Tiểu bang California đang chuẩn bị cho cuộc bầu cử sơ bộ vào ngày 2 tháng 3 sắp tới để chọn lựa các ứng cử viên tổng thống và các cức vụ dân biểu hay thượng nghị sĩ cấp tiểu bang và liên bang. Trong cuộc bầu cử sơ bộ này, Luật sư Trần Thái Văn sẽ ra tranh cử để được chọn là ứng cử viên của Đảng Cộng Hoà để tranh cử vào chức vụ Dân biểu Tiểu Bang thuộc Địa Hạt 68.
Cuộc tranh cử sơ bộ này sẽ rất là quan trọng cho Luật sư Trần Thái Văn vì nếu được đề cử làm ứng cử viên thay mặt cho Đảng Cộng Hoà, Luật sư Văn sẽ có nhiều cơ hội hơn để được đắc cử vào chức vụ dân biểu tiểu bang trong cuộc bầu cử tổng quát vào tháng 11 năm 2004 vì tỉ lệ cử tri khối Cộng hoà trong địa hạt 68 vượt trội hơn số cử tri khối Dân Chủ lên đến khoảng 45% so với 35%.
Để hiểu rõ hơn ảnh hưởng của khối cử tri gốc Việt đối với cuộc vận động tranh cử của Luật sư Văn, chúng ta cần hiểu rõ về các dữ kiện bầu cử liên quan đến khối cử tri gốc Việt qua các kỳ bầu cử vừa qua. Có hiểu rõ những dữ kiện chính xác này, chúng ta mới hiểu được tầm quan trọng của việc vận đồng ghi danh bầu cử và tham gia bầu cử của mỗi cử tri người Mỹ gốc Việt trong cuộc bầu cử sắp tới.
1. Khối cử tri gốc Việt tại Quận Cam
Tại Orange County, tính đến cuối tháng 10 năm 2003, có khoảng 1,350,000 cử tri đã ghi danh, trong đó có khoảng 67,000 cử tri gốc Việt, một tỉ lệ chỉ vào khoảng 5%. Tuy nhiên, tỉ lệ cử tri gốc Việt cao hơn trong khu vực Little Saigon ví dụ 30% trong thành phố Westminster, 25% trong thành phố Garden Grove hay 20% trong Địa hạt 68, đơn vị mà Luật sư Trần Thái Văn đang tranh cử.
Nếu tính theo tỉ số ghi danh theo đảng phái, cử tri gốc Việt ghi danh theo các đảng với tỉ lệ 38% theo Đảng Cộng Hoà, 31% theo Đảng Dân Chủ và 27% không theo đảng nào. Nếu so với tỉ lệ chung tại Orange County là 49% theo Đảng Cộng Hoà, 31% theo Đảng Dân Chủ và 16% không theo đảng nào. Khác với người Mỹ, khối cử tri gốc Việt có khuynh hướng ghi danh không theo đảng nào cao hơn và tỉ lệ ghi danh theo Đảng Cộng Hoà có phần thấp hơn tỉ lệ cử tri trên toàn Orange County.
Trước đây, tỉ lệ cử tri gốc Việt ghi danh theo Đảng Cộng Hoà rất là cao. Nhưng trong những năm gần đây, tỉ lệ ghi danh theo Đảng Dân Chủ có phần gia tăng và tỉ lệ ghi danh không theo đảng nào là gia tăng cao nhất. Đây là hiện tượng rất đặc biệt đối với khối cử tri gốc Việt và không giống bất cứ khối cử tri gốc thiểu số nào khác...
2. Khối cử tri gốc Việt thuộc Địa Hạt Dân Biểu Tiểu Bang Đơn Vị 68
Riêng trong Địa Hạt 68 thuộc đơn vị mà Luật Sư Trần Thái Văn đang tranh cử, tỉ lệ cử tri gốc Việt ghi danh theo các đảng phái không khác biệt lắm. Tuy nhiên tổng số cử tri trong địa hạt này chỉ có khoảng 184,000, trong số đó có khoảng 32,000 là cử tri gốc Việt, một tỉ lệ chỉ vào khoảng 20% so với số cử tri không phải gốc Việt.
Trong số các cử tri gốc Việt, có khoảng 11,500 cử tri ghi danh theo Đảng Cộng Hòa, 11,000 cử tri ghi danh theo Đảng Dân Chủ và khoảng 9,000 cử tri không ghi danh theo đảng nào. Muốn được đắc cử làm ứng cử viên của Đảng Cộng Hoà trong cuộc bầu cử sơ bộ sắp tới, Luật Sư Văn cần phải có tối thiểu là 20,000 phiếu căn cứ trên các dữ liệu từ các cuộc bầu cử trước đây. Nếu tất cả cần để thắng đến từ khối cử tri gốc Việt thì tốt nhất. Nhưng đạt được số phiếu này không phải là chuyện dễ dàng.
Thông thường, cử tri Việt nam tham gia đi bầu không quá 50%. Trong cuộc bầu cử sơ bộ sắp tới, những người ghi danh theo Đảng Dân Chủ sẽ không được bỏ phiếu cho Luật sư Văn, một ứng cử viên của Đảng Cộng Hoà. Những người không ghi danh theo đảng nào, nếu không đích thân yêu cầu phiếu bầu của Đảng Cộng Hoà sẽ không được bỏ phiếu cho Luật Sư Văn vì Luật sư Văn là ứng cử viên của Đảng Cộng Hoà.
Do đó, muốn đạt được tổng số 20,000 phiếu từ khối cử tri gốc Việt, cuộc vận động cần phải đồng loạt đạt được 4 mục tiêu khác nhau: (1) Ghi danh thêm cử tri mới, (2) Nâng cao tỉ lệ cử tri gốc Việt tham gia đi bầu, từ 50% lên đến 65% hay 75% chẳng hạn, (3) khuyến khích các cử tri hiện đang ghi danh theo Đảng Dân Chủ, vì quyền lợi của cộng đồng Việt nam, nên ghi danh lại theo Đảng Cộng Hoà để được bỏ phiếu cho Luật Sư Văn, một ứng cử viên thuộc Đảng Cộng Hoà, và (4) kêu gọi mọi cử tri hiện chưa ghi danh theo đảng nào (Declined To State - DTS) nên ghi danh lại theo Đảng Cộng Hoà hay đích thân yêu cầu được bỏ phiếu theo Đảng Cộng Hoà thì mới được nhận phiếu bầu để bầu cho Luật Sư Văn.
Nếu đạt được thành quả này, thì đây là lần đầu tiên mà khối cử tri gốc Việt có thể tự mình chọn người đại diện của mình dựa trên số lượng cử tri gốc Việt mà không cần phải lệ thuộc vào số cử tri không phải gốc Việt. Trong thực tế, Luật sư Văn vẫn tiếp tục vận động giới cử tri người Mỹ vì không thể nào lệ thuộc hoàn toàn vào khối cử tri gốc Việt được.
3. Tỉ lệ tham gia đi bầu của cử tri gốc Việt
Một cách tổng quát, tỉ lệ tham gia đi bầu của khối cử tri gốc Việt vẫn thấp hơn người Mỹ. Trong cuộc bầu cử truất phế thống đốc vaò ngày 7 tháng 10 vừa qua, tỉ lệ tham gia đi bầu của cử tri gốc Việt tại Orange County chỉ vào khoảng 45% so với 61% của người Mỹ. Trong cuộc bầu cử tổng quát hồi tháng 11 năm 2002, tỉ lệ tham gia bầu cử của cử tri gốc Việt trong toàn Orange County chỉ lên đến 47% so với 49% đối với người Mỹ.
Tỉ số sát nút này phần lớn là nhờ vào tỉ số cử tri Việt nam trong Học Khu Garden Grove tham gia bỏ phiếu cho Luật sư Nguyễn Quốc Lân vào chức vụ Uỷ Viên Hội Đồng Giáo Dục Học Khu Garden Grove và cuộc tranh cử của Nghị Viên Andy Quách vào chức vụ Nghị Viên Thành Phố Westminster.
Trong cuộc bầu cử đó, khối cử tri Việt nam thuộc Học Khu Garden Grove đã tham gia với tỉ số kỷ lục là 50% so với 47% đối với người Mỹ. Đây là lần đầu tiên mà tỉ số tham dự bầu cử của cử tri Việt nam đạt đến mức 50% và vượt quá tỉ số của cử tri người Mỹ.
Đằng sau tỉ số rất khả quan này, là một con số thật đáng buồn, đó là trong số hơn 25,000 cử tri gốc Việt đã ghi danh đi bầu, có hơn 11,000 cử tri gốc Việt không tham gia bỏ phiếu. Kết quả là Luật sư Nguyễn Quốc Lân cuối cùng cũng đắc cử, nhưng chỉ với 99 phiếu trong số gần 20,000 phiếu để đắc cử. Dĩ nhiên kết quả này đã nhờ một phần vào các cử tri người Mỹ. Nếu tham gia bầu cử một cách tích cực hơn, khối cử tri gốc Việt có khả năng tự chọn đại diện của mình mà không cần nhờ đến số phiếu của người Mỹ nhưng đã không làm được việc đó trong kỳ bầu cử năm 2002.
Chúng ta không thể nào để trường hợp này xảy ra một lần nữa đối với Luật sư Trần Thái Văn trong cuộc tranh cử vào Hạ Viện Tiểu Bang hay bất cứ ứng cử viên nào khác được sự hậu thuẫn của cộng đồng Việt nam tại Orange County.
4. Tỉ lệ tham gia bầu cử của giới trẻ
Một điểm mà Cộng đồng Việt nam của chúng ta cần lưu ý là tỉ lệ tham gia bầu cử của các cử tri gốc Việt trẻ tuổi rất thấp so với các cử tri lớn tuổi hơn. Trong cuộc bầu cử hồi tháng 11 năm 2002, tỉ lệ tham gia bầu cử của các cử tri gốc Việt tuổi từ 18 đến 22 và 23 đến 30 là 26% và 24% so với tỉ lệ tham gia bầu cử của các cử tri gốc Việt tuổi từ 61 trở lên là 66%. Trong cuộc bầu cử truất phế thống đốc hồi tháng 10 vừa qua, tỉ số tham gia bầu cử của các bạn trẻ này là 31% và 26% so với 59% đối với các cụ Việt nam từ 61 tuổi trở lên....
Đây là một mất mát rất lớn cho sức mạnh chính trị của cộng đồng Việt nam. Lực lượng người trẻ gốc Việt có số lượng đông nhất, có tỉ lệ có quốc tịch và được quyền đi bầu cao nhất và có khả năng nói lên tiếng nói chính trị của cộng đồng một cách hiệu quả nhất. Tuy nhiên, chính khối người có nhiều tiềm năng nhất này lại là khối người có sức mạnh chính trị yếu nhất, yếu hơn cả các cụ trên 60 tuổi và với tỉ lệ có quốc tịch và khả năng đi bầu thấp nhất.
Đây là trách nhiệm chung của cả cộng đồng chứ không riêng gì giới trẻ. Các bậc phụ huynh cần phải nhắc nhở các con em trong nhà ý thức hơn về vai trò và trách nhiệm của mình. Các đoàn thể và tổ chức trong cộng đồng, đặc biệt là các tổ chức thanh niên và học sinh, cần có kế hoạch vận động giới trẻ ý thức hơn về vấn đề này. Và hơn hết, các bạn trẻ cần phải ý thức và biết vận động nhau để tham gia ghi danh bầu cử và thực sự đi bầu một cách tích cực hơn.
5. Các hình thức tham gia bầu cử
Một dữ liệu rất khả quan cho cộng đồng Việt nam tại Orange County là số cử tri Việt nam tham gia bỏ phiếu bằng phiếu khiếm diện (absentee ballots) rất là cao so với tỉ số cử tri người Mỹ. Trong hầu hết các cuộc bầu cử vừa qua, tỉ số các cử tri Việt nam tham gia bỏ phiếu khoảng trên dưới 50% đối với hình thức bầu khiếm diện và bầu tại phòng phiếu. Đối với các cử tri người Mỹ, tỉ lệ bỏ phiếu bằng phiếu khiếm diện là vào khoảng từ 20% đến 25% và khoảng trên dưới 75% người Mỹ bỏ phiếu tại phòng phiếu trong ngày bầu cử.
Việc bỏ phiếu bằng phiếu khiếm diện đã giúp cho nhiều người Việt nam chưa quen với việc bỏ phiếu mà vẫn có thể bỏ phiếu một cách dễ dàng mà không cần phải đến tận phòng bỏ phiếu. Trong nhiều trường hợp, có người trong nhà đã tích cực nhắc nhỡ những người khác trong nhà bỏ phiếu hay giúp đỡ các bậc cha mẹ hay ông bà điền vào các phiếu bầu.
Chính hình thức bỏ phiếu khiếm diện đã góp phần rất nhiều vào việc nâng cao tỉ lệ tham gia bầu cử và gia tăng sức mạnh chính trị của cộng đồng Việt nam nói chung. Cộng đồng Việt nam chúng ta nên tìm cách khai thác hình thức bỏ phiếu này để tận dụng mọi lá phiếu và sức lực chính trị của cộng đồng và không phí phạm sức mạnh của lá phiếu như chúng ta đã thấy trước đây.
6. Kết Luận
Không cần phải nói, ai trong cộng đồng chúng ta cũng biết rằng lá phiếu là sức mạnh chính trị của cộng đồng. Mọi người đều thấy được sự khác biệt rõ rệt sau khi có các đại diện dân cử gốc Việt trong các cơ quan chính quyền và sự thể hiện sức mạnh chính trị qua việc tham gia đi bầu thật tích cực từ mọi thành phần trong cộng đồng.
Tuy nhiên, chúng ta cần phải nhận thấy rằng sức mạnh chính trị của cộng đồng đang nằm trong lòng bàn tay nhưng chúng ta chưa biết vận dụng hết sức để xử dụng nó. Và chúng ta có nhiều khả năng để gia tăng sức mạnh này nếu chúng ta biết vận động nhau và mỗi người trong chúng ta ý thức được vai trò và trách nhiệm của mình đối với tương lai của chính mình, của gia đình mình, và của cộng động mình được thể hiện qua việc xử dụng quyền đi bầu của mình.
Trong cuộc bầu cử sắp tới, hy vọng cộng đồng Việt nam chúng lại một lần nữa chứng minh được sức mạnh chính trị của mình trong việc tích cực tham gia ghi danh đi bầu và tham gia bỏ phiếu trong mọi hoàn cảnh có thể được.
Cuộc tranh cử sơ bộ này sẽ rất là quan trọng cho Luật sư Trần Thái Văn vì nếu được đề cử làm ứng cử viên thay mặt cho Đảng Cộng Hoà, Luật sư Văn sẽ có nhiều cơ hội hơn để được đắc cử vào chức vụ dân biểu tiểu bang trong cuộc bầu cử tổng quát vào tháng 11 năm 2004 vì tỉ lệ cử tri khối Cộng hoà trong địa hạt 68 vượt trội hơn số cử tri khối Dân Chủ lên đến khoảng 45% so với 35%.
Để hiểu rõ hơn ảnh hưởng của khối cử tri gốc Việt đối với cuộc vận động tranh cử của Luật sư Văn, chúng ta cần hiểu rõ về các dữ kiện bầu cử liên quan đến khối cử tri gốc Việt qua các kỳ bầu cử vừa qua. Có hiểu rõ những dữ kiện chính xác này, chúng ta mới hiểu được tầm quan trọng của việc vận đồng ghi danh bầu cử và tham gia bầu cử của mỗi cử tri người Mỹ gốc Việt trong cuộc bầu cử sắp tới.
1. Khối cử tri gốc Việt tại Quận Cam
Tại Orange County, tính đến cuối tháng 10 năm 2003, có khoảng 1,350,000 cử tri đã ghi danh, trong đó có khoảng 67,000 cử tri gốc Việt, một tỉ lệ chỉ vào khoảng 5%. Tuy nhiên, tỉ lệ cử tri gốc Việt cao hơn trong khu vực Little Saigon ví dụ 30% trong thành phố Westminster, 25% trong thành phố Garden Grove hay 20% trong Địa hạt 68, đơn vị mà Luật sư Trần Thái Văn đang tranh cử.
Nếu tính theo tỉ số ghi danh theo đảng phái, cử tri gốc Việt ghi danh theo các đảng với tỉ lệ 38% theo Đảng Cộng Hoà, 31% theo Đảng Dân Chủ và 27% không theo đảng nào. Nếu so với tỉ lệ chung tại Orange County là 49% theo Đảng Cộng Hoà, 31% theo Đảng Dân Chủ và 16% không theo đảng nào. Khác với người Mỹ, khối cử tri gốc Việt có khuynh hướng ghi danh không theo đảng nào cao hơn và tỉ lệ ghi danh theo Đảng Cộng Hoà có phần thấp hơn tỉ lệ cử tri trên toàn Orange County.
Trước đây, tỉ lệ cử tri gốc Việt ghi danh theo Đảng Cộng Hoà rất là cao. Nhưng trong những năm gần đây, tỉ lệ ghi danh theo Đảng Dân Chủ có phần gia tăng và tỉ lệ ghi danh không theo đảng nào là gia tăng cao nhất. Đây là hiện tượng rất đặc biệt đối với khối cử tri gốc Việt và không giống bất cứ khối cử tri gốc thiểu số nào khác...
2. Khối cử tri gốc Việt thuộc Địa Hạt Dân Biểu Tiểu Bang Đơn Vị 68
Riêng trong Địa Hạt 68 thuộc đơn vị mà Luật Sư Trần Thái Văn đang tranh cử, tỉ lệ cử tri gốc Việt ghi danh theo các đảng phái không khác biệt lắm. Tuy nhiên tổng số cử tri trong địa hạt này chỉ có khoảng 184,000, trong số đó có khoảng 32,000 là cử tri gốc Việt, một tỉ lệ chỉ vào khoảng 20% so với số cử tri không phải gốc Việt.
Trong số các cử tri gốc Việt, có khoảng 11,500 cử tri ghi danh theo Đảng Cộng Hòa, 11,000 cử tri ghi danh theo Đảng Dân Chủ và khoảng 9,000 cử tri không ghi danh theo đảng nào. Muốn được đắc cử làm ứng cử viên của Đảng Cộng Hoà trong cuộc bầu cử sơ bộ sắp tới, Luật Sư Văn cần phải có tối thiểu là 20,000 phiếu căn cứ trên các dữ liệu từ các cuộc bầu cử trước đây. Nếu tất cả cần để thắng đến từ khối cử tri gốc Việt thì tốt nhất. Nhưng đạt được số phiếu này không phải là chuyện dễ dàng.
Thông thường, cử tri Việt nam tham gia đi bầu không quá 50%. Trong cuộc bầu cử sơ bộ sắp tới, những người ghi danh theo Đảng Dân Chủ sẽ không được bỏ phiếu cho Luật sư Văn, một ứng cử viên của Đảng Cộng Hoà. Những người không ghi danh theo đảng nào, nếu không đích thân yêu cầu phiếu bầu của Đảng Cộng Hoà sẽ không được bỏ phiếu cho Luật Sư Văn vì Luật sư Văn là ứng cử viên của Đảng Cộng Hoà.
Do đó, muốn đạt được tổng số 20,000 phiếu từ khối cử tri gốc Việt, cuộc vận động cần phải đồng loạt đạt được 4 mục tiêu khác nhau: (1) Ghi danh thêm cử tri mới, (2) Nâng cao tỉ lệ cử tri gốc Việt tham gia đi bầu, từ 50% lên đến 65% hay 75% chẳng hạn, (3) khuyến khích các cử tri hiện đang ghi danh theo Đảng Dân Chủ, vì quyền lợi của cộng đồng Việt nam, nên ghi danh lại theo Đảng Cộng Hoà để được bỏ phiếu cho Luật Sư Văn, một ứng cử viên thuộc Đảng Cộng Hoà, và (4) kêu gọi mọi cử tri hiện chưa ghi danh theo đảng nào (Declined To State - DTS) nên ghi danh lại theo Đảng Cộng Hoà hay đích thân yêu cầu được bỏ phiếu theo Đảng Cộng Hoà thì mới được nhận phiếu bầu để bầu cho Luật Sư Văn.
Nếu đạt được thành quả này, thì đây là lần đầu tiên mà khối cử tri gốc Việt có thể tự mình chọn người đại diện của mình dựa trên số lượng cử tri gốc Việt mà không cần phải lệ thuộc vào số cử tri không phải gốc Việt. Trong thực tế, Luật sư Văn vẫn tiếp tục vận động giới cử tri người Mỹ vì không thể nào lệ thuộc hoàn toàn vào khối cử tri gốc Việt được.
3. Tỉ lệ tham gia đi bầu của cử tri gốc Việt
Một cách tổng quát, tỉ lệ tham gia đi bầu của khối cử tri gốc Việt vẫn thấp hơn người Mỹ. Trong cuộc bầu cử truất phế thống đốc vaò ngày 7 tháng 10 vừa qua, tỉ lệ tham gia đi bầu của cử tri gốc Việt tại Orange County chỉ vào khoảng 45% so với 61% của người Mỹ. Trong cuộc bầu cử tổng quát hồi tháng 11 năm 2002, tỉ lệ tham gia bầu cử của cử tri gốc Việt trong toàn Orange County chỉ lên đến 47% so với 49% đối với người Mỹ.
Tỉ số sát nút này phần lớn là nhờ vào tỉ số cử tri Việt nam trong Học Khu Garden Grove tham gia bỏ phiếu cho Luật sư Nguyễn Quốc Lân vào chức vụ Uỷ Viên Hội Đồng Giáo Dục Học Khu Garden Grove và cuộc tranh cử của Nghị Viên Andy Quách vào chức vụ Nghị Viên Thành Phố Westminster.
Trong cuộc bầu cử đó, khối cử tri Việt nam thuộc Học Khu Garden Grove đã tham gia với tỉ số kỷ lục là 50% so với 47% đối với người Mỹ. Đây là lần đầu tiên mà tỉ số tham dự bầu cử của cử tri Việt nam đạt đến mức 50% và vượt quá tỉ số của cử tri người Mỹ.
Đằng sau tỉ số rất khả quan này, là một con số thật đáng buồn, đó là trong số hơn 25,000 cử tri gốc Việt đã ghi danh đi bầu, có hơn 11,000 cử tri gốc Việt không tham gia bỏ phiếu. Kết quả là Luật sư Nguyễn Quốc Lân cuối cùng cũng đắc cử, nhưng chỉ với 99 phiếu trong số gần 20,000 phiếu để đắc cử. Dĩ nhiên kết quả này đã nhờ một phần vào các cử tri người Mỹ. Nếu tham gia bầu cử một cách tích cực hơn, khối cử tri gốc Việt có khả năng tự chọn đại diện của mình mà không cần nhờ đến số phiếu của người Mỹ nhưng đã không làm được việc đó trong kỳ bầu cử năm 2002.
Chúng ta không thể nào để trường hợp này xảy ra một lần nữa đối với Luật sư Trần Thái Văn trong cuộc tranh cử vào Hạ Viện Tiểu Bang hay bất cứ ứng cử viên nào khác được sự hậu thuẫn của cộng đồng Việt nam tại Orange County.
4. Tỉ lệ tham gia bầu cử của giới trẻ
Một điểm mà Cộng đồng Việt nam của chúng ta cần lưu ý là tỉ lệ tham gia bầu cử của các cử tri gốc Việt trẻ tuổi rất thấp so với các cử tri lớn tuổi hơn. Trong cuộc bầu cử hồi tháng 11 năm 2002, tỉ lệ tham gia bầu cử của các cử tri gốc Việt tuổi từ 18 đến 22 và 23 đến 30 là 26% và 24% so với tỉ lệ tham gia bầu cử của các cử tri gốc Việt tuổi từ 61 trở lên là 66%. Trong cuộc bầu cử truất phế thống đốc hồi tháng 10 vừa qua, tỉ số tham gia bầu cử của các bạn trẻ này là 31% và 26% so với 59% đối với các cụ Việt nam từ 61 tuổi trở lên....
Đây là một mất mát rất lớn cho sức mạnh chính trị của cộng đồng Việt nam. Lực lượng người trẻ gốc Việt có số lượng đông nhất, có tỉ lệ có quốc tịch và được quyền đi bầu cao nhất và có khả năng nói lên tiếng nói chính trị của cộng đồng một cách hiệu quả nhất. Tuy nhiên, chính khối người có nhiều tiềm năng nhất này lại là khối người có sức mạnh chính trị yếu nhất, yếu hơn cả các cụ trên 60 tuổi và với tỉ lệ có quốc tịch và khả năng đi bầu thấp nhất.
Đây là trách nhiệm chung của cả cộng đồng chứ không riêng gì giới trẻ. Các bậc phụ huynh cần phải nhắc nhở các con em trong nhà ý thức hơn về vai trò và trách nhiệm của mình. Các đoàn thể và tổ chức trong cộng đồng, đặc biệt là các tổ chức thanh niên và học sinh, cần có kế hoạch vận động giới trẻ ý thức hơn về vấn đề này. Và hơn hết, các bạn trẻ cần phải ý thức và biết vận động nhau để tham gia ghi danh bầu cử và thực sự đi bầu một cách tích cực hơn.
5. Các hình thức tham gia bầu cử
Một dữ liệu rất khả quan cho cộng đồng Việt nam tại Orange County là số cử tri Việt nam tham gia bỏ phiếu bằng phiếu khiếm diện (absentee ballots) rất là cao so với tỉ số cử tri người Mỹ. Trong hầu hết các cuộc bầu cử vừa qua, tỉ số các cử tri Việt nam tham gia bỏ phiếu khoảng trên dưới 50% đối với hình thức bầu khiếm diện và bầu tại phòng phiếu. Đối với các cử tri người Mỹ, tỉ lệ bỏ phiếu bằng phiếu khiếm diện là vào khoảng từ 20% đến 25% và khoảng trên dưới 75% người Mỹ bỏ phiếu tại phòng phiếu trong ngày bầu cử.
Việc bỏ phiếu bằng phiếu khiếm diện đã giúp cho nhiều người Việt nam chưa quen với việc bỏ phiếu mà vẫn có thể bỏ phiếu một cách dễ dàng mà không cần phải đến tận phòng bỏ phiếu. Trong nhiều trường hợp, có người trong nhà đã tích cực nhắc nhỡ những người khác trong nhà bỏ phiếu hay giúp đỡ các bậc cha mẹ hay ông bà điền vào các phiếu bầu.
Chính hình thức bỏ phiếu khiếm diện đã góp phần rất nhiều vào việc nâng cao tỉ lệ tham gia bầu cử và gia tăng sức mạnh chính trị của cộng đồng Việt nam nói chung. Cộng đồng Việt nam chúng ta nên tìm cách khai thác hình thức bỏ phiếu này để tận dụng mọi lá phiếu và sức lực chính trị của cộng đồng và không phí phạm sức mạnh của lá phiếu như chúng ta đã thấy trước đây.
6. Kết Luận
Không cần phải nói, ai trong cộng đồng chúng ta cũng biết rằng lá phiếu là sức mạnh chính trị của cộng đồng. Mọi người đều thấy được sự khác biệt rõ rệt sau khi có các đại diện dân cử gốc Việt trong các cơ quan chính quyền và sự thể hiện sức mạnh chính trị qua việc tham gia đi bầu thật tích cực từ mọi thành phần trong cộng đồng.
Tuy nhiên, chúng ta cần phải nhận thấy rằng sức mạnh chính trị của cộng đồng đang nằm trong lòng bàn tay nhưng chúng ta chưa biết vận dụng hết sức để xử dụng nó. Và chúng ta có nhiều khả năng để gia tăng sức mạnh này nếu chúng ta biết vận động nhau và mỗi người trong chúng ta ý thức được vai trò và trách nhiệm của mình đối với tương lai của chính mình, của gia đình mình, và của cộng động mình được thể hiện qua việc xử dụng quyền đi bầu của mình.
Trong cuộc bầu cử sắp tới, hy vọng cộng đồng Việt nam chúng lại một lần nữa chứng minh được sức mạnh chính trị của mình trong việc tích cực tham gia ghi danh đi bầu và tham gia bỏ phiếu trong mọi hoàn cảnh có thể được.
Gửi ý kiến của bạn