Hôm nay,  

Hiện Trạng Liên Lạc Mỹ Và Việt Cộng

28/11/200300:00:00(Xem: 5022)
26 tháng 11, 03
Trong tháng 10, 03, phía Việt cộng (VC) cũng như Mỹ loan báo Trung tướng Phạm văn Trà Bộ trưởng Quốc Phòng VC sẽ đến thăm Mỹ trong 4 ngày, kể từ 8 tháng 11, 03.
Mục tiêu chuyến đi Mỹ này được phía VC loan báo là bàn về 3 vấn đề MIA-POW; chất khai quang màu da cam được dải ở Miền Nam trong thời gian chiến tranh và hậu qủa; và gỡ mìn. Phía Mỹ cũng phụ hoạ theo. Để bàn về 3 vấn đề này, tướng Trà đến gập Bộ trưởng Quốc Phòng Donald Rumsfeld, Bộ trưởng Ngoại giao Colin Powell và Cố vấn An ninh của TT Bush Condi Rice.
Việc Trà đến Mỹ được loan báo là theo lời mời của Rumsfeld và cũng là để đáp lễ cuộc viếng thăm Việt nam của Bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ William Cohen vào tháng 3 năm 2000.
Cùng lúc đó, ngoài việc viếng thăm này, Mỹ còn cho biết một chiến hạm Mỹ sẽ ghé thăm cảng Sàigòn kể từ khi chiến tranh Việt nam chấm dứt. Chiến hạm Vandegrift đã đến Sàigòn ngày 19 tháng 11, và lưu lại đấy 4 ngày.
Nay cuộc viếng thăm của BT Quốc Phòng VC đã hoàn tất, chúng ta cũng nên duyệt lại vấn đề này, gồm những gì đã xảy ra, kết quả. chuyến viếng thăm này và chúng ta phải làm gì".
MẶT TRÁI CUỘC VIẾNG THĂM
Dụa vào các điều loan báo chính thức sơ khởi, người ta đã nhìn thấy có cái gì không phản ảnh đúng ý muốn mỗi bên.
Trước hết, 3 vấn đề trên đã được VC thực hiện từ lâu. Vấn đề MIA-POW được VC cam kết thi hành và thực hiện 1ừ 1987. Từ đó các tóan chuyên viên của Mỹ đến Việt nam đào bới, tìm kiếm các xác chết MIA. Các toán chuyên viên khác ngay từ đầu thập niên 1990 đã vào lục văn khố Mật của Bộ Tư Lệnh VC để tìm kiếm tài liệu liên quan đến POW còn sống. Cũng vào thời gian này, Bộ trưởng Ngoại Giao VC Nguyễn mạnh Cầm mở cửa căn hầm bí mật nằm dưới Bộ Tổng Tư Lệnh VC ăn thông sang lăng Hố chí Minh ;và dẫn các Nghị sĩ John Kerry và Bob Smith vào thanh sát việc điều tra công việc của nhân viên Mỹ trước đó đã vào để tìm kiếm vết tích tù binh Mỹ bị tố giác là đã giam ở căn hầm này. Các Bộ trưởng Quốc Phòng Đoàn Khuê và Ngoại Giao Nguyễn mạnh Cầm lo cung cấp danh sách và địa chỉ các cựu chỉ huy trưởng quân đội tại các địa phương có những tin tức về MIA-POW. Cách đây hơn một tháng VC đã cử một sỹ quan cao cấp về tình báo do Mỹ trả lương để tìm kiếm MIA-POW.
Thứ hai: Chất độc màu da cam và hậu quả. Khi Clinton thăm Việtnam vào tháng 11, 1999, Chủ tịch Hội Hồng Thập Tự VN có kêu gọi qua báo chí về trợ cấp giải quyết vấn đề này. Sau đó, phía Mỹ đã bắt đầu cho nghiên cứu. Nhiều Khoa Học Gia đã lui tới VN điều tra. Công tác này đã tiến hành viện cớ trên căn bản nhân đạo. Và Mỹ -VC đã thoả hiệp với nhau về vấn đề này hồi tháng 3,02.
Thứ ba: Gỡ mìn. Ngay từ thời Clinton, chính quyền Mỹ đã tài trợ một số dự án gỡ mìn.
Vậy việc Bộ Trưởng Quốc Phòng VC gập người đối tác là Rumsfeld không hẳn là đúng như những gì mà họ công khai nói ra. Vả lại các vấn đề ấy đã được giải quyết và đang tiến hành tốt đẹp ở cấp thấp. Không thấy có gì cản trở giữa hai bên.
Ngoài ra, 3 lãnh vực được nêu ra có thể chỉ nằm trong phạm vi thẩm quyền Bộ Quốc Phòng.
Việc gập Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ về các vấn đề trên là không cần thiết. Hơn nữa trong tháng 10, 03 vừa qua, Bộ trưởng Ngoại Giao VC Nguyễn dy Niên khi đến thăm Mỹ, cam kết thực thi một số điều như MIA-POW. Tuy nhiên, kỳ này tại Bộ Ngoại giao, Phạm văn Trà nêu và phản đối lập trường về vấn đề nhân quyền mà phía Mỹ đưa ra trong Dự Luật Nhân Quyền, nối liền viện trợ kinh tế với tiến bộ nhân quyền, và một dự thảo Nghị Quyết tại Hạ Viện lên án vị phạm Nhân Quyền lúc đó chưa mang ra biểu quyết nhân vụ VC đàn áp Phật giáo. Dự thảo Nghị quyết này đã được Dân Biểu Sanchez và một số đồng viện đệ nạp tại Hạ viện. Sau đó ít ngày Nghị Quyết được thông qua với 409 phiếu thuận, 13 phiếu chống và 12 phiếu trắng (94.23% thuận).
Còn Cố Vấn An Ninh của TT Bush không phải là viên chức lo giải quyết các vấn đề ấy.
Vậy câu hỏi là còn có cái gì khác nữa và nếu có thì tại sao lại che dấu"
Ngay sau cuộc viếng thăm của TT Trà, người ta đã nghe thấy có công bố chính thức rằng hai bên đã bàn về an ninh khu vực và thế giới, và về sụ liên hệ quân sự tương lai giữa VC và Mỹ.
a) Vân đề an ninh.
-Khu vực: Khi nói tới an ninh khu vực trong trường hợp này, ta nghĩ ngay đến Đông Hài của Việt nam. Đây là nơi mà hiện nay có 5 quốc gia tranh nhau gìanh giật chủ quyền trên vùng Quần Đảo Trường Sa của Việtnam. Không kể đến Hoàng Sa, vùng này đã bị Trung Cộng (TC) chiếm trọn từ tháng 1-1974. Thêm vào đó, còn có thể có cả vấn đề anh ninh của các quốc gia trong vùng Đông Nam Á Châu, vì ý đồ bá quyền của TC. Đây là một mối đe doạ chính, và mỗi ngày trong qúa khứmngười ta nhận thấy TC bành trướng thế lực đế tiến tới khống chế vùng Biển Đông và các quốc gia ASEAN. Và trong tương lai xa, TC có thể dùng vùng ấy làm bàn đạp chế ngự cả vùng Đông Á, rồi Nam Á…
-Thế giới: Hiện nay, vấn đề an ninh thế giới được Mỹ chú tâm là quân khủng bố thế giới thuộc đám Hồi Giáo quá khích. Về vấn đề này dù có được nêu ra, nhưng không có một tầm quan trọng đáng kể, vì 2 lý do sau: 1) Trong thời gian Mỹ đánh tấn công Saddam Hussein, VC đã tổ chức nhiều cuộc biểu tình trên gần 40 tỉnh thị xã chống đế quốc Mỹ xâm lăng Iraq, công khai hỗ trợ và bảo vệ Saddam Hussein. Có nơi VC huy động tới 20,000 đoàn viên các đoàn thể ngoại vi như ở Hà nội, Sàigòn. Tuy nhiên, bên trong, viên chức cao cấp VC mời Đại sứ Mỹ Burghardt đi ăn cơm riêng, cắt nghĩa việc Mỹ hạ bệ Saddam Hussein là đúng. 2) Cách đây ít lâu, VC đã cùng với các quốc gia trong khối ASEAN ký thoả ước với Mỹ chống khủng bố thế giới.
Câu hỏi là hiên nay TC có gây trở ngại cho an ninh thế giới này không" Câu trả lời là không: trong đoản kỳ, TC không là nguyên nhân gây rối. Vì lẽ, ngay từ vụ 11 tháng 9, 01, TC đã hợp tác chặt chẽ với Mỹ chống khủng bố. Một số quân khủng bố thuộc cánh này nằm ngay trong lãnh thổ trên vùng Tân Cương, và TC cần được Mỹ tiếp tay diệt trừ chúng. Khi Mỹ đánh Saddam Hussein, TC ủng hộ Mỹ. Vì đã đi với Mỹ từ lúc đó, TC cũng lơ là bớt khống chế VC về sự sát gần với Mỹ.
Còn trong trường kỳ, có thể TC là vấn đề gây bất ổn cho an ninh khu vực và thế giới. Và đây chính là điểm mà hai bên không muốn công khai nêu ra. Và hai bên sẽ có những bước đi từ từ, kín đáo trong việc hợp tác, nhất là các lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt nam từ hơn thập niên nay đã bị TC khống chế.
b) Liên hệ quân sự:
Trung tướng VC Nguyễn đình Ước, thuộc Học Viện Quân Sử VC tuyên bố rằng: “mối quan hệ Mỹ- Việtnam sẽ toàn diện hơn bằng cách phát triển liên hệ quân sự giữ hai quốc gia”. Trong khi đó, Đại sứ Burghhardt trên boong chiến hạm Vandegrift nhân khi chiến hạm Vandegrift cập bến Sàigòn vào ngày 19 tháng 11, 03 nói rằng ông ta hy vọng rằng những trao đổi quân sự cao cấp và những cuộc viếng thăm của tầu hải quân Mỹ như Vandegrift sẽ thường xuyên hơn, và rằng chiến hạm Mỹ có thể được cung cấp nước, tiếp liệu phẩm và săng nhớt khi dừng chân tại đây. Burghardt nói thêm rằng các viên chức Mỹ và Việt nam sẽ cộng tác với nhau để hoạch định những bước đi cho mối liên hệ quân sự: “Tôi chắc rằng chúng tôi sẽ tìm ra được nhiều cách bổ ích để hợp tác”, nhưng “chúng tôi không tìm cách thiết lập sự hiện diện tại Việt nam”, ám chỉ rằng Mỹ không thiết lập căn cứ quân sự như ở Cam Ranh trước đây. Rõ ràng lời tuyên bố này có mục đích giảm bớt mối nghi ngờ của TC hoặc gây ra cuộc đối đầu với TC..
Các mối liên hệ quân sự đó trong tương lai sẽ còn gồm cả Mỹ huấn luyện quân sự cho quân đội Việt cộng, và cung cấp võ khí nữa. Tuy nhiên, ta cần phải chờ xem quyết tâm và khả năng đề kháng của tập đoàn lãnh đạo VC hiện hữu như thế nào đối với sức ép của TC. Đặc biệt có một điểm cần lưu ý là trong toàn khối AESAN, nhiều quốc gia hoặc công khai vận động hay mong muốn có hiện diện của Mỹ ở trong vùng. Phi Luật Tân to tiếng nhất. Thái Lan, Singapore cách đây không lâu tập trận chung với Mỹ. Mã lai Á mua máy bay tôi tân của Mỹ để phòng thủ. Nam Dương được Mỹ yểm trợ. v.v. Chỉ có VC còn đứng lưng chừng và bây giờ mới dọ dẫm..

Có điều mà ta cần ghi nhận là vì phản ứng dữ dội đối với lãnh đạo VC từ ở trong nước và từ ở Hải Ngoại mà VC không dám phê chuẩn hiệp ước dành cho TC 11,000 cây số vuông trên vịnh Bắc Việt, ngay cả khi Giang Trạch Dân sang tận nơi làm áp lực vào tháng 2, 02. VC đã dám bắn chìm một tầu đánh cá TC cách đây máy tháng khi tầu này vào sâu trong lãnh hải Vịnh Bắc Vịệt để hoạt động. Một điều mà VC trước đây không dám làm.
Đám lãnh đạo mới của TC hiện nay chú tâm vào phát triển sự bành trướng thế lực kinh tế trong vùng hơn, nhất là với ASEAN, mũi dùi phát huy quân sự giảm bớt đi. Điều quan trọng trong chiến lược này là TC tìm cách thoả hiệp tay đôi với mỗi quốc gia trong vùng Biển Đông để khai thác tài nguyên, nghĩa lả chia rẽ các quốc gia ấy về vấn đề này, trong khi đó còn tìm cách ký một hiệp ước kinh tế/thương mại khu vực mà TC có tham vọng đóng vai cho chính, vai trò trọng tâm. Những triệu chứng ấy cho thấy việc áp chế của TC có phần nới lỏng hơn. Hơn nữa, Tổng Tham Mưu Trưởng VC trước đó đã đi Bắc Kinh để giải thích mối liên hệ này với Mỹ.
Đó là nguyên do mà TC lặng yên trong việc Bộ Trưởng QP VC Phạm văn Trà đến Mỹ.
KẾT QUẢ CUỘC VIẾNG THĂM
Việc khởi đầu mối liên lạc quân sự Mỹ -VC là biến cố được coi là quan trọng, vì người ta nghĩ tới hoà bình và ổn cố trong vùng. Bất cứ một người nào cũng nhìn thấy tham vọng bá quyền của TC, nhìn thấy âm mưu của họ muốn chiếm nốt vùng Trường Sa của Việtnam, một mặt làm chủ tài nguyên trong vùng biển này và làm bàn đạp để thực hiện tham vọng đó. Để duy trì hoà bình và ổn cố, sự hiện diện của Mỹ đóng một vai trò tối quan trọng. Nhưng cuộc viếng thăm này không gây được tiếng vang tại Hoa kỳ. Báo chí cũng như truyền hình không trình chiếu nhiều. Đặc biệt là cuộc đón tiếp này không có gì là long trọng. Một viên chức Ngũ Giác Đài tuyên bố rằng phía VC không muốn có phô trương, ồn ào, và không lễ nghi, “trong khuôn viên sân trước Bộ Quốc Phòng thì vắng lặng”.
Vậy phải giải thích việc này như thế nào"
Các lãnh đạo VC luôn luôn nhắc tới độc lập, chủ quyền và bình đẳng trong các mối quan hệ với Tây phương. Đây là một mặc cảm của một nhóm lãnh đạo luôn muốn đòi hỏi được ngang bằng với mọi cường quốc, trong khi đó che dấu các yếu kém họ, cũng như để bảo vệ ngôi vị cua họ. Vì thế, trong mọi trường hợp cần phải phô trương cho thế giới biết rằng họ được trọng nể. Việc đón tiếp Trà trong trường hợp này trái hẳn những gì mà người ta nhìn thấy.
Thực vậy, so với cuộc đón tiếp William Cohen, Bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ cách đây 3 năm, vào tháng 3 năm 2000, thì thấy không có một đối xử bình đẳng chút nào. Cohen được Trà dẫn đi trên một thảm đỏ, duyệt một đoàn quân danh dự nghiêm chỉnh dàn chào, có cờ xí đứng đầu đoàn. Có báo tường thuật trong cuộc đón này có cả kèn thổi để chào đón v.v. Cohen được Chủ Tịch nước mời vào tiếp kiến, vào gập các lãnh tụ hàng đầu Đảng, và diễn thuyết cho các sĩ quan cao cập quân đội VC. Tại Hoa thịnh Đốn, Trà đến Bộ Ngoại Giao 45 phút, rồi chạy vội đến Bộ Quốc Phòng. Tại đây, Trà được Bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ chào đón ờ cửa, có một nhóm quân nhân dàn chào, có vẻ như chiếu lệ, rồi dẫn vào văn phòng của Bộ. Sau đó, Trà đến văn phòng Condi Rice.
Người ta được biết rằng khi chuẩn bị cho cuộc viếng thăm phía VC đòi trưng cờ xí, có tới 150 cái, để phô trương thanh thế, có lẽ một phần là để trả thù vụ treo cờ VNCH (cho đến nay có 35 đơn vị hành chánh/ chính trị đã có luật chính thức cho treo cờ ấy). Đài BBC (12 tháng 11) trích dẫn một tờ báo ở Úc tường thuật rằng Rumsfled chào Trà bằng cách nói rằng đây không phải là Bộ trưởng Quốc Phòng Việt nam đầu tiên đến thăm Mỹ.
Bây giờ ta xem đến nội dung cuộc tiếp xúc.
Trước hết tại Bộ Ngoại Giao, Trà phản đối việc Mỹ qui kết VC vi phạm nhân quyền như ngược đãi tôn giáo, bắt giữ các người đối lập v.v.
Ngay sau khi, Trà rời khỏi Bộ Ngoại Giao, Jamse Kelly, Phụ tá Bộ trưởng Ngoại Giao tuyên bố chính thức với báo chí rằng Keley đã gay gắt nói với Trà: “Chúng tôi vạch rõ rằng nếu chúng tôi thấy có tiến bộ trên lập trường này (nhân quyền), thì chúng ta không phải ưu tư gì về những vấn đề như thế”. Lơi nói như vậy của người làm ngoại giao Mỹ đã tỏ ra không ngọai giao, nghĩa là không tỏ lịch sự tối thiểu với một khách viếng thăm, mà khách đó là một Bộ trưởng, của một quốc gia độc lập, có chủ quyền.
Tại Bộ Quốc Phòng, Trà được gập Thứ trưởng Paul Wolfowitz, Phụ tá Jerry Jennings đặc trách về POW-MIA. Có hội kiến với và trình bày của American Legion (tổ chức Cựu Chiến Binh Mỹ với hơn 3 triệu đòan viên) tại Bộ. Ngoài ra, Trà gập riêng Jennings và bà Ann Griffifts, Giám Đốc Tổ chức MIA-POW, vì TT Bush coi đây là vấn đề quan trọng.
Trong cuộc gập với Jennings có hiện diện của Thiếu tướng Que Winfield, tân chỉ huy trưởng Bộ Chỉ Huy POW-MIA, Trà cam kết toàn diện về vấn đề này, và còn đòi Mỹ xúc tiến mau lẹ các cuộc phỏng vấn (đối với các chỉ huy trưởng địa phương của VC ở các khu vực có máy bay Mỹ bị bắn rơi v.v.) để tìm kiếm tin tức về tù binh và tìm kiếm xác chết, vì lẽ họ đã già rồi (ý nói là nếu họ chết, thì không còn biết thêm tin tức). Trà cũng đề nghị việc giải quyết các trường hợp ở Vịnh Bắc Việt. Về vấn đề này, Đại sứ VC Nguyễn tâm Chiến đề nghị dùng tầu hải quân Mỹ lo việc này.
Còn với cuộc viếng thăm Condi Rice, chỉ có một phụ tá tiếp tại Văn Phòng mà thôi.
Kết thúc chuyến viếng thăm, không có họp báo, chỉ có một thông cáo ngắn đề cập đến việc bàn về an ninh khu vực và toàn cầu; thúc đẩy hợp tác an ninh giữa hai quốc gia, Mỹ nhấn mạnh tới tầm quan trọng về MIA-POW và hợp tác về công tác gỡ mìn, thiên tai và y tế.
Một câu hỏi được nêu ra là từ trước đến nay Bộ Ngoại Giao Mỹ luôn thoả mãn các đòi hỏi của VC, kể cả trường hợp trong đó Bộ Ngoại Giao nhượng bộ những đòi hỏi quá mức của VC. Đó là trường hợp Bân Biểu Bob Hull của Hạ Viện Virginia tố cáo khi Bộ này làm áp lực dẹp bỏ dự luật cho phép treo cờ VNCH đến nỗi ông này gọi Bộ Ngoại Giao Mỹ là kẻ làm tay sai cho ngoại bang; như trường hợp Bộ này áp lực với Thị trưởng Willie Brown, San Francisco. Nay Kelly lại cho thấy có một thái độ khác hẳn, có thể nói là đi ngược lại hẳn những gì mà Bộ này đã làm từ trước đến nay" Nhất là, vấn đề họp hành giữa các viên chức ngoại giao với ngoại quốc trong trường hợp một bộ trưởng ngoại quốc đến thăm, lại vội vã công khai tuyên bố lời nói thô lỗ ấy.
Câu trả lời là càng tỏ ra khuất phục với VC, thì VC lại gian tăng đàn áp. Việc đàn áp Phật Giáo trong tháng qua đã làm cho cả thế giới bất bình. Nghị Viện Âu Châu lên tiếng mạnh, Hạ Viện Hoa Kỳ phản ứng dữ dội. Bộ Ngoại Giao làm sao có thể ngậm miệng ăn tiền được nữa. Mặt khác, Bức Thư Ngỏ đăng trên Báo Washington Times ngày 8 tháng 11, 03 là một tố cáo trước công luận. Dân biểu và Nghị sĩ thấy được thực trạng của vấn đã đã phản ứng mạnh mẽ. Và cuối cùng một bức thư ngày 6 tháng 11, 03 được nhiều người gửi thẳng cho TT Bush tố cáo hành vi tay sai của Bộ Ngoại Giao với lời lẽ cứng rắn đối với Bộ này và đối với ông Bush. Bản sao cũng được gửi cho Colin Powell và Rumsfeld. Vì thế Kelly đã tuyên bố với báo chí công khai như vậy.
CHÚNG TA PHẢI LÀM GÌ"
Có hai việc mọi người tị nạn phần phải dồn nỗ lực vào: 1) Vận động cho kỳ bầu cử tới. Phiếu của tị nạn đích thực sẽ có ảnh hưởng lớn. Mọi người tập trung sức mạnh vào để góp phần đánh bại những kẻ nào phản bội lý tướng nhân quyền.2) Mạnh dạn tấn công trực tiếp những kẻ ở Hoa Thịnh Đốn vì lý do này hay khác có những hành vi mà VC coi lá tay sai của chúng.
Có như thế chúng ta mới có thể giúp các phong trào trong nước đi lên và chống lại chế độ VC./.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sky River Casino vô cùng vui mừng hào hứng tổ chức chương trình Ăn Tết Nguyên Đán với những giải thưởng thật lớn cho các hội viên Sky River Rewards. Chúng tôi cũng xin kính chúc tất cả Quý Vị được nhiều may mắn và một Năm Giáp Thìn thịnh vượng! Trong dịp đón mừng Năm Mới Âm Lịch năm nay, 'Đội Múa Rồng và Lân Bạch Hạc Leung's White Crane Dragon and Lion Dance Association' đã thực hiện một buổi biểu diễn Múa Lân hào hứng tuyệt vời ở Sky River Casino vào lúc 11:00 AM ngày 11 Tháng Hai. Mọi người tin tưởng rằng những ai tới xem múa lân sẽ được hưởng hạnh vận.
Theo một nghiên cứu mới, có hơn một nửa số hồ lớn trên thế giới đã bị thu hẹp kể từ đầu những năm 1990, chủ yếu là do biến đổi khí hậu, làm gia tăng mối lo ngại về nước cho nông nghiệp, thủy điện và nhu cầu của con người, theo trang Reuters đưa tin vào 8 tháng 5 năm 2023.
(Tin VOA) - Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) vào ngày 13/9 ra thông cáo lên án Việt Nam tiếp tục lạm dụng hệ thống tư pháp để áp đặt những án tù nặng nề với mục tiêu loại trừ mọi tiếng nói chỉ trích của giới ký giả. Trường hợp nhà báo tự do mới nhất bị kết án là ông Lê Anh Hùng với bản án năm năm tù. RSF bày tỏ nỗi kinh sợ về bản án đưa ra trong một phiên tòa thầm lặng xét xử ông Lê Anh Hùng hồi ngày 30 tháng 8 vừa qua. Ông này bị kết án với cáo buộc ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước’ theo Điều 331 Bộ Luật Hình sự Việt Nam
Từ đầu tuần đến nay, cuộc tấn công thần tốc của Ukraine ở phía đông bắc đã khiến quân Nga phải rút lui trong hỗn loạn và mở rộng chiến trường thêm hàng trăm dặm, lấy lại một phần lãnh thổ khu vực đông bắc Kharkiv, quân đội Ukraine giờ đây đã có được vị thế để thực hiện tấn công vào Donbas, lãnh phổ phía đông gồm các vùng công nghiệp mà tổng thống Nga Putin coi là trọng tâm trong cuộc chiến của mình.
Tuần qua, Nước Mỹ chính thức đưa giới tính thứ ba vào thẻ thông hành. Công dân Hoa Kỳ giờ đây có thể chọn đánh dấu giới tính trên sổ thông hành là M (nam), F (nữ) hay X (giới tính khác).
Sau hành động phản đối quả cảm của cô trên truyền hình Nga, nữ phóng viên (nhà báo) Marina Ovsyannikova đã kêu gọi đồng hương của cô hãy đứng lên chống lại cuộc xâm lược Ukraine. Ovsyannikova cho biết trong một cuộc phỏng vấn với "kênh truyền hình Mỹ ABC" hôm Chủ nhật: “Đây là những thời điểm rất đen tối và rất khó khăn và bất kỳ ai có lập trường công dân và muốn lập trường đó được lắng nghe cần phải nói lên tiếng nói của họ”.
Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam cử hành Ngày Quốc tế Nhân Quyền Lần Thứ 73 và Lễ Trao Giải Nhân Quyền Việt Nam lần thứ 20.
Sau hơn 30 năm Liên bang Xô Viết sụp đổ, nhân dân Nga và khối các nước Đông Âu đã được hưởng những chế độ dân chủ, tự do. Ngược lại, bằng chính sách cai trị độc tài và độc đảng, Đảng CSVN đã dùng bạo lực và súng đạn của Quân đội và Công an để bao vây dân chủ và đàn áp tự do ở Việt Nam. Trích dẫn chính những phát biểu của giới lãnh đạo Việt Nam, tác giả Phạm Trần đưa ra những nhận định rất bi quan về tương lai đất nước, mà hiểm họa lớn nhất có lẽ là càng ngày càng nằm gọn trong tay Trung quốc. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
Tác giả Bảo Giang ghi nhận: “Giai đoạn trước di cư. Nơi nào có dăm ba cái Cờ Đỏ phất phơ là y như có sự chết rình rập." Tại sao vậy? Để có câu trả lời, mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của nhà văn Tưởng Năng Tiến.
Người cộng sản là những “kịch sĩ” rất “tài”, nhưng những “tài năng kịch nghệ” đó lại vô phúc nhận những “vai kịch” vụng về từ những “đạo diễn chính trị” yếu kém. – Nguyễn Ngọc Già (RFA).. Mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của phó thường dân/ nhà văn Tưởng Năng Tiến để nhìn thấy thêm chân diện của người cộng sản.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.