Đại lễ ghi ơn Quốc Tổ Hùng Vương và chào mừng Quốc Khánh Việt Nam năm 2000 được tổ chức trọng thể ngày thứ Bảy 22/4 vừa qua trên sân khấu Gwrinnet Civic & Cultural Center tại thành phố Alanta Tiểu Bang Georgia, với sự tham dự của nhiều vị đại diện các cơ quan, đoàn thể bạn từ các tiểu Bang xa gần và hơn tám trăm thân hào nhân sĩ và đồng bào tại địa phương.
Mở đầu buổi lễ, trong tiếng chiêng trống rền vang, quí vị trưởng thượng trong Hội Cao Niên với trang phục cổ truyền đã trang nghiêm cử hành lễ dâng hương lên bàn thờ Quốc Tổ. Tiếp đến, ông Nguyễn văn Vinh, Cố Vấn Hội Đồng Đại Biểu Cộng Đồng Việt Nam, kiêm Chủ Tịch Hội Cao Niên tại Georgia đã thay mặt ban tổ chức, ngỏ lời chào mừng quan khách và nói lên ý nghĩa của ngày lễ ghi ơn Quốc Tổ Hùng Vương và chào mừng Quốc Khành Việt Nam năm 2000. Lời phát biểu của Ông Nguyễn văn Vinh được minh diễn thật rõ nét qua Phần trình chiếu đoạn phim nói về lịch sử nước Việt Nam từ thời quốc tổ Hùng Vương dựng nước và giữ nước, đồng thời nhắc lại đề nghị chọn ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10 tháng 3 Âm Lịch) làm ngày Quốc Khánh Việt Nam trong giai đoạn đấu tranh lật đổ chế độ Cộng Sản tại Việt Nam.
Cũng trong dịp này, ông Nguyễn Hữu Trường Chủ Tịch Cộng Đông Người Việt tại Georgia và các ông Nguyễn Văn Vinh cùng bác sĩ Trần Xuân Ninh đã lần luợt trao tặng “Bằng Công Dân Danh Dự” của Tiểu Bang Georgia và giải thưởng Văn Học Nghệ Thuật Quốc Khành Việt Nam hàng năm lần thứ 14 cho tác phẩm nhiếp ảnh “Vá Cờ” ,do nhiếp ảnh gia nổi danh Nguyễn Ngọc Hạnh thực hiện.
Ảnh chụp một phụ nữ Việt Nam vừa vá xong mũi kim cuối cùng cho lá quốc kỳ nền vàng ba sọc đỏ thân yêu, và đang khẽ cúi đầu, cẩn thận chuẩn bị cắn nốt nút chỉ để hoàn tất công việc. Những động tác “may vá” này rất đơn giản đối với nữ phái, nhất là người Việt Nam. Nhưng dưới mắt nhiếp ảnh gia Nguyễn Ngọc Hạnh, tác giả đã khéo léo bố trí người mẫu và xử dụng nền cùng ánh sáng hết sức tinh tế, tạo góc cạnh, độ sáng tối... v..v khiến khách thưởng lãm càng xem càng cảm nhận được chân tình của người phụ nữ Việt Nam đã bộc lộ trong lúc đang may lại lá cờ thân yêu, lá cờ từng đã được bảo vệ, gìn giữ bằng xương, bằng máu, bằng nước mắt, bằng mồ hôi của hàng triệu quân cán chính Việt Nam Cộng Hòa.
Điều khiến toàn thể cử tọa hiện diện trong buổi lễ vừa sửng sốt ngạc nhiên, vừa vô cùng thích thú khi được Ban Tổ Chức giới thiệu người thiếu phụ làm mẫu trong ảnh chính là hiền thê của một chiến sĩ Hắc Báo trong Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, đã anh dũng hy sinh trên tháp cờ cổ thành Huế năm nào. Trong đợt tiến quân tái chiếm Thành Nội Huế Tết Mậu Thân 1968, người chiến sĩ Hắc Báo đã bất chấp lưới đạn thù, trèo lên nóc cổ thành xé tan lá cờ máu của địch và cắm ngọn cờ vàng ba soc đỏ thân yêu lên Thàn Nội. Thực hiện xong hành động lịch sử cao cả này, thì anh cũng gục ngã ngay dưới chân cờ và vĩnh viễn ra đi. Lá cờ tuy rách vì vết đạn, nhưng đã được đơn vị trang trọng trao tặng cho vợ người chiến sĩ Hắc Báo vô danh. Đã hơn 30 năm qua, với duyên kỳ ngộ, nhiếp ảnh gia Nguyễn Ngọc Hạnh đã gặp lại người thiếu phụ và tác phẩm “Vá Cờ” ra đời, đã gây biến cố lớn trong ngành nhiếp ảnh thế giới. Người thiếu phụ ngồi lặng lẽ vá lại lá cờ thân thương như lời thề nguyền gìn giữ đến muôn đời mảnh đất quê hương yêu dấu.
Trong nỗi xúc động dâng trào, nhiếp ảnh gia Nguyễn Ngọc Hạnh đã ngẹn ngào nói: “Đã nhiều lần, ngay cả khi tôi ở trên dất Mỹ, linh hồn người chiến sĩ Hắc Báo đã khuất mà chính tay tôi chôn cất đã hiện về, đã nhìn thẳng vào tôi và hỏi “Hiện thời Trung Tá đang sống trên vùng đất đẹp, đất hứa, Có bao giờ Trung Tá nhớ tới quê hương không" Nếu có, Trung Tá đã làm được gì cho quê hương điêu tàn đau khổ ấy"” Và hôm nay, ngay giây phút này, linh hồn người chiến sĩ ấy đang hiện về trong tôi và đang phảng phất đâu đây.
Chúng ta đã thua ngày 30/4, nhưng chúng ta nhất quyết không đầu hàng Cộng Sản. Chúng ta quyết ngồi và lại lá cờ rách nát, và cùng chỉ bảo lẫn nhau thì chắc chắn một ngày gần đây, lá cờ náy sẽ cắm trên đất nước thân yêu của chúng ta.”
Được biết, nhiếp ảnh gia Nguyển Ngọc Hạnh sinh năm 1927, gia nhập hàng ngũ Thiếu Sinh Quân năm 1747. Tốt nghiệp khóa nhiếp ảnh nhà nghề tại Pháp năm 1956, trở về Việt Nam và chính thức làm phóng viên chiến trường từ năm 1961 đến 1975, chức vụ sau cùng là Trung Tá binh chủng Nhảy Dù. Sau biến cố 30/4, ông bị Cộng Sản lưu đầy đi các trại tù cải tạo man rợ tại Bắc Việt trong xuốt 8 năm dài. Trước áp lực mạnh mẽ của tổ chức Aạn Xá Quốc Tế, buộc lòng phải lần lần lượt phóng thích tù cải tạo, nhưng riêng ông cũng như nhiều người khác vẫn tiếp tục bị quản chế tại gia. Sau 4 lần vượt biển, ông đến được trại tị nạn và định cư tại Hoa Kỳ năm 1990. Trên mảnh đất tạm dung, ông tham gia nhiều sinh hoạt đấu tranh và mở nhiều khóa nhiếp ảnh tại miền Bắc California.
Riêng trong lãnh vực nhiếp ảnh nghệ thuật, liên tiếp trong khoảng thới gian từ 1966 đến 1975, nhiếp ảnh gia Nguyễn Ngọc Hạnh đã được các hiệp hội nhiếp ảnh trên toàn thế giới trao tặng các bằng Cao Đẳng Danh Dự tổng cộng 31 lần, và năm 1968, chương trình “Who is Who” của Hoa Kỳ cũng đã xếp hạng nhiếp ảnh gia Nguyễn Ngọc Hạnh vào danh sách 10 người đứng đầu trên thế giới trong bộ môn nhiếp ảnh có số điểm cao nhất.
Mở đầu buổi lễ, trong tiếng chiêng trống rền vang, quí vị trưởng thượng trong Hội Cao Niên với trang phục cổ truyền đã trang nghiêm cử hành lễ dâng hương lên bàn thờ Quốc Tổ. Tiếp đến, ông Nguyễn văn Vinh, Cố Vấn Hội Đồng Đại Biểu Cộng Đồng Việt Nam, kiêm Chủ Tịch Hội Cao Niên tại Georgia đã thay mặt ban tổ chức, ngỏ lời chào mừng quan khách và nói lên ý nghĩa của ngày lễ ghi ơn Quốc Tổ Hùng Vương và chào mừng Quốc Khành Việt Nam năm 2000. Lời phát biểu của Ông Nguyễn văn Vinh được minh diễn thật rõ nét qua Phần trình chiếu đoạn phim nói về lịch sử nước Việt Nam từ thời quốc tổ Hùng Vương dựng nước và giữ nước, đồng thời nhắc lại đề nghị chọn ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10 tháng 3 Âm Lịch) làm ngày Quốc Khánh Việt Nam trong giai đoạn đấu tranh lật đổ chế độ Cộng Sản tại Việt Nam.
Cũng trong dịp này, ông Nguyễn Hữu Trường Chủ Tịch Cộng Đông Người Việt tại Georgia và các ông Nguyễn Văn Vinh cùng bác sĩ Trần Xuân Ninh đã lần luợt trao tặng “Bằng Công Dân Danh Dự” của Tiểu Bang Georgia và giải thưởng Văn Học Nghệ Thuật Quốc Khành Việt Nam hàng năm lần thứ 14 cho tác phẩm nhiếp ảnh “Vá Cờ” ,do nhiếp ảnh gia nổi danh Nguyễn Ngọc Hạnh thực hiện.
Ảnh chụp một phụ nữ Việt Nam vừa vá xong mũi kim cuối cùng cho lá quốc kỳ nền vàng ba sọc đỏ thân yêu, và đang khẽ cúi đầu, cẩn thận chuẩn bị cắn nốt nút chỉ để hoàn tất công việc. Những động tác “may vá” này rất đơn giản đối với nữ phái, nhất là người Việt Nam. Nhưng dưới mắt nhiếp ảnh gia Nguyễn Ngọc Hạnh, tác giả đã khéo léo bố trí người mẫu và xử dụng nền cùng ánh sáng hết sức tinh tế, tạo góc cạnh, độ sáng tối... v..v khiến khách thưởng lãm càng xem càng cảm nhận được chân tình của người phụ nữ Việt Nam đã bộc lộ trong lúc đang may lại lá cờ thân yêu, lá cờ từng đã được bảo vệ, gìn giữ bằng xương, bằng máu, bằng nước mắt, bằng mồ hôi của hàng triệu quân cán chính Việt Nam Cộng Hòa.
Điều khiến toàn thể cử tọa hiện diện trong buổi lễ vừa sửng sốt ngạc nhiên, vừa vô cùng thích thú khi được Ban Tổ Chức giới thiệu người thiếu phụ làm mẫu trong ảnh chính là hiền thê của một chiến sĩ Hắc Báo trong Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, đã anh dũng hy sinh trên tháp cờ cổ thành Huế năm nào. Trong đợt tiến quân tái chiếm Thành Nội Huế Tết Mậu Thân 1968, người chiến sĩ Hắc Báo đã bất chấp lưới đạn thù, trèo lên nóc cổ thành xé tan lá cờ máu của địch và cắm ngọn cờ vàng ba soc đỏ thân yêu lên Thàn Nội. Thực hiện xong hành động lịch sử cao cả này, thì anh cũng gục ngã ngay dưới chân cờ và vĩnh viễn ra đi. Lá cờ tuy rách vì vết đạn, nhưng đã được đơn vị trang trọng trao tặng cho vợ người chiến sĩ Hắc Báo vô danh. Đã hơn 30 năm qua, với duyên kỳ ngộ, nhiếp ảnh gia Nguyễn Ngọc Hạnh đã gặp lại người thiếu phụ và tác phẩm “Vá Cờ” ra đời, đã gây biến cố lớn trong ngành nhiếp ảnh thế giới. Người thiếu phụ ngồi lặng lẽ vá lại lá cờ thân thương như lời thề nguyền gìn giữ đến muôn đời mảnh đất quê hương yêu dấu.
Trong nỗi xúc động dâng trào, nhiếp ảnh gia Nguyễn Ngọc Hạnh đã ngẹn ngào nói: “Đã nhiều lần, ngay cả khi tôi ở trên dất Mỹ, linh hồn người chiến sĩ Hắc Báo đã khuất mà chính tay tôi chôn cất đã hiện về, đã nhìn thẳng vào tôi và hỏi “Hiện thời Trung Tá đang sống trên vùng đất đẹp, đất hứa, Có bao giờ Trung Tá nhớ tới quê hương không" Nếu có, Trung Tá đã làm được gì cho quê hương điêu tàn đau khổ ấy"” Và hôm nay, ngay giây phút này, linh hồn người chiến sĩ ấy đang hiện về trong tôi và đang phảng phất đâu đây.
Chúng ta đã thua ngày 30/4, nhưng chúng ta nhất quyết không đầu hàng Cộng Sản. Chúng ta quyết ngồi và lại lá cờ rách nát, và cùng chỉ bảo lẫn nhau thì chắc chắn một ngày gần đây, lá cờ náy sẽ cắm trên đất nước thân yêu của chúng ta.”
Được biết, nhiếp ảnh gia Nguyển Ngọc Hạnh sinh năm 1927, gia nhập hàng ngũ Thiếu Sinh Quân năm 1747. Tốt nghiệp khóa nhiếp ảnh nhà nghề tại Pháp năm 1956, trở về Việt Nam và chính thức làm phóng viên chiến trường từ năm 1961 đến 1975, chức vụ sau cùng là Trung Tá binh chủng Nhảy Dù. Sau biến cố 30/4, ông bị Cộng Sản lưu đầy đi các trại tù cải tạo man rợ tại Bắc Việt trong xuốt 8 năm dài. Trước áp lực mạnh mẽ của tổ chức Aạn Xá Quốc Tế, buộc lòng phải lần lần lượt phóng thích tù cải tạo, nhưng riêng ông cũng như nhiều người khác vẫn tiếp tục bị quản chế tại gia. Sau 4 lần vượt biển, ông đến được trại tị nạn và định cư tại Hoa Kỳ năm 1990. Trên mảnh đất tạm dung, ông tham gia nhiều sinh hoạt đấu tranh và mở nhiều khóa nhiếp ảnh tại miền Bắc California.
Riêng trong lãnh vực nhiếp ảnh nghệ thuật, liên tiếp trong khoảng thới gian từ 1966 đến 1975, nhiếp ảnh gia Nguyễn Ngọc Hạnh đã được các hiệp hội nhiếp ảnh trên toàn thế giới trao tặng các bằng Cao Đẳng Danh Dự tổng cộng 31 lần, và năm 1968, chương trình “Who is Who” của Hoa Kỳ cũng đã xếp hạng nhiếp ảnh gia Nguyễn Ngọc Hạnh vào danh sách 10 người đứng đầu trên thế giới trong bộ môn nhiếp ảnh có số điểm cao nhất.
Gửi ý kiến của bạn