Y-Khoa Đại Học Hà Nội được thành lập từ năm 1902 do nghị định ký ngày 8 tháng Giêng 1902 bởi Toàn quyền Paul Doumer tại Hà Nộị Trường Y Khoa thời đó có tên là Trường Y-Khoa Đông Dương (Ecole de Medecine de l’Indochine). Mục đích chính thiết lập trường thời đó là bởi Đô Hộ Pháp muốn đdào tạo y-sĩ cho 3 nước Việt, Miên, và Làọ Họ muốn chuyên viên y tế Việt, Mên Lào phải tự tay săn sóc, chữa bệnh cho người Việt, Mên, Làọ
Khoa Trưởng đầu tiên của trường Y Khoa là Giáo sư Alexandria Yersin, cũng là người đã có công khám phá bệnh dịch hạch. Lúc đầu trường Y Khoa chỉ có 29 sinh viên trong số 105 người phải thi tuyển. Sau khi học 4 năm, tốt nghiệp, được cấp bằng Y Sĩ phụ Tá (Medecin auxilliaire). Năm 1914, thêm phân khoa Dược và trường được đổi tên mới là Trường Cao Đẳng Chuyên nghiệp Y Dược Khoa (Ecole de Plein Exercice de Médecine et de Pharmacie). Chương trình học tăng thêm một năm thành 5 năm.
Kể từ năm 1923, ở Việt Nam, muốn vào Y-khoa phải có bằng tú tài Pháp và sau khi đậu Y-Khoa sẽ được phát bằng Bác sĩ Y-Khoa Pháp. Còn nếu có bằng tú tài bản xứ thì khi ra trường chỉ được cấp bằng Y Sĩ Đông Dương (Medecin Indochinois). Trường Y-Khoa Hà Nội lúc đầu toạ lạc tại ấp Thái Hoà, ngoại ô của thành phố Hà Nộị Sinh viên y khoa thực tập trong những nhà thương như Phủ Doãn và Bạch Maị Sau đó khoảng cuối thập niên 20, trường Y-Khoa được dọn về đường Bobillot, tức là đường Lê Thánh Tôn ở Hà Nộị Năm 1936, trường được đổi tên là Đại Học Y-Khoa (Faculté de Médecine).
Năm 1947, chi nhánh Y-Khoa Đại Học Hà nội được thiết lập ở Sàigòn để đào tạo sinh viên y khoa cho miền Nam Việt Nam.
Nhưng, cho tới năm 1954, khi đất nước chia đôi, phần lớn bộ phận Y Khoa Hà Nội đã di cư vào Nam. Lúc đầu, trường Y Khoa Sài gòn đặt trụ sở tại 28 Đường Trần Quý Cáp, Sài Gòn. Đây là nơi tụ tập giảng đường và thư viện của trường. Khởi thủy, ban giáo huấn gồm những giáo sư Việt và Pháp, nhưng sau đó phần lớn các giáo sư Pháp lần lượt trở về cố xứ. Bởi vậy, sau năm 1962, Văn Bằng Y-Khoa Bác Sĩ của trường Sài gòn hết được người Pháp công nhận tương đương với văn bằng Y-khoa Pháp. Tuy nhiên, cũng kể từ đây, có thể coi như bắt đầu chấm dứt thể chế Y-Khoa thuộc địa Pháp, mặc dầu ảnh hưởng vẫn còn sâu đậm, nhất là tiếng Pháp vẫn còn là thứ ngôn ngữ chính thức trong trường Y Khoa của người Việt. Tưởng cũng nên lưu ý ở thời điểm này, nếu ai có con em may mắn được học qua trung học Pháp sẽ rất thuận lợi và dễ dàng thông suốt chương trình y khoa. Nhưng ngược lại, trong buổi giao thời này, những sinh viên Việt học chương trình Việt, vì vấn đề ngôn ngữ, khó trở thành những sinh viên y khoa ưu tú. Vô tình hay hữu ý, y khoa dùng Pháp ngữ đã cản trở bước tiến của rất nhiều sinh viên Việt Nam.
Về phương diện thực tập bệnh lý, những cơ sở Y Khoa Sài Gòn bao gồm một số nhà thương như bênh viện Chợ Rẫy, nhà thương Bình Dân, Nhi Đồng, Từ Dũ, Hồng Bàng, Chợ Quán, Đô Thành Sài Gòn, và Nguyễn văn Học. Còn những nơi thực tập khoa học căn bản đóng đô ở Cơ Thể Học Viên, Bệnh Viện Sài gòn, Viện Pasteur,Phòng Sinh lý Y khoa, Cơ thể Bệnh lý và Mô học, v..v...
Sau này, chương trình học y-khoa Việt Nam bao gồm 7 năm: một năm Tiền y-khoa (Pre-Med) tức là P.C.B (Physics, Chemistry và Biology: Vật lý, Hóa học và Sinh lý học) học tại trường Đại Học Khoa Học, và 6 năm về Y-khoa tại trường Y-Khoa. Sau đó, sinh viên phải trình luận án cho văn bằng Y Khoa Bác Sĩ, một chương trình rập khuôn của y khoa Pháp.
Nhưng, kể từ năm 1966, bắt đầu có những đổi thaỵ
Trung Tâm Giáo Dục Y-Khoa được rời về trường ốc mới xây cất ở Đại Lộ Hồng Bàng, do Mỹ đài thọ Chương trình y-khoa biến dạng với nhiều bộ môn y khoa mới, theo lối Mỹ, yểm trợ bởi Hội Y Sĩ Hoa Kỳ (American Medical Association). Kể tữ đây, lối học từ chương được thay thế bởi phương pháp y khoa tiến bộ: học để hiểu. Chương trình y khoa Việt Nam mơi tổng hợp 2 quan điểm: y-khoa như một nghệ thuật của Pháp và y-khoa là một khoa học của Mỹ. Sự hồi phục chương trình mới tổng hợp Việt-Pháp-Mỹ đã ngẫu nhiên đào tạo một thế hệ Y sĩ cứng cáp hơn, nhất là về bộ môn khoa học y-khoa căn bản, đặc biệt ở thế hệ 1968-1975. Bằng chứng là những bác sĩ y khoa tốt nghiệp trong thời điểm sau này đã hội nhập y khoa ở hải ngoại dễ dàng hơn so với những thế hệ đàn anh.
Lại nữa, đổi mới đã kéo theo một thể chế dân chủ trong việc bầu bán Hội Đồng Khoa trong Đại Học Y-Khoa Việt Nam, kể từ tháng Giêng năm 1967. Cũng trong thời điểm 1970, sinh viên y khoa muốn loại bỏ chế độ tuyển lựa nội trú thi cử, một phương pháp huấn luyện nội trú không đồng đều, rất bất lợi cho khả năng y sĩ Việt Nam. Hãy nhìn những chế độ nội trú tại những nước tân tiến như ở Mỹ, Anh đã đưa mức tài năng các y sĩ lên cao nhất nhì thế giớị Ngày nay, quay lại việc tuyển lựa sinh viên nội trú trong thực trạng taị Việt Nam kể tư ønăm 2000, có thể là một dấu hỏi thụt lùi với nền y-khoa Pháp, chưa chắc đã phải là một ưu điểm, tiến bô..
Tóm tắt, theo tài liệu do Giáo sư Đào Hữu Anh ghi lại thì Y Khoa Hà Nội đào tạo khoảng 648 người bao gồm Y sĩ phụ Tá, Y sĩ Đông Dương và Bác sĩ Y Khoa. Tổng số luận án Y Khoa Bác sĩ do trường Đại Học Y-Khoa ở Sài Gòn cấp, kể từ năm 1947 tới năm 1975, khoảng 2380, nghĩa là 2380 y sĩ ra trường liên tiếp trong 3 chương trình Y-khoa Pháp, Viêt-Pháp và Việt-Pháp-Mỹ.
References:
1. Giáo sư Đào Hữu Anh: Vài dòng tóm lược lịch sử Y Khoa Đại Học Hà nội (1902-1954) và Y Khoa Đại Học Sài Gòn (1947-1975) trong Đặc San Đại Hội Quốc Tế Y Nha Dược Sĩ, Anaheim, August 10-12, 2002.
2. Bác sĩ Tôn Thất Cần: Vài nhận xét về tổ Chức Y Khoa Đại Học tại Việt Nam, cho đến năm 1975 trong Đặc San Đại Hội Y Nha Dược Sĩ, Anaheim, 2002.
3. Bác sĩ Nguyễn Đức Tuệ: Giáo sư Đào Đức Hoành không còn nữa, trong Đặc San Đại Hội Y Nha Dược Sĩ, Anaheim 2002.
Tran Mạnh Ngo, M.D., Ph.D., F.A.A.F.P.; E-mail: Tran.Ngo@Verizon.net