Hiệp ước sẽ nâng tỉ lệ tăng kinh tế của Singapore thêm 0.7% điểm bằng cách cho thêm các hãng Singapore miễn thuế khi đưa hàng vào Mỹ, thị trường lớn nhất của Singapore, theo bản nghiên cứu của Viện Kinh Tế Quốc Tế (IIE).
Đại Sứ Mỹ Franklin Lavin nói qua cuộc phỏng vấn với Bloomberg, "Hiệp ước [tự do mậu dịch] này ngoài ảnh hưởng đã nói và là khí cụ ngoại giao, còn có thêm các giá trị với Hoa Kỳ. Nó giúp làm mô hình mẫu cho các nước trong ASEAN dùng mô phỏng để làm các hiệp ước tự do mậu dịch với Mỹ."
Viễn ảnh tự do mậu dịch giữa Mỹ và Khối ASEAN có thể giúp ASEAN chống đỡ việc Hoa Lục gia nhập Khối WTO và hút hết đầu tư nước ngoaì vào khu vực này.
Trong khi các hãng Mỹ chỉ hưởng lợi ít - bởi vì hiện 99% hàng nhập cảng vào Singapore vẫn miễn thuế - thì hiệp ước và viễn ảnh nới rộng tới các nước ASEAN sẽ giúp các nhà băng, hãng luật và hãng cung cấp dịch vụ khác có lợi nhiều hơn, so với luật của WTO (Tổ chức Mậu Dịch Thế Giới).
Đối với Mỹ, các hiệp ước đó sẽ giúp kết thân với với vùng có đa số dân Hồi Giáo này để tiếp tay chống khủng bố toàn cầu.
Tuy nhiên Lavin nói, Hoa Kỳ muốn có hiệp ước tự do mậu dịch riêng với từng nước trong khối 10 nước ASEAN, thay vì ký hiệp ước với cả khối.
Hiện thời đã có 6 nước ASEAN lập khu tự do mậu dịch từ ngày 1-1, cắt thuế quan hầu hết sản phẩm để còn từ 5% trở xuống. Đó là Singapore, Thái, Indonesia, Mã Lai, Phi Luật Tân và Brunei. Còn Miến, Lào, Cam Bốt và VN sẽ tham dự sau.
Cuộc thương thuyết giữ Mỹ và Singapore khởi đầu từ tháng 11-2000, hiện tập trung vào đòi hỏi của Mỹ muốn Singapore mở rộng cửa vào thị trường ngân hàng, pháp lý và dịch vụ khác, theo lời Lavin.
Mặc dù các viên chức Singapore nói là hiệp ước sẽ ký vào giữa năm, Lavin vẫn từ chối đưa ra thời biểu.