TAIPEI (KL) - Ngày thứ bẩy, Tổng thống Trần Thủy Biển của Đài Loan đã đưa ra bài diễn văn sâu sắc mà người ta đã chờ đợi từ lâu sau khi ông đã làm lễ tuyên thệ nhậm chức.
Bản diễn văn dài gồm có 4.500 chữ, trong đó Trần Thủy Biển đã đề cập tới việc Trung quốc không dùng vũ lực với Đài Loan, Đài Loan sẽ có những điểm:
- Không tuyên bố độc lập
- Không đổi tên nước
- Không đổi hiến pháp theo chính cương quan hệ “State to State” của cựu Tổng thống Lý Đăng Huy
- Không mở trưng cầu dân ý để thay đổi ‘Hiện trạng’ về Bắc Kinh với Đài Bắc
- Không bãi bỏ Hội đồng Hoà giải Quốc gia hay thay đổi Đường lối Chỉ đạo.
Một đoạn trong bản diễn văn nói về sự phân cách được trích ra như sau:
“Vì bị phân cách từ lâu, hai bên đã phát triển khác nhau khá sâu rộng về hệ thống chính trị và lối sống, sự thông cảm và hữu nghị hiện nay đang ngăn trở và tạo ra một bức tường chia rẽ và đối chọi nhau.
Ngày nay như khi cuộc chiến tranh lạnh đã chấm dứt, đây là lúc để cả hai bên vất bỏ đi những mối thù nghịch còn lại của thời đại ngày xưa. Chúng ta không cần phải đợi lâu hơn, bởi vì có cơ hội mới cho cả hai bên tạo ra một thế hệ hòa giải với nhau.
Dân chúng bên kia eo biển Đài Loan có cùng một tổ tiên, cùng một văn hóa và cùng một bối cảnh lịch sử. Để duy trì các nguyên tắc dân chủ và đối xử ngang nhau, để xây dựng nền móng sẵn có và để tạo lập những điều kiện hợp tác qua thiện chí, chúng ta tin tưởng lãnh tụ của hai bên có đủ khôn ngoan và sáng kiến để cùng nhau thương thảo vấn đề tương lai ‘Trung hoa nhất quốc.’
Tôi thấu hiểu, theo như cương vị của một tổng thống nhiệm kỳ thứ 10 của Cộng hòa Trung quốc do dân chúng bầu ra, tôi phải tuân chỉ theo hiến pháp, duy trì chủ quyền, danh dự và an ninh của một nước, và bảo đảm hạnh phúc cho tất cả mọi công dân. Vì thế khi chính quyền của đảng Cộng sản Trung hoa (CCP regime) không có ý định dùng vũ lực đối với Đài Loan, tôi nguyện trong khi tại chức, tôi sẽ không tuyên bố độc lập, tôi sẽ không đổi tên nước, tôi sẽ không thúc đẩy cái hàm ý gọi là “State to State” như mô tả trong hiến pháp và tôi không đưa ra sự trưng cầu dân ý để thay đổi hiện trạng như sự độc lập hay thống nhất. Hơn nữa sự bãi bỏ Hội đồng Thống nhất Quốc gia hay Phương sách Thống nhất Quốc gia sẽ không phải là một đề xuất.
Lịch sử đã minh họa chiến tranh sẽ chỉ gây ra hận thù, tuyệt đối không có lợi ích gì để phát hiện những sự gắn bó với nhau. Người dân Trung hoa phân biệt được giữa tinh thần lãnh đạo với chủ trương bá quyền, tin rằng khi “chính quyền đối đãi nhân từ với những kẻ ở gần sẽ kéo được những người ở xa tới, còn những kẻ ở xa chưa tới người ta phải có lòng tử tế và có đạo đức để lôi cuốn họ.” Đó là lời khôn ngoan của Trung hoa, lời này sẽ còn là những lời nói có giá trị cho toàn thế giới.
Dưới sự lãnh đạo của Đặng Tiểu Bình và Giang Trạch Dân, lục địa đã tạo ra được sự huyền diệu trong nền kinh tế cởi mở. Tại Đài Loan, hơn nửa thế kỷ, chúng tôi không những đã tạo ra nền kinh tế mầu nhiệm, chúng tôi cũng đã tạo được nền dân chủ được khâm phục. Theo căn bản như thế, khi chính quyền và dân chúng của hai bên của eo biển Đài Loan còn cứ tiếp tục giao tiếp hơn nữa, đi theo nguyên tắc “hòa giải có thiện chí, hợp tác tích cực và hoà bình vĩnh cửu”, trong khi đó tôn trọng sự tự do lựa chọn của dân chúng và loại bỏ những trở ngại không cần thiết, hai bên của eo biển có thể đóng góp nhiều để làm cho vùng Á châu của Thái Bình Dương được phồn thịnh và ổn định. Cả hai cũng sẽ tạo ra một nền văn minh hào quang cho nhân loại trên toàn thế giới.”
Bài diễn văn dài 58 phút, Tổng thống Trần Thủy Biển của Đài Loan cũng đưa ra những điểm :
Về sự dân chủ hóa:
“Nhờ những lá phiếu thiêng liêng, chúng ta đã chứng tỏ cho thế giới thấy tự do và dân chủ là giá trị của toàn cầu, không có thể nào chối cãi được, hoà bình là mục tiêu cao cả nhất của toàn thể nhân loại.
“Đây là sự thắng lợi của dân chúng, sự thắng lợi vì dân chủ mà chúng ta có được, chúng ta đã can đảm cùng nhau đứng lên vượt sự sợ hãi, sự hăm dọa và sự áp bức để cho thế giới tập trung chú ý tới chúng ta.”
Đối với tham nhũng:
“Ngày hôm nay, tôi quyết thề rằng chính quyền mới sẽ loại bỏ vụ mua phiếu bầu cử và trấn áp loại chính trị vàng đen, làm thế nào để Đài Loan có thể nhô lên khỏi cái khí thế đang dìm xuống. Chúng ta phải cho dân chúng một sinh thái chính trị trong sạch.”
Về hành chánh:
“Thời đại của loại chính quyền cồng kềnh đã qua, được thay thế bằng chính quyền gọn ghẽ và hữu hiệu lập quan hệ mật thiết với dân chúng.”
Về kinh tế:
“Chính quyền tương lai không cần đóng vai như người thủ lãnh hay chủ nhân ông. Ngược lại chính quyền là người hỗ trợ và người cung cấp dịch vụ cho các xí nghiệp tư.
“Trách nhiệm của tân chính quyền là phải làm cho guồng máy hành chánh sao có hữu hiệu, cải thiện sinh thái để đầu tư trong nước phát triển, giữ ổn định tài chánh và thị trường chứng khoán thế nào để cho kinh tế phát triển hoàn toàn tự do và sự cạnh tranh được quốc tế hóa.
Về môi sinh:
“Tìm các cách để cân bằng giữa bảo vệ sinh thái với sự phát triển về kinh tế, chúng ta sẽ làm Đài Loan là hòn đảo khuê thổ vẫn duy trì được cây xanh.”
Bản diễn văn dài gồm có 4.500 chữ, trong đó Trần Thủy Biển đã đề cập tới việc Trung quốc không dùng vũ lực với Đài Loan, Đài Loan sẽ có những điểm:
- Không tuyên bố độc lập
- Không đổi tên nước
- Không đổi hiến pháp theo chính cương quan hệ “State to State” của cựu Tổng thống Lý Đăng Huy
- Không mở trưng cầu dân ý để thay đổi ‘Hiện trạng’ về Bắc Kinh với Đài Bắc
- Không bãi bỏ Hội đồng Hoà giải Quốc gia hay thay đổi Đường lối Chỉ đạo.
Một đoạn trong bản diễn văn nói về sự phân cách được trích ra như sau:
“Vì bị phân cách từ lâu, hai bên đã phát triển khác nhau khá sâu rộng về hệ thống chính trị và lối sống, sự thông cảm và hữu nghị hiện nay đang ngăn trở và tạo ra một bức tường chia rẽ và đối chọi nhau.
Ngày nay như khi cuộc chiến tranh lạnh đã chấm dứt, đây là lúc để cả hai bên vất bỏ đi những mối thù nghịch còn lại của thời đại ngày xưa. Chúng ta không cần phải đợi lâu hơn, bởi vì có cơ hội mới cho cả hai bên tạo ra một thế hệ hòa giải với nhau.
Dân chúng bên kia eo biển Đài Loan có cùng một tổ tiên, cùng một văn hóa và cùng một bối cảnh lịch sử. Để duy trì các nguyên tắc dân chủ và đối xử ngang nhau, để xây dựng nền móng sẵn có và để tạo lập những điều kiện hợp tác qua thiện chí, chúng ta tin tưởng lãnh tụ của hai bên có đủ khôn ngoan và sáng kiến để cùng nhau thương thảo vấn đề tương lai ‘Trung hoa nhất quốc.’
Tôi thấu hiểu, theo như cương vị của một tổng thống nhiệm kỳ thứ 10 của Cộng hòa Trung quốc do dân chúng bầu ra, tôi phải tuân chỉ theo hiến pháp, duy trì chủ quyền, danh dự và an ninh của một nước, và bảo đảm hạnh phúc cho tất cả mọi công dân. Vì thế khi chính quyền của đảng Cộng sản Trung hoa (CCP regime) không có ý định dùng vũ lực đối với Đài Loan, tôi nguyện trong khi tại chức, tôi sẽ không tuyên bố độc lập, tôi sẽ không đổi tên nước, tôi sẽ không thúc đẩy cái hàm ý gọi là “State to State” như mô tả trong hiến pháp và tôi không đưa ra sự trưng cầu dân ý để thay đổi hiện trạng như sự độc lập hay thống nhất. Hơn nữa sự bãi bỏ Hội đồng Thống nhất Quốc gia hay Phương sách Thống nhất Quốc gia sẽ không phải là một đề xuất.
Lịch sử đã minh họa chiến tranh sẽ chỉ gây ra hận thù, tuyệt đối không có lợi ích gì để phát hiện những sự gắn bó với nhau. Người dân Trung hoa phân biệt được giữa tinh thần lãnh đạo với chủ trương bá quyền, tin rằng khi “chính quyền đối đãi nhân từ với những kẻ ở gần sẽ kéo được những người ở xa tới, còn những kẻ ở xa chưa tới người ta phải có lòng tử tế và có đạo đức để lôi cuốn họ.” Đó là lời khôn ngoan của Trung hoa, lời này sẽ còn là những lời nói có giá trị cho toàn thế giới.
Dưới sự lãnh đạo của Đặng Tiểu Bình và Giang Trạch Dân, lục địa đã tạo ra được sự huyền diệu trong nền kinh tế cởi mở. Tại Đài Loan, hơn nửa thế kỷ, chúng tôi không những đã tạo ra nền kinh tế mầu nhiệm, chúng tôi cũng đã tạo được nền dân chủ được khâm phục. Theo căn bản như thế, khi chính quyền và dân chúng của hai bên của eo biển Đài Loan còn cứ tiếp tục giao tiếp hơn nữa, đi theo nguyên tắc “hòa giải có thiện chí, hợp tác tích cực và hoà bình vĩnh cửu”, trong khi đó tôn trọng sự tự do lựa chọn của dân chúng và loại bỏ những trở ngại không cần thiết, hai bên của eo biển có thể đóng góp nhiều để làm cho vùng Á châu của Thái Bình Dương được phồn thịnh và ổn định. Cả hai cũng sẽ tạo ra một nền văn minh hào quang cho nhân loại trên toàn thế giới.”
Bài diễn văn dài 58 phút, Tổng thống Trần Thủy Biển của Đài Loan cũng đưa ra những điểm :
Về sự dân chủ hóa:
“Nhờ những lá phiếu thiêng liêng, chúng ta đã chứng tỏ cho thế giới thấy tự do và dân chủ là giá trị của toàn cầu, không có thể nào chối cãi được, hoà bình là mục tiêu cao cả nhất của toàn thể nhân loại.
“Đây là sự thắng lợi của dân chúng, sự thắng lợi vì dân chủ mà chúng ta có được, chúng ta đã can đảm cùng nhau đứng lên vượt sự sợ hãi, sự hăm dọa và sự áp bức để cho thế giới tập trung chú ý tới chúng ta.”
Đối với tham nhũng:
“Ngày hôm nay, tôi quyết thề rằng chính quyền mới sẽ loại bỏ vụ mua phiếu bầu cử và trấn áp loại chính trị vàng đen, làm thế nào để Đài Loan có thể nhô lên khỏi cái khí thế đang dìm xuống. Chúng ta phải cho dân chúng một sinh thái chính trị trong sạch.”
Về hành chánh:
“Thời đại của loại chính quyền cồng kềnh đã qua, được thay thế bằng chính quyền gọn ghẽ và hữu hiệu lập quan hệ mật thiết với dân chúng.”
Về kinh tế:
“Chính quyền tương lai không cần đóng vai như người thủ lãnh hay chủ nhân ông. Ngược lại chính quyền là người hỗ trợ và người cung cấp dịch vụ cho các xí nghiệp tư.
“Trách nhiệm của tân chính quyền là phải làm cho guồng máy hành chánh sao có hữu hiệu, cải thiện sinh thái để đầu tư trong nước phát triển, giữ ổn định tài chánh và thị trường chứng khoán thế nào để cho kinh tế phát triển hoàn toàn tự do và sự cạnh tranh được quốc tế hóa.
Về môi sinh:
“Tìm các cách để cân bằng giữa bảo vệ sinh thái với sự phát triển về kinh tế, chúng ta sẽ làm Đài Loan là hòn đảo khuê thổ vẫn duy trì được cây xanh.”
Gửi ý kiến của bạn