Bạn,
Tình hình dịch cúm gà ở Long An tiếp tục lan rộng cả 14/14 huyện, thị với tốc độ nhanh. Trong khi đó, một số địa phương có phần chểnh mảng trong việc giúp người chăn nuôi đàn gia cầm bị nhiễm bệnh, dẫn đến tình trạng vứt bừa bải ra kinh rạch, đường đi gây ô nhiễm môi trường một cách trầm trọng. Có nơi dân cũng phải di tản vì không chịu nỗi mùi hôi thối do sự phân hủy của xác gia cầm bốc lên. Trong khi đó, nhiều gia đình nông dân nuôi vịt đã gặp khó khăn trong việc xin hủy gia cầm để ngưà dịch, cuối cùng một số nông dân đã "tử thủ" để bảo vệ đàn vịt. Báo Sài Gòn Tiếp Thị kể như sau.
Bắt đầu từ ngày 29 tết (20-1), ông Hai Dược, ngụ tại ấp 4, xã An Nhựt Tân (Tân Trụ) khổ sở trong việc cầu cứu các cơ quan chức năng các cấp giúp đỡ việc tiêu hủy hàng nghìn con vịt đẻ có nguy cơ nhiễm bệnh. Ông đến xã thì xã chỉ lên huyện, lên huyện thì huyện chỉ lên tỉnh, còn lên tỉnh thì bảo quay về nơi xuất phát. Một lần nữa, ông Hai Dược đến UB huyện Tân Trụ nhờ giúp đỡ nhưng một vị phó chủ tịch ở đây phán rằng chưa nhận được chủ trương hủy gia cầm chưa nhiễm bệnh có sự hỗ trợ của nhà nước.
Trước tình hình như vậy, ông Hai chỉ còn biết phải tử thủ để bảo toàn đàn vịt. Được biết, tỉnh có chủ trương cấp phát miễn phí thuốc khử trừng, tiêu độc cho dân phòng chống dịch, ông Hai Dược bèn đi xin nhưng không nơi nào cho, vì cấp này chỉ cấp kia, cuối cùng ông phải bỏ tiền túi ra mà mua. Tuyến phòng thủ của ông Hai Dược lập ra chỉ được một ngày thì bị phá vỡ bởi có vài chục con vịt trong trại một nghìn con đang đẻ sai trứng thì ngả lăn ra chết. Sợ dịch lan rộng sang các trại khác, ông Hai Dược đi báo xã, huyện xin tiêu hủy cả đàn nhưng vẫn không được cấp nào lưu tâm đến. Hết cách, ông gọi điện thoại cầu cứu Chi Cục Thú y tỉnh Long An, nhưng bên kia đầu dây nói vòng vo một hồi rồi cúp máy. Phải dọa lùa gà, vịt cúm xuống sông mới được huyện giúp đỡ Ông kiên trì điện thoại lại thì không ai chịu nhấc ống nghe. Còn cấp xã thì bảo ông phải làm đơn xin tự hủy đàn vịt gởi để họ xem xét. Thủ tục này, Ban Chỉ đạo phòng chống dịch cúm ga tỉnh Long An không hề quy định. Tình thế bắt buộc ông phải thuê mướn nhân công tự hủy đàn vịt này.
Sáng mùng một tết, ông Hai Dược thấy các trại khác có dấu hiệu nhiễm bệnh, nhưng lần này ông không cầu xin như những lần trước mà điện đến cơ quan thú y huyện Tân Trụ cảnh báo sẽ lùa trên 4 nghìn con vịt ở trại vịt ấp 4, xã An Nhựt Tân ra sông rạch phóng thích. Xem ra, lời hù ấy có hiệu quả. Ngay buổi trưa hôm đó, huyện cử cán bộ đến với ông Hai Dược. Đến lúc này, cán bộ thú y huyện Tân Trụ nảy ra sáng kiến bảo ông Hai Dược phải bỏ vào bao cân ký trước khi thảy xuống hố chôn sống. Còn trên 1 nghìn con vịt gia đình tự hủy trước đó không được lập biên bản ghi nhận. Đã vậy, người cán bộ thú y này không chịu đưa vào biên bản chi phí tự hủy đàn vịt để sau này nhà nước hỗ trợ cho người chăn nuôi. Trong khi đó, mẫu biên bản in sẵn có mục này.
Bạn,
Cũng theo báo SGTT, không chỉ có ông Hai Dược, mà nhiều hộ chăn nuôi vịt đẻ khác ở xã An Nhựt Tân và xã Mỹ Bình cũng gặp không biết bao nhiêu là gian truân trong việc xin được hủy đàn vịt của mình nhằm mục đích tận diệt tận gốc mầm bệnh.
Tình hình dịch cúm gà ở Long An tiếp tục lan rộng cả 14/14 huyện, thị với tốc độ nhanh. Trong khi đó, một số địa phương có phần chểnh mảng trong việc giúp người chăn nuôi đàn gia cầm bị nhiễm bệnh, dẫn đến tình trạng vứt bừa bải ra kinh rạch, đường đi gây ô nhiễm môi trường một cách trầm trọng. Có nơi dân cũng phải di tản vì không chịu nỗi mùi hôi thối do sự phân hủy của xác gia cầm bốc lên. Trong khi đó, nhiều gia đình nông dân nuôi vịt đã gặp khó khăn trong việc xin hủy gia cầm để ngưà dịch, cuối cùng một số nông dân đã "tử thủ" để bảo vệ đàn vịt. Báo Sài Gòn Tiếp Thị kể như sau.
Bắt đầu từ ngày 29 tết (20-1), ông Hai Dược, ngụ tại ấp 4, xã An Nhựt Tân (Tân Trụ) khổ sở trong việc cầu cứu các cơ quan chức năng các cấp giúp đỡ việc tiêu hủy hàng nghìn con vịt đẻ có nguy cơ nhiễm bệnh. Ông đến xã thì xã chỉ lên huyện, lên huyện thì huyện chỉ lên tỉnh, còn lên tỉnh thì bảo quay về nơi xuất phát. Một lần nữa, ông Hai Dược đến UB huyện Tân Trụ nhờ giúp đỡ nhưng một vị phó chủ tịch ở đây phán rằng chưa nhận được chủ trương hủy gia cầm chưa nhiễm bệnh có sự hỗ trợ của nhà nước.
Trước tình hình như vậy, ông Hai chỉ còn biết phải tử thủ để bảo toàn đàn vịt. Được biết, tỉnh có chủ trương cấp phát miễn phí thuốc khử trừng, tiêu độc cho dân phòng chống dịch, ông Hai Dược bèn đi xin nhưng không nơi nào cho, vì cấp này chỉ cấp kia, cuối cùng ông phải bỏ tiền túi ra mà mua. Tuyến phòng thủ của ông Hai Dược lập ra chỉ được một ngày thì bị phá vỡ bởi có vài chục con vịt trong trại một nghìn con đang đẻ sai trứng thì ngả lăn ra chết. Sợ dịch lan rộng sang các trại khác, ông Hai Dược đi báo xã, huyện xin tiêu hủy cả đàn nhưng vẫn không được cấp nào lưu tâm đến. Hết cách, ông gọi điện thoại cầu cứu Chi Cục Thú y tỉnh Long An, nhưng bên kia đầu dây nói vòng vo một hồi rồi cúp máy. Phải dọa lùa gà, vịt cúm xuống sông mới được huyện giúp đỡ Ông kiên trì điện thoại lại thì không ai chịu nhấc ống nghe. Còn cấp xã thì bảo ông phải làm đơn xin tự hủy đàn vịt gởi để họ xem xét. Thủ tục này, Ban Chỉ đạo phòng chống dịch cúm ga tỉnh Long An không hề quy định. Tình thế bắt buộc ông phải thuê mướn nhân công tự hủy đàn vịt này.
Sáng mùng một tết, ông Hai Dược thấy các trại khác có dấu hiệu nhiễm bệnh, nhưng lần này ông không cầu xin như những lần trước mà điện đến cơ quan thú y huyện Tân Trụ cảnh báo sẽ lùa trên 4 nghìn con vịt ở trại vịt ấp 4, xã An Nhựt Tân ra sông rạch phóng thích. Xem ra, lời hù ấy có hiệu quả. Ngay buổi trưa hôm đó, huyện cử cán bộ đến với ông Hai Dược. Đến lúc này, cán bộ thú y huyện Tân Trụ nảy ra sáng kiến bảo ông Hai Dược phải bỏ vào bao cân ký trước khi thảy xuống hố chôn sống. Còn trên 1 nghìn con vịt gia đình tự hủy trước đó không được lập biên bản ghi nhận. Đã vậy, người cán bộ thú y này không chịu đưa vào biên bản chi phí tự hủy đàn vịt để sau này nhà nước hỗ trợ cho người chăn nuôi. Trong khi đó, mẫu biên bản in sẵn có mục này.
Bạn,
Cũng theo báo SGTT, không chỉ có ông Hai Dược, mà nhiều hộ chăn nuôi vịt đẻ khác ở xã An Nhựt Tân và xã Mỹ Bình cũng gặp không biết bao nhiêu là gian truân trong việc xin được hủy đàn vịt của mình nhằm mục đích tận diệt tận gốc mầm bệnh.
Gửi ý kiến của bạn