Nguyễn Ngọc Cường
Lồng kính B: Phiá trên các đồ trang sức bằng tạp phách (đá quý màu vàng) vài cỗ dây chuyền chạm trỗ công phu. Đặc biệt là cái đầu ngựa thuộc cuối thế kỷ V trước TL. Chính giữa bông tai hình cái giỏ tròn thuộc thế kỷ VI-V trước TL. Phía dưới một loạt nhẫn hình con bọ hung chạm trỗ theo kiểu dấu triển Ai Cập thuộc thế kỷ VI-V trước TL.
Lồng kính C: Các mảnh vàng dát mỏng chạm trỗ rất đẹp được đeo như đồ trang sức đồng thời như một loại bùa hộ mạng. Mảnh bùa bằng vàng to có hình thần Zeus và nữ thần Athena, Alhrodite, Adonis và Eros thuộc thế kỷ VI trước Tl. Tượng một đứa bé dao bùa bàng thuộc thế kỷ IV trước TL.
Lồng kính D: Một cái bông tai kiểu Etrus thịnh hành ngày xưa thuộc thế kỷ IV trước TL
Lồng kính E: Trưng bày các triều thiên bằng vàng lá đội cho người chết thuộc thế kỷ IV-II trước TL.
Lồng kính G: Chính giữa đồ trang sức bằng vàng kiểu Roma thuộc thế kỷ I-II sau TL.
Sala Delle Terrecotte:
VII trưng bày các đồ làm bằng đất sét nung.
Lồng kính A-B: Trưng bày các hình đựng tro xác người chết tìm thấy tại Tarquinta và Vuici thuộc thế kỷ IX-VIII trước TL, gọi là loại bình Villanova theo tên của nghĩa trang Villanova gần thành phố Bologna mà các nhà khảo cổ đã đưa ra ánh sáng trong thế kỷ XVIII và XIX với cùng loại bình rất thông dụng trong vùng Etruria.
Lồng kính E: Trưng bày di tích thuộc thế kỷ IX-VIII trước TL, tìm thấy trong các cuộc đào bới năm 1816-1817 giữa thành phố Marino, Castelgandoifo loại bình đựng tro người chết hình cái lều và loại bình Villanova cũng được dân chúng vùng Latium biết đến.
Lồng kính F: Bình đựng tro người chết hình cái hòm với nắp đậy có hình đầu người hòa hợp hai tư tưởng nhà và hình của người chết (tiền bán thế kỷ VI trước TL).
Con ngựa có cánh trang hoàng mặt tiền đền thờ (thuộc thế kỷ V trước TL) tìm thấy tại Cerveteri.
Lồng kính H, I, K, L, N, O: Trưng bày các tượng đủ loại do các tín hữu dâng vào đền thờ tỏ lòng thánh kính hay để cảm ơn các thần kinh vì được khỏi bệnh vv…
Phần lớn thuộc thế kỷ III-I trước TL
Lồng kính M: Bình vôi hình Adonis (tay thợ săn trẻ tuổi của thần thoại Hy Lạp bị thương đang hấp hối trên giường, thuộc thế kỷ II-I trước TL, trên đường sang phòng bên cạnh là 4 đĩa có hoa lá bao quanh hình đầu người trang hoàng một đền thờ (thế kỷ II trước TL) tìm thấy tại Cerveteri, thuộc viện bảo tàng Etrus còn có ba phần khác trưng bày đồ cổ Roma, các loại hình Hylạp, Italie, Attrique và Etrus.
Antiquarium Romanum VIII:
Phòng I: lồng kính B,C, F và II (cửa phòng kế cận) trưng bày một số các dĩa bằng đất sét nung dùng trang hoàng các đền đài dinh thự Roma và Latium thuộc thế kỷ I trước TL đến thế kỷ II sau TL giữa hai lồng kính A và E sát tường, dĩa chạm cảnh các chiến công của Hercules thuộc thế kỷ II sau TL. Lồng kính D: Bếp bê bằng ngà voi có chân tay cử động được mạ vàng tìm thấy trong quan tài đá của một đứa bé tại nhà thờ thánh Sebastino ở Roma (thế kỷ II và IV sau TL) bên dưới là các hình bằng bạc hay bằng đồng dát bạc, tìm thấy tại suối nước nóng Vicarello gần hồ Bracciano cách Roma chừng 30km (thế kỷ II và IV sau TL).
Lồng kính II: Chén uống rượu có chạm trỗ bên ngoài thuộc thế kỷ II trước TL rất thịnh hành trong toàn vùng địa trung hải. Các bình chế tại Italia theo kiểu nói trên thuộc thế kỷ I trước TL tìm thấy tại Vuici. Trong lồng kính I và K trưng bày rất nhiều đèn bằng đất sét nung phần lớn thuộc thế kỷ I -IV sau TL. Lồng kính L-M: Trưng bày các hình bằng thủy tinh một số thấy trong các phần mộ Etrus thuộc thế kỷ VI-V trước TL. Lồng kính D: số khác tìm thấy tại Roma thuộc thế kỷ I -II sau TL (lồng kính M).
Phòng III: Tượng bán thân bằng đồng thuộc thế kỷ I trước TL, tượng hoàng đế Treborianus Gallus cai trị từ năm 251-253 sau TL.
Sala Falcioni IX
Trưng bày các di tích Etrus và Roma tìm thấy chung quanh thành phố Viterbo (bộ sưu tầm của ông Falcionio) các bức tranh trên tường được vẽ thời Đức Giáo Hoàng Giulio III.
Salette Degli Orginali Greci:
Từ dạo năm 1960, hai phòng cuối cùng và hành lang lầu trên của dinh Belvedere dùng để trưng bày các tác phẩm Hy Lạp.
Phòng I từ bên phải ngược kim đồng hồ: bức chạm nổi bữa tiệc người chết thuộc tiền bán thế kỷ IV trước TL, với hình Hades là thần người chết và các người thờ lạy thuộc thế kỷ IV trước TL. Sau đó bức chạm thần Asklepios có râu ngồi trên ngai và con gái là Hygieia thuộc năm 410 trước TL.
Phòng II: Chính giữa di tích một cái đầu ngựa do Phidias tạc giữa các năm 447-440 trước Tl cũng thuộc đền thờ Parthenon. Đầu một thiếu niên trên vai còn mang một rổ bánh thuộc đền thờ Parthenon tạc năm 440 trước TL. Bia mộ một thiếu niên đang giơ tay chào một đứa bé và người giúp việc đeo dụng cụ chơi thể thao thuộc năm 450 trước TL.
Phòng III: Hành lang bức chạm nổi diễn tả thần Asklepios con gái Hygiela và các con trai với đoàn người thờ lạy thuộc thế kỷ IV trước TL.
Scala dei Rilievi assiri:
Bức tranh vẽ trên tường cho thấy huy hiệu của Đức Giáo Hoàng Giulio III do hai thiên thần cầm hai bên là các bức chạm nổi Assyrie (bên trái) và các bản văn khắc chữ Assyrie và Sumer hình cái dinh thuộc thế kỷ XI-XII trước TL, cũng như các bia mộ khắc chữ Ả Rập thuộc thế kỷ XI-XII sau TL (bên phải).
Sale XIV-XVIII Museo Gregoriano Etruso
Các phòng từ số XIV đến XVIII thuộc viện bảo tàng Gregoriano Etruso trưng bày các bộ sưu tầm bình cổ
Sala Astarita XV:
Trưng bày bộ sưu tầm của ông Mario Astarita tặng Đức Giáo Hoàng Phaolô VI năm 1969 tủ kính lớn giữa các cửa sổ trưng bày chiếc bình Corinto có vẽ cảnh Odysseus và Nenetaos được sai đi đem nàng Helena về (thuộc năm 560 trước TL).