SIHANOUKVILLE (Reuters) - Khoảng 100 người Cam Bốt, trong đó có cả những người lính cũ của Khmer đỏ, hôm thứ năm 30-4 đã đã kêu gọi phải có công lý cho những nạn nhân của chế độ “Cánh đồng hạ sát” cuối thập niên 70, nhưng nói chỉ cần đem ra xử những lãnh tụ cao cấp của chế độ này.
Các giới chức chính quyền và cảnh sát đã họp cùng dân làng và các cựu du kích quân Khmer đỏ để thảo luận về số phận các cựu lãnh tụ Khmer đỏ bị kết tội về cái chết của hơn 1.7 triệu dân Cam Bốt khi họ cai trị nước này từ 1975 đến 1979.
Cuộc họp do một nhóm phát triển xã hội tổ chức. Một người tên là Long Van lên diễn đàn nói:
“Tôi là một lính cũ của Khmer đỏ, nhưng một vài người trong gia đình tôi cũng đã bị giết dưới chế độ Khmer đỏ. Bất cứ kẻ nào phạm tội ác cũng phải bị trừng phạt về tội hắn đã gây ra và phải khai rõ với toàn thể dân chúng những kẻ nào đã ra lệnh giết như vậy”.
Long Van nay 46 tuổi, hiện là một nông dân.
Lãnh tụ hắc ám Pol Pot của Khmer đỏ đã chết năm 1998 nhưng phần lớn các thủ hạ thân cận của hắn hiện vẫn sống tự do sau khi về đầu hàng chính phủ Hun Sen. Chỉ có cựu tướng Ta Mok và tên trưởng đoàn đồ tể Kang Khek Leu, có bí danh cách mạng là Duch, hiện đang bị giam vì bị kết tội diệt chủng.
Ông Youk Chhang, Giám đốc Trung tâm Tài liệu Cam Bốt, phụ trách thu thập những chứng cớ về tội của Khmer đỏ nói:
“Dựng tòa án xử các lãnh tụ Khmer đỏ không có nghĩa là chúng tôi muốn trả thù. Chúng tôi chỉ muốn họ chịu trách nhiệm về những gì họ đã làm.
“Chúng tôi không muốn xử tất cả những người Khmer đỏ, mà chỉ muốn xử các lãnh tụ của họ”.
Tuần trước LHQ và chính quyền Cam Bốt đã không đạt được thỏa hiệp về phương pháp lập tòa án xủ Khmer đỏ.
Quốc hội Cam Bốt sẽ bắt đầu thảo luận từ ngày 19-4 về một dự thảo luật thành lập tòa án trong đó phía chính quyền Cam Bốt là thành phần ngự trị.
Một nhóm chính trị do cựu Ngoại trưởng Khmer đỏ Ieng Say cầm đầu hôm thứ năm ra một tuyên bố nói vụ xử có thể hăm dọa nền hòa bình mới có.
Cuộc họp hôm thứ năm là cuộc họp thứ ba thuộc loại này trong những tháng gần đây để thu thập ý kiến dân chúng về việc xử Khmer đỏ. Ông Chea Vannath, Chủ tịch Trung tâm Phát triển Xã hội đã tuyên bố như trên.
Các giới chức chính quyền và cảnh sát đã họp cùng dân làng và các cựu du kích quân Khmer đỏ để thảo luận về số phận các cựu lãnh tụ Khmer đỏ bị kết tội về cái chết của hơn 1.7 triệu dân Cam Bốt khi họ cai trị nước này từ 1975 đến 1979.
Cuộc họp do một nhóm phát triển xã hội tổ chức. Một người tên là Long Van lên diễn đàn nói:
“Tôi là một lính cũ của Khmer đỏ, nhưng một vài người trong gia đình tôi cũng đã bị giết dưới chế độ Khmer đỏ. Bất cứ kẻ nào phạm tội ác cũng phải bị trừng phạt về tội hắn đã gây ra và phải khai rõ với toàn thể dân chúng những kẻ nào đã ra lệnh giết như vậy”.
Long Van nay 46 tuổi, hiện là một nông dân.
Lãnh tụ hắc ám Pol Pot của Khmer đỏ đã chết năm 1998 nhưng phần lớn các thủ hạ thân cận của hắn hiện vẫn sống tự do sau khi về đầu hàng chính phủ Hun Sen. Chỉ có cựu tướng Ta Mok và tên trưởng đoàn đồ tể Kang Khek Leu, có bí danh cách mạng là Duch, hiện đang bị giam vì bị kết tội diệt chủng.
Ông Youk Chhang, Giám đốc Trung tâm Tài liệu Cam Bốt, phụ trách thu thập những chứng cớ về tội của Khmer đỏ nói:
“Dựng tòa án xử các lãnh tụ Khmer đỏ không có nghĩa là chúng tôi muốn trả thù. Chúng tôi chỉ muốn họ chịu trách nhiệm về những gì họ đã làm.
“Chúng tôi không muốn xử tất cả những người Khmer đỏ, mà chỉ muốn xử các lãnh tụ của họ”.
Tuần trước LHQ và chính quyền Cam Bốt đã không đạt được thỏa hiệp về phương pháp lập tòa án xủ Khmer đỏ.
Quốc hội Cam Bốt sẽ bắt đầu thảo luận từ ngày 19-4 về một dự thảo luật thành lập tòa án trong đó phía chính quyền Cam Bốt là thành phần ngự trị.
Một nhóm chính trị do cựu Ngoại trưởng Khmer đỏ Ieng Say cầm đầu hôm thứ năm ra một tuyên bố nói vụ xử có thể hăm dọa nền hòa bình mới có.
Cuộc họp hôm thứ năm là cuộc họp thứ ba thuộc loại này trong những tháng gần đây để thu thập ý kiến dân chúng về việc xử Khmer đỏ. Ông Chea Vannath, Chủ tịch Trung tâm Phát triển Xã hội đã tuyên bố như trên.
Gửi ý kiến của bạn