(SACBEE) - Càng ngày càng có nhiều công ty sa thải nhân viên trong nước và đưa công việc ra nước ngoài để mướn nhân công ngoại quốc.
Công ty Oracle dự tính đưa 175 công việc ra Ấn Độ.
Công ty Earthlink sắp đóng cửa một chi nhánh gồm có 450 nhân viên, và sẽ đưa một số các công việc ở chi nhánh này ra nước ngoài.
Công ty IBM dự định đưa 3,000 việc từ Mỹ sang các nước khác.
Gần như mỗi tuần đều có tin báo cho biết các công ty lớn như Intel, Delta Air Lines, Google … đưa việc làm ra các nước ngoài như Ấn Độ, Trung Quốc, Phi Luật Tân.
Hướng về một nền kinh tế toàn cầu, mức lương rẻ ở nước ngoài, và hệ thống thông tin hiện đại và nhanh chóng là những lý do thúc đẩy các công ty đưa việc ra nước ngoài.
Việc đưa việc làm ra nước ngoài đã gây nên một làn sóng phẫn nộ ở Mỹ, vì dân chúng rất cần việc làm sau ba năm khổ sở vì nạn khủng hoảng kinh tế và thất nghiệp.
Từ nhiều thập niên trước, các công ty ở Mỹ đã đưa nhiều việc làm ra nước ngoài. Điều khác biệt hiện nay là các việc làm được đưa ra nước ngoài không chỉ là những việc làm không cần kỹ năng, mà là những việc kỹ thuật cao, vì hiện nay lực lượng nhân công ở nước ngoài cũng có một nền giáo dục cao và có kỹ năng làm việc.
Các công việc được đưa ra nước ngoài hiện nay bao gồm cả những việc đòi hỏi khả năng chuyên môn cao như thảo chương viên điện toán, kỹ sư, chuyên viên các loại về y tế, kế toán … Các chuyên viên ở nước ngoài làm cùng một công việc với các chuyên viên ở Mỹ với số lương rẻ hơn nhiều, ví dụ như lương của một thảo chương viên điện toán ở Trung Quốc chỉ có $12.50/giờ, trong khi đó lương của một thảo chương viên điện toán ở Mỹ là $56/giờ.
Hơn 300,000 việc làm đã được đưa ra nước ngoài trong năm 2003. 600,000 việc làm sẽ được đưa ra nước ngoài trước năm 2005. Con số này sẽ lên đến 3.3 triệu trước năm 2015.
Đây là một tình trạng báo động, vì 2 triệu người thất nghiệp trong 3 năm khủng hoảng kinh tế vừa qua rất cần việc làm.
Các nhà lập pháp ở 14 tiểu bang (không có California) đã đưa ra những dự luật hạn chế việc đưa việc làm ra nước ngoài, nhưng chưa dự luật nào được thông qua.
Công ty Oracle dự tính đưa 175 công việc ra Ấn Độ.
Công ty Earthlink sắp đóng cửa một chi nhánh gồm có 450 nhân viên, và sẽ đưa một số các công việc ở chi nhánh này ra nước ngoài.
Công ty IBM dự định đưa 3,000 việc từ Mỹ sang các nước khác.
Gần như mỗi tuần đều có tin báo cho biết các công ty lớn như Intel, Delta Air Lines, Google … đưa việc làm ra các nước ngoài như Ấn Độ, Trung Quốc, Phi Luật Tân.
Hướng về một nền kinh tế toàn cầu, mức lương rẻ ở nước ngoài, và hệ thống thông tin hiện đại và nhanh chóng là những lý do thúc đẩy các công ty đưa việc ra nước ngoài.
Việc đưa việc làm ra nước ngoài đã gây nên một làn sóng phẫn nộ ở Mỹ, vì dân chúng rất cần việc làm sau ba năm khổ sở vì nạn khủng hoảng kinh tế và thất nghiệp.
Từ nhiều thập niên trước, các công ty ở Mỹ đã đưa nhiều việc làm ra nước ngoài. Điều khác biệt hiện nay là các việc làm được đưa ra nước ngoài không chỉ là những việc làm không cần kỹ năng, mà là những việc kỹ thuật cao, vì hiện nay lực lượng nhân công ở nước ngoài cũng có một nền giáo dục cao và có kỹ năng làm việc.
Các công việc được đưa ra nước ngoài hiện nay bao gồm cả những việc đòi hỏi khả năng chuyên môn cao như thảo chương viên điện toán, kỹ sư, chuyên viên các loại về y tế, kế toán … Các chuyên viên ở nước ngoài làm cùng một công việc với các chuyên viên ở Mỹ với số lương rẻ hơn nhiều, ví dụ như lương của một thảo chương viên điện toán ở Trung Quốc chỉ có $12.50/giờ, trong khi đó lương của một thảo chương viên điện toán ở Mỹ là $56/giờ.
Hơn 300,000 việc làm đã được đưa ra nước ngoài trong năm 2003. 600,000 việc làm sẽ được đưa ra nước ngoài trước năm 2005. Con số này sẽ lên đến 3.3 triệu trước năm 2015.
Đây là một tình trạng báo động, vì 2 triệu người thất nghiệp trong 3 năm khủng hoảng kinh tế vừa qua rất cần việc làm.
Các nhà lập pháp ở 14 tiểu bang (không có California) đã đưa ra những dự luật hạn chế việc đưa việc làm ra nước ngoài, nhưng chưa dự luật nào được thông qua.
Gửi ý kiến của bạn