Nếu giống bò biết cười, chúng có thể cười đến hóa dại khi chứng kiến những chuyện điên khùng xảy ra trong thế giới loài người vì một trường hợp bò dại tại tiểu bang Washington của Mỹ....
Ngày 22 tháng 12, thanh tra y tế Mỹ phát giác một ca bò dại tại tiểu bang Washington, miền Tây Bắc Hoa Kỳ. Tin vừa loan báo ngày 23 là một loạt khoảng 30 quốc gia ăn bò Mỹ ra quyết định cấm nhập cảng bò từ Hoa Kỳ: chính quyền các xứ ấy, kể cả Việt Nam, muốn chứng tỏ là mình quan tâm tới sức khỏe của dân chúng, là điều đáng mừng. Một tuần sau, vị Thú y trưởng của Bộ Nông Nghiệp Mỹ cho biết ca bò dại đầu tiên xảy ra tại Mỹ có xuất xứ từ Canada, và lời tuyên bố lại khiến vết thương ngoại giao giữa Hoa Kỳ và Gia Nã Đại bật máu.
Trong khi chờ đợi, tin một siêu thị Việt Nam tại quận Cam miền Nam California ra lệnh thu hồi thịt bò bán ra trong khoảng mấy tuần qua làm dư luận người Việt xôn xao. Thực ra quyết định thận trọng đó là đáng ngợi ca, nhưng sự lo ngại của giới tiêu thụ có khi là quá đáng. Một hãng bảo hiểm đã ví von rằng hy vọng trúng số độc đắc có xác suất còn thấp hơn rủi ro bị thiệt mạng vì tai nạn xe hơi khi đi mua vé số. Người ta có thể liên tưởng đến trường hợp này khi suy nghĩ về bệnh bò điên, bò dại, bệnh sưng màng óc của bò, với tên khoa học là “bovine spongiform encephalopathy”, viết tắt là BSE.
Đầu đuôi câu chuyện và hậu quả nó ra sao, ta nên tìm hiểu, để thực đơn đầu năm không thiếu món bò bảy món, bò tái tương gừng, giò bò và nhất là phở bò, món ăn quốc hồn quốc túy của mình. Dại gì"
*
Về nguyên nhân, thì bệnh nằm trong thần kinh hệ của loài bò và chỉ có thể lây cho người và cho vật nếu tiêu thụ phần cơ thể nhiễm bệnh của con bò nạn nhân, là óc và tủy. Ăn thịt con bò bị nhiễm bệnh thì không sao. Bệnh BSE có thể lây qua người nếu ta dùng thịt con bò đã được nuôi bằng.... thịt bò, trong đó có lẫn lộn tủy và óc. Chính vì vậy ngay từ 1997, cả Hoa Kỳ và Gia Nã Đại đều cấm dùng thịt bò để nuôi bò và nếu lệnh này được chấp hành đúng đắn, bệnh bò dại coi như không thể lây lan được. Vấn đề ở đây là chữ “nếu”, ta sẽ nói sau.
Thứ hai, về hậu quả tại chỗ, ở Hoa Kỳ, thì giới chính trị không khi nào lỡ cơ hội ăn có. Tin vừa loan ra, đảng Dân chủ có ngay phản ứng móc túi dân thọ thuế khi đòi hỏi chính phủ phải tăng chi để bảo vệ sức khỏe dân chúng và các tổ chức mệnh danh bảo vệ sức khỏe giới tiêu thụ thì công kích chính quyền Bush là vì tăng thuế mà làm giảm ngân sách thanh tra y tế. Họ khai thác sự hốt hoảng của dân chúng cho mục tiêu chính trị riêng tư. Mai này, động đất có xảy ra đâu đó thì cũng do Bush tấn công Iraq, do Halliburton trục lợi hoặc vì CIA thử nghiệm võ khí bí mật gì đó. Không chỉ có loài bò mới điên.
Nhưng, người dân thì không dại. Con bò bị phát giác là nhiễm bệnh BSE được nhập cảng từ Canada thuộc giống bò Holstein. Đó là giống bò có da màu trắng đốm đen, như thương hiệu của hãng sản xuất máy vi tính Gateway (vì hãng này xuất phát từ ngành chăn nuôi). Nếu dân chúng hóa dại thì vì sợ bò điên họ sẽ không mua máy Gateway nữa chăng" Sự thật là giống bò này là bò sữa, không phải bò thịt, tức là nuôi để lấy sữa chứ không ai ăn thịt, huống hồ ăn bộ phận nhiễm bệnh là óc và tủy. Và có bói cả nước cũng không thấy nơi nào bán thịt bò Holstein. Tư bản Mỹ bị kết án là ham làm giàu, nhưng chả ai làm giàu bằng cách bán thịt bò sữa như vậy. Không có lời. Rủi ro nhiễm bệnh vì vậy còn thấp hơn xác suất trúng số độc đắc. Chúng ta không nên hốt hoảng vứt món thịt bò hay mọi loại thịt thà ra khỏi thực đơn vì lời báo động của các chính khách luôn luôn quan tâm đến sức khỏe của mình. Và cũng nên để ý thêm về hậu quả của nạn chính trị khai thác tâm lý hốt hoảng cho mục tiêu riêng.
Điều đó dẫn ta đến phần quốc tế của nạn bò dại.
*
Khi tin vừa loan ra thì các nước mua thịt bò của Mỹ ra lệnh cấm nhập cảng bò Mỹ. Quyết định đó khiến nông gia Mỹ bị thiệt hại, nhưng không phá sản. Lý do là dân Mỹ tiêu thụ đến 90% số bò thịt nuôi trong nước, chỉ xuất cảng ra ngoài 10% còn lại. Cho đến nay, giới tiêu thụ Mỹ không dại, mà có ai trên đời này quan tâm đến sức khỏe bằng dân Mỹ đâu, công chúa đứt tay bằng anh thuyền chài thủng bụng! Họ vẫn tin tưởng vào phẩm chất của thịt bò Mỹ, hoàn toàn không hốt hoảng. Thất thâu nếu có thì chỉ lên đến 10% sản lượng bò, khoảng hơn ba tỷ đô la, trong đó gần hai tỷ là bán cho Nhật, kế tiếp là Mễ Tây Cơ và Nam Hàn.
Toàn cõi Âu châu chỉ nhập cảng chưa đầy 200 triệu và lâu nay vẫn cấm nhập cảng bò Mỹ với lý do là bò Mỹ nuôi bằng hormone, có hại cho sức khỏe của dân Âu châu, vốn còn quý tộc hơn công chúa Mỹ! Vì vậy, nếu mấy xứ nhập cảng bò Mỹ nhiều nhất mà ra lệnh tạm ngưng thì ta còn hiểu, chứ Âu châu mà cũng có quyết định đó, ta phải kết luận ngay là các chính khách lại pha chè bằng thịt bò. Nhưng, Hoa Kỳ chẳng phải là vô can trong trò xào nấu ngoại giao. Năm 2001, Mỹ đã cấm nhập cảng thịt bò Âu châu vì hai bệnh bò dại và long mồm lở móng. Hai bên chẳng chịu ăn thịt nhau từ lâu và con bò chỉ là cái cớ! Trong khi chờ đợi, bò Úc và Tân Tây Lan được thể xuất hiện khắp nơi, lành mạnh và vô can. Chỉ tiếc là Việt Nam lại chưa nuôi được bò xuất cảng, lý do vì sao thì ai cũng biết.
Đáng chú ý hơn hết là mối quan hệ của Mỹ với Canada. Tháng Năm năm ngoái, tức là bảy tháng trước vụ bò điên tại Mỹ, người ta đã phát hiện một ca nhiễm bệnh tại Canada và từ đó, Mỹ đã không nhập cảng bò từ Canada. Lý do ngày nay có một ca nhiễm bệnh từ xứ láng giềng này vào Mỹ có thể là vì Canada không chấp hành nghiêm chỉnh quyết định cấm nuôi bò bằng thịt bò năm 1997 (chữ “nếu” đã nói ở trên). Ta chưa biết hư thực ra sao cho đến khi cơ quan Lương Dược Mỹ (USDA) thử nghiệm hậu quả lây lan của một bầy 81 con từ Alberta, Calgary, nhập vào Mỹ từ cuối năm 2001, trong đó có một con bị bệnh. May là Hoa Kỳ đã thận trọng phân biệt từng bầy khi đưa vào lò sát sinh và từ tháng Năm, 2003, Nhật Bản đã yêu cầu Mỹ là không bán cho họ thịt bò có xuất xứ từ Canada. Vì vậy, dù có tốn thời giờ và tiền bạc, người ta vẫn phải truy ra thủ phạm và vài tháng nữa thôi, việc cấm mua bò Mỹ sẽ chẳng còn lý do tồn tại.
Nhưng lý do chính trị thì vẫn còn.
Canada là xứ “Tây” nhất trong quan hệ với Mỹ vì vụ Iraq: chống Mỹ đến cùng. Vì vậy, vụ bò dại từ xứ này nhập vào Mỹ, sau khi đã có báo động từ tháng Năm và lệnh cấm nuôi bò bằng thịt bò từ năm 1997, là một cơ hội Hoa Kỳ lại quả cho Canada: Mỹ chỉ xuất cảng có 10% sản lượng bò, chứ Canada xuất cảng đến 60%. Lệnh phong tỏa của Mỹ và của thế giới sau đó gây thiệt hại gấp bội cho giới mục súc Gia Nã Đại. Bán anh em xa mua láng giềng gần là châm ngôn của ta, Canada lỡ dại bán anh em gần mua láng giềng xa thì cứ ráng ăn thịt bò mà nuôi nhau. May mà tân Thủ tướng Paul Martin lên cầm quyền từ ngày 12 tháng 12 là người ít mặc cảm hơn vị tiền nhiệm Jean Chrétien và muốn cải thiện quan hệ với Mỹ. Hiểu như vậy, Hoa Kỳ đang duyệt xét lại quyết định của mình để cho phép các doanh nghiệp xứ này có thể đấu thầu những dự án tái thiết Iraq trong ngân khoản 18,6 tỷ do ngân sách Mỹ đài thọ. Bây giờ hai bên lại kẹt vì con bò dại.
Quan hệ đôi bên sẽ chỉ cải thiện khi việc điều tra ngã ngũ nên đôi bên đều sẵn sàng đi tới cùng để sớm bình thường hóa mọi chuyện với nhau và với thế giới.
Nhưng, xa hơn đó, người ta còn vấn đề mậu dịch quốc tế.
Sau vụ tan vỡ tại hội nghị của WTO tại Cancun vào ngày 14 tháng Chín năm ngoái, quan hệ ngoại thương giữa các nước gặp bế tắc. Xưa nay, Hoa Kỳ luôn thủ vai “nhà nhập cảng rộng lượng" để phát triển mậu dịch toàn cầu, xứ nào có khó khăn kinh tế cũng đều muốn bán hàng cho Mỹ để kiếm lời. Kinh tế Mỹ vì vậy đóng góp đến hơn 60% vào tốc độ tăng trưởng của kinh tế toàn cầu mặc dù cả thế giới đều khó chịu về lối ngoại giao đơn phương của Mỹ trong trận chiến chống khủng bố và chiến dịch Iraq. Bây giờ, bò Mỹ bị oan vì bò Canada, các nước sẽ ăn nói sao đây"
Hoa Kỳ có thể khai thông bế tắc của vòng đàm phán Doha sau vụ tan vỡ ở Cancun nếu các xứ khác cũng biết điều đôi chút trong vụ bò dại. Các nước khác ở đây có những nước tuyệt đối chặn bò Mỹ như Nhật, Nam Hàn hay Brazil (ba nước gây vấn đề mạnh nhất tại Cancun). Có nước thì gây họa cho Mỹ là Canada. Và có khối Âu châu do Pháp Đức dẫn đầu đang tấn công cả khu vực nông nghiệp Mỹ bằng chiến tranh mậu dịch. Sau cùng, còn có nhiều xứ nhược tiểu, kể cả Việt Nam, nhân khi nước Mỹ bị nạn đang tìm cách vớt vát một số quyền lợi mậu dịch bằng cách nghiêm trọng nêu vấn đề về phẩm chất vệ sinh của bò Mỹ.
Trong không khí điên khùng này, xứ nào cũng muốn tìm ra một con bò dại để tung vào bàn hội nghị và việc khai thông bế tắc của WTO coi như lại bị đẩy lui....
Làm sao loài bò không bật cười đến hóa dại"
Ngày 22 tháng 12, thanh tra y tế Mỹ phát giác một ca bò dại tại tiểu bang Washington, miền Tây Bắc Hoa Kỳ. Tin vừa loan báo ngày 23 là một loạt khoảng 30 quốc gia ăn bò Mỹ ra quyết định cấm nhập cảng bò từ Hoa Kỳ: chính quyền các xứ ấy, kể cả Việt Nam, muốn chứng tỏ là mình quan tâm tới sức khỏe của dân chúng, là điều đáng mừng. Một tuần sau, vị Thú y trưởng của Bộ Nông Nghiệp Mỹ cho biết ca bò dại đầu tiên xảy ra tại Mỹ có xuất xứ từ Canada, và lời tuyên bố lại khiến vết thương ngoại giao giữa Hoa Kỳ và Gia Nã Đại bật máu.
Trong khi chờ đợi, tin một siêu thị Việt Nam tại quận Cam miền Nam California ra lệnh thu hồi thịt bò bán ra trong khoảng mấy tuần qua làm dư luận người Việt xôn xao. Thực ra quyết định thận trọng đó là đáng ngợi ca, nhưng sự lo ngại của giới tiêu thụ có khi là quá đáng. Một hãng bảo hiểm đã ví von rằng hy vọng trúng số độc đắc có xác suất còn thấp hơn rủi ro bị thiệt mạng vì tai nạn xe hơi khi đi mua vé số. Người ta có thể liên tưởng đến trường hợp này khi suy nghĩ về bệnh bò điên, bò dại, bệnh sưng màng óc của bò, với tên khoa học là “bovine spongiform encephalopathy”, viết tắt là BSE.
Đầu đuôi câu chuyện và hậu quả nó ra sao, ta nên tìm hiểu, để thực đơn đầu năm không thiếu món bò bảy món, bò tái tương gừng, giò bò và nhất là phở bò, món ăn quốc hồn quốc túy của mình. Dại gì"
*
Về nguyên nhân, thì bệnh nằm trong thần kinh hệ của loài bò và chỉ có thể lây cho người và cho vật nếu tiêu thụ phần cơ thể nhiễm bệnh của con bò nạn nhân, là óc và tủy. Ăn thịt con bò bị nhiễm bệnh thì không sao. Bệnh BSE có thể lây qua người nếu ta dùng thịt con bò đã được nuôi bằng.... thịt bò, trong đó có lẫn lộn tủy và óc. Chính vì vậy ngay từ 1997, cả Hoa Kỳ và Gia Nã Đại đều cấm dùng thịt bò để nuôi bò và nếu lệnh này được chấp hành đúng đắn, bệnh bò dại coi như không thể lây lan được. Vấn đề ở đây là chữ “nếu”, ta sẽ nói sau.
Thứ hai, về hậu quả tại chỗ, ở Hoa Kỳ, thì giới chính trị không khi nào lỡ cơ hội ăn có. Tin vừa loan ra, đảng Dân chủ có ngay phản ứng móc túi dân thọ thuế khi đòi hỏi chính phủ phải tăng chi để bảo vệ sức khỏe dân chúng và các tổ chức mệnh danh bảo vệ sức khỏe giới tiêu thụ thì công kích chính quyền Bush là vì tăng thuế mà làm giảm ngân sách thanh tra y tế. Họ khai thác sự hốt hoảng của dân chúng cho mục tiêu chính trị riêng tư. Mai này, động đất có xảy ra đâu đó thì cũng do Bush tấn công Iraq, do Halliburton trục lợi hoặc vì CIA thử nghiệm võ khí bí mật gì đó. Không chỉ có loài bò mới điên.
Nhưng, người dân thì không dại. Con bò bị phát giác là nhiễm bệnh BSE được nhập cảng từ Canada thuộc giống bò Holstein. Đó là giống bò có da màu trắng đốm đen, như thương hiệu của hãng sản xuất máy vi tính Gateway (vì hãng này xuất phát từ ngành chăn nuôi). Nếu dân chúng hóa dại thì vì sợ bò điên họ sẽ không mua máy Gateway nữa chăng" Sự thật là giống bò này là bò sữa, không phải bò thịt, tức là nuôi để lấy sữa chứ không ai ăn thịt, huống hồ ăn bộ phận nhiễm bệnh là óc và tủy. Và có bói cả nước cũng không thấy nơi nào bán thịt bò Holstein. Tư bản Mỹ bị kết án là ham làm giàu, nhưng chả ai làm giàu bằng cách bán thịt bò sữa như vậy. Không có lời. Rủi ro nhiễm bệnh vì vậy còn thấp hơn xác suất trúng số độc đắc. Chúng ta không nên hốt hoảng vứt món thịt bò hay mọi loại thịt thà ra khỏi thực đơn vì lời báo động của các chính khách luôn luôn quan tâm đến sức khỏe của mình. Và cũng nên để ý thêm về hậu quả của nạn chính trị khai thác tâm lý hốt hoảng cho mục tiêu riêng.
Điều đó dẫn ta đến phần quốc tế của nạn bò dại.
*
Khi tin vừa loan ra thì các nước mua thịt bò của Mỹ ra lệnh cấm nhập cảng bò Mỹ. Quyết định đó khiến nông gia Mỹ bị thiệt hại, nhưng không phá sản. Lý do là dân Mỹ tiêu thụ đến 90% số bò thịt nuôi trong nước, chỉ xuất cảng ra ngoài 10% còn lại. Cho đến nay, giới tiêu thụ Mỹ không dại, mà có ai trên đời này quan tâm đến sức khỏe bằng dân Mỹ đâu, công chúa đứt tay bằng anh thuyền chài thủng bụng! Họ vẫn tin tưởng vào phẩm chất của thịt bò Mỹ, hoàn toàn không hốt hoảng. Thất thâu nếu có thì chỉ lên đến 10% sản lượng bò, khoảng hơn ba tỷ đô la, trong đó gần hai tỷ là bán cho Nhật, kế tiếp là Mễ Tây Cơ và Nam Hàn.
Toàn cõi Âu châu chỉ nhập cảng chưa đầy 200 triệu và lâu nay vẫn cấm nhập cảng bò Mỹ với lý do là bò Mỹ nuôi bằng hormone, có hại cho sức khỏe của dân Âu châu, vốn còn quý tộc hơn công chúa Mỹ! Vì vậy, nếu mấy xứ nhập cảng bò Mỹ nhiều nhất mà ra lệnh tạm ngưng thì ta còn hiểu, chứ Âu châu mà cũng có quyết định đó, ta phải kết luận ngay là các chính khách lại pha chè bằng thịt bò. Nhưng, Hoa Kỳ chẳng phải là vô can trong trò xào nấu ngoại giao. Năm 2001, Mỹ đã cấm nhập cảng thịt bò Âu châu vì hai bệnh bò dại và long mồm lở móng. Hai bên chẳng chịu ăn thịt nhau từ lâu và con bò chỉ là cái cớ! Trong khi chờ đợi, bò Úc và Tân Tây Lan được thể xuất hiện khắp nơi, lành mạnh và vô can. Chỉ tiếc là Việt Nam lại chưa nuôi được bò xuất cảng, lý do vì sao thì ai cũng biết.
Đáng chú ý hơn hết là mối quan hệ của Mỹ với Canada. Tháng Năm năm ngoái, tức là bảy tháng trước vụ bò điên tại Mỹ, người ta đã phát hiện một ca nhiễm bệnh tại Canada và từ đó, Mỹ đã không nhập cảng bò từ Canada. Lý do ngày nay có một ca nhiễm bệnh từ xứ láng giềng này vào Mỹ có thể là vì Canada không chấp hành nghiêm chỉnh quyết định cấm nuôi bò bằng thịt bò năm 1997 (chữ “nếu” đã nói ở trên). Ta chưa biết hư thực ra sao cho đến khi cơ quan Lương Dược Mỹ (USDA) thử nghiệm hậu quả lây lan của một bầy 81 con từ Alberta, Calgary, nhập vào Mỹ từ cuối năm 2001, trong đó có một con bị bệnh. May là Hoa Kỳ đã thận trọng phân biệt từng bầy khi đưa vào lò sát sinh và từ tháng Năm, 2003, Nhật Bản đã yêu cầu Mỹ là không bán cho họ thịt bò có xuất xứ từ Canada. Vì vậy, dù có tốn thời giờ và tiền bạc, người ta vẫn phải truy ra thủ phạm và vài tháng nữa thôi, việc cấm mua bò Mỹ sẽ chẳng còn lý do tồn tại.
Nhưng lý do chính trị thì vẫn còn.
Canada là xứ “Tây” nhất trong quan hệ với Mỹ vì vụ Iraq: chống Mỹ đến cùng. Vì vậy, vụ bò dại từ xứ này nhập vào Mỹ, sau khi đã có báo động từ tháng Năm và lệnh cấm nuôi bò bằng thịt bò từ năm 1997, là một cơ hội Hoa Kỳ lại quả cho Canada: Mỹ chỉ xuất cảng có 10% sản lượng bò, chứ Canada xuất cảng đến 60%. Lệnh phong tỏa của Mỹ và của thế giới sau đó gây thiệt hại gấp bội cho giới mục súc Gia Nã Đại. Bán anh em xa mua láng giềng gần là châm ngôn của ta, Canada lỡ dại bán anh em gần mua láng giềng xa thì cứ ráng ăn thịt bò mà nuôi nhau. May mà tân Thủ tướng Paul Martin lên cầm quyền từ ngày 12 tháng 12 là người ít mặc cảm hơn vị tiền nhiệm Jean Chrétien và muốn cải thiện quan hệ với Mỹ. Hiểu như vậy, Hoa Kỳ đang duyệt xét lại quyết định của mình để cho phép các doanh nghiệp xứ này có thể đấu thầu những dự án tái thiết Iraq trong ngân khoản 18,6 tỷ do ngân sách Mỹ đài thọ. Bây giờ hai bên lại kẹt vì con bò dại.
Quan hệ đôi bên sẽ chỉ cải thiện khi việc điều tra ngã ngũ nên đôi bên đều sẵn sàng đi tới cùng để sớm bình thường hóa mọi chuyện với nhau và với thế giới.
Nhưng, xa hơn đó, người ta còn vấn đề mậu dịch quốc tế.
Sau vụ tan vỡ tại hội nghị của WTO tại Cancun vào ngày 14 tháng Chín năm ngoái, quan hệ ngoại thương giữa các nước gặp bế tắc. Xưa nay, Hoa Kỳ luôn thủ vai “nhà nhập cảng rộng lượng" để phát triển mậu dịch toàn cầu, xứ nào có khó khăn kinh tế cũng đều muốn bán hàng cho Mỹ để kiếm lời. Kinh tế Mỹ vì vậy đóng góp đến hơn 60% vào tốc độ tăng trưởng của kinh tế toàn cầu mặc dù cả thế giới đều khó chịu về lối ngoại giao đơn phương của Mỹ trong trận chiến chống khủng bố và chiến dịch Iraq. Bây giờ, bò Mỹ bị oan vì bò Canada, các nước sẽ ăn nói sao đây"
Hoa Kỳ có thể khai thông bế tắc của vòng đàm phán Doha sau vụ tan vỡ ở Cancun nếu các xứ khác cũng biết điều đôi chút trong vụ bò dại. Các nước khác ở đây có những nước tuyệt đối chặn bò Mỹ như Nhật, Nam Hàn hay Brazil (ba nước gây vấn đề mạnh nhất tại Cancun). Có nước thì gây họa cho Mỹ là Canada. Và có khối Âu châu do Pháp Đức dẫn đầu đang tấn công cả khu vực nông nghiệp Mỹ bằng chiến tranh mậu dịch. Sau cùng, còn có nhiều xứ nhược tiểu, kể cả Việt Nam, nhân khi nước Mỹ bị nạn đang tìm cách vớt vát một số quyền lợi mậu dịch bằng cách nghiêm trọng nêu vấn đề về phẩm chất vệ sinh của bò Mỹ.
Trong không khí điên khùng này, xứ nào cũng muốn tìm ra một con bò dại để tung vào bàn hội nghị và việc khai thông bế tắc của WTO coi như lại bị đẩy lui....
Làm sao loài bò không bật cười đến hóa dại"
Gửi ý kiến của bạn