Hôm nay,  

Việt Nam: Lãnh Đạo Không Thể Xuyên Tạc Lịch Sử

30/06/200600:00:00(Xem: 2235)

 Quốc Hội Sẽ Cực Đoan, Bảo Thủ Hơn với Chủ Tịch Nguyễn Phú Trọng"

 Hoa Thịnh Đồn.- Đảng CSVN vừa diễn xong màn chót của Vở kịch bầu bán 3 Chức danh Lãnh đạo cáo nhất: Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Nước và Thủ tướng Chính phủ.

 Truớc ngày bỏ phiếu  (27-6-06),  một số Đại biểu  Quốc hội  đưa ý kiến: Nên có hơn Một  ứng viên cho mỗi Chức danh để Quốc hội lựa chọn; Người được đề cử phải trình bành Chương trình, kế hoạch làm việc của mình để Quốc hội so sánh.  Ứng viên phải kê khai Tài sản và trả lời chất vấn trước Quốc hội  trước khi bỏ phiếu v.v…

Tất cả, ngoại trừ việc “nói” là có khai Tài sản nhưng không công bố cho ai biết, đã không xẩy ra như yêu cầu và được dư luận ở Việt Nam hưởng ứng.

Ngoài ba Ủy viên Bộ Chính trị được Trung ương Đảng đề nghị, không có ai “dám” ra ứng cử, kể cả những Đại biểu Quốc hội nói hăng nhất về quyền bầu cử và ứng cử ! Tất cả đều im phăng phắc và nghiêm chỉnh thi hành  “quyền được bỏ phiếu”.

Kết qủa Nguyễn Phú Trọng, 62 tuổi, quê Hà Nội được  417/477 phiếu tán thành  làm Chủ tịch Quốc hội  (đạt tỷ lệ 84,58%); Nguyễn Minh Tríết,  64 tuổi, quê quán Xã Phú An, huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương  được 464 phiếu đồng ý (chiếm tỉ lệ 94,12%) , giữ chức Chủ tịch nước; Nguyễn Tấn Dũng,  57 tuổi, sinh tại  Thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau được bầu  làm Thủ tướng với số phiếu  454 ( đạt 92,08%).

QUÁ KHỨ VÀ HIỆN TẠI

Trọng  hứa với Quốc hội: “Tôi sẽ cố gắng hết sức mình, khắc phục khó khăn, ra sức học tập và rèn luyện, giữ gìn phẩm chất đạo đức, kế tục xứng đáng nhiệm vụ của các đồng chí đi trước, góp phần cùng các vị đại biểu Quốc hội và các cơ quan của Quốc hội tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động của Quốc hội, cả trên lĩnh vực lập pháp, giám sát tối cao và quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước, để Quốc hội ngày càng xứng đáng là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, đáp ứng yêu cầu của cách mạng trong giai đoạn mới.”

Trọng nói vậy thì  người ta cũng chỉ biết  nghe bởi vì Quốc hội của Nhà nước Cộng sản Việt Nam từ trước đến nay đã “muôn năm” chứng minh là một Cơ chế làm  cảnh của Chế độ.  Ngay cả cái quyền làm Luật  cũng do Đảng  lèo lái từ đầu đến cuối.  Và  Quyền Giám sát  việc làm của  Nhà nước đã được Hiến pháp công nhận (Điều 83: Quốc hội thực hiện quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của Nhà nước.  Điều 84: “Thực hiện quyền giám sát tối cao việc tuân theo Hiến pháp, luật và nghị quyết của Quốc hội; xét báo cáo hoạt động của Chủ tịch nước, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao) mà Quốc hội  cũng không làm được thì dù, không khí thảo luận tại Nghị trường trong vài năm gần đây có cởi mở  hơn trước, cũng chỉ để “nghe xong rồi bỏ ”.

Thậm chí đã có một số vụ Tham nhũng tầy trời đã bị Quốc hội ta thán, đòi người có trách nhiệm  trả lời hay đòi “bãi nhiệm” (cách chức) mà có ai nghe  đâu, dù Hiến pháp đã thừa nhận Quốc hội là Cơ quan quyền lực cao nhất của chế độ ! (Điều 83 : Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.)

Trọng  nhìn nhận  yếu kém này với Báo chí sau khi được bầu: “Hoạt động giám sát tối cao thời gian qua đã được đẩy mạnh một bước dưới các hình thức giám sát chuyên đề, giám sát dự án, giám sát tại các kỳ họp của QH... Nhưng rõ ràng hoạt động này thời gian tới cần được đẩy mạnh hơn nữa.”

Nhưng Nguyễn Phú Trọng là người như thế nào"

Trước khi lên chức Chủ tịch Quốc hội, Trọng là Bí Thư Thành ủy Thành phố Hà Nội từ năm 2000, kiêm nhiệm  Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương (HĐLLTƯ) của Đảng. Cơ quan này tuy  có vài, ba  chục người, làm việc dưới quyền chỉ huy của Trọng nhưng lại có quyền lớn, phụ trách  viết các Đề án Chính trị cho Đảng, kể cả Cương lĩnh và các Báo cáo Chính trị tại mỗi kỳ Đại hội Đảng.

Vì vậy muốn biết đảng CSVN  còn kiên trì bao lâu nữa với chủ trương độc tài, độc đảng  thì  ta chỉ cần  đọc các bài viết hay phát biểu của Trọng trong các sinh hoạt đảng.  Sau Nguyễn Đức Bình (Cựu Chủ tịch HĐLLTƯ),  Đỗ Mười (Cựu Tổng Bí thư đảng), Lê Đức Anh (Cựu Chủ tịch Nước)  thì Trọng là đại  biểu của lớp Lãnh đạo mới cực kỳ bảo thủ, giáo điều, đệ tử trung thành của Chủ nghĩa  phá sản, ngoại lai Mác-Lênin ở Việt Nam.

Ta hãy nghe Hội đồng Lý luận Trung ương nói về thái độ chính trị của họ trong Tài liệu  “Công tác Xây dựng Đảng” đã được trình bày tại  tại Đại hội đảng X (18-25/4/2006): “Trước những khó khăn, thử thách lớn ở trong nước, những biến động bất lợi trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, trước sự chống phá của các thế lực thù địch, Đảng ta đã giữ vững bản chất cách mạng của giai cấp công nhân, kiên định chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động của Đảng; kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; kiên trì đường lối đổi mới; tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng.”

Rồi họ hô hào toàn Đảng phải: “Phải kiên trì đường lối đổi mới, đổi mới toàn diện, có nguyên tắc và sáng tạo; trong quá trình đổi mới, phải luôn luôn giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, kiên định chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, không đa nguyên, đa đảng.”

Trước Đại hội X, Trọng  viết trong Tạp chí Cộng sản số 76-2005: “Đảng kiên định nền tảng tư tưởng của Đảng là chủ nghĩa Mác - Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh; kiên định nguyên tắc tổ chức của Đảng là nguyên tắc tập trung dân chủ, kết hợp chặt chẽ việc phát huy dân chủ trong Đảng với giữ vững kỷ luật, kỷ cương của Đảng; chỉ có một Đảng lãnh đạo là Đảng Cộng sản, không chấp nhận "đa nguyên, đa đảng".

Vào năm 2002, Trọng viết  bài “Tổng kết thực tiễn – một nhiệm vụ trọng yếu của Công tác Lý luận hiện nay” (Tạp chí Cộng sản số 14 năm 2002), trong đó, có đoạn  nói rằng: “Cho đến Đại hội lần thứ IX, nhận thức của chúng ta về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta theo tinh thần đổi mới đã từng bước được xác lập và không ngừng hoàn thiện. Đó là kết quả của công tác tổng kết thực tiễn và nghiên cứu lý luận, xuất phát từ thực tiễn và cuộc sống của xã hội Việt Nam, dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác - Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Có thể nói, sự đổi mới tư duy, đi sâu vào tổng kết thực tiễn là khâu đột phá của Đảng ta trong công tác lý luận.”

Tuy nhiên,  cái sự được gọi là “đột phá” của đảng vào thời kỳ  2002  đã khai  sáng Lãnh đạo đảng đến đâu mà  Trọng  vẫn còn cảnh giác: “Không ít tổ chức đảng yếu kém, nhất là ở cơ sở, không làm tròn vai trò hạt nhân chính trị và nền tảng của Đảng, không đủ sức giải quyết những vấn đề phức tạp nảy sinh từ cơ sở, thậm chí có những tổ chức cơ sở đảng tê liệt, mất sức chiến đấu.”

“Một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, kể cả một số cán bộ chủ chốt các cấp, yếu kém cả về phẩm chất và năng lực; thiếu tính chiến đấu và tinh thần bảo vệ quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, giảm sút lòng tin, phai nhạt lý tưởng; một số ít có biểu hiện bất mãn, mất lòng tin, nói và làm trái với quan điểm, đường lối của Đảng, vi phạm nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng, vi phạm pháp luật của Nhà nước.”

 “ Bệnh cơ hội, chủ nghĩa cá nhân trong một bộ phận cán bộ, đảng viên có chiều hướng gia tăng; vẫn còn tình trạng "chạy chức", "chạy quyền", "chạy tội", "chạy bằng cấp". Thoái hóa, biến chất về chính trị, tư tưởng, về đạo đức, lối sống; tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí, sách nhiễu dân trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên diễn ra nghiêm trọng, kéo dài chưa được ngăn chặn, đẩy lùi, nhất là trong các cơ quan công quyền, các lĩnh vực xây dựng cơ bản, quản lý đất đai, quản lý doanh nghiệp nhà nước và quản lý tài chính, làm giảm lòng tin của nhân dân đối với Đảng. Đó là một nguy cơ lớn liên quan đến sự sống còn của Đảng, của chế độ.”

Khi  viết bài này  thì Trọng đã giữ Chức vụ Bí Thư Thành ủy Hà Nội được 2 năm mà sao xung quanh Trọng vẫn còn nhiều rác rưởi đến thế "  Chẳng nhẽ những việc tiêu cực này không xẩy ra ở Hà Nội " Trọng thử kiểm điểm lại xem.

Nhưng có điều là những tệ nạn và chứng hư tật xấu của cán bộ, đảng viên đã được Trọng cảnh báo từ 2002 mà bốn năm sau nó  không chỉ vẫn còn nguyên mà đã gia tăng gấp bội thì không biết, ở cương vị Chủ tịch Quốc hội, Trọng sẽ làm gì để giảm  bớt gánh nặng cho dân, cho đảng"

Như vậy thì người dân ở Việt Nam trông đợi  gì ở  Chủ tịch  mới của Quốc hội"

Nếu lấy  quá khứ  để nhìn vào tương lai thì tôi không nghĩ Trọng sẽ làm được gì cho dân cho nước, ngoài việc quyết tâm bảo vệ  Quốc hội  đi đúng đướng lối kiên trì chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tường Hồ Chí Minh.

NGUYỄN MINH TRIẾT

Tân Chủ tịch Nước từng được nói đến là người có đấu óc tiến bộ, cởi mở và đã có công thay đổi bộ mặt Sài Gòn từ khi giữ chức Bí thư Thành ủy thành phố trù phú nhất nước từ năm 2000.

Triết hứa sẽ xúc đẩy 3 nhiệm vụ chính:  Cải cách tư pháp, cải cách hành chính và tăng cường  đường lối đối ngoại của Nhà nước.

Những người tiền nhiệm của Triết cũng đã nói tương tự, nhưng ngoài lĩnh vực ngoại giao là việc làm cần thiết cho đảng, hai lĩnh vực cải cách Tư pháp và Hành chính vẫn dậm chân tại chỗ. Cán bộ, đảng viên phục vụ trong hai ngành này đã  gây ra muôn vàn phiền toái cho dân mỗi khi dân có việc cần đến pháp luật và giấy tờ hành chính.   Nhà nước thì hô hào  “chính sách một cửa” nhằm giảm thiểu gánh nặng cho dân, nhưng cán bộ lãnh đạo lại bày ra trăm mưu ngàn kế để moi tiền, hành dân đến nỗi dân phải kéo nhau đi biểu tình, nằm chờ giải oan trước nhà Lãnh đạo cấp Trung ương ở Hà Nội.

Trong thời gian lãnh đạo đảng ở Sài Gòn, Triết đã viết hai bài báo gần như giống nhau để nói về “công trạng” của đảng sau ngày 30-4-1975, nhưng lại không giấu được tính ba hoa đến độ trơ trẽn thay trắng đổi đen tình hình thời bấy giờ.

Trong Tạp chí Cộng sản số 81/2005, Triết viết: “Chúng ta đều biết, Sài Gòn - Gia Định là điểm quyết chiến chiến lược cuối cùng của 21 năm kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Sau khi chiến trường ngưng tiếng súng, quá khứ đã để lại nơi đây những hậu quả nặng nề về nhiều mặt. Thành phố trước kia vốn là nơi ăn chơi xa xỉ, chủ yếu sống bằng nguồn ngoại viện, điển hình của sự phụ thuộc vào nước ngoài. Nền kinh tế ở trong trạng thái bị què quặt, mất cân đối, bởi nó nhằm phục vụ nhu cầu của cuộc chiến tranh xâm lược.”

Sự thật thì dù có “què quặt, mất cân đối” đến đâu chăng nữa, đem so với Hà Nội, cũng là “Thiên đàng hạ giới” của đám bộ đội tai mèo chiếm đóng thành phố vào thời gian ấy.

Sài Gòn chỉ tán gia bại sản sau khi bị chính quyền Cộng sản mở chiến dịch đổi tiền và đánh tư sản mại bản, đuổi dân khỏi thành phố  để cướp của nhân dân.

Hàng trăm ngàn người dân miền Nam, thuộc mọi thành phần, đã quyết đổi mạng sống lấy tự do trên các chiếc thuyền mong manh vượt Đại dương sau thời gian “càn quét” này của chế độ mới.

 Triết còn nói những điều đãi môi không hề có đối với trên 3 triệu dân thành phố Sài Gòn vào lúc ấy: “Ngay sau ngày thành phố Sài Gòn - Gia Định được giải phóng, quán triệt tư tưởng "đại đoàn kết" của Bác Hồ, chúng ta đã thi hành chính sách hòa hợp dân tộc, làm cho mọi công dân thành phố nâng cao lòng tự hào trước thắng lợi vĩ đại của dân tộc. Việc tổ chức các đại hội quần chúng ở cơ sở tham gia đợt báo công với quy mô lớn hồi mùa thu 1975, cuộc bầu cử Quốc hội thống nhất năm 1976, cuộc bầu cử Hội đồng nhân dân 3 cấp (thành phố, quận, huyện, phường, xã) đầu năm 1977.., là những đợt vận động dân chủ sâu rộng chưa từng có.”

Một khi người Cộng sản  chỉ nói “hoà hợp dân tộc” mà không nói đến ‘hòa giải” thì có nghĩa họ chỉ muốn người khác “hợp” vào với họ và làm theo ý muốn của họ, thay vì xoá bỏ hận thù, quá khứ chính trị đề cùng nhau hợp tác xây dựng đất nước.

Triết nói lúc bấy giờ cấp Lãnh đạo đã biết “quán triệt tư tưởng “đại đoàn kết” của Bác Hồ”, nhưng lại chia rẽ nhân dân nghiêm trọng khi đánh lừa bắt cả trăm ngàn binh lính, viên chính Chính quyền cũ  tập trung lao động khổ sai trong các điều kiện sống nghiệt ngả nơi rừng thiêng nước độc tự Nam ra Bắc làm cho nhiều người chết không được nhìn mặt người thân !

Sự tương phản giữa lời nói và hành động của Chính quyền Cộng sản ở trong Nam sau 30-4-1975 đã  chứng minh cho chính sách trả thù những người không cùng  hàng ngũ Cộng sản với  Chính quyền mới. Dù Triết có ngụy ngôn cách mấy cũng không xoá được vết nhơ ấy trong lịch sử.

Sau đó trong bài viết để  chào mừng Đại hội đảng X (18-25/4/2006) trên Tạp chí Cộng sản số 104/2006 (Điện tử), Triết lập lại  luận điệu lòe bịp trắng trợn: “Tám năm sau ngày thành phố Sài Gòn - Gia Định được giải phóng, tại Đại hội đại biểu lần thứ III của Đảng bộ thành phố Hồ Chí Minh - tháng 11-1983, thay mặt Ban Chấp hành Trung ương Đảng ta, đồng chí Tổng Bí thư Lê Duẩn đã tuyên dương Đảng bộ thành phố Hồ Chí Minh trong sự nhận xét sâu sắc: “Sài Gòn - Gia Định từ một thành phố xa xỉ, phục vụ bọn thống trị, bọn bóc lột, đã được cải tạo, xây dựng thành thành phố của người lao động”. Mới đây, Đại hội đại biểu Đảng bộ thành phố Hồ Chí Minh lần thứ VIII cũng đã khẳng định: “Mười năm đầu sau giải phóng là thời kỳ đặc biệt trong quá trình ổn định, khôi phục, xây dựng và bảo vệ thành phố Hồ Chí Minh. Đó là thời kỳ Đảng bộ và nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đã có những đóng góp rất quan trọng vào đường lối chung của Đảng…”.

“ …Cố nhiên, trong 10 năm đó, có lúc thành phố đã trải qua những bước thăng trầm trong phát triển kinh tế, còn tiềm ẩn nhân tố bất ổn trong xã hội, gặp phải va vấp, khuyết điểm, yếu kém trong chỉ đạo, quản lý và tổ chức thực hiện. Song thành tựu đạt được là cơ bản và có ý nghĩa lịch sử. Điều quan trọng là những sự va vấp, yếu kém, thậm chí sai lầm của chúng ta đã được ra sức khắc phục trên cơ sở nhận thức sự đổi mới là yêu cầu bức thiết, là vấn đề có tầm quan trọng sống còn.”

VÕ VĂN KIỆT PHẢN BÁC

Viết lại tình hình Sài Gòn  trong giai đoạn 1975 – 1985 khi  Triết không  giữ chức vụ gì quan trọng ở Sài Gòn thì những điều Triết viết ra, nếu không là nói mò, vu khống  thì cũng chẳng có giá trị gì.

Theo Tiểu sử phổ biến bởi đảng Cộng sản thì từ 1974 đến 8-1979, Triết là  Phó Văn phòng Trung ương Đoàn  thanh niên các cơ quan Trung ương cục miền Nam.  Từ 9-1979 đến 7-1981: Học trường Đảng cao cấp Nguyễn Ái Quốc. 7-1981 đến 12-1987: Trưởng Ban thanh niên xung phong Trung ương Đoàn; Trưởng Ban mặt trận Trung ương Đoàn; Bí thư Đảng ủy cơ quan Trung ương Đoàn tại TP. Hồ Chí Minh; Uỷ viên Ban chấp hành Trung ương Đoàn; Bí thư Trung ương Đoàn TNCS  (Thanh niên Cộng sản) Hồ Chí Minh; Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Trung ương Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam.

Với các chức vụ “vòng ngoài” như thế liệu Triết có đủ tư cách và thẩm quyền đề viết về giai đoạn 1975-1985 là thời gian 10 năm Sài Gòn bị “bách  hoại”, bị người Cộng sản “bật rễ” triệt tiêu toàn diện đời sống kinh tế, xã hội của người dân.

Tôi khuyên  Triết cần phải đọc để học những lời tâm sự của  Võ Văn Kiệt, Cựu Thủ tướng  ngày 15-4-2005, khi ông nói với Tạp chí Quốc tế của Bộ Ngoại giao, nhân dịp kỷ niệm 30 năm Sài Gòn có chủ mới: “Đôi khi phải nhìn kết quả thay vì nhìn những gì mà chúng ta nghĩ là nỗ lực. Theo cách mà chúng ta đang làm để kỷ niệm những ngày lịch sử hiện nay, tôi e rằng chúng ta lại đang lặp lại những gì mà chúng ta đã làm trước đó. Lịch sử cũng như cuộc sống, cái đúng, cái sai nói một lần người ta hiểu, nói hai ba lần người ta im lặng, nhắc lại quá mức cần thiết thì có thể gây ra sự phản cảm. Trong khi đó theo tôi, chúng ta vẫn còn biết bao nhiêu điều cần nói, biết bao việc cần làm.”

“Chiến thắng của chúng ta là vĩ đại, nhưng chúng ta cũng đã phải trả giá cho chiến thắng đó bằng cả nỗi đau và nhiều sự mất mát. Lịch sử đã đặt nhiều gia đình người dân miền Nam rơi vào hoàn cảnh có người thân vừa ở phía bên này, vừa ở phía bên kia, ngay cả họ hàng tôi cũng như vậy. Vì thế, một sự kiện liên quan đến chiến tranh khi nhắc lại, có hàng triệu người vui, mà cũng có hàng triệu người buồn. Đó là vết thương chung của dân tộc cần được giữ lành thay vì lại tiếp tục làm cho nó thêm rỉ máu.”

 “Nhưng về đối nội, theo tôi đã đến lúc ta phải nhìn nhận công lao, sự đóng góp to lớn của các tầng lớp người Việt yêu nước từng sống trong lòng chế độ cũ, hiện ở trong nước, hay ở bên ngoài.  Bản thân tôi, cùng với anh em được giao tiếp quản Sài Gòn năm 1975, một Sài Gòn nguyên vẹn sau một cuộc chiến tranh như vậy, tôi nghĩ, không thể không nói đến vai trò của nội các Dương Văn Minh và các lực lượng chính trị đối lập với Mỹ - Thiệu có quan hệ với chính phủ Dương Văn Minh lúc bấy giờ.”

“…Chúng ta đều có thể vui mừng khi có một Việt Nam thống nhất, quyết tâm vượt qua nghèo đói và quyết tâm hội nhập như ngày hôm nay. Nhưng, nhìn lại quá trình kể từ khi kết thúc chiến tranh thì tôi thấy tiếc. Giá như đổi mới sớm hơn thì chúng ta có thể đã không phải trải qua những năm trả giá đắt như giai đoạn 1975-1985”

“Phải tiếp tục đổi mới nữa và tránh xa sự tự mãn, tránh xa bệnh say sưa thành tích!”

 Bài báo thứ hai mà Triết cũng cần phải đọc đề học hỏi nơi người đi trước là bài viết “Đại đoàn kết dân tộc - cội nguồn sức mạnh của chúng ta” của ông Kiệt đăng trên báo Báo TuổI Trẻ ngày  31/08/2005.

Kiệt nói: “Sau khi miền Nam được hoàn toàn giải phóng, rất nhiều vận hội đã mở ra cho cả nước:

- Đất nước đã được hòa bình, thống nhất. Giang sơn đã trở về một mối. Lòng người cũng qui về một mối.

- Toàn dân vui mừng được yên ổn làm ăn, kiến tạo lại đất nước, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và phát triển chung của cả dân tộc.

- Một đội ngũ đông đảo công thương gia và trí thức miền Nam, có những khả năng và kinh nghiệm trên nhiều lĩnh vực khác nhau, là một vốn quí, có thể đóng góp vào việc xây dựng một nước VN hòa bình, giàu mạnh.

- Hầu hết quân đội, sĩ quan và những viên chức trong chính quyền cũ cũng đều mong mỏi được sống trong hòa bình, hòa hợp, có cơ hội làm lại một cuộc sống yên ổn.”

“Rất tiếc là ý thức đoàn kết dân tộc lại một lần nữa bị phần nào xao nhãng bởi bệnh chủ quan và say sưa vì chiến thắng, bởi những cách nhìn hẹp hòi, biệt phái, bởi chuyện phân biệt thắng - thua, bởi những kỳ thị ta - ngụy...”

“Tiếp đó, cuộc cải tạo công thương nghiệp tư nhân ở miền Nam và việc hợp tác hóa nông nghiệp một cách rập khuôn, mà sau này Đại hội Đảng lần thứ VI đã rút kinh nghiệm, là vừa đụng chạm tới cả những người đã từng có công đóng góp cho cách mạng, vừa triệt tiêu đi một nguồn lực kinh tế rất quan trọng.”

“Kinh tế khó khăn, đời sống bế tắc, cộng với những phương thức quản lý xã hội quá cứng nhắc và tình trạng kỳ thị thành phần... đã làm cho cả một số người yêu nước, muốn đóng góp cho đất nước cũng đành dứt áo ra đi.”“Những tổn thất kể trên ít nhiều đã trực tiếp liên quan đến nhiệm vụ của tôi, một người lãnh đạo thành phố mang tên Bác. Tôi đã chứng kiến nhiều nhà trí thức, nhà công thương trước khi rời quê hương vẫn trăn trở cân nhắc, rồi cũng phải “liều mình nhắm mắt đưa chân”. Mặc dầu trong phạm vi khả năng và quyền hạn của mình, Thành ủy chúng tôi cũng đã chân tình giúp đỡ và động viên nhiều anh chị em, nhưng tôi vẫn thấy lúc bấy giờ Thành ủy vẫn có nhiều bất lực và có phần trách nhiệm về tình hình đó.”

 “- Đất nước VN, giang sơn VN cùng mọi thành quả của nền văn hóa VN không phải là của riêng ai, của một giai cấp hay đảng phái nào, mà là tài sản chung của mọi người VN, của cả dân tộc VN.

- Đã thế thì mọi người VN đều có trách nhiệm và có quyền được đóng góp vào việc tô điểm cho giang sơn đó, làm giàu thêm và đẹp thêm cho nền văn hóa đó.

- Lại vì thế nên phải làm sao để cho mọi người VN đều được sống với giang sơn gấm vóc này, được hưởng mọi giá trị vật chất và tinh thần của nền văn hóa này.”

Liệu Triết, bây giờ ở cương vị Chủ tịch Nước, có còn can đảm và bình tâm đọc lại những lời  nói hồ hởi của một thời năng nổ hay có biết xấu hổ trước những lời tâm tình của Võ Văn Kiệt về những việc đã xẩy ra  ở Sài Gòn từ 1975 đến 1985"

Lãnh đạo mà cũng dám  xuyên tạc lịch sử thì nhân dân còn  coi mình ra gì  nữa"

Phạm Trần (06/06)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
EMS cảnh báo khuynh hướng xã hội ngày nay xem người gầy như một chuẩn mực, dẫn đến tâm lý sợ hãi cơ thể mập một cách thái quá, đặc biệt đối với phụ nữ và thanh thiếu niên.
Ngày 14 tháng 4, năm 2024, văn thi sĩ Y Thy Võ Phú có buổi ra mắt tập truyện ngắn "Xóm Chài" và tập thơ "Nhật Ký 6/8 2023" của anh tại Mason District Government Center. Với hơn 150 thân hữu và bạn hữu đã đến tham dự buổi ra mắt sách của văn thi sĩ trẻ trong vùng Hoa Thịnh Đốn.
kính mời quí đồng hương tham dự buổi nói chuyện với các vị tăng ni tu viện Lộc Uyển về những phương cách kết nối truyền thông trong gia đình, cải thiện liên hệ giữa cha mẹ con cái.
Medi-Cal hiện nay đang chăm sóc y tế cho khoảng 1/3 dân số California, đang đi đầu trong cuộc cách mạng y tế toàn dân ở nước Mỹ.
Sky River Casino hào hứng giới thiệu một loạt những chương trình khuyến mãi vô cùng kích thích vào Tháng Tư này, hứa hẹn một Mùa Xuân ngập tràn cơ hội vui đùa, kích thích, và trúng lớn. Thêm vào đó, Sky River Casino thật là hãnh diễn và kích thích loan báo việc vừa mới kết hợp với Đội Bóng Đá Sacramento Republic FC. Việc kết hợp này không chỉ nhằm mục đích nâng cao trải nghiệm giải trí cho quý vị khách cũng như 'fan' mà còn nhằm vinh danh và hỗ trợ di sản phong phú của Bộ tộc Wilton Rancheria và sự kết nối có từ thời tiên tổ của Bộ tộc với vùng Sacramento.
Pechanga Resort Casino hãnh diện tổ chức Cuộc Tranh Giải Golf Pro-Am Thường Niên Lần Thứ 17 của Character Media vào những ngày 9 Tháng Tư, 2024 tại sân Golf thượng hạng Journey at Pechanga của cơ sở resort-casino này. Cuộc tranh giải thể thao đặc biệt này sẽ có sự tham dự của những tay Golf nữ tên tuổi như Ashley Lau, Robyn Choi, Jennifer Chang, Soo Bin Joo và Ssu-Chia Cheng.
Quý vị không có bảo hiểm răng hoặc bảo hiểm mắt? Quý vị chưa có giấy tờ cư trú hợp pháp và cần ghi danh Medi-Cal? Gia đình quý vị có cần giúp đỡ về thực phẩm không? Kính mời quý vị đến hội chợ mang chủ đề sức khỏe của chúng tôi vào Thứ Bảy tuần này từ 9 giờ sáng đến 1 giờ chiều tại Valley High School, 1801 S Greenville St., Santa Ana, CA 92704! Tất cả các dịch vụ đều miễn phí! Hãy mời bạn bè và hàng xóm của quý vị cùng tham gia!
Vào trưa ngày Thứ Năm 4 tháng 4 2024, tổ chức Phục Vụ Truyền Thông Sắc Tộc (Ethnic Media Services -EMS), kết hợp với tổ chức Truyền Thông Gốc Phi California (California Black Media) đã có buổi họp báo qua zoom với giới truyền thông cộng đồng sắc tộc. Chủ đề của buổi họp báo nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng về Listas California, một chương trình của Văn Phòng Dịch Vụ Khẩn Cấp Thống Đốc California (Cal OES), nhằm dành cho phụ nữ vai trò trung tâm của gia đình trong việc đối phó với các tình huống khẩn cấp, thiên tai.
Để có phương tiện cho việc tổ chức Đại Lễ Phật Đản PL. 2568-2024 do Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hoa Kỳ và Cộng Đồng Phật Giáo Miền Nam California sẽ được tổ chức tại Công Viên Garden Grove Park, Thành Phố Garden Grove, Miền Nam California vào các ngày Thứ Bảy, Chủ Nhật, 04 và 05 tháng 5 năm 2024 với Chủ Đề “Phật Giáo và Hòa Bình”
Tại Chùa Từ Ấn, 32693 Gruwell St Wildomar, CA 92595 do Thượng Tọa Thích Pháp Tánh làm Viện Chủ, TT. Cũng là Hội Phó Hội Thân Hữu Già Lam, đã trang nghiêm tổ chức Lễ Tưởng Niệm 40 năm Đại lão Hòa Thượng Thích Trí Thủ viên tịch và họp mặt Thân Hữu Già Lam Lần Thứ 18 -2024, diễn ra trong hai ngày Thứ Sáu, ngày 05 và Thứ Bảy, ngày 06 tháng 4 năm 2024. Buổi lễ tưởng niệm Cúng kỵ Ôn Già Lam và Hiệp kỵ quý Thầy hội viên Hội THGL trong đó có Cố Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ, HT. Thích Thái Siêu, HT. Thích Hạnh Tuấn, HT. Thích Quảng Thanh… diễn ra vào lúc 11 giờ trưa Thứ Bảy ngày 6 tháng 4 năm 2024, tham dự buổi lễ ngoài quý chư tôn đức Tăng, chư tôn đức Ni trong hội Thân Hữu Già Lam đến từ các Tiểu Bang tại Hoa Kỳ, Âu Châu, Canada … còn có một số đông Phật tử tham dự.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.