<"xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" />
Cát nóng quá nên giá cũng nóng, 35 triệu đô.
<"xml:namespace prefix = st1 ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:smarttags" />
Nhà ở
Thành phố lớn nhất, cũng là nơi tiết kiệm xăng nhất
Chuyện xưa rồi, tăng 222 đô mỗi ngày.
.
Xăng lên, nhà gần trạm xe điện sẽ tiết kiệm.
Khủng hoảng xăng dầu tại 50 thành phố lớn nhất Hoa Kỳ...
Từ ít lâu nay, người ta đã ưu tư đến giá xăng dầu quá mắc. Tình hình cung cầu và an ninh khiến giá dầu sẽ còn ở mức cao nên còn ảnh hưởng đến giá xăng mình mua ngoài trạm. Có thể còn ảnh hưởng khá lâu nữa.
Chuyện ấy liên hệ gì tới trang địa ốc"
Trước đây, khi mua hay bán nhà, ta không hề để ý đến giá xăng và phí tổn về di chuyển. Từ nay, tình hình sẽ khác, vị trí địa dư nhìn từ khía cạnh xăng dầu cũng ảnh hưởng tới giá nhà, ở từng khu vực.
Công ty SustainLane.com đã làm một cuộc khảo sát 50 thành phố lớn nhất Hoa Kỳ để xem thành phố nào có khả năng đối phó hữu hiệu nhất với nạn xăng dầu lên giá. Giá xăng ngoài trạm nay đã mấp mé ba đồng một ga lông, nếu vọt qua năm đồng và thậm chí lên tới tám đồng thời sao" Kết quả là một chỉ số ứng với khủng hoảng xăng dầu xếp loại từ cao tới thấp cho 50 thành phố lớn nhất.
Những thành phố có hạ tầng kiến trúc và thiết kế thuận lợi nhất thì sẽ khiến cư dân bớt bị mất tiền vì xăng.
Khoản tiền ấy không lọt ra ngoài (lọt tới các xứ bán dầu) mà vẫn tập trung vô địa phương và giúp cho sự thịnh vượng của địa phương. Người ta tính ra chỉ số "ứng phó với khủng hoảng xăng dầu" bằng cách kiểm điểm xem cư dân phải dùng những phương tiện di chuyển nào, mỗi ngày mất bao lâu, và địa phương có hệ thống di chuyển công cộng hay không. Ngoài ra, việc thiết kế cũng có ảnh hưởng rất lớn, từ nhà ra chợ hay tới trường tới sở có tiện và ngắn không" Hệ thống điện thoại và điện toán, khả năng thông tin viễn liên, được phát triển và mở rộng tới cỡ nào" Khi xăng dầu lên giá, người ta phải sinh hoạt bằng các phương tiện thay thế (đi xe buýt, dùng điện thoại, đi bộ hay đạp xe máy ra chợ, v.v…), các phương tiện ấy có hay không, tiện lợi cỡ nào"
Có một yếu tố không được tính trong chỉ số này (trừ
Sau đây là lược thuật về kết quả khảo sát. New York là thành phố có khả năng ứng phó chống khủng hoảng dầu khí thuộc loại cao nhất: 53% cư dân dùng phương tiện di chuyển công cộng, gần 10% đạp xe máy đi làm, và dân chúng cư ngụ ở ngoại thành cũng là thành phần dùng hệ thống di chuyển công cộng cao nhất nước. Ngược lại, các thành phố ở miền
Trong 50 thành phố lớn nhất, San Francisco của California đứng hạng ba từ cao tới thấp, Long Beach và Los Angeles đứng hạng trung bình cao (18 và 19).