thuật tin học, như việc cho thầu kỹ thuật tin học theo từng chu kỳ.
Thoạt đầu có sự vọt lên cực nhanh. Khi kỹ thuật này đã lên tới tột đỉnh, cộng đồng kỹ thuật này có những giật lùi, thường dẫn tới những việc đổ vỡ lớn, bởi vì sự bùng ra này đẩy cho các nhà thầu đi vào việc làm ăn dối trá. Việc thầu việc làm chỉ tạm thời đi xuống,sau đó nó lại phát triển ở bước khả trợ hơn.
Nhóm Gartner dự đoán năm 2004 và 2005 sẽ là năm hoàn toàn vỡ mộng. Số người Ấn Độ mà nhà báo Robert Gottliebsen đã từng gặp, không có người nào nhận ra sự kiện này, họ chỉ nhìn thấy cái nhu cầu vĩ đại và muốn làm nhu cầu này được thỏa mãn để hốt bạc. Họ cho rằng đường cong phát triển của đồ biểu vẫn tiếp tục đi lên, nhất là trong tay họ đang có sẵn lao động giá rẻ. Theo nhà báo này, nhóm Gartner có thể nói đúng.
Gửi ý kiến của bạn