(Nguyên Hà giới thiệu)
Dấu mốc lịch sử bi hùng của Quân Dân miền Nam Việt Nam khởi đi từ ngày 30/04/1975, tính đến nay đã đi qua 28 năm đằng đẵng. Nhưng mỗi độ tháng Tư trở về, chừng như trong tâm cảm thâm sâu của hầu hết những người Việt Nam xa xứ, hay những người kém may mắn còn ở lại quê nhà, vẫn còn hằn sâu những hình ảnh dày xéo thương cảm tận cùng, vẫn còn như một tỳ vết khó phai những hoàn cảnh cay đắng ê chề của toàn bộ Dân, Quân, Cán, Chính. Ngày 30 tháng Tư đã hiển nhiên trở thành ngày lịch sử, ngày của một dấu mốc mà rồi đây, cho đến muôn đời, vẫn còn ghi tạc lại rõ ràng trong tâm khảm của rất nhiều thế hệ tiếp nối.
Sở dĩ tháng Tư Đen còn được lưu truyền bền lâu như vậy, bởi lẽ cố nhiên, vì những chứng tích bi hùng như đã nói ở trên, còn vì những trái tim Việt Nam vẫn luôn luôn thổn thức, vẫn không thể nguôi ngoai những dữ kiện u buồn. Còn vì những tấm lòng muốn nói lên tinh thần tri ân sâu xa của những con người lúc nào cũng muốn ghi khắc nghĩa tình dành cho những anh hùng đã nằm xuống trong cuộc chiến bất khuất năm xưa, những Chiến Sĩ Vô Danh đã hy sinh trọn vẹn thân xác máu xương cho tự do an bình của toàn dân nước Việt. Những tấm lòng đó, không thể không kể đến những đồng bào các giới, những người may mắn sóng còn, bên cạnh những văn nhân nghệ sĩ muốn tận dụng tất cả năng lực, tài năng của chính mình để thêm một lần nữa, vinh danh những anh hùng, những CHIẾN SĨ VÔ DANH của miền Nam nước Việt.
Tiêu biểu là K-TVP của người làm truyền thông trẻ tuổi đầy nhiệt thành Trần Nhật Phong. Kỷ niệm tháng Tư đen năm nay, Trần Nhật Phong đã đem một cốt truyện hiện thực nhất xảy ra sau ngày Cộng Sản tràn chiếm miền Nam. Chúng đã dùng cường quyền để trả thù hèn hạ, để bức hiếp tất cả những thành phần Quân Dân Cán Chính miền Nam, để tước đoạt mạng sống, và bằng mọi cách làm ta vỡ các gia đình chiến binh VNCH.