Dương Viết Đán, là một sĩ tử ở Quỳnh Châu, tỉnh Quảng Đông, yêu thích môn đàn ca hát xướng, nên đã mấy khoa thi, mà chẳng thấy bảng hổ đề tên chi hết cả, khiến cha mẹ không vui, mà bà con thân thuộc cũng giảm đôi phần quý mến. <"xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" />
Ngày nọ, Đán thấy tâm hồn hơi oải, mà thi Hội gần kề, bèn nhân lúc mẹ đang ngồi đan áo, liền chạy tới gần bên, nhỏ giọng nói rằng:
- Dì Ba ở Nghị Thủy. Trước mặt thì sông hồ, sau lưng là núi Voi. Với địa linh như thế dễ sản sinh ra anh hùng hào kiệt. Nay con tính lên đó dùi mài kinh sử. Thanh tịnh trong lòng, thì hy vọng với kỳ thi Hội tới đây, sẽ ngon lành tới bến.
Dương thị ngẩng mặt lên nhìn con. Chưa kịp nói gì. Chợt nghe Đán ào ào phang tiếp:
- Cứ mỗi lần đụng phải ánh mắt xa lạ của người thân, con buồn đau lắm lắm, nên quyết đạt chữ công danh, mới yên lòng nhắm mắt.
Dương thị nghe con nói vậy, thở ra một tiếng, rồi buồn bã nói rằng:
- Một người làm quan cả họ được nhờ, nên khi con sân trường ôm vỏ chuối, thì thiên hạ lao nhao, bởi mất chút đỉnh chung không sơ múi gì nữa được, thành thử con phải bình tâm yên trí - tập cho lòng quen nhận sự chê bai - thì hậu vận mai sau mới ngon lành tới đặng. Chớ con mãi chạy theo lời chê tiếng trách, rồi ráng hết sức mình để làm đẹp ý của người ta, thì cho dẫu thêm ít kiếp sau cũng chẳng chu toàn hết được!
Đoạn, nắm chặt lấy tay con. Tha thiết nói:
- Dì Ba, dẫu là ruột thịt, nhưng đã có chồng, thì con không thể ỷ vào chốn thân quen, mà sa đà không đúng.
Rồi đưa tay vào ruột tượng, móc ra hai nén bạc, mà nói rằng:
- Dì con thích ăn giò cháo quảy cùng bưởi thanh trà. Còn dượng của con lại thích khô nai với hồng nhi mỹ tửu. Nay con dùng nén bạc này, để mua quà cho dì dượng, còn nén bạc kia, dùng để ăn uống dọc đường. Nhớ là cần kiệm chi tiêu, bởi mẹ không ở đó mà móc liền ra dúi.
Viết Đán, từ ngày thi rớt đến nay, cứ sợ gặp người thân thuộc. Nay được mẹ chuẩn y cho lên dì tránh… gió, bèn mát tận tâm can, tỷ như bệnh nan y gặp được thuốc hay thầy giỏi, nên lẹ làng thu vén, xếp vội hành trang, kẻo mẹ thay đổi tâm tư thì… thiệt là tức chết!
Ngày nọ, Đán đi tới hồ Nghị Thủy, thấy một nhà quay về hướng bắc, chung quanh rừng trúc tốt tươi, lại không biết cây chi mà hoa lá đầy cành, đã vậy lại vang lên tiếng đàn réo rắt, khiến Đán cơ hồ đi không nổi. Bất chợt có một nữ tì từ trong đi ra, thấy Đán vội quay gót trở vào. Chốc lát tiếng đàn ngừng hẳn, rồi một thiếu niên bước ra. Nói:
- Chẳng hay huynh đài từ đâu tới"
Đán bèn đem chuyện gia tộc của mình ra mà kể. Chưa kịp kể xong, chợt thiếu niên nói rằng:
- Nơi đây là quyến thuộc của nhà anh đó.
Đán mừng mừng trong dạ, bèn mau lẹ bước vô, thì thấy dì Ba tất tả chạy ra. Hấp tấp nói:
- Bà có còn mạnh không" Và cha mẹ cháu thế nào" Đã lâu dì chẳng có tin tức gì hết cả. Thiệt là mong ngóng.
Đán run run đáp:
- Cha mẹ cháu, nhớ uống thuốc bắc dài dài, nên đều tráng kiện an khang, tinh thần minh mẫn. Duy chỉ có bà ngoại, tuổi đã tám mươi, đi một bước phải có ngươi nâng… gót!
Dì nghe vậy, liền dõi mắt nhìn trời hiu quạnh, rồi ưu tư nói:
- Xuất giá tòng phu, thì không thể trong một lúc có thể… tòng hai người cho được.
Đoạn, sai gia nhân dọn phòng cho Đán ở, cùng rượu thịt dọn ra, để mừng ngày tao ngộ. Lúc ăn xong, hai dì cháu tản bộ ngoài sân ngắm cảnh, thấy trong vườn đào lý đều trổ hoa. Đán ngạc nhiên nói:
- Mùa này mà hoa nở tùm lum tứ tán. E cõi tiên cũng khó so bì đó vậy.
Dì Ba cười cười đáp:
- Nơi đây mùa hạ không nóng. Mùa đông không lạnh. Mùa nào cũng có hoa. Nếu đem so với đất Quỳnh Châu cháu ở, đã trăm phần khác biệt.
Đán vui thích nói:
- Đây thực là tiên cảnh. Chắc cháu phải về nói với cha mẹ, bán nhà cửa ruộng nương. Về đây sinh sống.
Lúc dì cháu trở về, phòng đã thắp đèn. Đán thấy cây đàn cầm để ngang trên án, bèn rúng động tâm can, mà nói rằng:
- Lúc đến đây. Cháu có nghe tiếng đàn réo rắt, khiến tâm tư nhộn nhạo, như thể mới yêu lần đầu. Vậy, nếu dì không ngại, có thể gảy vài bài cho cháu thưởng thức được chăng"
Dì vui vẻ đáp:
- Được! Cháu muốn nghe bài gì"
Đán hớn hở nói:
- Gió biển đưa thuyền. Cháu kết bài đó lắm.
Dì gật đầu ưng chịu, rồi nắn dây gảy đàn. Ý điệu bềnh bồng, tưởng chừng như mình đang ở trong thuyền mà bị gió bão thổi bạt đi vậy. Đán hết lòng cảm phục. Khen là tuyệt diệu, rồi hỏi có thể học được không. Dì đáp:
- Có thể dạy được. Vậy, cháu muốn học bài gì"
Đán mừng rỡ, nói:
- Bài dì vừa gảy. Chẳng hay mấy ngày thì thuộc được"
Dì đưa ngón tay lên bấm, rồi chắc cú đáp:
- Nếu cháu thành tâm học, thì chỉ bốn ngày là đủ.
Đoạn, lấy một cây đàn khác, đưa tay bấm nhịp cho Đán bắt chước. Khi tập tới canh một, thì âm tiết đã hơi đúng. Vợ chồng dì Ba mới an lòng đi ngủ. Phần Đán, vốn yêu âm nhạc đã lâu, nay có cơ hội hiểu thêm nhiều cái mới, nên miệt mài tự gảy, lâu dần nhập điệu, khiến lòng trí hân hoan không bút nào tả xiết. Đang say sưa là vậy, bất chợt thấy một bóng người in trên vách, liền ngoái đầu nhìn lại, thì thấy một nữ tì đứng bên đèn, bèn ngạc nhiên nói:
- Trời đã quá khuya, mà ngươi vẫn chần chờ chưa ngủ, là cớ làm sao"
Nữ tì nhỏ nhẹ đáp:
- Chủ nhân sai tôi dọn giường cho công tử, đóng cửa và tắt đèn. Nay công tử vẫn miệt mài bên… đồ son la đố, thì phận tôi đòi. Lẽ nào ngủ đặng hay chăng"
Viết Đán nghe lời giải bày là vậy, bỗng thấy như mình có lỗi. Thảng thốt nói:
- Mãi chiều theo ý thích của mình, mà không để ý đến nỗi khổ của người chung quanh, thì cho dẫu có… đậu hủ quanh năm cũng khó về trên nớ.
Rồi nhìn vào mắt của nữ tì, thấy làn thu thủy long lanh rất là tình tứ, bèn rúng động tim gan, mà thì thào bảo dạ:
- Dưới ánh đèn mà ướt át kiểu này, thì ban ngày ban mặt. E Tây Thi sống lại cũng… bằng y như rứa.
Liền đưa tay véo má nàng một cái, thì thấy nàng chỉ cúi đầu im lặng. Đán thấy vậy, mới mát tận tâm can mà bảo bụng rằng:
- Số tới mà không lẹ làng đón nhận. Chừng đến lúc… tới số. Còn hối kịp hay sao"
Đoạn, đưa tay lên vuốt tóc nàng một cái. Nữ tì thấy vậy, liền bước lui một bước. Nhỏ giọng nói rằng:
- Công tử là bậc cao sang. Thiếp mang phận tôi đòi. Xin đừng đẩy thiếp vào chỗ mất… chén cơm ăn, thì hiếu tử phận con khó lòng đền đáp được.
Đán lắc đầu một hơi mấy cái. Bực bội đáp:
- Trong tình yêu, thì vua chúa quan quân đều giống như thường dân lê thứ. Vua quan người ta còn vậy. Huống chi thân phận của mình. Lẽ nào cam lòng nhận chịu hay sao"
Nữ tì lại bước lui thêm một bước nữa. Nhỏ nhẹ nói rằng:
- Công tử với thiếp vừa mới gặp nhau. Cho dù có là tiếng sét đi nữa, thì cũng cần thời gian để… phang trúng người đối diện. Chớ có đâu… chập mạch kiểu này - thì cho dù có thiên địa bái nhau - cũng ra tòa ký giấy.
Đán vẫn lắc đầu không chịu. Đã vậy còn toan bước tới nắm áo của người ta. Nữ tì lùi vội ra xa. Hốt hoảng nói:
- Đừng làm thế! Đã sang canh tư. Chủ nhân sắp dậy. Nếu công tử thật tình có ý với thiếp, thì hãy nói với chủ nhân. Chớ đừng chơi theo kiểu mèo mả gà đồng - thì chẳng những cuộc đời thiếp tang thương - mà lương tâm công tử cũng khó bề yên ổn.
Đán nghe nữ tì bàn ra, lại cảm thấy trong lòng thêm nô nức, bèn nhào tới ôm đại, bất kể nữ tì có đồng ý hay không, chợt nghe dì Ba lớn giọng gắt:
- Phấn Điệp!
Nữ tì mặt xanh như tàu lá chuối. Uất ức nói:
- Công tử hại tôi rồi.
Bèn cắm đầu mà chạy. Đán hết hồn hết vía. Phần thì mắc cở với dì. Phần xấu hổ với dượng, bèn lui về phòng nhìn trần mà thở.. Chợt nghe dượng nói rằng:
- Tôi đã bảo với mình: Con nhỏ này tình duyên còn nặng. Mình lại cố nuôi dưỡng nó. Nay chuyện xảy ra là vậy, thì phải đánh đủ trăm roi, mới là đúng lý. Đã vậy nhà mình sống theo điều lễ nghĩa, trên dưới rạch ròi. Chớ không phải ở chợ xe, mà luông tuồng như rứa!
Đán nghe tới đâu, tá hỏa bùng binh tới đó. Chưa kịp lại hồn. Chợt nghe dì hắng giọng một tiếng, mà nói rằng:
- Lòng trần đã chớm nở. Không thể dùng được. Chi bằng đuổi đi là hơn. Còn trăm roi thì chẳng cần đụng đến mần chi nữa!
Sáng mai. Lúc mặt trời lên đến ngọn tre. Đán giật mình thức dậy, thì thấy đồ ăn sáng đã bày sẵn trên bàn. Lúc ăn uống đã xong. Chợt dì bước vô. Nói:
- Hôm nay dì dạy con gảy khúc Nghê thường. Chỉ cần con siêng năng luyện tập trong ba ngày, thì mọi khúc mắc chẳng còn lo đến nữa.
Đán gật đầu vâng dạ. Phần thì sợ dì phật lòng, phần để ý tìm Phấn Điệp, nên trong dạ không yên, khiến ba ngày trôi qua vẫn chưa thấu đáo gì hết cả. Dì Ba thấy vậy, mới nhỏ nhẹ nói rằng:
- Đại khái là hiểu hết rồi. Sau này chỉ cần luyện kỹ mà thôi. Cháu tập được hai khúc này - thì trong cầm phổ - Xem như đã không còn khó vậy!
Rồi nhìn thẳng vào mắt của Đán, mà nói rằng:
- Có cháu ở đây cũng vui, nhưng bà đang bịnh, khiến dì dẫu nữ nhi ngoại tộc, cũng khó cầm được đôi dòng nước mắt. Thôi thì cháu hãy mang thang thuốc này về. Sắc cho bà uống. Biết đâu bệnh tình thuyên giảm, thì cho dẫu ở phương xa, dì cũng bấm bụng bấm gan mà nghe lòng… yên ổn.
Đoạn, đặt thang thuốc vào tay, còn tặng thêm chiếc đàn cầm. Thân thiết nói:
- Muốn đàn hay thì phải rung động nhiều, mà một khi rung động nhiều thì duyên phận dễ lung lay. Ráng cầu xin… binh đúng!
Đán gật đầu vâng dạ, rồi nhắm hướng quê nhà bước tới, mà trong lòng trĩu nặng mối lo âu. Lẩm bẩm nói rằng:
- Đau thể xác thì còn uống thuốc giảm đau được. Chớ đau trong hồn, thì còn chữa được hay sao"