Sydney - Trong khi những quốc gia giàu đang tranh cãi về việc trao đổi mậu dịch đa cấp (multilateral trading), sự chuyển hướng về trao đổi mậu dịch đồng cấp (bilateral trading) và trao đổi mậu dịch từng vùng (regional trading) đang tiếp tục tiến tới.
Có thể, quan trọng là sự tham gia của khối Khối Tự Do Mậu Dịch Châu Mỹ (Free Trade Area for America: FTAA). Thị trường chung của miền Tây Bán Cầu gồm 800 triệu người với tổng sản lượng 11 ngàn tỷ mỹ kim.
Á Châu đang trông chừng FTAA bởi vì khối này trong tương lai sẽ xâm nhập, chia chác thị trường Hoa Kỳ. FTAA chưa phải là mối lo ngại tức thời, nhưng nó có triển vọng sẽ làm rối loạn mậu dịch toàn cầu và sẽ mang tới sự thách thức cho các nước Á Châu đang phát triển mà thị trường Hoa Kỳ là chính.
Các nước Châu Mỹ La Tinh đã cạnh tranh với Đông Á trên lãnh vực vải vóc và xe hơi. Vải vóc xuất cảng từ Châu Mỹ La Tinh tăng trên 10% trong thập niên vừa qua, và tới năm 1999, đã tăng gần ba lần mức xuất cảng toàn cầu của họ tới mức 10.3%. Hàng vải của Á châu không tăng nhanh được như vậy.
Tổ chức Mậu Dịch Quốc Tế (WTO) cho biết trong thập niên 90, các nước Châu Mỹ La Tinh đã đạt thị trường Hoa Kỳ một cách đáng kể, làm tổn hại đến Hong Kong, Trung Hoa, Nam Hàn và Đài Loan.
Trên lãnh vực xe hơi, mặc dầu Á Châu vẫn dẫn đầu trong việc xuất cảng, WTO cho biết Mễ Tây Cơ và Ba Tây là hai nước xuất cảng mạnh nhất với sự tăng trưởng trên 10%.
Khi vốn đầu tư nước ngoài chuyển hướng về Châu Mỹ La Tinh, hàng hoá, và trao đổi mậu dịch sẽ theo sau. Ngoài Hoa Kỳ và Trung Hoa, Châu Mỹ La Tinh đã là nơi thu hút giới đầu tư ngoại quốc nhiều nhất. Giới đầu tư ngoại quốc đang bị Châu Mỹ La Tinh hấp dẫn với tương lai tốt đẹp. Ngược lại, Á Châu đang bị mang tiếng là chậm trễ trong việc đổi mới và trả nợ xấu.
Có thể, quan trọng là sự tham gia của khối Khối Tự Do Mậu Dịch Châu Mỹ (Free Trade Area for America: FTAA). Thị trường chung của miền Tây Bán Cầu gồm 800 triệu người với tổng sản lượng 11 ngàn tỷ mỹ kim.
Á Châu đang trông chừng FTAA bởi vì khối này trong tương lai sẽ xâm nhập, chia chác thị trường Hoa Kỳ. FTAA chưa phải là mối lo ngại tức thời, nhưng nó có triển vọng sẽ làm rối loạn mậu dịch toàn cầu và sẽ mang tới sự thách thức cho các nước Á Châu đang phát triển mà thị trường Hoa Kỳ là chính.
Các nước Châu Mỹ La Tinh đã cạnh tranh với Đông Á trên lãnh vực vải vóc và xe hơi. Vải vóc xuất cảng từ Châu Mỹ La Tinh tăng trên 10% trong thập niên vừa qua, và tới năm 1999, đã tăng gần ba lần mức xuất cảng toàn cầu của họ tới mức 10.3%. Hàng vải của Á châu không tăng nhanh được như vậy.
Tổ chức Mậu Dịch Quốc Tế (WTO) cho biết trong thập niên 90, các nước Châu Mỹ La Tinh đã đạt thị trường Hoa Kỳ một cách đáng kể, làm tổn hại đến Hong Kong, Trung Hoa, Nam Hàn và Đài Loan.
Trên lãnh vực xe hơi, mặc dầu Á Châu vẫn dẫn đầu trong việc xuất cảng, WTO cho biết Mễ Tây Cơ và Ba Tây là hai nước xuất cảng mạnh nhất với sự tăng trưởng trên 10%.
Khi vốn đầu tư nước ngoài chuyển hướng về Châu Mỹ La Tinh, hàng hoá, và trao đổi mậu dịch sẽ theo sau. Ngoài Hoa Kỳ và Trung Hoa, Châu Mỹ La Tinh đã là nơi thu hút giới đầu tư ngoại quốc nhiều nhất. Giới đầu tư ngoại quốc đang bị Châu Mỹ La Tinh hấp dẫn với tương lai tốt đẹp. Ngược lại, Á Châu đang bị mang tiếng là chậm trễ trong việc đổi mới và trả nợ xấu.
Gửi ý kiến của bạn