Hôm nay,  

Một Tuần Chiến Sự: Nóng Ruột Là Thua

28/03/200300:00:00(Xem: 4155)
Mục đích và yêu cầu
Sau khi tiến hành trì hoãn chiến khá thành công - nhờ sự đồng lõa của Pháp, Đức và Nga, cùng sự nhu nhược ngụy danh nhân đạo của nhiều nước khác - cuối cùng thì chế độ Saddam Hussein cũng phải đối đầu với Liên quân Mỹ, Anh, Úc (và 44 nước ủng hộ đàng sau, theo lời Ngoại trưởng Colin Powell tuyên bố ngày 25). Mục đích của Saddam là tồn tại, muốn vậy, yêu cầu của trận chiến là kéo dài càng lâu càng hay (ít nhất vài tháng) và gây tổn thất cho đối phương càng nhiều càng tốt. Phong trào phản chiến và sự nóng ruột của dân Mỹ sẽ làm nốt việc còn lại, là đòi hỏi một giải pháp ngưng bắn. Được như vậy, qua năm 2004, George W. Bush sẽ thất cử, Saddam vẫn còn, và Liên hiệp quốc coi như bị giải giới, chỉ còn làm nhiệm vụ cán sự xã hội quốc tế, để... tái thiết Iraq.
Sau khi chiều theo sức ép của quốc tế và lời khuyên của Colin Powell cùng thành phần thực tiễn và có chủ trương can thiệp "đa phương", chính quyền Bush cuối cùng vẫn phải mở chiến dịch Iraq (kèm thêm chữ Tự Do cho phải đạo) trước phản ứng chống đối của quốc tế, nhất là Pháp. Chính phản ứng đó làm người Mỹ bất mãn, quay sang ủng hộ ông Bush. Rồi lòng ái quốc của dân Mỹ khi binh sĩ của mình đã ra tiền tuyến khiến dư luận hậu thuẫn ông Bush và cuộc chiến với tỷ lệ rất cao, hơn 70%.
Nhưng dư luận đó cũng có sự bồng bột truyền thống của xã hội này.
Mục đích của Hoa Kỳ trong chiến dịch là lật đổ chế độ Saddam, xây dựng một chế độ khác dưới quyền giám hộ của mình để triệt hạ hệ thống võ khí tàn sát; là gieo rắc kinh sợ cho bọn khủng bố đồng thời trấn an dư luận quần chúng Hồi giáo; ổn định tình hình Iraq làm gương và từ Iraq khống chế toàn vùng Trung Đông hầu diệt sạch mọi âm mưu khủng bố hay dung dưỡng khủng bố.
Vì mục đích đa diện này mà yêu cầu của chiến trận về phía Mỹ lại khó hơn yêu cầu của Saddam: tiêu diệt chế độ Saddam trong thời hạn sớm nhất với tối thiểu tổn thất về sinh mạng cho người dân Iraq lẫn kinh tế hay văn hóa cho quốc gia Iraq. Châm ngôn của Mỹ là "phải thắng trong chiến tranh rồi còn thắng trong hòa bình". Đó là một bài toán chính trị phức tạp cho quân lực Mỹ, phức tạp hơn và khác hẳn điều kiện của trận Bão Sa Mạc năm 1991.

Một tuần sau, tình hình chiến cuộc đã khai triển thế nào căn cứ trên những mục đích yêu cầu đó của đôi bên"
Tính sổ thăng trầm
Cuộc chiến Iraq năm 1991 kéo dài sáu tuần, mở màn với các vụ không tập sấm sét rồi cuộc tiến quân thần tốc làm chế độ Baghdad phải rút quân khỏi Kuweit. Đấy là những đơn vị yếu nhất chưa phải là đám ưu binh bảo vệ chế độ, mà trận đại thắng đó cũng mất sáu tuần. Năm 1998, trong một trận chiến cũng không có sự ủng hộ của Liên hiệp quốc nhằm chấm dứt việc chế độ Belgrade của sắc dân Serb khỏi đàn áp sắc dân Albany tại Kosovo, Liên quân cũng do Mỹ lãnh đạo đã mất hai tháng mới đạt mục tiêu, một mục tiêu nửa vời do việc Liên bang Nga nhảy vào cấp cứu chế độ Belgrade bằng giải pháp ngưng bắn. Sau đó, chính dân Serb mới hoàn tất phần vụ còn lại là tạo ra thay đổi chính trị tại Belgrade, khiến Slobodan Milosevic bị lật đổ và đang ngồi hầu tòa về tội ác chiến tranh. Trong hai trận đó, thời hạn đã là từ sáu tuần đến tám tuần, với mục đích và yêu cầu tương đối đơn giản hơn.
Ngày nay, yêu cầu của Mỹ phức tạp hơn nhiều, mục tiêu khó khăn hơn nhiều mà dư luận Mỹ đã có vẻ nóng ruột sau có một tuần giao tranh!
Từ phía quân đội đã có lời bình phẩm là Bộ trưởng Quốc phòng Donald Rumsfeld và Tổng tham mưu trưởng Richard Myers đã lầm lẫn, không đưa thêm hai sư đoàn vào trận nên Mỹ khó dứt điểm. Với các chính khách và truyền thông, Bộ trưởng Rumsfeld và Tướng Myers phải phân trần: "chúng tôi có khi nào hứa hẹn là sẽ hoàn tất chiến dịch trong vài ngày đâu"" Ông Rumsfeld còn nhấn mạnh rằng "chúng ta gần với giai đoạn khởi đầu hơn là kết thúc".
Từ giới đầu tư, triệu chứng nóng ruột cũng khiến giá cổ phiếu lên xuống thất thường như yo-yo. Sau tám ngày tăng giá vì tin rằng chiến tranh cuối cùng cũng xảy ra và có vẻ thuận lợi trong ba ngày đầu, hôm Thứ Hai, các cổ phiếu tuột giá chỉ vì mấy tin thất lợi, qua Thứ Ba lại tăng giá vì có tin thắng lợi ở Basra. Chúng ta sẽ còn thấy cảnh trồi sụt đó của thị trường trong những ngày tới.
Đối với quảng đại quần chúng Mỹ, sau hai ngày đầu hồ hởi (là Thứ Năm 20 và Thứ Sáu 21 - xin lấy giờ Iraq làm chuẩn vì là nơi xảy ra chiến cuộc), đến cuối tuần, người Mỹ bàng hoàng nhận ra là mình đang ở trong một cuộc chiến tranh thật, có tổn thất thật, có thắng có bại và chưa thấy dấu hiệu gì dứt điểm. Họ không thấy phép lạ của siêu kỹ thuật chiến tranh, không có sự tan rã lập tức của một chế độ ai cũng ghét. Người dân Iraq ghét chế độ Saddam đã đành, nhưng họ còn nghi ngờ Hoa Kỳ nhiều hơn nữa (năm 1991, dân Shiites đã lỡ tin vào Mỹ và nổi dậy chống Saddam để rồi bị Saddam tàn sát, khi Mỹ cứu xong Kuweit là rút quân ra về trong tiếng khải hòan!) Điều này có lẽ đa số người dân Mỹ không biết, nên mới mong rằng siêu kỹ thuật Mỹ và sự oán ghét chế độ của dân Iraq sẽ khiến Saddam tan biến thật nhanh, như ảo ảnh sa mạc.
Sự thể không kỳ diệu và đơn giản như vậy mà bình thường và bất ngờ hơn nhiều.
Trận thế hai phe
Bộ trưởng Rumsfeld đã phát biểu ngay từ cuộc họp báo đầu tiên khi chiến tranh khởi động, rằng kế hoạch chiến tranh nào cũng vậy, vừa đi vào áp dụng là phải có thay đổi theo tình hình thực tế của trận địa. Với mục đích yêu cầu phức tạp hơn, Mỹ có khả năng ứng biến linh động hơn nhờ phương tiện kỹ thuât và tổ chức hiện đại hơn Iraq, nhưng Iraq cũng có điểm lợi là ở thế thủ, và chỉ cần kéo dài một trận chiến tiêu hao là đạt mục tiêu.
Tình hình tuần qua có cho thấy điều đó ở hai phe.
Vừa hết 48 tiếng của tối hậu thư ngày 17, Mỹ đổi bài bản và bất ngờ oanh kích Baghdad căn cứ trên nguồn tin tình báo nhằm tiêu diệt Saddam Hussein và các tay chân thân tín nhất. Kết quả ra sao, lúc đó lãnh đạo Liên quân có khi cũng chưa rõ, nên tiếp diễn bằng tâm lý chiến nhằm tranh thủ các tướng lãnh Iraq hầu đạt mục tiêu và yêu cầu chính trị của mình mà khỏi đi vào cuộc tàn sát. Chính là trong hai ngày tâm lý chiến đó mà dư luận Mỹ có cảm tưởng là chế độ Saddam rung rinh và sẽ sụp đổ nội trong vài ngày.


Khi Tổng thống Bush quyết định lui về Camp David trong ngày nghỉ cuối tuần, có thể ông đã biết rằng đòn đập đầu rắn không thành, ông không nán lại Thủ đô nghe tin chiến thắng nữa. Ông báo trước là "chúng ta nên chờ đợi một trận chiến lâu dài nhưng lẽ tất thắng vẫn về ta". Có thể là dân Mỹ lúc đó chưa hiểu nên vẫn lạc quan chờ đợi, và càng hồ hởi khi thấy Mỹ mở cuộc không tập vũ bão gây chấn động và kinh hoàng (shock and awe) đã hứa hẹn. Saddam mà chưa chết thì lần này cũng tan dưới trận bão lửa của bom khôn, của hỏa tiễn, của các phi vụ chiến lược.
Tại chỗ, Bộ Chỉ huy Trung ương (CENTCOM) thì đã đi vào kế hoạch thực tế với những thay đổi vào giờ cuối. Vì việc mượn lãnh thổ Turkey để mở mặt trận từ hướng Bắc không thành và việc mượn không phận Turkey để tiếp vận cho các đơn vị được thả dù xuống đó lại bị trở ngại lúc chót, chiến trận sẽ chỉ khai diễn trên hai mặt Nam và Tây Nam. Tại hướng Nam, từ Kuweit lên, liên quân sẽ vừa bảo vệ các giếng dầu, vừa men dọc sông Euphrates tiến nhanh về Baghdad, trên đà tiến thì chỉ khoanh vùng chứ không chiếm đóng các thị trấn. Trong khi các đơn vị Mỹ mở mũi công thì các đơn vị Anh bảo vệ hậu cứ, quanh các thị trấn đó, từ Al Faw, Umm Qasr lên Al Basrah (truyền thông hay gọi gọn là Basrah hay Bassorah), An Nasiriyah. Đồng thời, một lực lượng khinh binh của Mỹ sẽ tiến qua sa mạc hướng Tây Nam để trấn giữ các cây cầu chính yếu trên sông Euphrates. Liên quân hiện đã đối diện với Karbala và nếu tiến qua sông Euphrates trong khoảng 30 cây số giữa Karbala và Al Hillah là vào đến Baghdad, cách đó 50 cây số. Trong khoảng 50 cây số đó là các vòng phòng thủ, càng vào sâu càng kiên cố của Saddam. Tình hình chiến trận của tuần đầu tiên đã diễn ra như vậy, và tốc độ tiến quân phải được coi là nhanh, nếu ta nhớ rằng ngoài các đơn vị Không kỵ 101 hay Biệt cách dù 82 còn có các đơn vị cơ giới và thiết giáp của Thủy quân Lục chiến và Bộ binh.
Về phía Iraq, từng rút tỉa bài học của trận Bão Sa Mạc năm 1991 lẫn chiến cuộc tại Kosovo năm 1998, có thể Saddam Hussein đã tung ra những đơn vị chính quy nhưng chưa là ưu binh để trấn giữ trận tuyến miền Nam. Đó là các sư đoàn 51 Cơ giới, Sư đoàn 6 Thiết giáp và sư đoàn 11 Bộ binh. Nhờ sự xoay chuyển lập trường của Turkey, Saddam không gặp 62.000 quân Mỹ dự trù tấn công Baghdad từ mạn Bắc xuống nên có thể dời quân về phòng thủ Baghdad ở mặt Nam. Và biết rõ tâm lý dân Mỹ, Saddam đã gài lại các nhóm cảm tử để quấy phá hậu tuyến Liên quân bằng du kích chiến và chiến tranh phá hoại trong các thị trấn bị khoanh vùng, từ Al Basarah lên tới An Nasiriyah. Biết rõ là dân Mỹ có ấn tượng là chế độ mình sẽ mau sụp đổ, Saddam cho dùng kế trá hàng và gây tổn thất bất ngờ cho Liên quân. Cũng vì ấn tượng đó, khi thấy quân đội Iraq không tan rã như dự đoán mà còn chống trả khá mãnh liệt tại An Nasiriyah, dư luận Mỹ mới hoài nghi, mới phát giác là chiến tranh có thật, mình bị tổn thất thật.
Thị trường chứng khoán liền sụt giá, lãnh đạo Mỹ bắt đầu phân trần và trấn an, các gia đình Mỹ có tù binh bắt đầu sụt sùi than khóc, và truyền thông lẫn chính giới khởi sự nêu vấn đề.
Nhưng, nhìn trên đại thể thì phía Liên quân đã đạt mục tiêu chiến lược là tập trung quân lực để, sau vài ngày bão cát sẽ vào Baghdad. Phía Iraq thì mặc dù có đạt thắng lợi chiến thuật dội về đến hậu phương Mỹ nhưng vẫn bị thua về chiến lược: vòng ngoài chỉ cầm cự được có một tuần và những tổn thất về phía Mỹ vẫn chưa đủ nặng.
Sơ kết của tuần đầu
Kết luận ở đây là sau một tuần giao tranh, phía Iraq không sụp đổ nhưng không ngăn nổi đà tiến của Liên quân tại Al Basra, An Nasiriayh hay dọc theo gần 300 cây số của sông Euphrates. Quân Iraq có người đào ngũ, có bị bắt làm tù binh nhưng còn sức chống trả mà chưa phải dùng tới các sư đoàn ưu binh hay cảm tử của Saddam. Iraq có đạt vài thắng lợi bất ngờ nhưng mất khả năng chủ động. Hy vọng tồn tại của Saddam là gây ra chấn động chính trị và khủng hoảng ngay tại Mỹ. Ngược lại, phía Hoa Kỳ đã khai thác ưu điểm là năng động tính để cài sẵn chốt cho trận thư hùng có thể khai diễn tại Baghdad. Liên quân có thể tấn công hay chỉ vây hãm và dập bom các thành phố lớn. Trên đại thể thì Hoa Kỳ vẫn giữ được thế chủ động, nhưng lại gặp trở ngại lớn về chính trị (chưa kể bão cát và khí hậu ngày càng nóng bức): đó là không được gây tàn phá dân sự, văn hóa hay kinh tế cho Iraq.
Trong thế thủ, quân Iraq có thể mặc áo thường dân ra trận, trí súng phòng không trong nhà thương, yểm đại bác trong đền thờ, hoặc sử dụng cả võ khí hóa học nếu bị dồn vào tuyệt địa. Trong thế công, lính Mỹ không muốn chết oan vì đòn trá hàng nên dễ ra tay khốc liệt, nhưng nếu vì nóng lòng tiêu diệt các ổ kháng cự và các sư đoàn Vệ binh Quốc gia, Siêu vệ binh hay Cảm tử quân lẩn trong dân, Liên quân sẽ bị dân Iraq oán ghét, thế giới lên án, và chính dân Mỹ sẽ phản đối. Ngoài ra, nếu Al Basrah - thành phố lớn thứ nhì của Iraq, đa số dân cư là người Shiites - có loạn, không phải vì dân và quân Iraq nổi loạn chống Saddam mà vì bị đói hay dịch bệnh thì trách nhiệm chính trị của Liên quân đang vây hãm thành phố sẽ là một tổn thất lớn cho cả chiến dịch.
Cho đến nay, sau một tuần thử cựa và nhử đòn của đôi bên, người ta thấy Iraq không sụp đổ, Mỹ đang bố trí lực lượng trên thế thượng phong để thực sự giao chiến với dàn ưu binh của Saddam ở vòng ngoài của Baghdad -vòng ngoài thôi. Nhưng, giới lãnh đạo quân sự Mỹ không có nhiều quyền hạn như Saddam. Nếu thấy dân chúng nóng ruột, các chính khách phàn nàn hay truyền thông lên án rằng chiến tranh kéo dài quá lâu, thì, để tìm chiến thắng mau lẹ, họ có thể lấy những quyết định rủi ro và gây tổn thất lớn cho lính Mỹ hay dân Iraq.
Và đó là lúc họ giúp Saddam đạt được mục tiêu: Saddam Hussein đang phục kích họ ngay tại hậu phương này!
030325
Nguyễn Xuân Nghĩa

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sky River Casino vô cùng vui mừng hào hứng tổ chức chương trình Ăn Tết Nguyên Đán với những giải thưởng thật lớn cho các hội viên Sky River Rewards. Chúng tôi cũng xin kính chúc tất cả Quý Vị được nhiều may mắn và một Năm Giáp Thìn thịnh vượng! Trong dịp đón mừng Năm Mới Âm Lịch năm nay, 'Đội Múa Rồng và Lân Bạch Hạc Leung's White Crane Dragon and Lion Dance Association' đã thực hiện một buổi biểu diễn Múa Lân hào hứng tuyệt vời ở Sky River Casino vào lúc 11:00 AM ngày 11 Tháng Hai. Mọi người tin tưởng rằng những ai tới xem múa lân sẽ được hưởng hạnh vận.
Theo một nghiên cứu mới, có hơn một nửa số hồ lớn trên thế giới đã bị thu hẹp kể từ đầu những năm 1990, chủ yếu là do biến đổi khí hậu, làm gia tăng mối lo ngại về nước cho nông nghiệp, thủy điện và nhu cầu của con người, theo trang Reuters đưa tin vào 8 tháng 5 năm 2023.
(Tin VOA) - Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) vào ngày 13/9 ra thông cáo lên án Việt Nam tiếp tục lạm dụng hệ thống tư pháp để áp đặt những án tù nặng nề với mục tiêu loại trừ mọi tiếng nói chỉ trích của giới ký giả. Trường hợp nhà báo tự do mới nhất bị kết án là ông Lê Anh Hùng với bản án năm năm tù. RSF bày tỏ nỗi kinh sợ về bản án đưa ra trong một phiên tòa thầm lặng xét xử ông Lê Anh Hùng hồi ngày 30 tháng 8 vừa qua. Ông này bị kết án với cáo buộc ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước’ theo Điều 331 Bộ Luật Hình sự Việt Nam
Từ đầu tuần đến nay, cuộc tấn công thần tốc của Ukraine ở phía đông bắc đã khiến quân Nga phải rút lui trong hỗn loạn và mở rộng chiến trường thêm hàng trăm dặm, lấy lại một phần lãnh thổ khu vực đông bắc Kharkiv, quân đội Ukraine giờ đây đã có được vị thế để thực hiện tấn công vào Donbas, lãnh phổ phía đông gồm các vùng công nghiệp mà tổng thống Nga Putin coi là trọng tâm trong cuộc chiến của mình.
Tuần qua, Nước Mỹ chính thức đưa giới tính thứ ba vào thẻ thông hành. Công dân Hoa Kỳ giờ đây có thể chọn đánh dấu giới tính trên sổ thông hành là M (nam), F (nữ) hay X (giới tính khác).
Sau hành động phản đối quả cảm của cô trên truyền hình Nga, nữ phóng viên (nhà báo) Marina Ovsyannikova đã kêu gọi đồng hương của cô hãy đứng lên chống lại cuộc xâm lược Ukraine. Ovsyannikova cho biết trong một cuộc phỏng vấn với "kênh truyền hình Mỹ ABC" hôm Chủ nhật: “Đây là những thời điểm rất đen tối và rất khó khăn và bất kỳ ai có lập trường công dân và muốn lập trường đó được lắng nghe cần phải nói lên tiếng nói của họ”.
Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam cử hành Ngày Quốc tế Nhân Quyền Lần Thứ 73 và Lễ Trao Giải Nhân Quyền Việt Nam lần thứ 20.
Sau hơn 30 năm Liên bang Xô Viết sụp đổ, nhân dân Nga và khối các nước Đông Âu đã được hưởng những chế độ dân chủ, tự do. Ngược lại, bằng chính sách cai trị độc tài và độc đảng, Đảng CSVN đã dùng bạo lực và súng đạn của Quân đội và Công an để bao vây dân chủ và đàn áp tự do ở Việt Nam. Trích dẫn chính những phát biểu của giới lãnh đạo Việt Nam, tác giả Phạm Trần đưa ra những nhận định rất bi quan về tương lai đất nước, mà hiểm họa lớn nhất có lẽ là càng ngày càng nằm gọn trong tay Trung quốc. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
Tác giả Bảo Giang ghi nhận: “Giai đoạn trước di cư. Nơi nào có dăm ba cái Cờ Đỏ phất phơ là y như có sự chết rình rập." Tại sao vậy? Để có câu trả lời, mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của nhà văn Tưởng Năng Tiến.
Người cộng sản là những “kịch sĩ” rất “tài”, nhưng những “tài năng kịch nghệ” đó lại vô phúc nhận những “vai kịch” vụng về từ những “đạo diễn chính trị” yếu kém. – Nguyễn Ngọc Già (RFA).. Mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của phó thường dân/ nhà văn Tưởng Năng Tiến để nhìn thấy thêm chân diện của người cộng sản.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.