Vì Sao Gia Nhập Wto?

23/07/200300:00:00(Xem: 25772)
Năm 1995, Việt Nam xin gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), và mong sẽ thành hội viên WTO vào năm 2005. WTO là gì và không là gì, tham gia vào WTO có lợi ích gì mà VN phải mất 10 năm lập hồ sơ mới có hy vọng được thu nhận"
Dưới đây là bài phỏng vấn của Đài RFA với kinh tế gia Nguyễn Xuân Nghĩa về đề tài này.
Hỏi: Thưa ông Nguyễn Xuân Nghĩa, tổ chức WTO là gì mà Việt Nam muốn xin gia nhập và may lắm sẽ thành công 10 năm sau khi chính thức nộp đơn"
-- WTO mà ta có thể dịch là Tổ chức Thương mại, Tổ chức Ngoại thương hay Tổ chức Mậu dịch Thế giới là một câu lạc bộ tự nguyện của một số quốc gia trên thế giới cùng thỏa thuận mua bán với nhau theo quy chế tự do mậu dịch, có tối thiểu hạn chế về thuế quan hay hạn ngạch nhập khẩu. Tổ chức này có nhiều tiền thân khởi sự hình thành sau Thế chiến II và chính thức được thành lập từ đầu năm 1995. Hiện nay, câu lạc bộ này có gần 150 hội viên, hai phần ba là các nước đang phát triển, và có 17 nước đang xin phép gia nhập, trong đó có Việt Nam, Liên bang Nga, Ukraine và một số quốc gia trước kia chưa có chế độ tự do kinh tế. Câu lạc bộ thương mại này có thể được coi là lớn nhất thế giới, vì lượng trao đổi hàng hóa giữa các hội viên lên tới 90% tổng số giao dịch toàn cầu.
Hỏi: Muốn tham gia câu lạc bộ này, các hội viên phải tuân thủ những điều kiện gì"
-- Vì là hậu thân của nhiều định chế hợp tác theo quy luật tự do mậu dịch, WTO kết hợp trước sau khoảng 17 hiệp định chung về thương mại và thuế quan và quốc gia nào gia nhập cũng phải tuân thủ các hiệp định này. Trong tương lai, khi hoàn thành vòng đàm phán về tự do mậu dịch được phát động hồi tháng 11 năm 2001 tại Doha của xứ Qatar, WTO có thể còn có những quy định mới. Nói chung, đây là một tổ chức năng động và cơ chế sinh hoạt vì vậy còn thay đổi để đáp ứng tình hình trao đổi thực tế giữa các nước, trong đó có một phần rất quan trọng là những điều kiện đặc biệt cho các nước đang phát triển, nghĩa là các nước nghèo và sở dĩ nghèo cũng vì chủ yếu chưa có tự do kinh tế.
Hỏi: Những chức năng chính của một câu lạc bộ buôn bán quốc tế như vậy là gì"
-- WTO là một diễn đàn đàm phán và giải quyết các tranh chấp về giao dịch thương mại. Cơ sở đàm phán hoặc giải tỏa tranh chấp là các hiệp định thương mại đã nói ở trên. Khi đã gia nhập và đồng ý chấp hành một số thỏa thuận, quốc gia hội viên phải thi hành một số chính sách mậu dịch ở trong nước và chính sách này được WTO giám sát để xem có phù hợp với những cam kết của quốc gia hội viên hay không. Đồng thời vì đa số hội viên là các nước nghèo, đang phát triển và mới chập chững bước vào môi trường kinh tế tự do nên cũng phải được sự giúp đỡ của các nước đi trước. Vì vậy, WTO còn có chức năng viện trợ kỹ thuật cho các nước tân tòng, các hội viên mới. Sau cùng, vì là một tổ chức có kích thước quốc tế chi phối đến 90% số lượng hàng hóa và dịch vụ trao đổi, WTO cũng có chức năng hợp tác với các tổ chức quốc tế khác liên hệ đến kinh tế hay mậu dịch.
Hỏi: Vì sao mà từ năm 1999 đến nay, nhiều hội nghị quốc tế về hợp tác kinh tế, trong đó và đầu tiên là hội nghị cấp bộ trưởng của các hội viên WTO được triệu tập vào tháng 11 tại Seattle tại Hoa Kỳ lại bị một số dư luận chống đối"
-- Lý do chống đối thì có rất nhiều và thường mâu thuẫn với nhau. Một số thành phần vô chính phủ hoặc luyến tiếc chế độ tập trung quản lý kiểu cộng sản có thể chống đối vì lý do ta gọi là phản động, nghĩa là đi ngược trào lưu tiến hóa của nhân loại. Một số khác có lý do chính đáng hơn, thí dụ như vì quan tâm đến môi sinh hoặc số phận dân cư ở các nước nghèo mắc nợ quá nhiều. Nhưng, đa số người chống đối vì có sự hiểu lầm về WTO.
Hỏi: Xin ông đơn cử cho một số thí dụ về những hiểu lầm đó.

-- Xuất phát từ lý luận thời chiến tranh lạnh nhuốm mùi đấu tranh giai cấp, có người cho rằng WTO là câu lạc bộ của các nước giàu nhắm vào mục tiêu áp đặt chính sách bất lợi cho các hội viên nghèo. Họ quên mất đặc tính câu lạc bộ tự nguyện và nguyên tắc đàm phán để đi tới đồng thuận và không thấy rằng hội viên nổi tiếng nhất là Mỹ thì bị nhập siêu nặng nhất. Một số thành phần hoài cổ, thời nào cũng có, thì cho rằng WTO chỉ có mục tiêu lý tài là buôn bán theo quy luật tự do và quy luật đó có lợi cho nước giàu hơn nước nghèo. Điều này không đúng vì các nước vừa cải tổ cơ chế theo xu hướng tự do đều có tốc độ tăng trưởng cao hơn và đặc biệt là cao hơn các nước giàu. Người ta còn có thể kể ra nhiều sự hiểu lầm khác, thí dụ như WTO không quan tâm đến các vấn đề văn hóa, xã hội, y tế hay môi trường, v.v... Thực ra, đây chỉ là một câu lạc bộ thương mại và chính quyền liên hệ mà không giải quyết được các vấn đề trên thì gặp ngay khó khăn trong nước. Về dài, các khó khăn đó tất nhiên chi phối khả năng cạnh tranh trong việc giao dịch mua bán. Chúng ta không nên ngạc nhiên hoặc đánh giá cao sự chống đối vì tự cổ kim mọi tư tưởng mới đều có thể gặp phản ứng thủ cựu đó. Vấn đề là phải giải tỏa được sự hiểu lầm, cũng như lãnh đạo Việt Nam đã từng có sự hiểu lầm nên chống đối và trì hõan việc ký kết Hiệp định Thương mại với Hoa Kỳ mà giờ đây thì đa số đều thấy là có lợi cho Việt Nam. Vấn đề ở đây là thông tin và giáo dục.
Hỏi: Trong tinh thần đó, xin ông nói rõ về mối lợi của việc Việt Nam gia nhập WTO"
-- Mối lợi đó có rất nhiều, xin được kể từ chuyện cụ thể lên đến những lợi ích tổng quát hơn. Thứ nhất, khi gia nhập một tổ chức quốc tế có đến gần 150 hội viên, các chính quyền bớt cơ hội quản lý dấm dúi và tùy tiện, vì mọi chính sách về kinh tế, tài chính và mậu dịch phải được công khai hóa. Ta sẽ giảm được nạn tham nhũng, cửa quyền và móc ngoặc. Đó là lợi ích thiết thực cho mọi người dân dù chả liên hệ gì đến hoạt động xuất nhập khẩu. Lên đến cấp cao hơn, khi quốc gia là hội viên của một câu lạc bộ quốc tế, thì chính quyền sẽ học được cách quản lý việc nước theo lối văn minh, hữu hiệu và nhất là công minh hơn, tức là công khai minh bạch hơn. Thời của lề lối “phép vua thua lệ làng” và quản trị việc nước theo kiểu phó lý trương tuần sẽ phải chấm dứt. Trong địa hạt thuần túy kinh tế, khi gia nhập WTO thì luồng trao đổi sẽ gia tăng nên sản lượng cũng tăng nhờ đó sẽ thu dụng thêm người lao động, làm giảm bớt nạn thất nghiệp và giúp cho kinh tế quốc dân có tốc độ tăng trưởng cao hơn. Khi kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng cao thì lợi tức dân cư cũng gia tăng và giá thành các sản phẩm sẽ hạ, chi phí sinh hoạt cũng giảm theo. Đấy là lý do chủ yếu dẫn đến đà phát triển khả quan đã qua của các nước Đông Á.
Hỏi: Ngoài lợi ích về chính trị, dân quyền và kinh tế, ta còn có những mối lợi gì khác"
-- Nhiều lắm, nhưng xin hãy chỉ giới hạn vào hoàn cảnh của Việt Nam cho dễ hiểu. Thứ nhất, khi có trao đổi buôn bán tự do hơn, người dân, tức là người tiêu thụ, có nhiều quyền chọn lựa hơn, tức là cũng có một bước tự do đáng kể hơn. Thứ hai, người ta sẽ có thói quen tuân thủ luật lệ nhiều hơn và nếu luật lệ quá thô thiển thì sẽ phải cải tiến. Quỹ đạo của tự do sẽ mở rộng hơn khi xã hội có luật lệ minh bạch, áp dụng đồng đều cho mọi người chứ không chỉ cho một thiểu số có quyền hay có tiền. Sau cùng, đáng kể nhất trên bình diện quốc tế là quan hệ giữa các nước sẽ được giải quyết qua đàm phán, thương thảo và nhờ vậy mà xung đột sẽ bớt dần. Việc gia nhập WTO có đóng góp cho hòa bình thế giới vì các hội viên trong cùng một câu lạc bộ giao dịch thường xuyên với nhau sẽ ít có phản ứng là nổ súng vào nhau.
Hỏi: Tuy nhiên, WTO cũng chỉ là một câu lạc bộ thôi, chứ có thể nào giải quyết được mọi vấn đề của bang giao quốc tế chăng"
-- Tất nhiên là không, và sau khi gia nhập WTO mình còn nên tự chuẩn bị là sẽ có tranh chấp hay thương thảo kịch liệt hơn là đằng khác. Dù sao, tranh chấp về quyền lợi sẽ được giải quyết qua phương pháp hòa bình và văn minh để xứ nào cũng hiểu được quy luật khó người khó ta, dễ người dễ ta. Nhưng, điều chính mà ta không quên là dù sao WTO chỉ giải quyết được các vấn đề về thương mại, và thương mại không là tất cả, cũng như xuất khẩu không là giải pháp duy nhất hoặc chiến lược hoàn toàn đúng cho mọi thời mọi nơi.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
Vài năm sau này, cụm từ lỗi thằng đánh máy, xem chừng, thưa hẳn trên những trang báo của nước CHXHCNVN. Hỏi thăm mới biết rằng (với thời gian, cùng tuổi đời) mấy chả đều đã lần lượt chuyển qua từ trần ráo nạo...
Khi Putin xua quân xâm lăng Ukraine, quân đội Nga ra sức cướp bốc, bắn giết dân chúng Ukraine, hãm hiếp phụ nữ ở những thành phố ngoại ô Kiev như Irpin, Boutcha, Hostomel. Đây là những tội phạm chiến tranh được LHQ cho điều tra và lập hồ sơ để truy tố Putin ra Tòa án Quốc tế Đặc biệt. Nhưng về mặt chiến thuật, những hành động tàn bạo này có phải do chủ trương và được Putin vận dụng như một thứ vũ khí chiến tranh hay không?
Xác suất cựu Tổng Thống Donald Trump bị truy tố (indicted) và buộc tội (convicted) ngày càng rõ và càng lên cao trong thời gian gần đây...
US.IC: Các hoạt động của Nga ở Ukraine, có nguy cơ leo thang thành một cuộc xung đột rộng lớn hơn, cuộc xung đột giữa Nga và phương Tây. * US.IC: Ở Biển Đông, Bắc Kinh sẽ tiếp tục sử dụng ngày càng nhiều lực lượng không quân, hải quân, bảo vệ biển đảo- đe dọa các bên chống yêu sách của Trung Quốc về quyền kiểm soát đối với các khu vực tranh chấp. * US.IC: Sự thống trị của Trung Quốc trong khai thác và chế biến một số vật liệu chiến lược, bao gồm cả yếu tố đất hiếm, thể hiện một lỗ hổng lớn đối với Hoa Kỳ - sẽ dẫn đến tình trạng thiếu hụt có thể ảnh hưởng đến sản lượng trong sản xuất dân sự và quốc phòng ở Hoa Kỳ và phương Tây.
Mấy nay thiên hạ lùm xùm um cả lên, người trong đạo kẻ ngoài đời không tiếc lời tranh cãi, mạ lị, ngụy biện… Con thấy rất buồn cười nhưng không tiện xía vào và cũng chẳng biết bày tỏ tâm sự với ai. Nay con mượn chút chữ nghĩa bộc bạch nỗi lòng cùng với đức Phật, trước hết con xin lỗi đức Phật vì những chuyện vô minh xảy ra trong đạo pháp, thứ nữa con cũng xin lỗi cho những hý luận của người đời...
Hành tinh của chúng ta đang chứa rất nhiều rác. Kể từ cuộc Cách Mạng Công Nghiệp, nhân loại đã sản xuất ra 30 ngàn tỷ tấn hàng hóa – từ những tòa nhà chọc trời và những cây cầu đến quần áo và bao ni-lông. Phần lớn chúng vẫn còn đó, dưới dạng rác thải. Trên thế giới, mỗi ngày có thêm 350 triệu tấn rác được ‘bổ sung’ vào con số trên. Tệ hơn nữa, phần lớn rác thải đều không được kiểm soát đàng hoàng – chúng bị đổ đầy trên đất liền, trên nước và tại các bãi rác lộ thiên ở các thành phố và thị trấn. Điều này không chỉ khiến mọi người gặp rủi ro nghiêm trọng về sức khỏe, mà còn gây hại cho thực vật, đất đai, và cả đại dương. Suy nghĩ về mớ rác mà con người chúng ta đang tạo ra có thể khiến quý vị bị choáng.
Bạn thường không mong đợi nhìn thấy một con búp bê voodoo trong tiệm làm móng. Nhưng nó đang nằm ở đây, xung quanh là những lọ sơn móng tay trong một cửa hàng phía tây nam Kiev – với một thuật ngữ xúc phạm dành cho “người Nga” được viết tay trên một mảnh vải trắng được khâu vào motanka, con búp bê bằng vải vụn truyền thống của Ukraine.
ĐÀI BẮC. Trong những năm gần đây, Đài Loan đã trở thành điểm tập hợp của phong trào LGBTQ ở châu Á. Năm 2019, quốc đảo này trở thành quốc đảo đầu tiên ở châu Á hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới và các câu lạc bộ như Dalida, trước đây hoạt động bí mật, được đông đảo khán giả yêu thích. Tại Đài Loan, lễ hội Pride lớn nhất Đông Á được tổ chức; bộ trưởng kỹ thuật số quốc gia Audrey Tang là người chuyển đổi giới tính; và ở ngay giữa trung tâm Đài Bắc, một phần đường phố được sơn màu cầu vồng. Gần 2/3 dân số ủng hộ hôn nhân đồng tính
Diễn văn chính trị quan trọng đầu tiên trong cương vị Chủ tịch nước của ông Võ Văn Thưởng đã nói về “đại đoàn kết toàn dân tộc”. Nhưng tại sao, sau 20 năm thi hành Nghị quyết về “Phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” (số 23-NQ/TW ngày 12/3/2003) mà chia rẽ vẫn còn?
... Không ít lúc, vẫn trộm nghĩ thêm rằng: nhờ lúc nào cũng có vài trăm TNLT chật ních trong những nhà tù, cùng những hòn vọng phu luôn ở bên ngoài nên người Việt cũng đỡ ngượng ngùng khi nhìn vào mặt nhau, và họ còn có kẻ để hướng tới, khi nghĩ đến tương lai của đất nước này!
Thầy THÍCH PHÁP HÒA sẽ có buổi thuyết pháp tại chùa Bảo Quang vào thứ bẩy ngày 22 tháng 4 năm 2023, lúc 2 giờ chiều
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.