HANOI (DJ) - Mức tăng xuất cảng mạnh mẽ và nhờ đó có sự sút giảm thâm thủng mậu dịch của VN đã làm giảm áp lực trên tiền tệ VN và cho phép Hà Nội giữ trị giá đồng tiền đều đặn đối với đồng đô la trong hơn một năm.
Lạm phát giảm đã tạo thêm ổn định cho đồng bạc, và nhiều phần sẽ giữ vững ổn định cho hết năm nay, theo các nhà quan sát.
Một chuyên viên ngân hàng ngoại quốc ở Hà Nội nói, “Không có áp lực tức thời cho một màn phá giá hiện nay.”
Đồng bạc VN đã giảm chỉ 1.3% kể từ khi có quyết định chính phủ hồi tahng 2.1999 thúc đẩy đồng tiền bất khả hoán tới mức 13,800 đồng VN mỗi đô la Mỹ, nghĩa là 25% thấp hơn trị giá của nó trong thời khủng hoảng Á Châu. Đồng bạc VN bây giờ trao đổi khoảng 14,000 đồng VN/đô la.
Nhưng các giám đốc nhà băng ghi nhận arng tiền VN có teh vẫn còn bị áp lực tương lai.
Họ nói, một loạt các màn tăng lãi suất của Mỹ đang thúc đẩy các tiền tệ Á Châu thấp hơn và có thể bắt đầu làm nguy ngập khả năng cạnh tranh của VN. Các nỗ lực chính phủ CSVN để thúc đẩy tăng tiêu xài bằng cách định giá trần (mức cao nhất được phép) cho lãi suất trên đồng bạc VN cũng có thể làm giảm nhu cầu tiền tệ địa phương.
Họ ghi nhận rằng lãi suất tăng ở Hoa Kỳ - sau khi Quỹ Dự Trữ Liên Bang tăng lãi suất gần 2% trong các tahng gần đây - đang kết hợp với các lãi suất địa phương thấp sẽ làm cho dân chúng tiết kiện tiền bằng đô la thay vì đồng VN.
Trong khi hầu hết tiết kiệm với các ngân hàng địa phương, những người có thế lực thì gửi tiền ra hải ngoại, theo các nhà quan sát.
“Điều đó không hợp pháp và cũng không nhiều người có khả năng như vậy. Nhưng những người có khả năng thì đang đem tiền ra ngoài VN. Điều này có thể dẫn tới chảy máu tiền tệ nặng.”
Lãi suất tăng ở Mỹ cũng có thể đưa áp lực gián tiếp vào tiền VN, khi chúng kéo các nhà đầu tư ra khỏi các đồng bạc địa phương và buộc một vài tiền tệ [Á Châu] sụt giá, theo các nhà quan sát.
Các đồng bạc địa phương sụt giá chút đỉnh cũng sẽ làm suy giảm sức cạnh tranh mà nhiều sản phẩm VN hiện đang có đối với các hàng hóa tương tự được sản xuất ở các nước Á Châu khác.
Lạm phát giảm đã tạo thêm ổn định cho đồng bạc, và nhiều phần sẽ giữ vững ổn định cho hết năm nay, theo các nhà quan sát.
Một chuyên viên ngân hàng ngoại quốc ở Hà Nội nói, “Không có áp lực tức thời cho một màn phá giá hiện nay.”
Đồng bạc VN đã giảm chỉ 1.3% kể từ khi có quyết định chính phủ hồi tahng 2.1999 thúc đẩy đồng tiền bất khả hoán tới mức 13,800 đồng VN mỗi đô la Mỹ, nghĩa là 25% thấp hơn trị giá của nó trong thời khủng hoảng Á Châu. Đồng bạc VN bây giờ trao đổi khoảng 14,000 đồng VN/đô la.
Nhưng các giám đốc nhà băng ghi nhận arng tiền VN có teh vẫn còn bị áp lực tương lai.
Họ nói, một loạt các màn tăng lãi suất của Mỹ đang thúc đẩy các tiền tệ Á Châu thấp hơn và có thể bắt đầu làm nguy ngập khả năng cạnh tranh của VN. Các nỗ lực chính phủ CSVN để thúc đẩy tăng tiêu xài bằng cách định giá trần (mức cao nhất được phép) cho lãi suất trên đồng bạc VN cũng có thể làm giảm nhu cầu tiền tệ địa phương.
Họ ghi nhận rằng lãi suất tăng ở Hoa Kỳ - sau khi Quỹ Dự Trữ Liên Bang tăng lãi suất gần 2% trong các tahng gần đây - đang kết hợp với các lãi suất địa phương thấp sẽ làm cho dân chúng tiết kiện tiền bằng đô la thay vì đồng VN.
Trong khi hầu hết tiết kiệm với các ngân hàng địa phương, những người có thế lực thì gửi tiền ra hải ngoại, theo các nhà quan sát.
“Điều đó không hợp pháp và cũng không nhiều người có khả năng như vậy. Nhưng những người có khả năng thì đang đem tiền ra ngoài VN. Điều này có thể dẫn tới chảy máu tiền tệ nặng.”
Lãi suất tăng ở Mỹ cũng có thể đưa áp lực gián tiếp vào tiền VN, khi chúng kéo các nhà đầu tư ra khỏi các đồng bạc địa phương và buộc một vài tiền tệ [Á Châu] sụt giá, theo các nhà quan sát.
Các đồng bạc địa phương sụt giá chút đỉnh cũng sẽ làm suy giảm sức cạnh tranh mà nhiều sản phẩm VN hiện đang có đối với các hàng hóa tương tự được sản xuất ở các nước Á Châu khác.
Gửi ý kiến của bạn