Khởi sự từ ngày 16, loạt bài dự đoán về thời sự thế giới trong năm Giáp Thân kết thúc với tình hình Đông Á. Cho đến nay, Hà Nội đã có nhiều may mắn, nhưng vận may có khi đã tận"
Đông Á há mồm với Trung Quốc
Trong năm Thân, các nước Đông Á sẽ lạc quan hồ hởi với triển vọng tăng trưởng kinh tế rát cao, trung bình là 6% cho toàn vùng so với 3,5% của toàn cầu, với Trung Quốc dẫn đầu cùng Thái Lan và Việt Nam. Nhưng, trong năm Thân này, nhiều biến động bất ngờ vẫn có thể xảy ra, kể cả kết quả tranh cử tại một số quốc gia.
Biến động bất ngờ nhất mà thực ra đã phải được thấy từ trước là dịch cúm gà.
Vi khuẩn ém tin
Năm ngoái mở đầu với dịch Sars (viêm phổi cấp tính), năm nay là dịch cúm gà, cả hai đều có một yếu tố đồng dạng: vi khuẩn ém tin. Những tai nạn bất ngờ, dụ như bệnh bò dại, lở mồm long móng, đều có thể xảy ra tại mọi nơi, riêng ở Đông Á mới thấy có hiện tượng ém tin để che giấu dư luận như trong các quốc gia lạc hậu nhất. Lần trước là Đảng Cộng sản Trung Quốc, từ cơ sở tại Phật Sơn ở Quảng Đông lên tới Trung ương, và chính quyền Thái Lan lần này, đã biết về dịch bệnh từ trước, nhưng vẫn giấu tin và tìm cách giải quyết lấy cho đến khi vi khuẩn lây lan thì tình hình thành quá trễ. Việt Nam khá hơn được một chút, vì năm ngoái giấu không kịp khi dịch Sars khởi đầu với một nạn nhân người nước ngoài, và năm nay, báo chí tại Sàigon đã loan tin rất sớm. Riêng tờ Nhân Dân điện tử thì không nói gì đến cúm gà, có lẽ vì nghĩ rằng tin tức về các lãnh tụ cũng đủ là hung tin.
Ngoài tật ém tin xấu, thời sự còn chú ý đến một hiện tượng khác: chính quyền không có khả năng ứng phó với những dịch bệnh bất ngờ, đặc biệt tại Việt Nam, qua phương thức thiêu gà ngăn bệnh bằng vỏ lốp xe hơi. Các chế độ trước khi sụp đổ thường đều bị thách đố trước với một thiên tai khủng khiếp và tan rã vì chứng tỏ sự bất lực của mình trong việc tổ chức cấp cứu. Dịch cúm gà này chưa lên tới kích thước đó, nhưng có cho thấy là lãnh đạo Việt Nam đã hết thời hoang tưởng và khoác lác về thiên tài của Đảng và biết khôn ngoan mở cửa cho quốc tế đi vào giúp đỡ.
Loại biến động bất ngờ ấy sẽ còn tiếp tục chi phối thời sự Đông Á trong thời gian tới.
Kinh tế Trung Quốc
Hai thập niên trước, dư luận Mỹ đã bị mê hoặc bởi những thành tựu kinh tế Nhật Bản đến nỗi nhiều nhà nghiên cứu đã dự đoán là Nhật sẽ vượt qua Mỹ và đây đó đã nổi lên phong trào bài Nhật, kể cả vận động dân chúng không mua hàng Nhật. Một nước tiên tiến như Hoa Kỳ này mà còn có phản ứng lạc hậu như vậy, xuất phát từ những phân tách của các “chuyên gia”, người ta không nên ngạc nhiên khi lần này, đến lượt Trung Quốc trở thành một thế lực kinh tế mới có thể đe dọa sức mạnh kinh tế Hoa Kỳ.
Trong năm qua, Trung Quốc đã đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất Đông Á nếu ta có thể tin vào thống kê nhà nước. Sở dĩ có mối ngờ là vì dù đã hết tật “làm láo báo cáo hay”, guồng máy công quyền vẫn chưa đủ trình độ kỹ thuật khảo sát trong một xã hội mà “thành thật khai báo” vẫn được coi là một phản ứng dại khờ. Dầu vậy, Trung Quốc hy vọng tiếp tục thành tích cũ là tăng trưởng 8% trong năm nay, đấy là căn cứ trên công trình nghiên cứu của nhiều nơi, nhất là những nơi đang cổ võ việc đầu tư vào Hoa Lục, kể cả các công ty tài chánh Mỹ. Sự thật không được tốt đẹp như vậy.
Kinh tế xứ này chưa thể gọi là tự do nhưng vì nhu cầu hội nhập vào luồng trao đổi toàn cầu, trong năm Thân chính quyền Bắc Kinh phải vừa bạch hóa một số hồ sơ sổ sách, vừa cải cách doanh nghiệp nhà nước vừa chấn chỉnh lại hệ thống ngân hàng. Ba yếu tố đó sẽ khiến giới đầu tư bớt bị mê hoặc bởi thành tích kinh tế xứ này. Sau ba năm e sợ nguy cơ giảm phát, năm nay, Trung Quốc lại gặp hiện tượng trái ngược là nạn lạm phát, như đã xảy ra sau năm Bính Thân 1992, nên sẽ phải kềm hãm bớt tốc độ tăng trưởng bằng cách kiểm soát khối tiền tệ lưu hành. Trong khi đó, hiện tượng đầu cơ và tẩu tán tài sản đã xảy ra và nhìn lại, người ta mới thấy kinh tế Trung Quốc đang lăn vào vết xe đổ của Nhật Bản, Nam Hàn và các nước Đông Á khác, dẫn tới nạn suy sụp kinh tế Nhật từ năm 1991 và vụ khủng hỏang Đông Á vào năm 1997.
Trung Quốc còn gặp một kỳ hạn không tránh được là phải giải tỏa hệ thống ngân hàng trong năm 2006 để cạnh tranh bình đẳng với các ngân hàng ngoại quốc. Việc chấn chỉnh các ngân hàng quốc doanh lỗ lã vì vậy cũng là một thách đố mới.
Cho đến nay, lớp lãnh đạo mới, Hồ Cẩm Đào và Ôn Gia Bảo, đã vượt qua một năm học nghề với nhiều thành tựu đáng kể, nên có thể sẽ vượt qua được những thách đố kinh tế, miễn là không gặp biến động bất ngờ, từ tài chánh đến dịch bệnh, chưa kể một biến độnh khác là cuộc tranh cử tổng thống tại Đài Loan vào tháng Ba này. Vì nhu cầu tranh cử, đương kim Tổng thống Trần Thủy Biển của Đài Loan đang gây sức ép với việc Đài Loan tiến dần đến quy chế độc lập, một thách đố Bắc Kinh không thể chấp nhận được. Trung Quốc chưa có khả năng tấn công Đài Loan nhưng sẽ phải tìm giải pháp khác và giải pháp nào cũng dẫn tới những giai đoạn căng thẳng về ngoại giao, với hậu quả sẽ tác động vào kinh tế và không khí đầu tư, nhất là khi Đài Loan cũng là một nguồn đầu tư đáng kể vào Hoa Lục.
Tổng kết lại thì từ nay đến cuối năm, kinh tế Trung Quốc có thể giảm bớt đà tăng trưởng, nhất là vào cuối năm, trong một môi trường có rất nhiều bất ổn. Triển vọng “Quang diện Trung Hoa” khiến Trung Quốc sẽ là đại cường có thể thách thức Hoa Kỳ vì vậy còn xa vời nhưng cũng đủ cho phe bảo thủ tại Hoa Kỳ báo động và tác động vào dư luận với những dự đoán có tính chất hăm dọa. Nhưng, dù chưa là thế lực đe dọa với Hoa Kỳ, Trung Quốc vẫn là một trọng lực lớn tại Đông Á giữa khung cảnh đổi thay của toàn vùng và nếu khủng hoảng bùng nổ, các lân bang đều sẽ bị họa lây, là điều có thể thấy vào cuối năm Thân.
Bầu cử và bất ổn
Ngoài Đài Loan, trong năm Thân, một số quốc gia Đông Á cũng sẽ có thay đổi chính trị qua rất nhiều cuộc bầu cử, như tại Nam Hàn, Phi Luật Tân và Nam Dương. Phi Luật Tân là nơi đáng lo ngại nhất với sự suy yếu của Tổng thống Gloria Macapagal Arroyo. Là một đồng minh đắc lực của Mỹ trong cuộc chiến chống khủng bố và đã sát cánh hợp tác với Mỹ để diệt trừ phiến loạn và khủng bố tại các tỉnh miền Nam (đảo Mindanao), bà Macapagal Arroyo là yếu tố ổn định cần thiết. Nếu bà thất cử, Hoa Kỳ có thể gặp trở ngại và phải mất thời gian xây dựng lại một quan hệ gắn bó với chính quyền mới trong khi quân khủng bố lại có lợi thế tung hoành.
Dù sao, tình hình Phi Luật Tân chưa nguy kịch bằng tình hình Nam Dương, là nơi mà cuộc bầu cử Quốc hội vào tháng Tư và Tổng thống (lần đầu tiên theo thể thức trực tiếp) vào tháng Bảy có thể chứng kiến sự đối đầu gay gắt giữa hai khuynh hướng. Đương kim Tổng thống Megawati Sukarnoputri và đảng Dân chủ Đấu tranh (PDI-P), với hậu thuẫn của quân đội và cả một số đảng viên Golkar (của chế độ Suharto cũ), sẽ cố gắng bảo vệ xu hướng quốc gia dân tộc để chặn đà tiến của các đảng theo xu hướng Hồi giáo. Năm 1999, cuộc bầu cử đã dẫn tới bạo động và năm nay điều đó có thể tái diễn.
Nhưng, khác với lần trước, lần này các nước sẽ theo dõi tình hình Nam Dương chặt chẽ hơn. Lần trước, khi chế độ Suharto sụp đổ năm 1998, một số dư luận lạc quan đã ngợi ca sự xuất hiện của dân chủ mà không thấy là thường dân bị giết còn nhiều hơn trước và Nam Dương bị loạn trong nhiều năm liền. Lần này, người ta có thêm nạn khủng bố và xứ này lại là hậu cứ đáng kể của các lực lượng Hồi giáo cực đoan, nhất là lực lượng Jemaah Islamiyah, có quan hệ chặt chẽ với al-Qaeda. Nếu phe Hồi giáo thắng thế, khủng bố sẽ có chiều hướng gia tăng khiến Nam Dương có khi bị lọan và hàng hóa chuyển vận trong toàn vùng Đông Á bị trở ngại trong khi thuyền nhân sẽ gây khủng hoảng cho Úc Đại Lợi. Đấy là lúc xứ này sẽ phải ra quân như một lực lượng cảnh sát cấp vùng, một viên “sheriff” của Mỹ, như phe đả kích vẫn thường nói.
Trong toàn khu vực, điểm nóng Bắc Hàn có thể nguội dần trong năm. Và nếu thoát được hậu quả tai hại của dịch cúm gà, Thái Lan sẽ trở thành cường quốc kinh tế đáng kể nhất của khối ASEAN, với tốc độ tăng trưởng có thể vượt qua Việt Nam, nâng cao thế giá của Thủ tướng Thaksin Shinawatra.
Còn Việt Nam" Cải cách cho kịp thời hạn gia nhập WTO vào năm 2005 là một thách đố lớn cho lãnh đạo Hà Nội. Có nhiều xác suất là Việt Nam đổi thay không kịp và ngược với lối hồ hởi sảng của lãnh đạo và báo chí nhà nước, Việt Nam sẽ bị nhiều sóng gió trong năm Thân, trước khi gặp giông bão vào năm Dậu.
Cho đến nay, Hà Nội đã có nhiều may mắn, nhưng vận may có khi đã tận.
Đông Á há mồm với Trung Quốc
Trong năm Thân, các nước Đông Á sẽ lạc quan hồ hởi với triển vọng tăng trưởng kinh tế rát cao, trung bình là 6% cho toàn vùng so với 3,5% của toàn cầu, với Trung Quốc dẫn đầu cùng Thái Lan và Việt Nam. Nhưng, trong năm Thân này, nhiều biến động bất ngờ vẫn có thể xảy ra, kể cả kết quả tranh cử tại một số quốc gia.
Biến động bất ngờ nhất mà thực ra đã phải được thấy từ trước là dịch cúm gà.
Vi khuẩn ém tin
Năm ngoái mở đầu với dịch Sars (viêm phổi cấp tính), năm nay là dịch cúm gà, cả hai đều có một yếu tố đồng dạng: vi khuẩn ém tin. Những tai nạn bất ngờ, dụ như bệnh bò dại, lở mồm long móng, đều có thể xảy ra tại mọi nơi, riêng ở Đông Á mới thấy có hiện tượng ém tin để che giấu dư luận như trong các quốc gia lạc hậu nhất. Lần trước là Đảng Cộng sản Trung Quốc, từ cơ sở tại Phật Sơn ở Quảng Đông lên tới Trung ương, và chính quyền Thái Lan lần này, đã biết về dịch bệnh từ trước, nhưng vẫn giấu tin và tìm cách giải quyết lấy cho đến khi vi khuẩn lây lan thì tình hình thành quá trễ. Việt Nam khá hơn được một chút, vì năm ngoái giấu không kịp khi dịch Sars khởi đầu với một nạn nhân người nước ngoài, và năm nay, báo chí tại Sàigon đã loan tin rất sớm. Riêng tờ Nhân Dân điện tử thì không nói gì đến cúm gà, có lẽ vì nghĩ rằng tin tức về các lãnh tụ cũng đủ là hung tin.
Ngoài tật ém tin xấu, thời sự còn chú ý đến một hiện tượng khác: chính quyền không có khả năng ứng phó với những dịch bệnh bất ngờ, đặc biệt tại Việt Nam, qua phương thức thiêu gà ngăn bệnh bằng vỏ lốp xe hơi. Các chế độ trước khi sụp đổ thường đều bị thách đố trước với một thiên tai khủng khiếp và tan rã vì chứng tỏ sự bất lực của mình trong việc tổ chức cấp cứu. Dịch cúm gà này chưa lên tới kích thước đó, nhưng có cho thấy là lãnh đạo Việt Nam đã hết thời hoang tưởng và khoác lác về thiên tài của Đảng và biết khôn ngoan mở cửa cho quốc tế đi vào giúp đỡ.
Loại biến động bất ngờ ấy sẽ còn tiếp tục chi phối thời sự Đông Á trong thời gian tới.
Kinh tế Trung Quốc
Hai thập niên trước, dư luận Mỹ đã bị mê hoặc bởi những thành tựu kinh tế Nhật Bản đến nỗi nhiều nhà nghiên cứu đã dự đoán là Nhật sẽ vượt qua Mỹ và đây đó đã nổi lên phong trào bài Nhật, kể cả vận động dân chúng không mua hàng Nhật. Một nước tiên tiến như Hoa Kỳ này mà còn có phản ứng lạc hậu như vậy, xuất phát từ những phân tách của các “chuyên gia”, người ta không nên ngạc nhiên khi lần này, đến lượt Trung Quốc trở thành một thế lực kinh tế mới có thể đe dọa sức mạnh kinh tế Hoa Kỳ.
Trong năm qua, Trung Quốc đã đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất Đông Á nếu ta có thể tin vào thống kê nhà nước. Sở dĩ có mối ngờ là vì dù đã hết tật “làm láo báo cáo hay”, guồng máy công quyền vẫn chưa đủ trình độ kỹ thuật khảo sát trong một xã hội mà “thành thật khai báo” vẫn được coi là một phản ứng dại khờ. Dầu vậy, Trung Quốc hy vọng tiếp tục thành tích cũ là tăng trưởng 8% trong năm nay, đấy là căn cứ trên công trình nghiên cứu của nhiều nơi, nhất là những nơi đang cổ võ việc đầu tư vào Hoa Lục, kể cả các công ty tài chánh Mỹ. Sự thật không được tốt đẹp như vậy.
Kinh tế xứ này chưa thể gọi là tự do nhưng vì nhu cầu hội nhập vào luồng trao đổi toàn cầu, trong năm Thân chính quyền Bắc Kinh phải vừa bạch hóa một số hồ sơ sổ sách, vừa cải cách doanh nghiệp nhà nước vừa chấn chỉnh lại hệ thống ngân hàng. Ba yếu tố đó sẽ khiến giới đầu tư bớt bị mê hoặc bởi thành tích kinh tế xứ này. Sau ba năm e sợ nguy cơ giảm phát, năm nay, Trung Quốc lại gặp hiện tượng trái ngược là nạn lạm phát, như đã xảy ra sau năm Bính Thân 1992, nên sẽ phải kềm hãm bớt tốc độ tăng trưởng bằng cách kiểm soát khối tiền tệ lưu hành. Trong khi đó, hiện tượng đầu cơ và tẩu tán tài sản đã xảy ra và nhìn lại, người ta mới thấy kinh tế Trung Quốc đang lăn vào vết xe đổ của Nhật Bản, Nam Hàn và các nước Đông Á khác, dẫn tới nạn suy sụp kinh tế Nhật từ năm 1991 và vụ khủng hỏang Đông Á vào năm 1997.
Trung Quốc còn gặp một kỳ hạn không tránh được là phải giải tỏa hệ thống ngân hàng trong năm 2006 để cạnh tranh bình đẳng với các ngân hàng ngoại quốc. Việc chấn chỉnh các ngân hàng quốc doanh lỗ lã vì vậy cũng là một thách đố mới.
Cho đến nay, lớp lãnh đạo mới, Hồ Cẩm Đào và Ôn Gia Bảo, đã vượt qua một năm học nghề với nhiều thành tựu đáng kể, nên có thể sẽ vượt qua được những thách đố kinh tế, miễn là không gặp biến động bất ngờ, từ tài chánh đến dịch bệnh, chưa kể một biến độnh khác là cuộc tranh cử tổng thống tại Đài Loan vào tháng Ba này. Vì nhu cầu tranh cử, đương kim Tổng thống Trần Thủy Biển của Đài Loan đang gây sức ép với việc Đài Loan tiến dần đến quy chế độc lập, một thách đố Bắc Kinh không thể chấp nhận được. Trung Quốc chưa có khả năng tấn công Đài Loan nhưng sẽ phải tìm giải pháp khác và giải pháp nào cũng dẫn tới những giai đoạn căng thẳng về ngoại giao, với hậu quả sẽ tác động vào kinh tế và không khí đầu tư, nhất là khi Đài Loan cũng là một nguồn đầu tư đáng kể vào Hoa Lục.
Tổng kết lại thì từ nay đến cuối năm, kinh tế Trung Quốc có thể giảm bớt đà tăng trưởng, nhất là vào cuối năm, trong một môi trường có rất nhiều bất ổn. Triển vọng “Quang diện Trung Hoa” khiến Trung Quốc sẽ là đại cường có thể thách thức Hoa Kỳ vì vậy còn xa vời nhưng cũng đủ cho phe bảo thủ tại Hoa Kỳ báo động và tác động vào dư luận với những dự đoán có tính chất hăm dọa. Nhưng, dù chưa là thế lực đe dọa với Hoa Kỳ, Trung Quốc vẫn là một trọng lực lớn tại Đông Á giữa khung cảnh đổi thay của toàn vùng và nếu khủng hoảng bùng nổ, các lân bang đều sẽ bị họa lây, là điều có thể thấy vào cuối năm Thân.
Bầu cử và bất ổn
Ngoài Đài Loan, trong năm Thân, một số quốc gia Đông Á cũng sẽ có thay đổi chính trị qua rất nhiều cuộc bầu cử, như tại Nam Hàn, Phi Luật Tân và Nam Dương. Phi Luật Tân là nơi đáng lo ngại nhất với sự suy yếu của Tổng thống Gloria Macapagal Arroyo. Là một đồng minh đắc lực của Mỹ trong cuộc chiến chống khủng bố và đã sát cánh hợp tác với Mỹ để diệt trừ phiến loạn và khủng bố tại các tỉnh miền Nam (đảo Mindanao), bà Macapagal Arroyo là yếu tố ổn định cần thiết. Nếu bà thất cử, Hoa Kỳ có thể gặp trở ngại và phải mất thời gian xây dựng lại một quan hệ gắn bó với chính quyền mới trong khi quân khủng bố lại có lợi thế tung hoành.
Dù sao, tình hình Phi Luật Tân chưa nguy kịch bằng tình hình Nam Dương, là nơi mà cuộc bầu cử Quốc hội vào tháng Tư và Tổng thống (lần đầu tiên theo thể thức trực tiếp) vào tháng Bảy có thể chứng kiến sự đối đầu gay gắt giữa hai khuynh hướng. Đương kim Tổng thống Megawati Sukarnoputri và đảng Dân chủ Đấu tranh (PDI-P), với hậu thuẫn của quân đội và cả một số đảng viên Golkar (của chế độ Suharto cũ), sẽ cố gắng bảo vệ xu hướng quốc gia dân tộc để chặn đà tiến của các đảng theo xu hướng Hồi giáo. Năm 1999, cuộc bầu cử đã dẫn tới bạo động và năm nay điều đó có thể tái diễn.
Nhưng, khác với lần trước, lần này các nước sẽ theo dõi tình hình Nam Dương chặt chẽ hơn. Lần trước, khi chế độ Suharto sụp đổ năm 1998, một số dư luận lạc quan đã ngợi ca sự xuất hiện của dân chủ mà không thấy là thường dân bị giết còn nhiều hơn trước và Nam Dương bị loạn trong nhiều năm liền. Lần này, người ta có thêm nạn khủng bố và xứ này lại là hậu cứ đáng kể của các lực lượng Hồi giáo cực đoan, nhất là lực lượng Jemaah Islamiyah, có quan hệ chặt chẽ với al-Qaeda. Nếu phe Hồi giáo thắng thế, khủng bố sẽ có chiều hướng gia tăng khiến Nam Dương có khi bị lọan và hàng hóa chuyển vận trong toàn vùng Đông Á bị trở ngại trong khi thuyền nhân sẽ gây khủng hoảng cho Úc Đại Lợi. Đấy là lúc xứ này sẽ phải ra quân như một lực lượng cảnh sát cấp vùng, một viên “sheriff” của Mỹ, như phe đả kích vẫn thường nói.
Trong toàn khu vực, điểm nóng Bắc Hàn có thể nguội dần trong năm. Và nếu thoát được hậu quả tai hại của dịch cúm gà, Thái Lan sẽ trở thành cường quốc kinh tế đáng kể nhất của khối ASEAN, với tốc độ tăng trưởng có thể vượt qua Việt Nam, nâng cao thế giá của Thủ tướng Thaksin Shinawatra.
Còn Việt Nam" Cải cách cho kịp thời hạn gia nhập WTO vào năm 2005 là một thách đố lớn cho lãnh đạo Hà Nội. Có nhiều xác suất là Việt Nam đổi thay không kịp và ngược với lối hồ hởi sảng của lãnh đạo và báo chí nhà nước, Việt Nam sẽ bị nhiều sóng gió trong năm Thân, trước khi gặp giông bão vào năm Dậu.
Cho đến nay, Hà Nội đã có nhiều may mắn, nhưng vận may có khi đã tận.
Gửi ý kiến của bạn