Một buổi sinh hoạt văn học giới thiệu soạn phẩm biên khảo Lịch Sử Địa Phận Bùi Chu của Linh mục Trần Đức Huynh đã được tổ chức tại Trung tâm Công Giáo vùng Tiểu Sàigòn hồi 10 giờ sáng Thứ Bảy 13-5-2000 với sự hiện diện của hơn 300 quan khách chọn lọc, trong đó có quý LM đến từ các tiểu bang xa như LM Giáo sư Vũ Văn Thái từ Kenturky, LM Vũ Hân từ Louisiana cùng các nhân sĩ trí thức tại địa phương.
Sau phần chào quốc kỳ và mặc niệm, Bác Sĩ Trần Việt Cường người điều hợp chương trình đã giới thiệu nhà biên khảo Vũ Lục Thủy lên nói qua về diễn trình thực hiện soạn phẩm. Ông nhấn mạnh tới những pho tài liệu quý giá như bộ Histoire de la Mission du Tonkin của LM Andrien Launay ấn hành năm 1927 ở Paris, bộ Historia de las Misiones Dominicanas en Tungkin viết bằng tiếng Tây Ban Nha của cố Marcos Gispert ấn hành năm 1928 tại Avila, bộ Sử Ký Địa Phận Trung của cố Moreno Trinh do Phú Nhai Đường in năm 1916 được soạn giả dùng làm nền tảng cho việc thực hiện công trình biên khảo lớn lao này. Nhìn lại những dấu ấn do tiền nhân để lại, nhà biên khảo họ Vũ ngậm ngùi bày tỏ lòng biết ơn và cảm kích đối với các nhà truyền giáo đã đem tâm lực sáng tạo ra chữ quốc ngữ, từng được người Việt Nam đón nhận làm văn tự chính thức của dân tộc từ hơn một thế kỷ qua. này, ông cũng nhắc tới sự kiện nhà cầm quyền Hànội vẫn chủ trương bài xích Công giáo nhưng gần đây đã phải phục hồi uy tín của Giám mục Alexandre De Rhode (cố Đắc Lộ) người được đề cao là ‘Ông Tổ Chữ Quốc Ngữ’. Vẫn theo ông thì điều mỉa mai và đáng buồn là gần đây có một nhóm người đã dùng chính chữ quốc ngữ để viết sách bài xích việc sáng tạo chữ quốc ngữ!
Tiếp theo, các Giáo sư Phạm Cao Dương và Trần Huy Bích đã được mời lên diễn đàn thẩm định giá trị soạn phẩm về phương diện sử học và văn hóa, nói chung. Theo tiến sĩ sử học họ Phạm thì Bùi Chu vốn là một địa danh quen thuộc và là một thực tế trong lịch sử Việt Nam. Do đó việc nghiên cứu những dữ kiện về lịch sử Bùi Chu không những là một việc nên làm mà còn là việc cần làm. Dựa vào kinh nghiệm bản thân ông cho rằng đây là một công việc hết sức khó khăn, nhất là trong hoàn cảnh của người tị nạn xa xứ. Chính điều này đã nói lên sự thành công của Linh mục Trần Đức Huynh khi bỏ ra cả một thập niên để thực hiện tác phẩm biên khảo đồ sộ này. Điều bất ngờ thích thú đối với ông là qua tác phẩm Lịch Sử Địa Phận Bùi Chu ông mới biết rằng một số khá đông những nhân vật trí thức mà ông từng nghe danh hoặc quen biết từ lâu đều xuất thân từ địa phận Bùi Chu, trong đó có những tên tuổi nổi tiếng như Bác sĩ Vũ Ngọc Anh, các Linh mục Trần Văn Hiến Minh, Kim Định, Hoàng Sĩ Quý, Vũ Đình Trác, nhạc sư Hải Linh v.v. Ông hy vọng việc làm của Linh mục Trần Đức Huynh sẽ là bước khởi đầu cho giới trẻ sau này quan tâm tới việc tìm tòi và nghiên cứu lịch sử những phần lãnh thổ khác trên đất nước Việt Nam.
Được biết Giáo sư Dương đã tốt nghiệp tiến sĩ sử học tại Paris. Trước 75 ông là Giáo sư các đại học Văn khoa và Sư phạm Sàigòn. Ông cũng là tác giả nhiều bộ sách giá trị về lịch sử Việt Nam. Hiện ông đang giảng dạy về Việt học tại đại học UCLA.
Dưới cái nhìn của Giáo sư Trần Huy Bích, tiến sĩ chính trị và giáo dục đối chiếu hiện là phụ tá quản thủ thư viện UCLA chuyên trách các tài liệu về giáo dục và khoa học nhân văn, thì cuốn Lịch Sử Địa Phận Bùi Chu của Linh mục Trần Đức Huynh là một soạn phẩm biên khảo rất có giá trị về phương diện học thuật. Là một trí thức xuất thân từ vùng đồng bằng sông Hồng, từ lâu ông hằng quan tâm theo dõi những tác phẩm địa chí viết về địa phương này, nhưng thật hiếm. Cho đến gần đây mới thấy có hai tác phẩm liên hệ, đó là cuốn Non Nước Việt Nam do Hànội xuất bản và soạn phẩm biên khảo được giới thiệu hôm nay của Linh mục Trần Đức Huynh. Theo ông, nội dung cuốn sách của Hànội phải nói là quá tầm thường, thô thiển. Riêng phần giới thiệu tỉnh Nam Định, gồm cả Bùi Chu, chỉ vỏn vẹn có 9 trang và khi đề cập những công trình kiến trúc chỉ thấy nói tới h ngôi chùa! Trong khi ấy soạn phẩm biên khảo Lịch Sử Địa Phận Bùi Chu dày tới ngót 500 trang khổ lớn với 950 tấm hình ghi lại hàng trăm ngôi thánh đường đồ sộ kèm theo danh tính cùng những công trình trước tác của biết bao nhân sĩ, trí thức xuất thân Bùi Chu, và được viết bởi một ngòi bút thận trọng như LM Trần Đức Huynh trong một thời gian dài cả chục năm, đủ cho người ta thấy giá trị đáng quý của soạn phẩm này. Trong những lời cuối, Giáo sư Trần Huy Bích đã bày tỏ lòng cảm phục và biết ơn Linh mục soạn giả vì đã đóng góp vào kho tàng học thuật nước nhà một công trình nghiên cứu thật xứng đáng.
Được mời phát biểu cảm tưởng trong dịp này, Giáo sư Lưu Trung Khảo, Chủ Tịch Hội Ái Hữu Cựu Giáo Chức Việt Nam Hải Ngoại đã nhắc tới những danh phẩm Dư Địa Chí của Ức Trai và Vân Đài Loại Ngữ của Lê Quý Đôn để tỏ bày lòng cảm phục công khó của LM soạn giả đã kiên trì trong một thời gian dài tìm kiếm những hình ảnh và tài liệu thật quý giá để thực hiện tác phẩm biên khảo giá trị này. Ông nghĩ rằng chỉ có sự kích thích của lòng yêu Giáo hội, Quê hương và Dân tộc mới thúc đẩy LM Trần Đức Huynh hoàn thành soạn phẩm Lịch Sử Địa Phận Bùi Chu. Theo Giáo sư Khảo thì cũng như hai tác phẩm hiếm quý của người xưa, tập biên khảo đồ sộ của Linh mục Trần Đức Huynh đã giới thiệu cho người đọc nhiều chi tiết tỉ mỉ về sinh hoạt, lối sống, cùng các đặc sản của vùng Bùi Chu qua các thời đại. Ngoài ra, soạn giả còn cho thấy những đóng góp quan trọng về tô giáo, văn hóa, lễ nhạc của nhiều nhân sĩ, trí thức địa phương, và điều này đã khiến ông vô cùng cảm động. Sau đó đến lượt Luật sư Đoàn Thanh Liêm lên tiếng. Với giọng nói đầy cảm xúc, Luật sư Liêm đã nhân danh là một người quê quán Bùi Chu và là một người Công giáo gốc ba đời để bày tỏ lòng biết ơn đối với Cha Huynh cùng biết bao người đã trợ giúp Cha thực hiện công trình biên khảo Lịch Sử Địa Phận Bùi Chu. Qua đó, ông đã thấy lại được quá khứ của những tiền nhân anh hùng tử đạo cũng như của giòng họ và một thời hồn nhiên, trẻ dại của chính ông.
Sau đó, nhà văn Trần Phong Vũ đã trình bày sơ qua về quá trình hoạt động của LM Trần Đức Huynh và mời cha lên có đôi lời với cử tọa. Dịp này, vị Linh mục 81 tuổi đã ngỏ lời cám ơn các quan khách, các vị giáo sư thức giả đã bỏ công đọc và thẩm định giá trị công trình biên khảo Lịch Sử Địa Phận Bùi Chu. Cha nói: ‘Công việc biên soạn tập sách này, tuy nhỏ mọn, nhưng đã giúp chúng tôi đạt được một phần tâm nguyện đối với địa phận gốc Bùi Chu. Chúng tôi ước mong rằng, trong tương lai, quý vị và chúng tôi sẽ được đọc những công trình biên khảo khác về các địa phận Công giáo Việt nam, dể những người Công giáo Việt nam hiểu biết thêm lòng son sắt của tiền nhân nơi Thiên Chúa mà gắng sức noi theo, tránh được tình trạng ‘vô tri bất mộ’, đồng thời để các nhà nghiên cứu lịch sử dân tộc Việt nam có thêm dữ kiện khả tín để nhận định dĩ vãng một cách công minh hơn’.
Xen kẽ giữa các phần phát biểu của các diễn giả là phần văn nghệ với sự đóng góp của ca sĩ Quốc Anh và một số ca sĩ khác. Buổi sinh hoạt kết thúc lúc 12 giờ 30 sau khi ông Nguyễn Mạnh Thường, Hội Trưởng Hội Ái Hữu Bùi Chu Hải Ngoại nói lời cám ơn quý Linh mục và quan khách hiện diện.
Sau phần chào quốc kỳ và mặc niệm, Bác Sĩ Trần Việt Cường người điều hợp chương trình đã giới thiệu nhà biên khảo Vũ Lục Thủy lên nói qua về diễn trình thực hiện soạn phẩm. Ông nhấn mạnh tới những pho tài liệu quý giá như bộ Histoire de la Mission du Tonkin của LM Andrien Launay ấn hành năm 1927 ở Paris, bộ Historia de las Misiones Dominicanas en Tungkin viết bằng tiếng Tây Ban Nha của cố Marcos Gispert ấn hành năm 1928 tại Avila, bộ Sử Ký Địa Phận Trung của cố Moreno Trinh do Phú Nhai Đường in năm 1916 được soạn giả dùng làm nền tảng cho việc thực hiện công trình biên khảo lớn lao này. Nhìn lại những dấu ấn do tiền nhân để lại, nhà biên khảo họ Vũ ngậm ngùi bày tỏ lòng biết ơn và cảm kích đối với các nhà truyền giáo đã đem tâm lực sáng tạo ra chữ quốc ngữ, từng được người Việt Nam đón nhận làm văn tự chính thức của dân tộc từ hơn một thế kỷ qua. này, ông cũng nhắc tới sự kiện nhà cầm quyền Hànội vẫn chủ trương bài xích Công giáo nhưng gần đây đã phải phục hồi uy tín của Giám mục Alexandre De Rhode (cố Đắc Lộ) người được đề cao là ‘Ông Tổ Chữ Quốc Ngữ’. Vẫn theo ông thì điều mỉa mai và đáng buồn là gần đây có một nhóm người đã dùng chính chữ quốc ngữ để viết sách bài xích việc sáng tạo chữ quốc ngữ!
Tiếp theo, các Giáo sư Phạm Cao Dương và Trần Huy Bích đã được mời lên diễn đàn thẩm định giá trị soạn phẩm về phương diện sử học và văn hóa, nói chung. Theo tiến sĩ sử học họ Phạm thì Bùi Chu vốn là một địa danh quen thuộc và là một thực tế trong lịch sử Việt Nam. Do đó việc nghiên cứu những dữ kiện về lịch sử Bùi Chu không những là một việc nên làm mà còn là việc cần làm. Dựa vào kinh nghiệm bản thân ông cho rằng đây là một công việc hết sức khó khăn, nhất là trong hoàn cảnh của người tị nạn xa xứ. Chính điều này đã nói lên sự thành công của Linh mục Trần Đức Huynh khi bỏ ra cả một thập niên để thực hiện tác phẩm biên khảo đồ sộ này. Điều bất ngờ thích thú đối với ông là qua tác phẩm Lịch Sử Địa Phận Bùi Chu ông mới biết rằng một số khá đông những nhân vật trí thức mà ông từng nghe danh hoặc quen biết từ lâu đều xuất thân từ địa phận Bùi Chu, trong đó có những tên tuổi nổi tiếng như Bác sĩ Vũ Ngọc Anh, các Linh mục Trần Văn Hiến Minh, Kim Định, Hoàng Sĩ Quý, Vũ Đình Trác, nhạc sư Hải Linh v.v. Ông hy vọng việc làm của Linh mục Trần Đức Huynh sẽ là bước khởi đầu cho giới trẻ sau này quan tâm tới việc tìm tòi và nghiên cứu lịch sử những phần lãnh thổ khác trên đất nước Việt Nam.
Được biết Giáo sư Dương đã tốt nghiệp tiến sĩ sử học tại Paris. Trước 75 ông là Giáo sư các đại học Văn khoa và Sư phạm Sàigòn. Ông cũng là tác giả nhiều bộ sách giá trị về lịch sử Việt Nam. Hiện ông đang giảng dạy về Việt học tại đại học UCLA.
Dưới cái nhìn của Giáo sư Trần Huy Bích, tiến sĩ chính trị và giáo dục đối chiếu hiện là phụ tá quản thủ thư viện UCLA chuyên trách các tài liệu về giáo dục và khoa học nhân văn, thì cuốn Lịch Sử Địa Phận Bùi Chu của Linh mục Trần Đức Huynh là một soạn phẩm biên khảo rất có giá trị về phương diện học thuật. Là một trí thức xuất thân từ vùng đồng bằng sông Hồng, từ lâu ông hằng quan tâm theo dõi những tác phẩm địa chí viết về địa phương này, nhưng thật hiếm. Cho đến gần đây mới thấy có hai tác phẩm liên hệ, đó là cuốn Non Nước Việt Nam do Hànội xuất bản và soạn phẩm biên khảo được giới thiệu hôm nay của Linh mục Trần Đức Huynh. Theo ông, nội dung cuốn sách của Hànội phải nói là quá tầm thường, thô thiển. Riêng phần giới thiệu tỉnh Nam Định, gồm cả Bùi Chu, chỉ vỏn vẹn có 9 trang và khi đề cập những công trình kiến trúc chỉ thấy nói tới h ngôi chùa! Trong khi ấy soạn phẩm biên khảo Lịch Sử Địa Phận Bùi Chu dày tới ngót 500 trang khổ lớn với 950 tấm hình ghi lại hàng trăm ngôi thánh đường đồ sộ kèm theo danh tính cùng những công trình trước tác của biết bao nhân sĩ, trí thức xuất thân Bùi Chu, và được viết bởi một ngòi bút thận trọng như LM Trần Đức Huynh trong một thời gian dài cả chục năm, đủ cho người ta thấy giá trị đáng quý của soạn phẩm này. Trong những lời cuối, Giáo sư Trần Huy Bích đã bày tỏ lòng cảm phục và biết ơn Linh mục soạn giả vì đã đóng góp vào kho tàng học thuật nước nhà một công trình nghiên cứu thật xứng đáng.
Được mời phát biểu cảm tưởng trong dịp này, Giáo sư Lưu Trung Khảo, Chủ Tịch Hội Ái Hữu Cựu Giáo Chức Việt Nam Hải Ngoại đã nhắc tới những danh phẩm Dư Địa Chí của Ức Trai và Vân Đài Loại Ngữ của Lê Quý Đôn để tỏ bày lòng cảm phục công khó của LM soạn giả đã kiên trì trong một thời gian dài tìm kiếm những hình ảnh và tài liệu thật quý giá để thực hiện tác phẩm biên khảo giá trị này. Ông nghĩ rằng chỉ có sự kích thích của lòng yêu Giáo hội, Quê hương và Dân tộc mới thúc đẩy LM Trần Đức Huynh hoàn thành soạn phẩm Lịch Sử Địa Phận Bùi Chu. Theo Giáo sư Khảo thì cũng như hai tác phẩm hiếm quý của người xưa, tập biên khảo đồ sộ của Linh mục Trần Đức Huynh đã giới thiệu cho người đọc nhiều chi tiết tỉ mỉ về sinh hoạt, lối sống, cùng các đặc sản của vùng Bùi Chu qua các thời đại. Ngoài ra, soạn giả còn cho thấy những đóng góp quan trọng về tô giáo, văn hóa, lễ nhạc của nhiều nhân sĩ, trí thức địa phương, và điều này đã khiến ông vô cùng cảm động. Sau đó đến lượt Luật sư Đoàn Thanh Liêm lên tiếng. Với giọng nói đầy cảm xúc, Luật sư Liêm đã nhân danh là một người quê quán Bùi Chu và là một người Công giáo gốc ba đời để bày tỏ lòng biết ơn đối với Cha Huynh cùng biết bao người đã trợ giúp Cha thực hiện công trình biên khảo Lịch Sử Địa Phận Bùi Chu. Qua đó, ông đã thấy lại được quá khứ của những tiền nhân anh hùng tử đạo cũng như của giòng họ và một thời hồn nhiên, trẻ dại của chính ông.
Sau đó, nhà văn Trần Phong Vũ đã trình bày sơ qua về quá trình hoạt động của LM Trần Đức Huynh và mời cha lên có đôi lời với cử tọa. Dịp này, vị Linh mục 81 tuổi đã ngỏ lời cám ơn các quan khách, các vị giáo sư thức giả đã bỏ công đọc và thẩm định giá trị công trình biên khảo Lịch Sử Địa Phận Bùi Chu. Cha nói: ‘Công việc biên soạn tập sách này, tuy nhỏ mọn, nhưng đã giúp chúng tôi đạt được một phần tâm nguyện đối với địa phận gốc Bùi Chu. Chúng tôi ước mong rằng, trong tương lai, quý vị và chúng tôi sẽ được đọc những công trình biên khảo khác về các địa phận Công giáo Việt nam, dể những người Công giáo Việt nam hiểu biết thêm lòng son sắt của tiền nhân nơi Thiên Chúa mà gắng sức noi theo, tránh được tình trạng ‘vô tri bất mộ’, đồng thời để các nhà nghiên cứu lịch sử dân tộc Việt nam có thêm dữ kiện khả tín để nhận định dĩ vãng một cách công minh hơn’.
Xen kẽ giữa các phần phát biểu của các diễn giả là phần văn nghệ với sự đóng góp của ca sĩ Quốc Anh và một số ca sĩ khác. Buổi sinh hoạt kết thúc lúc 12 giờ 30 sau khi ông Nguyễn Mạnh Thường, Hội Trưởng Hội Ái Hữu Bùi Chu Hải Ngoại nói lời cám ơn quý Linh mục và quan khách hiện diện.
Gửi ý kiến của bạn