Tuyết Mai
Virginia.- Ủy Ban Nhân Quyền Người Việt Hải Ngoại đã tổ chức một buổi sinh hoạt văn nghệ giới thiệu hồi ký chính trị"Trả Ta Sông Núi" tập 1 và 2 của Cựu Đại Tá Phạm văn Liễu vào lúc 3:00 chiều ngày 5 tháng 10, 2003 tại hội trường Đại Học George Mason, Arlington, VA.
Có khoảng hơn một trăm quan khách cùng một số đại diện báo chí và các cơ quan truyền hình vùng Hoa Thịnh Đốn tham dự. Không khí buổi ra mắt hai tập hồi ký này rất ấm cúng và nặng tình thân hữu, không giống như những buổi ra mắt sách khác. Không giống ở chổ mọi người đến đây không phải để mua sách hay để thưởng thức một chương trình văn nghệ phụ diễn chọn lọc , mà mọi người quy tụ về đây để kiểm điểm lại một quá trình lịch sử , nhiều người vẫn còn nuối tiếc.
Sau nghi lễ chào Quốc kỳ Mỹ Việt, Cựu Trung Tá TQLC Trần Thiện Hiệu đại diện cho Ban Tổ Chức có lời chào mừng và cám ơn quan khách đã dành một buổi chiều đẹp cuối tuần đến tham dự buổi ra mắt sách này.
Kế đến ca sĩ Loan Phượng diễn ngâm bài "Trả Ta Sông Núi" của thi hào Vũ Hoàng Chương. Tác giả Phạm văn Liễu đã lấy tựa bài thơ "Trả Ta Sông Núí" của thi hào Vũ Hoàng Chương để đặt đề tựa cho tập hồi ký chính trị "Trả ta Sông Núi" của Ông.
Tiếp theo chương trình Ông Nguyễn Cao Quyền , Chủ Tịch Hội Tù Nhân Chính Trị được mời lên phát biểu cảm nghỉ của Ôâng về tập hồi ký này. Ông Nguyễn Cao Quyền nói, trong trang đầu Ông Phạm văn Liễu cho biết ông muốn viết tập hồi ký này là để ghi lại những lỗi lầm của thế hệ 1945, trogn đó có tác giả, dài theo dòng lịch sử . Mục đích tối hậu của tác giả là nhằm giúp thế hệ sau có thể tránh những sai lầm của thế hệ trước. Ông Nguyễn Cao Quyền nói, viết lại những lỗi lầm của đời mình để giúp những người đi sau thấy những lỗi lầm đó là một việc làm tích cực, đáng kính trọng, một phong thái đáng ca ngợi.
Ông Nguyễn Cao Quyền nói tiếp, càng đi sâu vào tác phẩm, nhìn dưới góc độ một nhân chứng thì chúng ta sẽ thấy là không phải chỉ lỗi lầm của một cá nhân Ông Phạm Văn Liễu mà là lỗi lầm của cả một thế hệ. Thế hệ này tác giả đặt tên là thế hệ 1945, với ít nhiều tự hào và hối tiếc. Hối tiếc là vì đã ba lần thời cơ đến trong tay mà những người thuộc thế hệ này đã không khái thác, phát huy đúng mức cho nên dân tộc và đất nước ta đã rơi vào một thảm cảnh mà tới ngày nay chúng ta vẫn còn cam chịu.
Vì thiếu kinh nghiệm chính trị chúng ta đã không làm những việc đáng lẽ phải làm, chúng ta đã để cho một phần đất nước còn lại bị rơi vào tay Cộng Sản. Thiếu kinh nghiệm hay nói cho đúng hơn là thiếu trưởng thành trong chính trị là căn bịnh trầm kha của những lãnh tụ Quốc Gia. Vì không được huấn luyện và không được giúp đở đến nơi đến chốn như trong thế giới CS, nên khi đối đầu với những địch thủ chuyên nghiệp được trang bị kỹ càng tư tưởng cũng như vũ khí , từ chiến thuật đến chiến lươcï, từ những mưu mô xảo quyệt đến quyết tâm dành thắng lợi, chúng ta đã đi từ thất bại này đến thất bại khác.
Ông Nguyễn Cao Quyền nói, ông có cảm tưởng đến nay chúng ta vẫn chưa thấu triệt , nên vẫn thiếu hai yếu tố dấn thân và nghiên cứu trong chiến tranh chính trị với CS. Nếu không có một nhận định sáng suốt , tối hậu và một sự điều chỉnh cấp tốc kịp thời thì e rằng con đường chiến đấu cứu nước của chúng ta vẫn tiếp tục kéo dài trước mắt.
Ý thức nguy cơ sụp đổ của CS mỗi ngày một đến gần, CSVN dâng đất cho Tàu là để mua sự sống và kéo dài khả năng tồn tại , kể từ mười mấy năm nay. Trong lúc chúng ta vẫn chưa biết khai thác đúng mức khả năng đấu tranh của người Việt hải ngọại, cũng chưa biết thổi phòng lên ngọn lửa căm hờn, thúc đẩy tám mươi triệu đồng bào trong nước đấu tranh. Hiện đồng bào trong nước đang bị bốc lột đến tận xương tủy và bị chà đạp đến tận bùn đen. Và quan trọng hơn nữa là chúng ta vẫn chưa có một cái gì để thẩm định và soi sáng cho hành động đấu tranh của chúng ta về mặt chiến lược và chiến thuật.
Theo Ông Nguyễn Cao Quyền, hồi ký "Trả Ta Sâông Núi" không phải là tiếng gào thét của môät người mất của mà là một bản kiểm thảo nghiêm khắc đối với chính mình, đối với thế hệ mình, là thế hệ đã nắm vận mệnh của Tổ Quốc , của Dân Tộc trong một giai đoạn cực kỳ khó khăn của đất nước.
Ông Nguyễn Cao Quyền nhận định hồi ký "Trả Ta Sôâng Núi" là một pho tài liệu lịch sử, người viết quyển hồi ký này có tham vọng đưa ra kinh nghiệm đau thương, đầy máu và nước mắt của lớp người đi trước để hướng dẫn các thế hệ theo sau đi đúng và làm đùúng. Tổ Quốc sẽ nhờ thế mà phát triển, dân tộc sẽ nhờ đó mà cao đầu hãnh diện và non sông sẽ nhờ thế mà thu hồi lại tất cả những gì đã mất.