Hôm nay,  
CTA_United Educators_Display_300x250_Vietnamese - Nguoi Viet

Họa Sĩ Đằng Giao Tới Thủ Đô Triển Lãm Tranh Sơn Mài

07/01/200400:00:00(Xem: 7459)
(McLean, Virginia) -- Nhân chuyến viếng thăm các con và họ hàng tại Hoa Kỳ, họa sĩ Đằng Giao và phu nhân, bà Chu Vị Thủy, trưởng nữ của nhà báo quá cố Chu Tử nguyên chủ nhiệm của nhật báo Sống và Sóng Thần trước 1975, liên tục triển lãm số tranh sơn mài của ông tại nhiều địa điểm khác nhau. Buổi triển lãm đầu tiên được thực hiện rất thành công tại phòng sinh hoạt Nhật Báo Người Việt, Quận Cam, Nam Cali vào ngày 24 tháng Chín vừa qua. Kế đến là buổi triển lãm tại Saigon Business Center ở San Jose từ ngày 5 đến 12 tháng 10, 2003. Và lần đầu tiên cho thân hữu cùng đồng hương tại vùng Hoa Thịnh Đốn cũng như chính gia đình họa sĩ Đằng Giao, cuộc triển lãm tranh sơn mài Việt Nam sẽ được thực hiện tại Galerie Brigitte trong khu thương xá sang trọng, Tysons -- the Galleria, thuộc thành phố McLean, tiểu bang Virginia.
Vào hai ngày 17 và 18 tháng Giêng năm 2004 sắp tới, một tuần trước khi chúng ta đón mừng tân niên Giáp Thân, vợ chồng Họa Sĩ Đằng Giao-Chu Vị Thủy sẽ có mặt tại Virginia để khai mạc cuộc triển lãm tranh sơn mài của ông. Đặc biệt sẽ có 2 buổi mạn đàm với họa sĩ về sắc mầu và đường nét tranh sơn mài của Đằng Giao. Trong giới bằng hữu và đồng hương Việt Nam, khi nói đến nghệ thuật hội họa Việt Nam trong những lúc gần đây, chắc hẳn ai cũng quen thuộc với tranh của Đằng Giao. Tuy nhiên, đối với giới yêu nghệ thuật người Mỹ, nhất là trên khía cạnh tranh sơn mài, cuộc triển lãm tranh của Đằng Giao không những sẽ giới thiệu một dạng chất mới về tranh của Việt Nam mà còn mang thêm tính cách giáo dục, giúp người bản sứ mở mang kiến thức về nghệ thuật hội họa và văn hóa cổ truyền Việt Nam. Lần này, các tác phẩm của Đằng Giao không chỉ được trưng bày cho cộng đồng người Việt mà sẽ dần dà làm quen với giới thưởng ngoạn nghệ thuật người Mỹ và giới trẻ.
Sơ lược về tiểu sử Họa Sĩ Đằng Giao
Họa sĩ Đằng Giao cầm tinh con Cọp, sanh ra ở miền Bắc, nhưng trưởng thành trong miền Nam ấm cúng. Có lẽ xóm làng Chu Văn An ai cũng quen thuộc với anh học trò Đằng Giao giỏi tài hội họa và mê sinh hoạt văn nghệ. Tuy ông không hề học huấn nghệ tại các trường mỹ thuật chuyên nghiệp, nhưng vốn sẵn có hoa tay và khiếu mỹ thuật, ông đã gia nhập vào làng báo Việt Nam một cách thành công trong các thập niên 60, 70, 80. Thoạt đầu, ông vẽ minh họa cho các tạp chí lớn nổi tiếng trong Sài Gòn như tạp chí Nghệ Thuật, Điện Ảnh, Kịch Ảnh, và Ngàn Khơi. Đến năm 1963, ông chuyển sang làm việc cho các nhật báo chuyên về minh họa và phụ trách phương cách trình bầy. Ông đã từng là Tổng Thư Ký cho 2 tờ nhật báo lớn tại Sài Gòn mà nhà báo quá cố Chu Tử là chủ nhiệm—báo Sống và Sóng Thần. Cũng nơi đây, ông đã quen biết và kết hôn với trưởng nữ của nhà báo Chu Tử, cô Chu Vị Thủy vào năm 1968.
Sau một thời gian ngắn, ông nghỉ làm báo và bước sang lãnh vực in và xuất bản sách. Năm 1975, khi Sài Gòn bị Cộng Sản xâm chiếm, trong cuộc di tản cùng với người con trai trưởng, Chu Vi Sơn, Chu Tử đã bị trọng thương khi Cộng Sản Việt Nam bắn B40 lên tầu Việt Nam Thương Tín. Ông đã qua đời trên tầu và là nạn nhân Cộng Sản đầu tiên trong cuộc di tản 1975 cho tự do được thủy táng trên con tầu định mệnh này. Hung tin Chu Tử qua đời loan nhanh qua những băng tầng BBC để về đến Việt Nam cùng lúc Sài Gòn đang phủ trùm chiếc khăn tang cho cả miền Nam.
Vợ chồng họa sĩ Đằng Giao-Chu Vị Thủy bị kẹt lại Sài Gòn sau 1975 và cũng trải qua những ngày khốn cùng như những bằng hữu thân thương. Giới làm báo thường bị liệt kê vào hàng “trí thức” trong thời chế độ cũ nên Đằng Giao đã bị đi cải tạo hơn 8 năm trời cùng với những văn hào nhân sĩ của miền Nam thời bấy giờ. Bà Chu Vị Thủy vì là máu mủ của Chu Tử, cũng thuộc dân làm báo, nên cũng bị đi học tập một thời gian ngắn. Ra tù, bà phải tiếp tục thăm nom, lo chạy cho chồng còn bị trong trại cải tạo.
Năm 1983, Đằng Giao được thả về, nhưng cuộc sống gia đình rất chật vật khó khăn. Ông bà phải buôn tảo, bán tần, đeo gánh, bán rong, chạy khắp đầu đường phố chợ để kiếm miếng ăn qua ngày cho các con. Trong nẻo khốn cùng đó, ông đã may mắn có cơ duyên được tiếp xúc thường xuyên với danh họa Nguyễn Gia Trí, người đã khai sáng nghệ thuật tranh sơn mài Việt Nam. Trong những tháng ngày này, vì còn quá nghèo, hai thầy trò chỉ trò chuyện về lý thuyết làm tranh sơn mài. Đến năm 1984, nhờ sự giúp đỡ tài chánh của thân nhân định cư tại Hoa Kỳ, Đằng Giao có cơ hội mua sắm sơn cọ, vật liệu để bắt đầu khai bút cho một sự nghiệp mới--trở thành thế hệ sau của cố danh họa Nguyễn Gia Trí. Và từ 20 năm qua, ông đã cố gắng trau truốt, dồi mài nét họa, uyển chuyển sắc mầu để tạo nên một phong cách riêng cho nghệ thuật sơn mài của Đằng Giao. Và trong 20 năm qua, ông đã chuyên cần làm việc như một nhân viên gương mẫu --đến xưởng vẽ đúng giờ và làm việc hăng say cho đến cuối ngày. Hành lý nghệ thuật 20 năm qua của ông nay đã đến một bến bờ mới để chia sẻ với đồng hương và phô bầy với người khác sắc tộc nét đẹp tinh hoa của nghệ thuật hội họa Việt Nam.

Sơ Lược Về Nghệ Thuật Tranh Sơn Mài
Nghệ thuật sơn mài đã xuất hiện tại Châu Á từ nghìn năm trước. Tại các cung đình bên Trung Quốc đã có những khung lọng, bình phong, tranh cũng như đồ vật dùng đều trạm khắc sơn son thếp vàng quí báu cho giòng quý tộc hoặc chùa chiền. Tại Việt Nam, từ thời tiền sử, nhựa cây sơn đã được dùng như một chất keo dán dùng để phủ bọc thuyền bè. Mãi đến đời vua Lê Thánh Tôn, kỹ thuật sơn mài mới được sưu tầm và bắt đầu dùng trong nghệ thuật hội họa và đồ đạc trưng bầy.
Vào thế kỷ 19, thời gian Việt Nam bị Pháp đô hộ, người Pháp đã thiết lập trường mỹ thuật đầu tiên tại Hà Nội. Trường Cao Đẳng Mỹ Thuật Đông Dương (École des Beaux Arts de l’Indochine) được thành lập năm 1925 đã khai tạo nên một thế hệ họa sĩ Việt Nam mới. Họ được cung cấp những vật dụng, hấp thụ kỹ thuật hội họa Tây Phương nhưng vẫn duy trì nét văn hóa Việt Nam trên các họa phẩm của họ. Người ngoại quốc khi xem tranh họa sĩ Việt Nam rất thán phục và ưa chuộng. Có người cho rằng đó là một sự kết hợp hoàn hảo của “East Meets West”. Thế hệ đầu tiên của đợt họa sĩ này gồm những danh họa như Lê Phổ, Lê Thị Lựu, Lê Văn Đệ, Nguyễn Tư Nghiêm, Nguyễn Gia Trí, v.v. Hai danh họa Nguyễn Gia Trí và Nguyễn Tư Nghiêm là các bậc thầy đi đầu của nghệ thuật tranh sơn mài.
Chất nhựa của cây sơn là một chất keo trong được lấy từ 1 trong 6 loại cây sơn trồng tại Việt Nam. Hai loại phổ thông nhất là loại cây sơn thuộc giống Rhus Succedanea được trồng tại tỉnh Phú Thọ, miền Bắc và loại cây sơn thuộc giống Melanorrhoea Laccifera trong miền Nam gần biên giới Cam Bốt. Cả hai loại đều thuộc về giòng Anacardiaceae. Phương cách lấy nhựa cây sơn cũng đòi hỏi một công trình chu đáo. Thường thường, nhựa cây được rút vào buổi tối trong khoảng thời gian từ tháng Sáu đến tháng Chín. Có những nhân công đùa rằng hút nhựa buổi tối vừa mát vừa thơ mộng. Như những dân quê trong những mùa gặt tốt, họ cũng vui ca trong lúc lấy nhựa cây sơn. Nhựa là sức sống của cây sơn. Vì thế, sau khi nhựa đã được hút hết, các cây sơn này cũng chết theo. Tuy nhiên, như cuộc sống vô thường, vẫn còn những mầm non sẵn sàng trồi lên tiếp tục kiếp luân hồi.
Việc sáng tác một bức tranh sơn mài rất công phu, phức tạp và tốn nhiều thì giờ nên đòi hỏi lòng kiên nhẫn nơi người họa sĩ. Thoạt tiên, phải có một mảnh gỗ vừa ý. Mảnh gỗ được trùm bằng một lớp vải dệt thưa. Sau đó, nhựa sơn trộn với đất được đắp lên rồi được mài nhẵn và phủ thêm một lớp nhựa sơn nóng. Kết quả là một mặt phẳng đen bóng sẵn sàng để họa sĩ sáng tác. Dùng chất nhựa nóng, họa sĩ phác họa những đường nét ông muốn và bắt đầu đắp từng lớp mầu; mỗi lớp mầu tốn thời gian khá lâu để khô. Vỏ trứng vịt, vàng lá, bạc lá cũng được dùng để tạo thêm chiều sâu cho tranh. Sau cùng là việc đánh bóng và rửa tranh để phủi những vết nhựa sơn thừa. Nếu nhìn kỹ bàn tay của họa sĩ, chúng ta sẽ thấy bàn tay của họ như bị sờn mòn. Đó là dấu hiệu của thời gian họ bỏ ra để đánh bóng tranh bằng tay. Tranh sơn mài nghệ thuật không nhất thiết phải luôn luôn bóng. Tùy theo cảm hứng sáng tác của họa sĩ, có những tranh thật bóng lưỡng cũng có những bức thật mờ hoặc trông giống như tranh sơn dầu.
Vì chưa được chiêm ngưỡng hết các tranh của Đằng Giao, chúng tôi xin mượn một đoạn trong bài tường thuật “Triển Lãm Tranh Sơn Mài Đằng Giao” của Kiến An đã đăng trên báo Tin Việt News vào ngày 2 tháng 10 năm 2003 để mô tả nghệ thuật và đường nét đặc thù của Đằng Giao: “Các tác phẩm nghệ thuật của ông là sự kết hợp linh động, đầy biến ảo của những mảng màu đỏ, màu vàng rực tươi—màu của hoa và đất trời mùa Hạ--chen lẫn với màu xanh của cây lá. Sự tương phản mạnh mẽ của màu sắc tạo nên cảm giác sôi nổi, tưng bừng cho các họa phẩm. Kết hợp với cách dùng màu táo bạo này là hình ảnh những cô thiếu nữ với họa tiết lúc rõ nét, lúc nhạt nhòa, những nền trời cây cảnh, hay tĩnh vật khi tỉa tót, khi phóng khoáng gần như trừu tượng, tạo cảm giác hư ảo, huyền bí.”
Lê Thùy Lan (VATV)
(Một số chi tiết về tiểu sử của Đằng Giao trong bài này được gom góp từ số tài liệu trong các bài tường thuật đã đăng trên báo chí tại California và do Họa Sĩ Đằng Giao cung cấp)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sky River Casino vô cùng vui mừng hào hứng tổ chức chương trình Ăn Tết Nguyên Đán với những giải thưởng thật lớn cho các hội viên Sky River Rewards. Chúng tôi cũng xin kính chúc tất cả Quý Vị được nhiều may mắn và một Năm Giáp Thìn thịnh vượng! Trong dịp đón mừng Năm Mới Âm Lịch năm nay, 'Đội Múa Rồng và Lân Bạch Hạc Leung's White Crane Dragon and Lion Dance Association' đã thực hiện một buổi biểu diễn Múa Lân hào hứng tuyệt vời ở Sky River Casino vào lúc 11:00 AM ngày 11 Tháng Hai. Mọi người tin tưởng rằng những ai tới xem múa lân sẽ được hưởng hạnh vận.
Theo một nghiên cứu mới, có hơn một nửa số hồ lớn trên thế giới đã bị thu hẹp kể từ đầu những năm 1990, chủ yếu là do biến đổi khí hậu, làm gia tăng mối lo ngại về nước cho nông nghiệp, thủy điện và nhu cầu của con người, theo trang Reuters đưa tin vào 8 tháng 5 năm 2023.
(Tin VOA) - Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) vào ngày 13/9 ra thông cáo lên án Việt Nam tiếp tục lạm dụng hệ thống tư pháp để áp đặt những án tù nặng nề với mục tiêu loại trừ mọi tiếng nói chỉ trích của giới ký giả. Trường hợp nhà báo tự do mới nhất bị kết án là ông Lê Anh Hùng với bản án năm năm tù. RSF bày tỏ nỗi kinh sợ về bản án đưa ra trong một phiên tòa thầm lặng xét xử ông Lê Anh Hùng hồi ngày 30 tháng 8 vừa qua. Ông này bị kết án với cáo buộc ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước’ theo Điều 331 Bộ Luật Hình sự Việt Nam
Từ đầu tuần đến nay, cuộc tấn công thần tốc của Ukraine ở phía đông bắc đã khiến quân Nga phải rút lui trong hỗn loạn và mở rộng chiến trường thêm hàng trăm dặm, lấy lại một phần lãnh thổ khu vực đông bắc Kharkiv, quân đội Ukraine giờ đây đã có được vị thế để thực hiện tấn công vào Donbas, lãnh phổ phía đông gồm các vùng công nghiệp mà tổng thống Nga Putin coi là trọng tâm trong cuộc chiến của mình.
Tuần qua, Nước Mỹ chính thức đưa giới tính thứ ba vào thẻ thông hành. Công dân Hoa Kỳ giờ đây có thể chọn đánh dấu giới tính trên sổ thông hành là M (nam), F (nữ) hay X (giới tính khác).
Sau hành động phản đối quả cảm của cô trên truyền hình Nga, nữ phóng viên (nhà báo) Marina Ovsyannikova đã kêu gọi đồng hương của cô hãy đứng lên chống lại cuộc xâm lược Ukraine. Ovsyannikova cho biết trong một cuộc phỏng vấn với "kênh truyền hình Mỹ ABC" hôm Chủ nhật: “Đây là những thời điểm rất đen tối và rất khó khăn và bất kỳ ai có lập trường công dân và muốn lập trường đó được lắng nghe cần phải nói lên tiếng nói của họ”.
Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam cử hành Ngày Quốc tế Nhân Quyền Lần Thứ 73 và Lễ Trao Giải Nhân Quyền Việt Nam lần thứ 20.
Sau hơn 30 năm Liên bang Xô Viết sụp đổ, nhân dân Nga và khối các nước Đông Âu đã được hưởng những chế độ dân chủ, tự do. Ngược lại, bằng chính sách cai trị độc tài và độc đảng, Đảng CSVN đã dùng bạo lực và súng đạn của Quân đội và Công an để bao vây dân chủ và đàn áp tự do ở Việt Nam. Trích dẫn chính những phát biểu của giới lãnh đạo Việt Nam, tác giả Phạm Trần đưa ra những nhận định rất bi quan về tương lai đất nước, mà hiểm họa lớn nhất có lẽ là càng ngày càng nằm gọn trong tay Trung quốc. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
Tác giả Bảo Giang ghi nhận: “Giai đoạn trước di cư. Nơi nào có dăm ba cái Cờ Đỏ phất phơ là y như có sự chết rình rập." Tại sao vậy? Để có câu trả lời, mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của nhà văn Tưởng Năng Tiến.
Người cộng sản là những “kịch sĩ” rất “tài”, nhưng những “tài năng kịch nghệ” đó lại vô phúc nhận những “vai kịch” vụng về từ những “đạo diễn chính trị” yếu kém. – Nguyễn Ngọc Già (RFA).. Mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của phó thường dân/ nhà văn Tưởng Năng Tiến để nhìn thấy thêm chân diện của người cộng sản.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.