Rất nhiều việc làm tại Hoa Kỳ đang dần dần biến mất, để sẽ co cụm bớt hoặc có khi sẽ không xuất hiện lại nữa. Đưa việc ra nước ngoài sẽ đỡ tốn kém hơn nhiều. Nan đề sẽ là, Hoa Kỳ phải tạo ra các việc làm mới, có thể là trong lĩnh vực mới, để bù đắp cho hiện tượng các công ty đưa việc làm ra nước ngoài để tiết kiệm.
Cứ xem như hãng Coca-Cola. Theo báo Atlanta Journal-Constitution đầu tuần này, 15% những việc làm về tin học của hãng Coca-Cola đã đặt tại nước ngoài, và dự kiến trong tương lai 70% việc đó sẽ giao ra nước ngoài, chủ yếu là ở Aán Độ. Vậy rồi các chuyên viên tin học Hoa Kỳ làm sao mà sống" Câu hỏi này cực kỳ nhức nhối, bởi vì hiện công việc tại Hoa Kỳ đang vượt biên với tốc độ ào ạt, phần lớn trong ngành kỹ thuật tin học.
Theo hãng tin CNN/Money ghi nhận, dẫn theo bản nghiên cứu năm ngoái của Gartner Inc., một công ty tham vấn kỹ thuật, "Vào năm 2004, hơn 80% các ban giám đốc các công ty Mỹ sẽ phải bàn về việc đưa một phần việc làm ra hải ngoại, và hơn 40% công ty Mỹ đã hoàn tất xong việc thử nghiệm hay là sẽ đưa dịch vụ tin học ra hải ngoại làm."
Nếu bạn kết hợp tình hình đó, với các bản đồ hình cổ phiếu xuống dốc ba năm qua của các thị trường chứng khoán Mỹ thì sẽ thấy Tổng Thống Bush sẽ rất là vất vả để giaiûi quyết nạn thất nghiệp Hoa Kỳ. Nhưng khuynh hướng việc làm vượt biên thì dường như không cách nào cản nổi, khi các nhân viên hải ngoại đó càng lúc càng được huấn luyện kỹ hơn, đặc biệt nếu họ đã từng làm việc ở Mỹ theo diện visa tạm thời.
Một bản thăm dò 145 công ty Mỹ, do hãng Forrester Research thực hiện, cho thấy 88% các công ty muốn giao thầu dịch vụ ra hải ngoại đã nói rằng tiền họ trả cho các hãng thầu hải ngoại thu giá trị cao hơn là trả cho các nhà thầu trong đất Mỹ, trong khi 77% nói là các nhân viên hải ngoại làm việc có phẩm chất tốt hơn. Cũng lạ, nếu nói thợ may Việt Nam siêng hơn và giỏi hơn thợ may Mỹ thì cũng có thể đúng, nhưng nếu nói chuyên gia tin học Aán Độ giỏi hơn chuyên gia Mỹ thì cũng còn tùy.
Thế cho nên, các đại công ty đều nhìn ra hải ngoại, và việc làm đã và đang tha hồ vượt biên.
Nhà phân tích John McCarthy của Forrester viết trong bản tường trình đó rằng, "Trong vòng 15 năm nữa, có 3.3 triệu việc làm trong kỹ nghệ dịch vụ Hoa Kỳ và 136 tỉ đô la tiền lương sẽ chạy ra hải ngoại, tới các nước như Aán Độ, Trung Quốc và Phi Luật tân. Kỹ nghệ tin học sẽ dẫn đầu màn vượt biên ào ạt này."
Cứ đối chiếu hai hình ảnh thì sẽ thấy, khi có ai thua thì sẽ có người thắng: tiêu xài cho kỹ thuật của các công ty Mỹ đã “lặn xuống dưới mặt nước” kể từ khi hàng loạt bong bóng cổ phiếu trong cuối thập niên 1990s vỡ ra trong năm 2000, thì các nước như Aán Độ, Trung Quốc, Aùi Nhĩ Lan, Israel và Phi Luật Tân đều phát triển bùng nổ hiện tượng xuất cảng dịch vụ tin học.
"Các nhà phân tích từng tiên đoán là xuất cảng nhu liệu của Aán vào Mỹ sẽ giảm xuống vì các hãng Mỹ cắt giảm tiêu xài thì lại kinh ngạc thấy là thực ra, xuất cảng vào Mỹ vẫn tăng đều đặn," theo tường trình của National Association of Software and Services Company, một hiệp hội tin học ở Aán Độ.
Hội này tiên đoán là kỹ nghệ của Aán Độ về "thầu làm tiến trình doanh nghiệp," hay là "thầu xử lý doanh nghiệp" -- nhóm chữ này là "business process outsourcing" trong đó có cả các trung tâm nhận trả lời điện thoại cho các khách hàng các công ty Mỹ - sẽ xuất cảng từ 21 tỉ đô tới 24 tỉ đô trị giá dịch vụ vào năm 2008, và sẽ thuê hơn 1.1 triệu nhân viên Aán Độ.
Những nhân viên này - chỉ mới trong lĩnh vực rất là hẹp của "tiến trình doanh nghiệp" đó - sẽ thay thế cho khoảng 1 triệu nhân viên Hoa Kỳ, theo so sánh của công ty tham vấn Gartner. Đó là mới nói riêng về Aán Độ thôi, chưa kể các nước khác.
Các đại công ty có tính cách biểu tượng cho Hoa Kỳ như Microsoft, Intel, Citigroup, Hewlett-Packard, Procter & Gamble, AT&T và AIG đều đã thuê các công ty Phi Luật Tân làm trung tâm trả lời điện thoại, và làm các dịch vụ tin học.
Thử nhìn vào một trung tâm trả lời phone tại tỉnh Pampanga của Phi, 850 nhân viên Phi Luật Tân đón nhận và trả lời các cú phone cho công ty America Online - hãng nối mạng Internet lớn nhất Hoa Kỳ.
Hình như thời hoàng kim của các chuyên viên tin học Hoa Kỳ qua rồi. Nhưng không riêng tin học, nhiều ngành khác cũng vậy. Các xưởng may rủ nhau đóng cửa, vì chịu không nổi hàng Trung Quốc và Việt Nam bán giá quá rẻ. Ngành thép cũng thế. Nan đề càng lúc càng lớn thêm, mà hướng giải quyết vẫn chưa sáng tỏ. Bây giờ chỉ thấy là kỹ nghệ quốc phòng đang lên và tình hình giá dầu rẻ trong nhiều năm tới rồi sẽ giúp được Mỹ hồi phục sớm. Nếu không có một cú khủng bố nào dữ dội cỡ 9/11 nữa.