Bất kỳ nơi nào Ngoại Trưởng Condoleeza Rice (CR) quan tâm đến - từ Iraq đến Iran, từ Lebanon đến Bắc Hàn - Bà đều phải đối diện với sự khủng hoảng về chính sách. Trong cuộc phỏng vấn độc quyền dưới đây của "Reader's Digest" (RD), Bà Rice đã đề cập đến những sóng gió sắp tới và chiền lược đưa Hoa Kỳ thoát nạn an toàn.
(William Beamen và Conrad Kiechel)
RD: Chúng ta đã đoàn kết được quốc gia sau vụ khủng bố 11 tháng 9, nhưng lại đang bị chia rẻ sâu xa giữa các đảng.Bà có thể làm được gì để duy trì đoàn kết"
CR: Tôi nghĩ la chúng ta vẫn âm thầm đoàn kết. Nhưng có lẽ chúng ta đã không có đủ thì giờ suy nghĩ chu đáo đến những gì chúng ta phải làm cho đất nước sau vụ 11-9.
Có phải là chúng ta sắp triệt hạ được Al Qaeda, tổ chức đã từng gây chia rẻ chúng ta" Có lẽ bắt được Osama bin Laden, và sau đó chúng ta sẽ trở lại cuộc sống cũ trước đây" Hay là phải cần có sự đấu tranh của cả một thế hệ để thay đổi tận gốc những gì đã tạo nên Al Qaeda" Đối với những ai trong chúng ta đồng ý với ý kiến này thì đó là cách duy nhất chúng ta có thể lưu lại một nền hòa bình trường cửu cho con cháu chúng ta.
Tôi xin so sánh một vài cách thức đã được áp dụng trong Thế Chiến II. Hoa Kỳ không cho việc chỉ đánh bại Đức Quốc xã là đủ. Chúng ta phải tái tạo một Âu châu ổn định, tức là một Âu châu dân chủ với một nước Đức dân chủ làm nòng cốt. Chúng ta cũng phải tạo một nước Nhật dân chủ.
Những chính sách này của chúng ta rõ ràng là đúng. Nếu chúng ta công nhận mọi người đều không nghĩ là chúng ta lại sắp gây chiến ở lục địa Âu châu, hay hai nước Pháp và Đức lại sắp đánh nhau, hoặc Nhật lại sắp trở thành mối đe dọa trong vùng, thì như vậy là sự khôn ngoan của chúng ta nhằm giải quyết vấn đề tận gốc đã được thừa nhận.
RD: Bà vừa cho biết một cách bao quát những gì đã làm lợi cho chúng ta và các đồng minh của chúng ta với việc tạo dựng một thế giới thái bình hơn. Nhưng qua kết quả các cuộc thăm dò ý kiến ở Âu châu và những nơi khác, thì hình ảnh của Hoa Kỳ thật tệ hại. Bà có chiến lược gì để xóa bỏ hình ảnh đó"
CR: Trước hết, chúng ta phải làm điều đúng, và đôi khi làm điều đúng lại là điều khó khăn không được lòng người. Có phải là việc làm đúng khi rốt cuộc chúng ta phải loại bỏ sự hăm dọa của Saddam Hussein không" Một vài người bảo là không, vì chúng ta đã phải trả giá cho uy tín của Hoa Kỳ. Nhưng tôi tin chắc là khi lịch sử của giai đoạn này được ghi lại, và khi Iraq trở thành cột trụ dân chủ và ổn định cho vùng Trung Đông thì người ta sẽ nhìn lại và bảo: "Đó là quyết định đúng đắn." Quyết định đúng đôi khi lại là quyết định thất nhân tâm.
Nhưng chúng ta có thể làm nhiều hơn nữa. Chúng ta cần đối thoại với người dân Trung Đông, chứ không độc thoại. Chúng ta cần gia tăng tiếp xúc với mọi người, nhất là giới trẻ. Chúng ta đã hỗ trợ tích cực các chương trình trao đổi sinh viên. Và chúng ta phải dứt khoát cho thấy chúng ta tin tưởng người dân Trung Đông xứng đáng có một nền dân chủ trong tương lai, điều mà các vị Tổng Thống Hoa Kỳ đã ngần ngại không nói ra trong suốt 60 năm qua. Trước đây chúng ta chỉ quan tâm đến sự ổn định mà lơ là dân chủ, và rốt cuộc chúng ta mất cả hai.
Ngoài ra có những nhận định sai lầm chúng ta có thể chống lại. Khi tôi thảo luận với các chức sắc tôn giáo ở Trung Đông, họ có vẻ tin là người Hoa Kỳ quá trần tục, không quí trọng gia đình. Tôi đã mời họ đến thăm Hoa Kỳ để thấy hầu như khu phố nào cũng có nhà thờ hay nơi thờ phượng. Hoa Kỳ là một dân tộc xem trọng gia đình và tín ngưỡng tôn giáo.
Hoa Kỳ đã đi đúng đường khi trở thành nơi sống chung hài hòa của nhiều người dân khác biệt về văn hóa và tôn giáo. Chúng ta không chứa chấp nhau mà là tìm cách tạo cuộc sống tốt đẹp cho nhau. Tôi mong mọi người thấy được quốc gia Hoa Kỳ là như vậy.
RD: Mục tiêu của chúng ta hiện nay la tạo sự ổn định và thịnh vượng ở Iraq, như vậy có bao gồm luôn việc xây dựng một nước Iraq dân chủ không"
CR: Đương nhiên là có. Ổn định và thịnh vượng phải đi chung với với dân chủ.
Chúng ta đã học được từ các nước dưới chế độ độc tài hay toàn trị qua bao nhiêu năm là sự ổn định tại đó chỉ có tính cách giả tạo. Trong các chế độ này người ta chỉ thấy có đàn áp thẳng tay hay một xã hội chỉ biết dùng mưu mô dưới mọi hình thức độc hại, chẳng hạn như sự phát triển của chủ nghĩa quá khích, vì người dân không có những cơ cấu chính trị chính thức để phát biểu ý kiến khác biệt của họ.
Tôi đang nghĩ đến sự chết chóc của những người Iraq vô tội, những em học sinh, các thấy cô giáo, các anh chị em của những người lãnh đạo Iraq bị ám sát. Và tôi bàng hoàng khi nghĩ đến con số 12 triệu rưỡi người Iraq đi bỏ phiếu, bất chấp mọi sự hăm dọa kia.
Khi nước Iraq có dân chủ, toàn vùng sẽ bị ảnh hưởng sâu xa vì mọi người sẽ nhìn quanh và tự hỏi: "Còn chúng ta thì sao""
Như đã xảy ra ở Kuwait với phụ nữ lần đầu tiên đi bầu hay ra ứng cử. Tại Ai Cập, lần đầu tiên có các cuộc bầu cử đa đảng. Tôi biết các cuộc bầu cử quốc hội của họ không đúng tiêu chuẩn như chúng ta hy vọng, nhưng trong các cuộc bầu cử có những sự chỉ trích ngay chính quyền đương nhiệm, kể cả Tổng thống, mà không bị phiền lụy gì hết, thì sự thể đã khác nhiều.
RD: Lúc làm Cố Vấn An Ninh Quốc Gia, Bà bảo không ai muốn dung thứ các vũ khí nguyên tử của Iran. Và Tổng Thống (Bush) cũng nói chúng ta sẽ không dung thứ. Lời tuyên bố này có trở lại ám ảnh chúng ta không"
CR: Chúng ta không buộc phải dung thứ nó. Dĩ nhiên là không. Trước hết, chúng ta đang có cuộc vận động rất mạnh, và tôi muốn xác nhận là có hiệu quả nữa, để tạo một sự đồng thuận quốc tế không dung thứ vũ khí nguyên tử ở Iran. Và nếu Iran nhất quyết chế vũ khí nguyên tử, họ sẽ bị cộng đồng quốc tế cô lập.
Chúng ta cũng có thể nói thẳng với Iran là họ sẽ không được lợi gỉ khi có vũ khí nguyên tử. Chúng ta sẽ bảo vệ các đồng minh và các quyền lợi của chúng ta trên khắp thế giới.
RD: Chính quyền Bush đã nêu thuyết "răn đe" để ngăn chặn mọi sự đe dọa đối với nền an ninh quốc tế. Các cuộc thử nghiệm hỏa tiển tầm xa của Bắc Hàn có gây phản ứng răn đe nào không"
CR: Hoa Kỳ đang tạo một sự kết hợp quan trọng các nước lân bang của Bắc Hàn - gồm Trung quốc, Nhật, Nga, và Nam Hàn - để đương đầu với mối đe dọa nguyên tử và đó là cách tốt nhất.
Chắc chắn Hoa Kỳ, qua sự liên minh với Nam Hàn và các nước khác trong vùng như Nhật Bản, sẽ duy trì một sức mạnh đủ cho Bắc Hàn nhận ra ai ở thế thượng phong trong tình hình an ninh hiện nay. Tổng Thống (Bush) đã dưt khoát. Chúng ta không có ý định xâm chiếm hay tấn công Bắc Hàn. Tại sao chúng ta lại phải đánh Bắc Hàn" Như vậy Bắc Hàn không có lý do gì để có vũ khí nguyên tử. Tôi nghĩ Bắc Hàn thấy rõ Hoa Kỳ và các đồng minh cò đủ sức mạnh để đương đầu với bất kỳ sự khiêu khích nào.
RD: Lúc Tổng Thống Ronald Reagan đến Berlin và tuyên bố "Hãy phá bỏ bức tường này,"nhiều chuyên gia không tin là việc đó sẽ xảy ra. Hiện nay có điều gì cũng sẽ làm mọi người ngạc nhiên như sự sụp đổ của chũ nghĩa cọng sản không"
CR: Người ta sẽ ngạc nhiên thấy Trung Đông khác lạ trong vài năm tới. Tôi tiên đoán như vậy.
Sừ phát triển dân chủ sẽ rộng hơn, dĩ nhiên là có lộn xộn và bất ổn do những thay đổi quá lớn lao. Khi tôi nhìn lại sự sụp đổ của chủ nghĩa cọng sản, tôi nhận ra thành quả đó có được là nhờ những quyết định đưa ra trong 2 năm 1946 và 1947. Và tôi nghĩ, làm sao các quyết định đó sẽ thành công được. Vì bất kỳ ai bước vào tòa nhà này (Bộ Ngoại Giao) cũng biết là trong 2 cuộc bầu cử ở Ý và Pháp năm 1946, phe cọng sản Ý chiềm đến 48% phiếu bầu và phe cọng sản Pháp chiếm đến 46% phiếu bầu. Năm 1948, Tiệp Khắc bị cọng sản đảo chánh và thành phố Berlin bị vụ khủng hoảng chia đôi vĩnh viễn. Năm 1949, Liên Xô cho nổ một loại vũ khí nguyên tử sớm hơn thời hạn đến 5 năm, và Trung cọng chiếm toàn bộ Trung Hoa.
Vào thời ấy người ta sẽ gán ngay là điên nếu ai đó bảo rằng năm 1989 và 1990, Liên Xô sẽ sụp đổ, Đông Âu sẽ trở thành dân chủ một cách hòa bình, Đức rồi sẽ thống nhất, Ba Lan, Lithuania, Latvia, Romania sẽ là thành viên của Khối NATO (Bắc Đại tây Dương).
Một sự thay đổi vĩ đại hiện đang hình thành. Tôi không biết nó sẽ kết thúc trong vòng 10 hay 20 năm. Nhưng khi nhìn lại, người ta sẽ nói: "Chúng ta vui mừng vì thế hệ trước đã không chọn con đường dễ dàng và đã không cho ổn định là đủ mà đòi hỏi phải phát triển dân chủ."
RD: Bà đã cho thấy Bà không muốn ra tranh cử Tổng Thống, nhưng nếu cò được sự ủng hộ nồng nhiệt của dân chúng thì Bà có thay đổi ý định không"
CR: Tôi biết là tôi hợp với lối sống nào. Tôi rất may mắn có việc làm, có trách nhiệm và cơ hội mà khi lớn lên trong vùng Birmingham, tiểu bang Alabama, tôi không bao giờ mô tưởng. Ở giai đoạn này trong cuộc đời tôi, tôi biết rõ tôi muốn gì và không muốn gì. Tôi muốn vào ngành quản trị thể thao một nơi nào đó hoặc, gần như chắc chắn, trở lại Stanford để dạy học.
Tôn Tất Diên dịch