Quan hệ ngoại giao VN-Trung Quốc vừa được đôi bên ăn mừng bước vào năm thứ 55 và Hà Nội vẫn coi Trung Quốc là mẫu mực nên học, theo Bắc Kinh gọi là “xã hội chủ nghĩa với màu sắc Trung Hoa” hoặc Hà Nội gọi là “kinh tế thị trường theo định hướng XHCN.”
Nhân dịp đầu năm mới, Đài RFA phỏng vấn kinh tế gia Nguyễn Xuân Nghĩa về những nguy cơ tiềm ẩn trong nền kinh tế Trung Quốc như sau.
Hỏi: Thưa ông, trong năm vừa Trung Quốc đã đạt tốc độ tăng trưởng trên 8%, coi như cao nhất địa cầu, và Việt Nam đứng hạng hai, với đà tăng trưởng là hơn 7,2%. Như vậy, mô thức kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa phải có giá trị hiển nhiên"
-- Lãnh đạo hai xứ ấy, nhất là Hà Nội, có thể nghĩ như vậy, nhưng thực tế không hẳn là vậy. Nói về tốc độ tăng trưởng, ta phải xét từ gốc là tăng trưởng từ đâu đến đâu. Từ một xứ hoang vu chỉ có một nhà máy mà mình xây thêm nhà máy thứ hai thì mình đã đạt tốc độ tăng trưởng 100%, nhưng so với các lân bang đã có cả trăm nhà máy, thì có xây thêm 20 cũng chỉ là tăng trưởng 20% mà thực tế là hơn ta gấp hai chục lần. Nếu có so sánh, một vài xứ châu Phi nghèo nhất như Chad cũng đạt tốc độ tăng trưởng là gần 60% hay Liberia là hơn 20%. Một xứ bị chiến tranh như Iraq cũng có thể đạt tốc độ tăng trưởng gần 20% và bị nội loạn như Georgia cũng có tốc độ gần 10%. Tăng trưởng vì vậy chưa là phát triển và nền kinh tế Trung Quốc thực ra cũng có những nhược điểm có thể dẫn tới nhiều biến động nguy hiểm trong năm Thân này mà Việt Nam nên để ý. Năm nay sẽ là một thử nghiệm gay gắt cho mô thức kinh tế thị trường trong vòng đai xã hội chủ nghĩa.
Hỏi: Chúng ta sẽ khởi sự từ đầu, và xin ông trình bày lý do của sự hoài nghi này.
-- Người ta ưa so sánh Trung Hoa với một con rồng và cho là con rồng Trung Quốc nay đã thức giấc với thành quả kinh tế cho phép xứ này có khả năng quân sự và ngoại giao chưa từng thấy. Nếu nhìn từ thời cách mạng điên rồ của Mao Trạch Đông thì điều đó không sai, nhưng nhìn rộng hơn thì Trung Quốc đang có vấn đề, con rồng đó có cái đầu như bã đậu và lãnh đạo xứ này ý thức được điều đó hơn lãnh đạo Việt Nam. Họ đang ráo riết cải cách và còn tu chỉnh hiến pháp để sớm bước ra khỏi những ràng buộc chính trị của xã hội chủ nghĩa, nhưng các động lực kinh tế đã được bung ra và có thể sẽ đưa xứ này vào những sóng gió mới. Động lực kinh tế khiến lãnh đạo hết là trung tâm độc quyền như xưa nhưng nạn tham nhũng đi cùng chế độ độc đảng cũng khiến lãnh đạo bị coi thường, khác hẳn cái thời mà cả nước như lên đồng dưới khẩu hiệu cách mạng của đảng. Năm nay còn có thể thấy sự phá sản của mô thức kinh tế thị trường nửa vời này và Trung Quốc mà có loạn thì kinh tế Việt Nam tất bị ảnh hưởng nặng, lãnh đạo Việt Nam mất luôn chỗ tựa.
Hỏi: Vì sao ông không có vẻ lạc quan gì với thành quả kinh tế của Trung Quốc"
-- Vì lãnh đạo xứ này đã xây nên một kiến trúc nguy nga đồ xộ trên nền móng mong manh, loại thành quả mà cựu Thủ tướng Chu Dung Cơ gọi là “đậu phụ”, tức là mềm và dễ nát. Khi kiến trúc đó sụp đổ, chẳng những người dân và giới đầu tư bị thiệt hại mà các lân bang cũng bị họa lây, trong đó có Việt Nam. Lý do có thể kể được liệt kê rất nhiều. Xứ này trở thành trung tâm tiêu thụ năng lượng lớn nhất thế giới, một nước nhập khẩu dầu thô nhiều hơn Hoa Kỳ, dù có trữ lượng thứ năm của địa cầu mà không có khả năng giải quyết nhu cầu đó trong khi lại gây ô nhiễm cho môi sinh. Khi Việt Nam bị dịch cúm gà và cần tiêu hủy hàng vạn gia cầm, người ta dùng vỏ lốp xe để đốt, mọi người tất nhiên để ý đến trình độ tổ chức quá tệ của xã hội ta, tại Trung Quốc, loại vấn đề như vậy phải nhân gấp trăm. Sau vấn đề tổ chức, hãy nhìn vào mặt trái của tốc độ tăng trưởng gọi là cao nhất địa cầu: Trung Quốc đang bị khủng hoảng về nhân dụng, với nạn thất nghiệp toàn thời và bán thời đã cao bằng dân số lao động của cả nước Mỹ, là hơn hai trăm triệu người. Mỗi tháng, xứ này phải tạo thêm một triệu việc làm mới cho dân số rất trẻ của mình. Không thì loạn. Vì nạn thất nghiệp mà việc cải cách doanh nghiệp nhà nước ra khỏi chế độ bao cấp đã bị khựng, nhưng cũng đủ gây xáo trộn xã hội và rủi ro chính trị cho lãnh đạo. Sau loại tắc nghẽn về năng lượng và khủng hoảng về nhân dụng, Trung Quốc còn gặp một nguy cơ cận kề là khủng hoảng tài chính và ngân hàng, y như trường hợp Việt Nam.
Hỏi: Vâng, ông có nhiều lần trình bày về hồ sơ ngân hàng này, xin ông giải thích thêm...
-- Vì cái gọi là định hướng xã hội chủ nghĩa, thực ra vì lãnh đạo muốn được lợi nhờ tự do kinh tế nhưng đảng vẫn nắm giữ quyền lực, Trung Quốc dùng hệ thống ngân hàng như một trung tâm thu hút tài nguyên quốc dân dồn cho khu vực quốc doanh với hậu quả là hệ thống ngân hàng nay ngập trong biển nợ, với số nợ không sinh lời và sẽ mất có thể lên tới từ 400 đến 500 tỷ đô la. Tuần trước, lãnh đạo xứ này quyết định bơm cho các ngân hàng thương mại quốc doanh 45 tỷ để chấn chỉnh sổ sách và số tiền trả nợ đậy có thể còn lên gấp đôi, nhưng vẫn chưa thấm vào đâu. Giới đầu tư nước ngoài dĩ nhiên chả dại gì mà bù tiền vào khoản thâm hụt đó như thổi gió vào nhà trống. Bắc Kinh phải chấn chỉnh các ngân hàng trước thời hạn của tổ chức mậu dịch thế giới WTO quy định là cuối năm 2005. Sau đó là hệ thống ngân hàng Trung Quốc sẽ hết được bảo vệ và phải cạnh tranh với các ngân hàng nước ngoài. Việt Nam hiểu chuyện này, vì cũng có vấn đề tương tự. Nhưng, tình hình Hoa Lục còn nguy khốn hơn vì một hiện tượng khác là tẩu tán tư bản.
Hỏi: Ông đang nói về trường hợp của Trung Quốc"
-- Vâng, truyền thông xứ này và cả thế giới chỉ nói đến các khoản đầu tư nước ngoài được trút vào Hoa Lục mà không để ý đến loại đầu tư từ Hoa Lục chuyển qua xứ khác. Ngoài hoạt động tẩu tán tài sản của đảng viên cán bộ muốn tự chuẩn bị cho mình một tương lai khá giả sau khi mất quyền, ta còn hoạt động tài chính của các ngân hàng và doanh nghiệp Hoa Lục vì họ thấy là đem tiền qua xứ khác đầu tư lại có lợi hơn và nhất là an toàn hơn. Khi bắt đầu cải tổ, đầu tư ra nước ngoài của Trung Quốc một năm chỉ ở khoảng 400 triệu, vào thập niên trước, số này lên đến hơn hai tỷ. Vừa qua, tổ chức UNCTAD về Ngoại thương của Liên hiệp quốc cho biết là năm 2002, riêng 12 doanh nghiệp lớn nhất Hoa Lục, dĩ nhiên là quốc doanh, đã đầu tư ra ngoài hơn 30 tỷ Mỹ kim. Các ngân hàng Hoa Lục thì chú trọng tới khách nợ ở nước ngoài, bốn ngân hàng quốc doanh chẳng hạn đã làm chủ một khoản nợ ngoại quốc là hơn 100 tỷ, và xu hướng này đang tiếp tục, năm 2000 cho vay ra ngoài chừng hơn 32 tỷ, năm sau gần gấp đôi, là gần 62 tỷ. Về nạn chuyển ngân của tư nhân thì chính quyền Bắc Kinh công nhận là từ 1997 đến 1999 đã có 52 tỷ bị tẩu tán ra ngoài. Ở bên ngoài, người ta biết là có hiện tượng này nhưng chưa tính được chính xác là bao nhiêu, ngoài số ước lượng là vài chục tỷ mỗi năm. Nếu họ vững tin vào tương lai kinh tế xứ này theo mô thức xã hội chủ nghĩa với màu sắc Trung Quốc thì đã chẳng có nạn tẩu tán như vậy, và đây là một nghịch lý ít ai nói tới.
Hỏi: Chưa kể một nghịch lý khác là Trung Quốc dồn sức xuất khẩu để thu ngoại tệ và lại chuyển ngoại tệ đó ra ngoài"
-- Trong nền kinh tế tự do đích thực, người ta đầu tư vào nơi có lợi nhất, việc doanh nghiệp Trung Quốc đầu tư ra ngoài để thu thập kiến thức, công nghệ hay mở rộng thị trường là điều có lợi cho xứ sở. Nhưng, hãy nhớ đến yêu cầu đầu tư rất lớn trong nội địa để tạo ra hàng triệu việc làm mỗi tháng. Dường như lãnh đạo xứ này đã không học được bài học của Nhật Bản, là thắt lưng buộc bụng để xuất khẩu tối đa bất kể lời lỗ, chỉ cần gia tăng thị phần của mình là đủ, sau đó lại nhắm mắt đầu tư ra nước ngoài, thấy gì cũng mua, tưởng rằng đó là bành trướng thế lực và ảnh hưởng. Cũng như vậy, Trung Quốc đang thổi lên một trái bóng đầu tư với những dự án có giá trị kinh tế rất kém, thí dụ điển hình là ở Thượng Hải. Lãnh đạo chậm tiến thường ưa khánh thành các công trình nguy nga để tiếng cho đời mà ít khi nghĩ đến dự án nhỏ bé mà thiết thực cho dân đen. Cho đến khi tất cả sụp đổ, như các nước Đông Á đã gặp năm 1997, thì lại đổ lỗi cho tư bản và đầu cơ.
Hỏi: Vì những vấn đề đó mà ông tiên đoán là có lúc trái bóng Trung Quốc cũng sẽ vỡ"
-- Vâng, ta có tất cả chất liệu cần thiết cho một vụ bể bóng đầu tư. Kinh tế Trung Quốc bắt đầu bị nóng máy và có thể phải hãm đà tăng trưởng để tránh nguy cơ lạm phát trong khi thị trường thì lại hồ hởi với ảo giác phồn thịnh và triển vọng đầu cơ. Đồng thời, Bắc Kinh vẫn phải tư nhân hóa các cơ sở quốc doanh để kịp thời tôn trọng quy định của WTO, với hậu quả tất yếu vẫn là sa thải nhân viên dư dôi. Đến nay, lãnh đạo xứ này đã hoàn tất các chương trình cải cách dễ làm nhất, nay là lúc phải lần tới những khâu phức tạp và rủi ro hơn. Nền móng kinh tế lại quá mong manh nên nạn suy trầm nhỏ cũng thành suy thoái lớn và lập tức chuyển ra động loạn xã hội. Vì vậy mà vào dịp Tết Nguyên Đán, nhà nước mới tăng cường kiểm soát an ninh tại Bắc Kinh vì sợ dân chúng bất mãn sẽ biểu tình.
Hỏi: Và câu kết luận của ông vẫn trở lại Việt Nam.
-- Vâng, chúng ta không để ý là từ lâu lắm rồi, dễ đến vài thế kỷ, lần đầu tiên Việt Nam mới có một hệ thống lãnh đạo tồn tại vài chục năm để học bài trong một đất nước độc lập và hòa bình. Suốt thời gian đó, lãnh đạo xứ này học được gì và làm được gì cho sự tiến hóa của xã hội và quốc gia" Suốt thời gian đó, lối cải cách nửa vời chỉ cải tiến mức sống cho thiểu số đảng viên chứ đất nước vẫn chậm tiến lạc hậu và hố sâu giàu nghèo vẫn đào sâu. Việt Nam hiện có nhiều vấn đề tương tự như Trung Quốc, với tiềm lực lại thấp hơn. Một vụ khủng hoảng tại Trung Quốc có thể là lời cảnh báo, có khi là quá trễ, vì Việt Nam không có một chính quyền mạnh, tức là có khả năng tác động và yểm trợ cho sinh hoạt xã hội và kinh tế quốc dân như trong các nước dân chủ, mà chỉ có một chính quyền độc tài nhưng bất lực trước các vấn đề sinh tử của đất nước. Lầm lẫn ách độc tài với thực lực của nhà nước là một sự lạc hậu kỳ cục sau khi đã cầm quyền được hơn một phần tư thế kỷ.
Nhân dịp đầu năm mới, Đài RFA phỏng vấn kinh tế gia Nguyễn Xuân Nghĩa về những nguy cơ tiềm ẩn trong nền kinh tế Trung Quốc như sau.
Hỏi: Thưa ông, trong năm vừa Trung Quốc đã đạt tốc độ tăng trưởng trên 8%, coi như cao nhất địa cầu, và Việt Nam đứng hạng hai, với đà tăng trưởng là hơn 7,2%. Như vậy, mô thức kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa phải có giá trị hiển nhiên"
-- Lãnh đạo hai xứ ấy, nhất là Hà Nội, có thể nghĩ như vậy, nhưng thực tế không hẳn là vậy. Nói về tốc độ tăng trưởng, ta phải xét từ gốc là tăng trưởng từ đâu đến đâu. Từ một xứ hoang vu chỉ có một nhà máy mà mình xây thêm nhà máy thứ hai thì mình đã đạt tốc độ tăng trưởng 100%, nhưng so với các lân bang đã có cả trăm nhà máy, thì có xây thêm 20 cũng chỉ là tăng trưởng 20% mà thực tế là hơn ta gấp hai chục lần. Nếu có so sánh, một vài xứ châu Phi nghèo nhất như Chad cũng đạt tốc độ tăng trưởng là gần 60% hay Liberia là hơn 20%. Một xứ bị chiến tranh như Iraq cũng có thể đạt tốc độ tăng trưởng gần 20% và bị nội loạn như Georgia cũng có tốc độ gần 10%. Tăng trưởng vì vậy chưa là phát triển và nền kinh tế Trung Quốc thực ra cũng có những nhược điểm có thể dẫn tới nhiều biến động nguy hiểm trong năm Thân này mà Việt Nam nên để ý. Năm nay sẽ là một thử nghiệm gay gắt cho mô thức kinh tế thị trường trong vòng đai xã hội chủ nghĩa.
Hỏi: Chúng ta sẽ khởi sự từ đầu, và xin ông trình bày lý do của sự hoài nghi này.
-- Người ta ưa so sánh Trung Hoa với một con rồng và cho là con rồng Trung Quốc nay đã thức giấc với thành quả kinh tế cho phép xứ này có khả năng quân sự và ngoại giao chưa từng thấy. Nếu nhìn từ thời cách mạng điên rồ của Mao Trạch Đông thì điều đó không sai, nhưng nhìn rộng hơn thì Trung Quốc đang có vấn đề, con rồng đó có cái đầu như bã đậu và lãnh đạo xứ này ý thức được điều đó hơn lãnh đạo Việt Nam. Họ đang ráo riết cải cách và còn tu chỉnh hiến pháp để sớm bước ra khỏi những ràng buộc chính trị của xã hội chủ nghĩa, nhưng các động lực kinh tế đã được bung ra và có thể sẽ đưa xứ này vào những sóng gió mới. Động lực kinh tế khiến lãnh đạo hết là trung tâm độc quyền như xưa nhưng nạn tham nhũng đi cùng chế độ độc đảng cũng khiến lãnh đạo bị coi thường, khác hẳn cái thời mà cả nước như lên đồng dưới khẩu hiệu cách mạng của đảng. Năm nay còn có thể thấy sự phá sản của mô thức kinh tế thị trường nửa vời này và Trung Quốc mà có loạn thì kinh tế Việt Nam tất bị ảnh hưởng nặng, lãnh đạo Việt Nam mất luôn chỗ tựa.
Hỏi: Vì sao ông không có vẻ lạc quan gì với thành quả kinh tế của Trung Quốc"
-- Vì lãnh đạo xứ này đã xây nên một kiến trúc nguy nga đồ xộ trên nền móng mong manh, loại thành quả mà cựu Thủ tướng Chu Dung Cơ gọi là “đậu phụ”, tức là mềm và dễ nát. Khi kiến trúc đó sụp đổ, chẳng những người dân và giới đầu tư bị thiệt hại mà các lân bang cũng bị họa lây, trong đó có Việt Nam. Lý do có thể kể được liệt kê rất nhiều. Xứ này trở thành trung tâm tiêu thụ năng lượng lớn nhất thế giới, một nước nhập khẩu dầu thô nhiều hơn Hoa Kỳ, dù có trữ lượng thứ năm của địa cầu mà không có khả năng giải quyết nhu cầu đó trong khi lại gây ô nhiễm cho môi sinh. Khi Việt Nam bị dịch cúm gà và cần tiêu hủy hàng vạn gia cầm, người ta dùng vỏ lốp xe để đốt, mọi người tất nhiên để ý đến trình độ tổ chức quá tệ của xã hội ta, tại Trung Quốc, loại vấn đề như vậy phải nhân gấp trăm. Sau vấn đề tổ chức, hãy nhìn vào mặt trái của tốc độ tăng trưởng gọi là cao nhất địa cầu: Trung Quốc đang bị khủng hoảng về nhân dụng, với nạn thất nghiệp toàn thời và bán thời đã cao bằng dân số lao động của cả nước Mỹ, là hơn hai trăm triệu người. Mỗi tháng, xứ này phải tạo thêm một triệu việc làm mới cho dân số rất trẻ của mình. Không thì loạn. Vì nạn thất nghiệp mà việc cải cách doanh nghiệp nhà nước ra khỏi chế độ bao cấp đã bị khựng, nhưng cũng đủ gây xáo trộn xã hội và rủi ro chính trị cho lãnh đạo. Sau loại tắc nghẽn về năng lượng và khủng hoảng về nhân dụng, Trung Quốc còn gặp một nguy cơ cận kề là khủng hoảng tài chính và ngân hàng, y như trường hợp Việt Nam.
Hỏi: Vâng, ông có nhiều lần trình bày về hồ sơ ngân hàng này, xin ông giải thích thêm...
-- Vì cái gọi là định hướng xã hội chủ nghĩa, thực ra vì lãnh đạo muốn được lợi nhờ tự do kinh tế nhưng đảng vẫn nắm giữ quyền lực, Trung Quốc dùng hệ thống ngân hàng như một trung tâm thu hút tài nguyên quốc dân dồn cho khu vực quốc doanh với hậu quả là hệ thống ngân hàng nay ngập trong biển nợ, với số nợ không sinh lời và sẽ mất có thể lên tới từ 400 đến 500 tỷ đô la. Tuần trước, lãnh đạo xứ này quyết định bơm cho các ngân hàng thương mại quốc doanh 45 tỷ để chấn chỉnh sổ sách và số tiền trả nợ đậy có thể còn lên gấp đôi, nhưng vẫn chưa thấm vào đâu. Giới đầu tư nước ngoài dĩ nhiên chả dại gì mà bù tiền vào khoản thâm hụt đó như thổi gió vào nhà trống. Bắc Kinh phải chấn chỉnh các ngân hàng trước thời hạn của tổ chức mậu dịch thế giới WTO quy định là cuối năm 2005. Sau đó là hệ thống ngân hàng Trung Quốc sẽ hết được bảo vệ và phải cạnh tranh với các ngân hàng nước ngoài. Việt Nam hiểu chuyện này, vì cũng có vấn đề tương tự. Nhưng, tình hình Hoa Lục còn nguy khốn hơn vì một hiện tượng khác là tẩu tán tư bản.
Hỏi: Ông đang nói về trường hợp của Trung Quốc"
-- Vâng, truyền thông xứ này và cả thế giới chỉ nói đến các khoản đầu tư nước ngoài được trút vào Hoa Lục mà không để ý đến loại đầu tư từ Hoa Lục chuyển qua xứ khác. Ngoài hoạt động tẩu tán tài sản của đảng viên cán bộ muốn tự chuẩn bị cho mình một tương lai khá giả sau khi mất quyền, ta còn hoạt động tài chính của các ngân hàng và doanh nghiệp Hoa Lục vì họ thấy là đem tiền qua xứ khác đầu tư lại có lợi hơn và nhất là an toàn hơn. Khi bắt đầu cải tổ, đầu tư ra nước ngoài của Trung Quốc một năm chỉ ở khoảng 400 triệu, vào thập niên trước, số này lên đến hơn hai tỷ. Vừa qua, tổ chức UNCTAD về Ngoại thương của Liên hiệp quốc cho biết là năm 2002, riêng 12 doanh nghiệp lớn nhất Hoa Lục, dĩ nhiên là quốc doanh, đã đầu tư ra ngoài hơn 30 tỷ Mỹ kim. Các ngân hàng Hoa Lục thì chú trọng tới khách nợ ở nước ngoài, bốn ngân hàng quốc doanh chẳng hạn đã làm chủ một khoản nợ ngoại quốc là hơn 100 tỷ, và xu hướng này đang tiếp tục, năm 2000 cho vay ra ngoài chừng hơn 32 tỷ, năm sau gần gấp đôi, là gần 62 tỷ. Về nạn chuyển ngân của tư nhân thì chính quyền Bắc Kinh công nhận là từ 1997 đến 1999 đã có 52 tỷ bị tẩu tán ra ngoài. Ở bên ngoài, người ta biết là có hiện tượng này nhưng chưa tính được chính xác là bao nhiêu, ngoài số ước lượng là vài chục tỷ mỗi năm. Nếu họ vững tin vào tương lai kinh tế xứ này theo mô thức xã hội chủ nghĩa với màu sắc Trung Quốc thì đã chẳng có nạn tẩu tán như vậy, và đây là một nghịch lý ít ai nói tới.
Hỏi: Chưa kể một nghịch lý khác là Trung Quốc dồn sức xuất khẩu để thu ngoại tệ và lại chuyển ngoại tệ đó ra ngoài"
-- Trong nền kinh tế tự do đích thực, người ta đầu tư vào nơi có lợi nhất, việc doanh nghiệp Trung Quốc đầu tư ra ngoài để thu thập kiến thức, công nghệ hay mở rộng thị trường là điều có lợi cho xứ sở. Nhưng, hãy nhớ đến yêu cầu đầu tư rất lớn trong nội địa để tạo ra hàng triệu việc làm mỗi tháng. Dường như lãnh đạo xứ này đã không học được bài học của Nhật Bản, là thắt lưng buộc bụng để xuất khẩu tối đa bất kể lời lỗ, chỉ cần gia tăng thị phần của mình là đủ, sau đó lại nhắm mắt đầu tư ra nước ngoài, thấy gì cũng mua, tưởng rằng đó là bành trướng thế lực và ảnh hưởng. Cũng như vậy, Trung Quốc đang thổi lên một trái bóng đầu tư với những dự án có giá trị kinh tế rất kém, thí dụ điển hình là ở Thượng Hải. Lãnh đạo chậm tiến thường ưa khánh thành các công trình nguy nga để tiếng cho đời mà ít khi nghĩ đến dự án nhỏ bé mà thiết thực cho dân đen. Cho đến khi tất cả sụp đổ, như các nước Đông Á đã gặp năm 1997, thì lại đổ lỗi cho tư bản và đầu cơ.
Hỏi: Vì những vấn đề đó mà ông tiên đoán là có lúc trái bóng Trung Quốc cũng sẽ vỡ"
-- Vâng, ta có tất cả chất liệu cần thiết cho một vụ bể bóng đầu tư. Kinh tế Trung Quốc bắt đầu bị nóng máy và có thể phải hãm đà tăng trưởng để tránh nguy cơ lạm phát trong khi thị trường thì lại hồ hởi với ảo giác phồn thịnh và triển vọng đầu cơ. Đồng thời, Bắc Kinh vẫn phải tư nhân hóa các cơ sở quốc doanh để kịp thời tôn trọng quy định của WTO, với hậu quả tất yếu vẫn là sa thải nhân viên dư dôi. Đến nay, lãnh đạo xứ này đã hoàn tất các chương trình cải cách dễ làm nhất, nay là lúc phải lần tới những khâu phức tạp và rủi ro hơn. Nền móng kinh tế lại quá mong manh nên nạn suy trầm nhỏ cũng thành suy thoái lớn và lập tức chuyển ra động loạn xã hội. Vì vậy mà vào dịp Tết Nguyên Đán, nhà nước mới tăng cường kiểm soát an ninh tại Bắc Kinh vì sợ dân chúng bất mãn sẽ biểu tình.
Hỏi: Và câu kết luận của ông vẫn trở lại Việt Nam.
-- Vâng, chúng ta không để ý là từ lâu lắm rồi, dễ đến vài thế kỷ, lần đầu tiên Việt Nam mới có một hệ thống lãnh đạo tồn tại vài chục năm để học bài trong một đất nước độc lập và hòa bình. Suốt thời gian đó, lãnh đạo xứ này học được gì và làm được gì cho sự tiến hóa của xã hội và quốc gia" Suốt thời gian đó, lối cải cách nửa vời chỉ cải tiến mức sống cho thiểu số đảng viên chứ đất nước vẫn chậm tiến lạc hậu và hố sâu giàu nghèo vẫn đào sâu. Việt Nam hiện có nhiều vấn đề tương tự như Trung Quốc, với tiềm lực lại thấp hơn. Một vụ khủng hoảng tại Trung Quốc có thể là lời cảnh báo, có khi là quá trễ, vì Việt Nam không có một chính quyền mạnh, tức là có khả năng tác động và yểm trợ cho sinh hoạt xã hội và kinh tế quốc dân như trong các nước dân chủ, mà chỉ có một chính quyền độc tài nhưng bất lực trước các vấn đề sinh tử của đất nước. Lầm lẫn ách độc tài với thực lực của nhà nước là một sự lạc hậu kỳ cục sau khi đã cầm quyền được hơn một phần tư thế kỷ.
Gửi ý kiến của bạn