Viện bảo tàng Mỹ thuật Hiện đại phải bỏ ra bẩy tháng và tốn khoảng 1,2 triệu Mỹ kim để làm sạch bức tranh “La Fée d’ Électricité” (Bà Tiên của Điện năng), một họa phẩm làm bằng 250 tấm ván gỗ để kỷ niệm sự mầu nhiệm của điện năng. Trước đây không có thấy họa phẩm nào bị nhiễm chất a-miăng, chất dùng để chống cháy. Dufy đã vẽ một tác phẩm lớn lao để trang trí phòng tranh mỹ thuật của Công ty Điện Lực của Paris năm 1937 trong một cuộc triển lãm quốc tế.
Kỷ niệm nền kỹ thuật học theo tinh thần kết hợp với cái hiện đại, các chủ đề được họa là một toàn cảnh (panorama) của những nhà suy tưởng với các nhà khoa học khám phá ra được điện năng.
Viện bảo tàng này đã cho biết, viện đã cho làm công tác kiểm soát thường xuyên đối với các bức họa. Bức họa này đã được phun một lớp ở mặt sau của ván, hình như dùng để chống cháy. Dominique Gagneux là nhà coi viện bảo tàng, bà đã cho biết ngày 26/7 là viện đã không biết có chất a-miăng đã dược phun cho bức tranh, nhưng theo bà suy nghĩ, chất a-miăng có thể đã được phun vào lúc trưng bầy lần đầu tiên.
A-miăng là một chất liệu mới được dung trong thời gian đó để đưa ra sự mới lạ và gợi ý về sự tiến triển của điện năng, theo như ý kiến của bà.
Bức tranh này là một trong những kiệt tác sẽ được để lạ nguyên vị trí cũ trong khi các chuyên viên cho cạo bỏ lớp a-miăng và dung máy hút để hút buị a-miăng.
Buị hay sợi A-miăng có thể bay tung trong không khí, mũi người hít phải, chúng sẽ bám vào màng nhầy và có thể hỉ sạch. Nhưng khi bụi hay sợi a-miăng vào sâu tân trong phổi, chúng có thể gây ra ung thư.