SAN FRANCISCO -- Nhiều tiểu thương gia của các chợ, tiệm bán thức ăn, rau cải, sửa xe, giặc ủi, làm móng tay và mặt coi rất bình thường, nhỏ hơn là công ty nhiều, nhưng là những cơ sở đang cứu vãn nền kinh tế trì trệ và ngân sách nợ nần của Cali.
Tờ San Francisco Chronicle gần đây có đi một phóng sự phân tích dài, cho biết các cơ sở kinh tế vừa và nhỏ đó là một sức mạnh thúc đẩy làm cho nền kinh tế Cali không sụp, mà còn tạo động lực, đà phục hồi kinh tế cho cả tiểu bang trong tương lai.
Thống kê của Bộ Nhân dụng cho biết lãnh vực này đã giúp cho 1 triệu 100 ngàn người có việc làm năm 2001, nay đang sử dụng 2 triệu rưởi người, tỷ lệ tăng 98%. So với lực lượng lao động nói chung của toàn tiểu bang, lãnh vực sản xuất kinh doanh vừa và nhỏ giải quyết việc làm được 52%, sản lượng hàng năm là 1 ngàn 400 tỷ lợi tức hơn phân nửa sản lượng tổng hợp cuả các ngành nghề trong tiều bang.
Trong thời gian kinh tế khựng lại, từ 2001 đến 2002, lãnh vực này vẫn phát triển, nhân công sử dụng vẫn tăng 1,5%. Trong khi tỷ lệ phá sản của các cơ sở vừa và nhỏ toàn quốc tăng 5,6%, thì Cali tỷ lệ phá sản chỉ có 1,9%.
Chẳûng những hiện tượng tiểu thủ công nghiệp và thương mại giúp cho nền kinh tế Cali qua lúc khó khăn về kinh tế mà còn giúp cho xã hội Cali hài hoà hơn, ít phân biệt giới tính và chũng tộc hơn. Thành phần thiểu số, đàn bà và người da màu, ăn nên làm ra trong lãnh vực này, dễ tiến lên thành công hay bà chủ, khiến việc phân biệt chủng tộc và giới tính nhẹ đi vì những người chủ thiểu số này làm chủ cơ sở, ra lịnh, và quyết định một cách tự do về việc làm của mình.
Theo thống kê của Bộ Lao động, năm 2002, tại Cali có 3 triệu 7 người thiểu số là chủ nhân ông hay bà, chiếm 38% số người làm chủ các cơ sở sản xuất kinh doanh vừa và nhỏ trong tiểu bang, thành con số đếm được là 595.445 người đàn ông và đàn bà thiểu số chủ nhân.