(LTS: Việt Báo trân trọng giới thiệu với độc giả bài phân tích sau của Luật Sư Nguyễn Quốc Lân, hiện là Chủ Tịch và Ủy Viên của Hội Đồng Giáo Dục Học Khu Thống Nhất Garden Grove. Bên cạnh các bài viết thường xuyên giúp dân Việt hiểu rõ về hệ thống giaó dục Hoa Kỳ, Luật Sư Lân còn nhiều vận động khác, trong đó đã góp sức xin Thống Đốc ký Sắc Lệnh Cờ Vàng California và cố vấn pháp lý cho một số chùa VN được xây tại Quận Cam. Việt Báo trân trọng kính mời cử tri gốc Việt bầu phiếu cho Luật Sư Lân vào tháng 11 sắp tới để giữ gìn một tiếng nói quan trọng của người gốc Việt trong ngành giáo dục Hoa Kỳ.)
Bắt đầu từ sau ngày lễ Lao Động vào đầu tháng 9, các hệ thống trường công trên tòan California cũng như nhiều tiểu bang khác bắt đầu vào một năm học mới. Đây là lúc các viên chức trường học, thầy cô giáo cũng như các học sinh đều ráo riếc chuẩn bị một nhiên khóa mới, mỗi người trong một hòan cảnh hay tâm trạng khác nhau.
Trong thời gian này, các phụ huynh cũng nên đặc biệt lưu tâm đến việc giúp đỡ con em mình trở lại trường để bắt đầu một năm học mới. Có nhiều điều quí phụ huynh cần nên biết để giúp đỡ các con em cũng như cá nhân mình gặt hái được nhiều kết quả tốt đẹp cho một niên khóa mới.
1. Đọc và hiểu rõ những tài liệu do nhà trường gởi về nhà
Trong những ngày đầu niên học, nhà trường hay gởi về nhà qua học sinh những tài liệu hay văn kiện cần thiết cho năm học. Những văn kiện này thường gồm có phiếu chi tiết liên lạc khẩn cấp (emergency card), giấp phép xử dụng Internet, luật lệ của trường hay học khu, những chỉ dẫn mới cho năm học, thời khóa biểu trong năm (school year schedules), chương trình giảng dạy cập nhật theo từng cấp lớp ((standards based cirriculum) hay sổ tay phụ huynh học sinh (parent-student handbook). Các học khu hay các trường không nhất thiết sẽ có tất cả các văn kiện này trong thời gian khai giảng và các văn kiện này có thể có một tên gọi khác tùy theo học khu hay trường học.
Đọc Các Tài Liệu Được Phiên Dịch Sang Tiếng Việt
Tại các trường học hay học khu có đông học sinh Việt Nam, các tài liệu được gởi về nhà có thể được chuyển dịch sang Việt Ngữ hay ở dạng song ngữ. Quí vị phụ huynh nên tìm hiểu tường tận các tài liệu viết bằng Việt Ngữ hay Anh Ngữ.
Nếu quí vị có khả năng thông thạo về tiếng Việt, quí vị nêu lưu ý kỹ về kỹ thuật chuyển dịch sang Việt Ngữ cũng như cách hành văn trong Việt Ngữ để người đọc được dễ hiểu vấn đề hơn. Nếu quí vị tìm ra chữ nào hay câu nào được chuyển dịch không đúng hay khó hiểu, xin quí vị khoanh tròn chữ đó và gởi lại cho hiệu trưởng hay các viên chức tại trường học để giải thích cho họ biết rằng chữ đó dịch không đúng. Nếu quí vị làm như vậy, các viên chức tại trường học mới có cơ hội tìm hiểu thêm về phẩm chất các tài liệu được phiên dịch cũng như khả năng của các viên chức chịu trách nhiệm này. Thêm vào đó, các phụ huynh khác mới có thể dễ hiểu được các tài liệu gởi về nhà cũng như giúp cải thiện được khả năng chuyển dịch tài liệu của trường học trong thời gian tới.
Trong nhiều năm qua, tôi có cơ hội lưu ý đến phẩm chất các tài liệu được phiên dịch cũng như khả năng phiên dịch của các nhân viên dịch thuật. Có nhiều trường hợp tài liệu được phiên dịch một cách không đúng nghĩa, khó hiểu hay không thích hợp với hoàn cảnh người Việt Nam. Các phụ huynh Việt Nam thường ít khi l ên tiếng vì đức tính khiêm nhường, không muốn gây sự chú ý đến mình, dĩ hoà vi quí và không muốn làm lớn chuyện tại trường học. Tình trạng này đã kéo dài những thiếu sót về vấn đề chuyển dịch vì các viên chức của trường học hay học khu không hề hay biết về phẩm chất các tài liệu được chuyển dịch và gởi về nhà các phụ huynh.
Mong các phụ huynh hay tích cực hơn để giúp đỡ trường học trong lĩnh vực này.
Phiếu Liên Lạc Khẩn Cấp (Emergency Card)
Đây là phiếu ghi các chi tiết cần thiết để nhà trường có thể liên lạc với phụ huynh hay gia đình trong trường hợp khẩn cấp. Chi tiết về những người để liên lạc không nhất thiết phải là phụ huynh hay người trong nhà. Những người này nên là những người dễ liên lạc nhất và có thể liên lạc ngay với phụ huynh nếu cần hay hiểu biết đủ để liên lạc với trường học khi cần.
Nếu con em có vấn đề đặc biệt như cha mẹ có lệnh cách ly của toà án (restraining order), có người nào đó có thể gây nguy hại đến con em, hay có người thân nhân nào không được liên lạc hay cần liên lạc trước thì quí vị cũng nên ghi rõ vào. Nếu con em có những tình trạng y khoa đặc biệt hay dị ứng về một lọai thuốc hay phương thức chữa trị y khoa nào đó thì quí vị cũng nên ghi rõ vào vì đây là văn kiện đầu tiên mà nhà trường đọc đến khi có trường hợp cần đến.
Đối với các học sinh Việt Nam, nếu có trường hợp tên gọi thường hay bị lầm lẫn với người nào ở trong nhà hay với các học sinh khác ở trong trường thì cũng nên ghi rõ để dễ phân biệt khi cần thiết. Trường hợp này hay xảy ra với học sinh Việt Nam vì tên họ thường hay giống nhau và chữ Việt Nam viết trong tiếng Anh không có dấu để phân biệt cách phát âm. Đã từng có trường hợp cấp cứu mà trường học gọi lầm phụ huynh nhưng rất may chưa có điều gì nghiêm trọng đã xảy ra vì lỗi lầm đó.
Những chỉ dẫn mới (new instructions)
Mỗi niên khóa mới các trường hay học khu thường hay có những điều lệ mới hay những thay đổi mà phụ huynh hay học sinh cần lưu ý. Hiểu biết những điều lệ này sẽ giúp các phụ huynh hay học sinh không vi phạm những nội qui của trường một các không cần thiết.
Hầu hết các luật lệ căn bản đều được ghi rõ trong những tài liệu này. Nếu sau này học sinh có vi phạm, nhà trường có thể viện dẫn rằng phụ huynh và học sinh đã được thông báo đầy đủ về những điều luật này.
Đọc và hiểu rõ những điều luật này sẽ giúp tránh những lỗi lầm có thể xả ra vì không biết hon là để biện minh cho sự việc đã xảy ra. Dĩ nhiên là không biết luật không phải là một biện minh là vô tôi.
Thời khóa biểu trong năm (School Year Calendar)
Đây là thời khóa biểu cho suốt cả năm học. Văn kiện này thường ghi rõ thời gian nghỉ lễ, những này trường tan học sớm hay không mở cửa, chương trình thi trắc nghiệm hay những sinh họat đặc biệt tùy theo trường hay học khu.Quí phụ huynh cũng nên lưu ý thêm những sinh họat học được khác của con em mà không nằm trong chương trình chung của nhà trường, ví dụ như lớp học thêm, thi vào đại học, hay thi tuyển trong các môn thể thao chuyên môn.
Quí phụ huynh Việt Nam cũng nên lưu ý thêm các ngày lễ lớn của Việt Nam như Tết, lễ tôn giáo mà không có ghi trong lịch hằng năm của nhà trường.
Nếu quí vị phụ huynh có dự định đi chơi hay đi nghĩ mát (vacation), quí vị nên sắp xếp để phù hợp với chương trình của năm học để tránh không phải nghĩ học hay ảnh hưởng đến ngày học hay chương trình thi cử.
Tại California, các trường công được tài trợ dựa trên thời gian mà học sinh thực sự đến trường học. Những ngày nào học sinh nghĩ học, cho dầu là nghĩ có phép, thì nhà trường mất tiền cho ngày đó, thường là vào khỏang từ $30 đến $50 mỗi học sinh cho mỗi ngày. Do đó, mỗi ngày các em vắng mặt, các em không những thiếu bài vở mà còn gây thiếu sót tiền cho nhà trường, nhất là trong thời buổi tài khóa bị cắt giảm như hiện nay tại California.Chương trình giảng dạy dựa trên tiêu chuẩn tiểu bang (standards based cirriculum)
Tại California, chương trình giảng dạy tại mỗi cấp lớp được dựa trên một tiêu chuẩn do tiểu bang ấn định, thường được gọi là “standards based cirriculum.” Dựa trên các tiêu chuẩn này, các thầy cô phải sọan bài giảng hay phương thức giảng dạy để các học sinh học và hấp thụ các tiêu chuẩn mục tiêu này. Các bài thi trắc nghiệm hàng năm của tiểu bang cũng như của học khu cũng dựa trên những tiêu chuẩn này.
Đây cũng là những tiêu chuẩn mà các học sinh tại mỗi cấp lớp cần phải được chuẩn bị để học, hiểu và đạt kết quả tốt trong các kỳ thi trắc nghiệm hàng năm. Các phụ huynh cần phiểu rõ những tiêu chuẩn này gồm có những gì để có thể theo dõi được con em của mình đã học được tới đâu rồi. Đây là một việc làm rất khó đối với quí phụ huynh không quen về hệ thống giáo dục tại Việt Nam hay tại Hoa Kỳ. Tuy nhiên quí phụ huynh nên tìm hiểu cho tường tận hay nhờ người có hiểu biết giải thích hay để ý đến tìến trình học tập của con em mình.
Nếu quí phụ huynh hiểu được trình độ tiêu chuẩn cần phải có ở cấp lớp con em mình, thì quí vị có thể hiểu được rằng trình độ của con em mình đang ở mức nào. Trong thời gian gần đây, nhiều học khu đã thi hành chính sách cho học sinh ở lại lớp nếu không đạt được các tiêu chuẩn cần thiết dựa trên các tiêu chuẩn này.
Sổ Tay Phụ Huynh Học Sinh (Parent-Student Handbook)
Đây là một trong những văn kiện quan trọng nhất mà quí phụ huynh cần đọc và hiểu rõ. Tại những trường hay học khu có đông học sinh Việt Nam, quí vị phụ huynh có quyền được nhận tài liệu này bằng tiếng Việt. Tài liệu này cũng có thể được lưu trữ trên lưới điện tóan của học khu hay trường học để phụ huynh có thể tham khảo khi cần.
Sổ Tay Phụ Huynh thường bao gồm các chi tiết cần thiết đối với quí phụ huynh như nội qui kỷ luật của trường học, thủ tục đuổi học, quyền hạn và trách nhiệm của học sinh cũng như phụ huynh, chương trình giảng dạy, tiêu chuẩn tốt nghiệp ra trường, chương trình giáo dục đối với các học sinh khuyết tật (special education), trách nhiệm của nhà trường hay các phương thức liên lạc giữa phụ huynh và học đường.
Vì tầm quan trọng của tài liệu này, nhiều học khu vẫn buộc phụ huynh phải ký xác nhận rằng đã đọc và gởi trở lại mẫu giấy có chữ ký lại cho nhà trường. Trên thực tế các phụ huynh có đọc và hiểu rõ về văn kiện này hay không còn tùy vào trách nhiệm của mỗi người phụ huynh.
Đọc và hiểu rõ tất cả các văn kiện trên đây cũng như các văn kiện khác do nhà trường gởi về không phải là một vấn đề dễ dàng cho đa số quí phụ huynh, đặc biệt là các phụ huynh gốc thiểu số và không hiểu nhiều về hệ thống giáo dục tại Hoa Kỳ. Các học khu hay trường học thường chỉ gởi những văn kiện này đến phụ huynh theo luật định chứ không có thiện chí để chắc chắn rằng quí phụ huynh hiểu rõ vấn đề. Do đó, quí phụ huynh cần phải cố gắng hết sức mình để tìm hiểu vấn đề để giúp đỡ con em mình thành công trong học đường, chứ đừng nên trông mong vào nhà trường sẽ làm hết mọi chuyện để giúp con em mình học hành tiến bộ hay theo học đại học.
2. Tham dự Ngày Trở Lại Trường (Back To School Nights)
Thông thường, vào khỏang một hay hai tuần sau khi khai trường, các trường học thường hay tổ chức ngày trở lại trường, thường được gọi là Back To Schoo Night. Những ngày này thường được tổ chức vào buổi tối để các phụ huynh có thể tham dự. Tại các buổi này, nhà trường sẽ tổ chức giới thiệu phòng ốc, chương trình dạy học và các thầy cô sẽ gặp riêng từng phụ huynh để thảo luận về tình trạng học vấn của riêng con em mình.
Đây là cơ hội tốt để các phụ huynh có thể làm quen với thầy cô của con em mình cũng như thảo luận về tình trạng riêng của con em mình. Đây cũng là một cơ hội tốt để mỗi phụ huynh chứng tỏ với thầy cô rằng mình rất quan tâm đến việc học hành của con em mình và do đó các thầy cô cũng nên quan tâm đến trình độ học vấn của con em của mình.
Thông thường, các phụ huynh Việt Nam thường rất ít tham dự các ngày này hay các dịp khác có tiếp xúc với thầy cô. Các lý do thường được đưa ra là khó khăn về Anh Ngữ, bận quá không đi làm về kịp, gặp thầy cô thì không biết nói hay hỏi gì hay con em thường hay khuyên bố mẹ là không cần thiết và không đến tham dự cũng không sao. Cho dầu như vậy, việc không đến tham dự là một thiếu xót lớn mà có thể đưa đến những hậu quả nghiêm trọng như (1) thầy cô không có cơ hội gặp riêng đến phụ huynh để khen hay khuyến cáo phụ huynh về con em của họ, (2) nhà trường không thấy sự cộng tác hay quan tâm của phụ huynh, (3) phụ huynh không có cơ hội hiểu rõ về tình trạng học vấn thực sự của con em mình, hay (4) vì không có sự liên kết giữa phụ huynh và thầy cô, con em có thể thao túng và không trình bày trung thực với phụ huynh về tình trạng học vấn của riêng mình.
3. Tìm hiểu rõ về điểm thi và trình độ học vấn của con em mình
Trong thời gian gần đây, các học sinh mỗi năm đều phải trãi qua các kỳ thi trắc nghiệm của tiểu bang hay học khu để kiểm tra trình độ học vấn của riêng mình cũng như của tất cả các học sinh khác. Các thầy cô thường có đầy đủ các điểm thi này của từng học sinh.
Do đó, khi tiếp xúc với thầy cô, quí phụ huynh nên tìm hiểu rõ xem điểm thi của con em mình ra sao, cao hay thấp so với các học sinh khác trong lớp hay trong trường, mạnh hay yếu ở những phần nào, hay cần cố gắng thêm ở những lãnh vực nào. Đây là những chi tiết rất cần thiết để quí phụ huynh có thể việc học của con em của mình.
Đối với các học sinh đang theo học trung học, quí phụ huynh cũng nên tìm hiểu thêm về số điểm đang có và số điểm cần có để ra trường . Thêm vào đó, quí phụ huynh cũng nên thảo luận với trường về khả năng theo học đại học của con em của mình. Các chi tiết này sẽ giúp quí phụ huynh dễ dàng hơn khi thảo luận với con em mình về vấn đề theo học đại học hay dự định tương lai sau khi ra trường.
Nếu có thể được, quí phụ huynh cũng nên tìm hiểu xem về số điểm trắc nghiệm của tòan trường hay của học khu để thẩm định xem trình độ học vấn của trường mà con em mình theo học so với các trường tương tự khác trong vùng hay trên tòan tiểu bang. Trong một bài viết khác, người viết sẽ giải thích rõ hơn về những phương thức thẩm định tình trạng học vấn của mỗi trường hay học khu khi so sánh với các trường hay học khu khác.
4. Kết Luận
Việc quan tâm đến việc học của con em không nhất thiết chỉ vào khỏang thời gian tựu truờng, nhưng là luôn luông trong khi con em còn trong tuổi đi học. Tuy nhiên, thời gian tựu trường thường là thời điểm thuận tiện nhất để quí phụ huynh quan tâm đến vấn đề này. Dẫu sao, biết rõ vấn đề lúc bắt đầu năm học còn hơn là sau khi năm học kết thúc, hay lúc mọi chuyện đã rồi.
Chúc quí phụ huynh và học sinh một năm học mới học hành tấn tới và gặt hái được nhiều thành quả tốt đẹp để luông đem lại danh dự cho gia đình và cho cộng đồng.
Bắt đầu từ sau ngày lễ Lao Động vào đầu tháng 9, các hệ thống trường công trên tòan California cũng như nhiều tiểu bang khác bắt đầu vào một năm học mới. Đây là lúc các viên chức trường học, thầy cô giáo cũng như các học sinh đều ráo riếc chuẩn bị một nhiên khóa mới, mỗi người trong một hòan cảnh hay tâm trạng khác nhau.
Trong thời gian này, các phụ huynh cũng nên đặc biệt lưu tâm đến việc giúp đỡ con em mình trở lại trường để bắt đầu một năm học mới. Có nhiều điều quí phụ huynh cần nên biết để giúp đỡ các con em cũng như cá nhân mình gặt hái được nhiều kết quả tốt đẹp cho một niên khóa mới.
1. Đọc và hiểu rõ những tài liệu do nhà trường gởi về nhà
Trong những ngày đầu niên học, nhà trường hay gởi về nhà qua học sinh những tài liệu hay văn kiện cần thiết cho năm học. Những văn kiện này thường gồm có phiếu chi tiết liên lạc khẩn cấp (emergency card), giấp phép xử dụng Internet, luật lệ của trường hay học khu, những chỉ dẫn mới cho năm học, thời khóa biểu trong năm (school year schedules), chương trình giảng dạy cập nhật theo từng cấp lớp ((standards based cirriculum) hay sổ tay phụ huynh học sinh (parent-student handbook). Các học khu hay các trường không nhất thiết sẽ có tất cả các văn kiện này trong thời gian khai giảng và các văn kiện này có thể có một tên gọi khác tùy theo học khu hay trường học.
Đọc Các Tài Liệu Được Phiên Dịch Sang Tiếng Việt
Tại các trường học hay học khu có đông học sinh Việt Nam, các tài liệu được gởi về nhà có thể được chuyển dịch sang Việt Ngữ hay ở dạng song ngữ. Quí vị phụ huynh nên tìm hiểu tường tận các tài liệu viết bằng Việt Ngữ hay Anh Ngữ.
Nếu quí vị có khả năng thông thạo về tiếng Việt, quí vị nêu lưu ý kỹ về kỹ thuật chuyển dịch sang Việt Ngữ cũng như cách hành văn trong Việt Ngữ để người đọc được dễ hiểu vấn đề hơn. Nếu quí vị tìm ra chữ nào hay câu nào được chuyển dịch không đúng hay khó hiểu, xin quí vị khoanh tròn chữ đó và gởi lại cho hiệu trưởng hay các viên chức tại trường học để giải thích cho họ biết rằng chữ đó dịch không đúng. Nếu quí vị làm như vậy, các viên chức tại trường học mới có cơ hội tìm hiểu thêm về phẩm chất các tài liệu được phiên dịch cũng như khả năng của các viên chức chịu trách nhiệm này. Thêm vào đó, các phụ huynh khác mới có thể dễ hiểu được các tài liệu gởi về nhà cũng như giúp cải thiện được khả năng chuyển dịch tài liệu của trường học trong thời gian tới.
Trong nhiều năm qua, tôi có cơ hội lưu ý đến phẩm chất các tài liệu được phiên dịch cũng như khả năng phiên dịch của các nhân viên dịch thuật. Có nhiều trường hợp tài liệu được phiên dịch một cách không đúng nghĩa, khó hiểu hay không thích hợp với hoàn cảnh người Việt Nam. Các phụ huynh Việt Nam thường ít khi l ên tiếng vì đức tính khiêm nhường, không muốn gây sự chú ý đến mình, dĩ hoà vi quí và không muốn làm lớn chuyện tại trường học. Tình trạng này đã kéo dài những thiếu sót về vấn đề chuyển dịch vì các viên chức của trường học hay học khu không hề hay biết về phẩm chất các tài liệu được chuyển dịch và gởi về nhà các phụ huynh.
Mong các phụ huynh hay tích cực hơn để giúp đỡ trường học trong lĩnh vực này.
Phiếu Liên Lạc Khẩn Cấp (Emergency Card)
Đây là phiếu ghi các chi tiết cần thiết để nhà trường có thể liên lạc với phụ huynh hay gia đình trong trường hợp khẩn cấp. Chi tiết về những người để liên lạc không nhất thiết phải là phụ huynh hay người trong nhà. Những người này nên là những người dễ liên lạc nhất và có thể liên lạc ngay với phụ huynh nếu cần hay hiểu biết đủ để liên lạc với trường học khi cần.
Nếu con em có vấn đề đặc biệt như cha mẹ có lệnh cách ly của toà án (restraining order), có người nào đó có thể gây nguy hại đến con em, hay có người thân nhân nào không được liên lạc hay cần liên lạc trước thì quí vị cũng nên ghi rõ vào. Nếu con em có những tình trạng y khoa đặc biệt hay dị ứng về một lọai thuốc hay phương thức chữa trị y khoa nào đó thì quí vị cũng nên ghi rõ vào vì đây là văn kiện đầu tiên mà nhà trường đọc đến khi có trường hợp cần đến.
Đối với các học sinh Việt Nam, nếu có trường hợp tên gọi thường hay bị lầm lẫn với người nào ở trong nhà hay với các học sinh khác ở trong trường thì cũng nên ghi rõ để dễ phân biệt khi cần thiết. Trường hợp này hay xảy ra với học sinh Việt Nam vì tên họ thường hay giống nhau và chữ Việt Nam viết trong tiếng Anh không có dấu để phân biệt cách phát âm. Đã từng có trường hợp cấp cứu mà trường học gọi lầm phụ huynh nhưng rất may chưa có điều gì nghiêm trọng đã xảy ra vì lỗi lầm đó.
Những chỉ dẫn mới (new instructions)
Mỗi niên khóa mới các trường hay học khu thường hay có những điều lệ mới hay những thay đổi mà phụ huynh hay học sinh cần lưu ý. Hiểu biết những điều lệ này sẽ giúp các phụ huynh hay học sinh không vi phạm những nội qui của trường một các không cần thiết.
Hầu hết các luật lệ căn bản đều được ghi rõ trong những tài liệu này. Nếu sau này học sinh có vi phạm, nhà trường có thể viện dẫn rằng phụ huynh và học sinh đã được thông báo đầy đủ về những điều luật này.
Đọc và hiểu rõ những điều luật này sẽ giúp tránh những lỗi lầm có thể xả ra vì không biết hon là để biện minh cho sự việc đã xảy ra. Dĩ nhiên là không biết luật không phải là một biện minh là vô tôi.
Thời khóa biểu trong năm (School Year Calendar)
Đây là thời khóa biểu cho suốt cả năm học. Văn kiện này thường ghi rõ thời gian nghỉ lễ, những này trường tan học sớm hay không mở cửa, chương trình thi trắc nghiệm hay những sinh họat đặc biệt tùy theo trường hay học khu.Quí phụ huynh cũng nên lưu ý thêm những sinh họat học được khác của con em mà không nằm trong chương trình chung của nhà trường, ví dụ như lớp học thêm, thi vào đại học, hay thi tuyển trong các môn thể thao chuyên môn.
Quí phụ huynh Việt Nam cũng nên lưu ý thêm các ngày lễ lớn của Việt Nam như Tết, lễ tôn giáo mà không có ghi trong lịch hằng năm của nhà trường.
Nếu quí vị phụ huynh có dự định đi chơi hay đi nghĩ mát (vacation), quí vị nên sắp xếp để phù hợp với chương trình của năm học để tránh không phải nghĩ học hay ảnh hưởng đến ngày học hay chương trình thi cử.
Tại California, các trường công được tài trợ dựa trên thời gian mà học sinh thực sự đến trường học. Những ngày nào học sinh nghĩ học, cho dầu là nghĩ có phép, thì nhà trường mất tiền cho ngày đó, thường là vào khỏang từ $30 đến $50 mỗi học sinh cho mỗi ngày. Do đó, mỗi ngày các em vắng mặt, các em không những thiếu bài vở mà còn gây thiếu sót tiền cho nhà trường, nhất là trong thời buổi tài khóa bị cắt giảm như hiện nay tại California.Chương trình giảng dạy dựa trên tiêu chuẩn tiểu bang (standards based cirriculum)
Tại California, chương trình giảng dạy tại mỗi cấp lớp được dựa trên một tiêu chuẩn do tiểu bang ấn định, thường được gọi là “standards based cirriculum.” Dựa trên các tiêu chuẩn này, các thầy cô phải sọan bài giảng hay phương thức giảng dạy để các học sinh học và hấp thụ các tiêu chuẩn mục tiêu này. Các bài thi trắc nghiệm hàng năm của tiểu bang cũng như của học khu cũng dựa trên những tiêu chuẩn này.
Đây cũng là những tiêu chuẩn mà các học sinh tại mỗi cấp lớp cần phải được chuẩn bị để học, hiểu và đạt kết quả tốt trong các kỳ thi trắc nghiệm hàng năm. Các phụ huynh cần phiểu rõ những tiêu chuẩn này gồm có những gì để có thể theo dõi được con em của mình đã học được tới đâu rồi. Đây là một việc làm rất khó đối với quí phụ huynh không quen về hệ thống giáo dục tại Việt Nam hay tại Hoa Kỳ. Tuy nhiên quí phụ huynh nên tìm hiểu cho tường tận hay nhờ người có hiểu biết giải thích hay để ý đến tìến trình học tập của con em mình.
Nếu quí phụ huynh hiểu được trình độ tiêu chuẩn cần phải có ở cấp lớp con em mình, thì quí vị có thể hiểu được rằng trình độ của con em mình đang ở mức nào. Trong thời gian gần đây, nhiều học khu đã thi hành chính sách cho học sinh ở lại lớp nếu không đạt được các tiêu chuẩn cần thiết dựa trên các tiêu chuẩn này.
Sổ Tay Phụ Huynh Học Sinh (Parent-Student Handbook)
Đây là một trong những văn kiện quan trọng nhất mà quí phụ huynh cần đọc và hiểu rõ. Tại những trường hay học khu có đông học sinh Việt Nam, quí vị phụ huynh có quyền được nhận tài liệu này bằng tiếng Việt. Tài liệu này cũng có thể được lưu trữ trên lưới điện tóan của học khu hay trường học để phụ huynh có thể tham khảo khi cần.
Sổ Tay Phụ Huynh thường bao gồm các chi tiết cần thiết đối với quí phụ huynh như nội qui kỷ luật của trường học, thủ tục đuổi học, quyền hạn và trách nhiệm của học sinh cũng như phụ huynh, chương trình giảng dạy, tiêu chuẩn tốt nghiệp ra trường, chương trình giáo dục đối với các học sinh khuyết tật (special education), trách nhiệm của nhà trường hay các phương thức liên lạc giữa phụ huynh và học đường.
Vì tầm quan trọng của tài liệu này, nhiều học khu vẫn buộc phụ huynh phải ký xác nhận rằng đã đọc và gởi trở lại mẫu giấy có chữ ký lại cho nhà trường. Trên thực tế các phụ huynh có đọc và hiểu rõ về văn kiện này hay không còn tùy vào trách nhiệm của mỗi người phụ huynh.
Đọc và hiểu rõ tất cả các văn kiện trên đây cũng như các văn kiện khác do nhà trường gởi về không phải là một vấn đề dễ dàng cho đa số quí phụ huynh, đặc biệt là các phụ huynh gốc thiểu số và không hiểu nhiều về hệ thống giáo dục tại Hoa Kỳ. Các học khu hay trường học thường chỉ gởi những văn kiện này đến phụ huynh theo luật định chứ không có thiện chí để chắc chắn rằng quí phụ huynh hiểu rõ vấn đề. Do đó, quí phụ huynh cần phải cố gắng hết sức mình để tìm hiểu vấn đề để giúp đỡ con em mình thành công trong học đường, chứ đừng nên trông mong vào nhà trường sẽ làm hết mọi chuyện để giúp con em mình học hành tiến bộ hay theo học đại học.
2. Tham dự Ngày Trở Lại Trường (Back To School Nights)
Thông thường, vào khỏang một hay hai tuần sau khi khai trường, các trường học thường hay tổ chức ngày trở lại trường, thường được gọi là Back To Schoo Night. Những ngày này thường được tổ chức vào buổi tối để các phụ huynh có thể tham dự. Tại các buổi này, nhà trường sẽ tổ chức giới thiệu phòng ốc, chương trình dạy học và các thầy cô sẽ gặp riêng từng phụ huynh để thảo luận về tình trạng học vấn của riêng con em mình.
Đây là cơ hội tốt để các phụ huynh có thể làm quen với thầy cô của con em mình cũng như thảo luận về tình trạng riêng của con em mình. Đây cũng là một cơ hội tốt để mỗi phụ huynh chứng tỏ với thầy cô rằng mình rất quan tâm đến việc học hành của con em mình và do đó các thầy cô cũng nên quan tâm đến trình độ học vấn của con em của mình.
Thông thường, các phụ huynh Việt Nam thường rất ít tham dự các ngày này hay các dịp khác có tiếp xúc với thầy cô. Các lý do thường được đưa ra là khó khăn về Anh Ngữ, bận quá không đi làm về kịp, gặp thầy cô thì không biết nói hay hỏi gì hay con em thường hay khuyên bố mẹ là không cần thiết và không đến tham dự cũng không sao. Cho dầu như vậy, việc không đến tham dự là một thiếu xót lớn mà có thể đưa đến những hậu quả nghiêm trọng như (1) thầy cô không có cơ hội gặp riêng đến phụ huynh để khen hay khuyến cáo phụ huynh về con em của họ, (2) nhà trường không thấy sự cộng tác hay quan tâm của phụ huynh, (3) phụ huynh không có cơ hội hiểu rõ về tình trạng học vấn thực sự của con em mình, hay (4) vì không có sự liên kết giữa phụ huynh và thầy cô, con em có thể thao túng và không trình bày trung thực với phụ huynh về tình trạng học vấn của riêng mình.
3. Tìm hiểu rõ về điểm thi và trình độ học vấn của con em mình
Trong thời gian gần đây, các học sinh mỗi năm đều phải trãi qua các kỳ thi trắc nghiệm của tiểu bang hay học khu để kiểm tra trình độ học vấn của riêng mình cũng như của tất cả các học sinh khác. Các thầy cô thường có đầy đủ các điểm thi này của từng học sinh.
Do đó, khi tiếp xúc với thầy cô, quí phụ huynh nên tìm hiểu rõ xem điểm thi của con em mình ra sao, cao hay thấp so với các học sinh khác trong lớp hay trong trường, mạnh hay yếu ở những phần nào, hay cần cố gắng thêm ở những lãnh vực nào. Đây là những chi tiết rất cần thiết để quí phụ huynh có thể việc học của con em của mình.
Đối với các học sinh đang theo học trung học, quí phụ huynh cũng nên tìm hiểu thêm về số điểm đang có và số điểm cần có để ra trường . Thêm vào đó, quí phụ huynh cũng nên thảo luận với trường về khả năng theo học đại học của con em của mình. Các chi tiết này sẽ giúp quí phụ huynh dễ dàng hơn khi thảo luận với con em mình về vấn đề theo học đại học hay dự định tương lai sau khi ra trường.
Nếu có thể được, quí phụ huynh cũng nên tìm hiểu xem về số điểm trắc nghiệm của tòan trường hay của học khu để thẩm định xem trình độ học vấn của trường mà con em mình theo học so với các trường tương tự khác trong vùng hay trên tòan tiểu bang. Trong một bài viết khác, người viết sẽ giải thích rõ hơn về những phương thức thẩm định tình trạng học vấn của mỗi trường hay học khu khi so sánh với các trường hay học khu khác.
4. Kết Luận
Việc quan tâm đến việc học của con em không nhất thiết chỉ vào khỏang thời gian tựu truờng, nhưng là luôn luông trong khi con em còn trong tuổi đi học. Tuy nhiên, thời gian tựu trường thường là thời điểm thuận tiện nhất để quí phụ huynh quan tâm đến vấn đề này. Dẫu sao, biết rõ vấn đề lúc bắt đầu năm học còn hơn là sau khi năm học kết thúc, hay lúc mọi chuyện đã rồi.
Chúc quí phụ huynh và học sinh một năm học mới học hành tấn tới và gặt hái được nhiều thành quả tốt đẹp để luông đem lại danh dự cho gia đình và cho cộng đồng.
Gửi ý kiến của bạn