BẮC KINH (Reuters) - Cụng ly xâm-banh với những nụ cười thật lớn trên mơi, các giới chức cao cấp thương mại Trung Quốc và Liên Âu đã ăn mừng thỏa hiệp đạt được về mở cửa thị trường hôm thứ sáu 19-5, khiến Trung Quốc vuợt qua được một rào chắn sau cùng khá lớn để gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).
Nhưng các nhà thương thuyết Liên Âu đã không ghi được bàn thắng lớn như Mỹ đã đạt được trong lãnh vực tối thiết là viễn thông. Một nhân viên của phái đoàm Liên Âu đã cho biết như vậy.
Thay vào đó phía Trung Quốc chỉ chấp nhận một thời biểu có tính cách tổng quát mau lẹ hơn của Mỹ để Liên Âu tiến vào thị trường Hoa lục nói chung. Trung Quốc mở rộng kinh doanh cho các công ty ngoại quốc trong các lãnh vực viễn thông và bảo hiểm.
Hoa Kỳ đã đạt được thỏa hiệp chiếm đến 49% quyền sở hữu ngoại quốc về các mạng luới điện thoại và 50% trong những dịch vụ phụ thuộc, kể cả mạng luới Internet.
Trưởng phái đoàn thương thuyết Liên Âu, ông Pascal Lamy đã ký thỏa hiệp với Bộ trưởng Thương mại Trung Quốc Shi Guangsheng, sau khi dùng bữa trưa với Thủ Tướng Chu Dung Cơ ở tư thất của ông này tại Trung Nam Hải.
Thỏa hiệp Hoa lục Liên Âu đạt được sau 5 ngày thương thuyết chắc chắn sẽ làm tăng thêm sức mạnh của Tổng Thống Mỹ Bill Clinton hiện đang vận động Quốc hội chấp thuận thỏa hiệp thương mại của Mỹ với Trung quốc ký hồi tháng 11 để giúp Trung Quốc gia nhập WTO.
Quốc hội Mỹ sẽ biểu quyết vào tuần tới về vấn đề cấp cho Trung Quốc quy chế thường trực Quan hệ Thương Mại bình thường, khiến các công ty Mỹ hưởng tất cả những điều lợi khi Trung Quốc mở cửa thị trường nhiều hơn nữa sau khi gia nhập WTO.
Trong buổi lễ ký kết hôm thứ sáu, Shi nói thỏa hiệp này tượng trưng nguyên tắc “bình đẳng, hữu nghị và cùng có lợi” giữa Trung Quốc và Liên Âu.
Lamy nói thỏa hiệp “có lợi cho Trung Quốc, có lợi cho các công ty Liên Âu và sẽ tăng cường mối quan hệ giữa Trung Quốc và Liên Âu”.
Ông nói: “Liên Âu tin rằng WTO sẽ có thể thúc đẩy mạnh tiến trình cải cách, do đó làm gia tăng một điểm có tần quan trọng rất đặc biệt của sự ký kết thỏa hiệp hôm nay”.
Chu Dung Cơ là người vận động rất mạnh cho Trung Quốc được gia nhập WTO, coi như một phương pháp buộc các công ty quốc doanh Trung Quốc phải cải tổ mau lẹ trước một môi trừng cạnh tranh kinh doanh lớn hơn với các công ty ngoại quốc.
Nhưng các nhà thương thuyết Liên Âu đã không ghi được bàn thắng lớn như Mỹ đã đạt được trong lãnh vực tối thiết là viễn thông. Một nhân viên của phái đoàm Liên Âu đã cho biết như vậy.
Thay vào đó phía Trung Quốc chỉ chấp nhận một thời biểu có tính cách tổng quát mau lẹ hơn của Mỹ để Liên Âu tiến vào thị trường Hoa lục nói chung. Trung Quốc mở rộng kinh doanh cho các công ty ngoại quốc trong các lãnh vực viễn thông và bảo hiểm.
Hoa Kỳ đã đạt được thỏa hiệp chiếm đến 49% quyền sở hữu ngoại quốc về các mạng luới điện thoại và 50% trong những dịch vụ phụ thuộc, kể cả mạng luới Internet.
Trưởng phái đoàn thương thuyết Liên Âu, ông Pascal Lamy đã ký thỏa hiệp với Bộ trưởng Thương mại Trung Quốc Shi Guangsheng, sau khi dùng bữa trưa với Thủ Tướng Chu Dung Cơ ở tư thất của ông này tại Trung Nam Hải.
Thỏa hiệp Hoa lục Liên Âu đạt được sau 5 ngày thương thuyết chắc chắn sẽ làm tăng thêm sức mạnh của Tổng Thống Mỹ Bill Clinton hiện đang vận động Quốc hội chấp thuận thỏa hiệp thương mại của Mỹ với Trung quốc ký hồi tháng 11 để giúp Trung Quốc gia nhập WTO.
Quốc hội Mỹ sẽ biểu quyết vào tuần tới về vấn đề cấp cho Trung Quốc quy chế thường trực Quan hệ Thương Mại bình thường, khiến các công ty Mỹ hưởng tất cả những điều lợi khi Trung Quốc mở cửa thị trường nhiều hơn nữa sau khi gia nhập WTO.
Trong buổi lễ ký kết hôm thứ sáu, Shi nói thỏa hiệp này tượng trưng nguyên tắc “bình đẳng, hữu nghị và cùng có lợi” giữa Trung Quốc và Liên Âu.
Lamy nói thỏa hiệp “có lợi cho Trung Quốc, có lợi cho các công ty Liên Âu và sẽ tăng cường mối quan hệ giữa Trung Quốc và Liên Âu”.
Ông nói: “Liên Âu tin rằng WTO sẽ có thể thúc đẩy mạnh tiến trình cải cách, do đó làm gia tăng một điểm có tần quan trọng rất đặc biệt của sự ký kết thỏa hiệp hôm nay”.
Chu Dung Cơ là người vận động rất mạnh cho Trung Quốc được gia nhập WTO, coi như một phương pháp buộc các công ty quốc doanh Trung Quốc phải cải tổ mau lẹ trước một môi trừng cạnh tranh kinh doanh lớn hơn với các công ty ngoại quốc.
Gửi ý kiến của bạn