Iraq, Trung Đông & Thế Giới Hậu Saddam

04/04/200300:00:00(Xem: 3866)
Năm bước qua cầu
Những người quan tâm đến tình hình chiến sự thì có thể ghi lại, rằng cho đến nay, chiến dịch Iraq gồm có ít nhất bốn giai đoạn, như bốn bước nhịp nhàng của một kế hoạch hành quân đầy bất ngờ, dù thường xuyên bị đả kích bởi kẻ ngoại cuộc. Mở đầu chiến dịch là quyết định tiêu diệt Saddam Hussein và tay chân bằng Tomahawk và bom GBU. Bước thứ hai cũng đầy bất ngờ là thay vì tận dụng không quân để oanh kích như trong trận chiến 1991, Liên quân lại thần tốc tiến vào Iraq và ngăn được Saddam đốt giếng dầu. Bước thứ ba, gần một tuần sau, thì lời hứa hẹn về "chấn động và kinh hoàng" mới trở thành hiện thực, và nó kinh hoàng thật. Đặc điểm của chiến dịch Iraq lần này là truyền thông được tháp tùng các đơn vị tác chiến để có mặt tại chỗ, tường thuật trung thực về những gì mắt thấy tai nghe, nhưng chỉ là những gì thấy được trước mắt, nghĩa là rất cục bộ. Vì vậy, dư luận thế giới mới bị bất ngờ lần thứ tư, vào mờ sáng mùng 2 tháng Tư, khi được tin gián tiếp về cơn chấn động kinh hoàng: năm sư đoàn Vệ binh Quốc gia của Saddam, được gửi xuống khá sâu vào miền Nam để chặn đường Liên quân (chủ yếu là Sư đoàn 3 Bộ binh và các đơn vị Viễn chinh Thủy quân Lục chiến) đã bị không tập tới tấp, bị bào mỏng mất tới 50% khả năng phòng thủ, hoặc bị tan rã. Huyền thoại "Ưu binh" hay "Cấm binh" của Saddam coi như tan tành ngày hôm qua, và các đơn vị tiền phương của Mỹ đã qua cầu tại cả hai sông Euphrates và Tigris, tới cách Baghdad chưa đầy 15 cây số ở hướng Nam, với nhiều bất ngờ còn có thể xảy ra nay mai tại hướng Bắc. Baghdad, vùng cấm địa, vùng "đỏ", nơi mà võ khí tàn sát của Saddam có thể được sử dụng lần đầu và lần cuối, thực ra vẫn nằm dưới tầm oanh kích có chọn lọc của Mỹ và chưa thoát khỏi cú sốc kinh hoàng.
Tình hình có thể đi vào ngã ngũ khá sớm, khi chiến dịch Iraq chuyển qua bước bất ngờ thứ năm, là sự sụp đổ của chế độ Saddam Hussein.
Trong khi dư luận tỏ vẻ nóng ruột về tình hình chiến sự và đả kích Bộ trưởng Quốc phòng Donald Rumsfeld về những quyết định độc đoán của ông, bất kể tới yêu cầu của vị Tư lệnh Chiến trường Tommy Frank, thì Bộ Quốc phòng Mỹ có vẻ lúng túng ra mặt. Người ta nói đến việc tăng phái Sư đoàn 4 Bộ binh, Sư đoàn được trang bị hiện đại nhất của quân lực Hoa Kỳ. Có lẽ đây lại là một bất ngờ nữa trong quá nhiều bất ngờ của chiến dịch...
Hoa Kỳ đang chuẩn bị cho thời hậu-Saddam tại Iraq.
Trước khi chiến dịch Iraq Tự do mở màn, trong một Hội nghị quốc tế, Ngoại trưởng Colin Powell đã đáp lời đả kích của cử tọa bằng một câu nói sẽ đi vào lịch sử: "Hoa Kỳ có gửi quân tới các nơi khác chỉ trong mục đích bảo vệ tự do, và những lãnh thổ bị Mỹ chiếm đóng sau đó chỉ là phần mộ của các binh lính đã hy sinh". Câu nói trên làm cử tọa lặng thinh không trả lời nổi vì đó là một sự thật lịch sử.
Nhưng lần này thì khác. Cũng chính Colin Powell, một viên tướng hồi hưu được phe phản chiến cho là thuộc thành phần chủ hòa, chứ không chủ chiến như Ronald Rumsfeld, đã tuyên bố tuần trước: Hoa Kỳ đã tốn kém hy sinh rất nhiều vì vụ Iraq nên sau này sẽ giữ vai trò chủ động ở tại đây.
Hoa Kỳ nhập trận tại Iraq để thay đổi chế độ ở Baghdad, tiêu diệt hệ thống võ khí tàn sát của Saddam Hussein, phá vỡ mạng lưới khủng bố al-Qaeda ở trong vùng, và gây chấn động tâm lý trong thế giới Hồi giáo về ý chí phòng vệ của mình chống nguy cơ khủng bố của các lực lượng Hồi giáo cực đoan. Trọng tâm và trọng lực của vụ Iraq vì vậy chính là vấn đề khủng bố và al-Qaeda. Vì vậy, ngay từ đầu và liên tục trong suốt năm ngoái cho đến khi chiến dịch Iraq khai mào, Tổng thống George W. Bush đã nhấn mạnh đến tinh thần tự vệ, và hàm ý "Mỹ sẽ ra đòn trước để diệt trừ mọi mầm mống khủng bố". Ngày nào mục tiêu này chưa hoàn thành, người ta không nên chờ đợi là Hoa Kỳ sẽ rút quân khỏi vùng Trung Đông.
Trong thời "hậu-Saddam", chẳng những tình hình Iraq phải thay đổi mà Hoa Kỳ còn muốn tạo ra thay đổi ở nơi khác để diệt khủng bố cho tuyệt nọc. Các quốc gia khác, kể cả Âu châu, đồng ý thì càng hay, nếu không, Mỹ vẫn tiến hành việc đó với sự đồng thuận của các xứ khác. Khi vào Iraq, Hoa Kỳ được sự hợp tác hoặc ít nhất là biểu đồng tình công khai hay kín đáo của 47 quốc gia khác. Đối với Hoa Kỳ, điều đó đủ là một minh chứng rằng mình không độc đoán hay đơn phương can thiệp.
Liên bang Iraq...
Xứ Iraq chúng ta biết ngày nay là một sản phẩm của Đế quốc Anh, được thành lập từ năm 1929 trên một vùng lãnh thổ đa chủng, đa văn và đa tôn giáo. Năm mươi năm sau, một khuynh hướng Hồi giáo thế quyền của dân Suuni đã cầm quyền tuyệt đối trên cả vùng đất này với đảng Baath của Saddam Hussein, bất chấp quan điểm của người dân Hồi Shia tại các tỉnh miền Nam và miền Đông, và dân Kurd tại miền Bắc và Đông Bắc. Khi kết liễu chế độ độc tài của Saddam, tất nhiên Mỹ sẽ đánh bung vòng đai độc tài và làm nổi dậy các lực phân hóa và ly tâm trong lãnh thổ. Khỏi cần đến lời cảnh báo của Âu châu hay thế giới Hồi giáo, tấm gương nội chiến của Liên bang Nam Tư từ năm 1992 hoặc phân hóa của Nam Dương từ sau năm 1998 tất nhiên phải làm lãnh đạo Hoa Kỳ suy nghĩ.

Trước khi quân Mỹ tiến vào Iraq, giới quan sát đã nói đến nhiều giả thuyết khác nhau về Iraq thời hậu chiến. Hoa Kỳ có nhu cầu duy trì một quốc gia Iraq đủ mạnh làm lực đối trọng với Iran và ngăn ngừa được âm mưu bá quyền của Syria. Nhưng, tình hình hai xứ này cũng đang có thay đổi, cùng với sự xoay chuyển lập trường vào lúc cuối của Turkey, cho nên chưa ai có thể biết về thể chế hay cục diện tương lai của Iraq.
Một giải pháp đã được nhắc tới là xé vụn Iraq thành nhiều mảnh: Tách phần lãnh thổ Đông Bắc, nơi dân Kurd cư ngụ đông nhất, thành một khu tự trị làm trái độn giữa Turkey và Iraq cùng Iran. Lấy một phần lãnh thổ phía Tây (phần lớn là sa mạc) sát nhập vào Jordan, một xứ Hồi giáo thân Mỹ, có dân cư Iraq khá đông. Trước đây, lãnh đạo Jordan và Iraq là thuộc cùng một gia đình Hoàng gia và hai xứ có những quan hệ gắn bó mà cũng đầy mâu thuẫn trong hơn nửa thế kỷ vừa qua. Một phần lãnh thổ phía Đông Nam, cũng là một kho dầu quan trọng, có thể được sát nhập vào xứ Kuweit, vốn có cùng sắc dân Hồi giáo Shia, và lại là một đồng minh chặt chẽ của Mỹ trong chiến dịch Iraq này. Cũng trong tinh thần quan tâm tới những khác biệt tôn giáo và chủng tộc, thay vì nghĩ đến giải pháp xé vụn Iraq, Hoa Kỳ có thể tính đến giải pháp Liên bang, nghĩa là lập ra một cơ chế chính trị phản ảnh quyền lợi và quyền lực của các sắc dân trong cùng một lãnh thổ, hầu không ai còn bị dụ dỗ bởi giải pháp võ trang và khủng bố.
Người ta chưa rõ Hoa Kỳ sẽ đi tới giải pháp nào, nhưng chắc chắn là trong hội nghị đang tiến hành tại Âu châu, Ngoại trưởng Colin Powell sẽ được hỏi và sẽ trả lời về những dự kiến này sao cho thỏa đáng mà vẫn không bị trói buộc về sau.
Trong khung cảnh đó, những vấn đề như có mời Liên hiệp quốc vào đảm nhiệm việc ổn định và tái thiết hay không, hoặc các doanh nghiệp Pháp, Đức hay Nga có quyền trở lại Iraq làm ăn hay chăng, thực ra chỉ là những vấn đề nhỏ.
Thắng lợi của dân Kurd
Bên lề cuộc chiến Iraq, một nạn nhân muôn thuở của Saddam Hussein có thể cũng đã thắng lớn, đó là người dân Kurd. Họ đã từng bị chế độ Baghdad tàn sát ở miền Nam và bị xứ Turkey đàn áp ở miền Bắc. Mãi đến mươi năm về trước, họ vẫn còn dùng chiến tranh phá hoại, thậm chí khủng bố, để chống lại chế độ cai trị của Turkey nhằm xin được quyền tự trị. Cho đến gần đây, người Kurd mới tiến tới giải pháp ôn hòa hơn, nghĩa là vẫn có một lực lượng võ trang trong vùng đất họ mơ ước sẽ lập thành quốc gia Kurdistan, với Thủ đô là Kirkuk, nhưng đồng thời quan tâm hơn tới nhu cầu đấu tranh chính trị và ngoại vận trước các diễn đàn quốc tế. Khi vụ Iraq bùng nổ, Turkey đảo ngược lập trường và gây khó cho Mỹ, trong khi hai tổ chức kháng chiến và chính trị của Kurd (là đảng Dân chủ Kurd ở miền Bắc, sát với biên giới Turkey và Phong trào Quốc gia Kurd ở miền Đông Nam, sát với biên giới Iran) lại sát cánh hợp tác với các đơn vị Hoa Kỳ để vừa bảo vệ đầu cầu cho Mỹ đổ quân vừa tấn công binh lính của Saddam, vừa tiễu trừ các nhóm khủng bố có liên hệ đến al-Qaeda.
Khi các lãnh tụ Kurd đều nhập trận bên cạnh các đơn vị Hoa Kỳ, họ mong là lần này sẽ không bị lừa như đã từng bị trong quá khứ, mà sẽ được một vùng đất dung thân. Lần này, vì sự bội tín của Turkey và vì chính quyền Bush muốn chứng minh với toàn thế giới Hồi giáo kể cả các xứ Hồi giáo đồng minh với Mỹ, rằng Hoa Kỳ nói là làm, có thể là dân Kurd tại Iraq sẽ được toại nguyện. Và đó cũng là một bài toán cho xứ Iraq sau này.
Và trật tự mới của thế giới
Hiện vẫn còn quá sớm để có thể nói tới một "trật tự mới" (hoặc "hỗn loạn mới" tùy quan điểm) của thế giới. Nhưng, nếu chiến cuộc Iraq kết thúc trong vài tuần nữa với thắng lợi hiển nhiên của Mỹ thì một số điều sau đây có thể xảy ra với xác suất cao. Quan hệ quốc tế bị đảo lộn dữ dội, mọi thế liên minh hay tình nghĩa đồng minh cố hữu gì đều tan rã trước một sức mạnh mới là Hoa Kỳ, một "đế quốc mới". Hoa Kỳ cũng chứng tỏ khả năng phóng dội sức mạnh đi rất xa cho nên các quốc gia đều suy nghĩ lại nếu muốn gây hấn với Mỹ. Ngược lại, có lẽ các nước sẽ cằn nhằn rất nhiều nhưng cuối cùng thì cũng chọn lập trường thân thiện hơn là đối nghịch với Hoa Kỳ. Điều này có hai mặt hay dở của nó, thứ nhất là gây bực bội cho các xứ nhiều tham vọng, nhưng cũng làm các nước nhỏ yên tâm: đế quốc Mỹ là một đế quốc dân chủ và sau ông Bush, người Mỹ vẫn có thể bầu ra một tổng thống ngớ ngẩn như Jimmy Carter, nên chả có gì mà sợ!
Gần hơn một chút thì sau vụ Iraq, các nước như Syria, Iran, Saudi Arabia, Pakistan và Bắc Hàn lẫn các xứ Hồi giáo Đông Nam Á sẽ phải qua thời kỳ tự xét lại. Bọc xuôi theo Mỹ để cùng diệt trừ khủng bố hay sẽ đứng cùng chiến hào với al-Qaeda, trong tầm đạn của Mỹ" Năm ngoái, khi ông Bush nói là các nước có thể cộng tác cùng Hoa Kỳ để chống khủng bố hay đứng vào thế đối lập với Hoa Kỳ, thế giới vẫn cho đây là một lời dọa không khéo. Bây giờ, lời dọa đó vẫn không khéo mà còn phũ phàng hơn, nhưng cũng đáng tin hơn.
Và các đồng minh cổ điển của Mỹ, như vài nước thiểu số Âu châu là Pháp hay Đức hiện đang đứng ở chân tường, trong cái trật tự Hoa Kỳ thật dễ ghét mà vẫn không thể tránh nổi...

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
(Tin VOA) - Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) vào ngày 13/9 ra thông cáo lên án Việt Nam tiếp tục lạm dụng hệ thống tư pháp để áp đặt những án tù nặng nề với mục tiêu loại trừ mọi tiếng nói chỉ trích của giới ký giả. Trường hợp nhà báo tự do mới nhất bị kết án là ông Lê Anh Hùng với bản án năm năm tù. RSF bày tỏ nỗi kinh sợ về bản án đưa ra trong một phiên tòa thầm lặng xét xử ông Lê Anh Hùng hồi ngày 30 tháng 8 vừa qua. Ông này bị kết án với cáo buộc ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước’ theo Điều 331 Bộ Luật Hình sự Việt Nam
Từ đầu tuần đến nay, cuộc tấn công thần tốc của Ukraine ở phía đông bắc đã khiến quân Nga phải rút lui trong hỗn loạn và mở rộng chiến trường thêm hàng trăm dặm, lấy lại một phần lãnh thổ khu vực đông bắc Kharkiv, quân đội Ukraine giờ đây đã có được vị thế để thực hiện tấn công vào Donbas, lãnh phổ phía đông gồm các vùng công nghiệp mà tổng thống Nga Putin coi là trọng tâm trong cuộc chiến của mình.
Tuần qua, Nước Mỹ chính thức đưa giới tính thứ ba vào thẻ thông hành. Công dân Hoa Kỳ giờ đây có thể chọn đánh dấu giới tính trên sổ thông hành là M (nam), F (nữ) hay X (giới tính khác).
Sau hành động phản đối quả cảm của cô trên truyền hình Nga, nữ phóng viên (nhà báo) Marina Ovsyannikova đã kêu gọi đồng hương của cô hãy đứng lên chống lại cuộc xâm lược Ukraine. Ovsyannikova cho biết trong một cuộc phỏng vấn với "kênh truyền hình Mỹ ABC" hôm Chủ nhật: “Đây là những thời điểm rất đen tối và rất khó khăn và bất kỳ ai có lập trường công dân và muốn lập trường đó được lắng nghe cần phải nói lên tiếng nói của họ”.
Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam cử hành Ngày Quốc tế Nhân Quyền Lần Thứ 73 và Lễ Trao Giải Nhân Quyền Việt Nam lần thứ 20.
Sau hơn 30 năm Liên bang Xô Viết sụp đổ, nhân dân Nga và khối các nước Đông Âu đã được hưởng những chế độ dân chủ, tự do. Ngược lại, bằng chính sách cai trị độc tài và độc đảng, Đảng CSVN đã dùng bạo lực và súng đạn của Quân đội và Công an để bao vây dân chủ và đàn áp tự do ở Việt Nam. Trích dẫn chính những phát biểu của giới lãnh đạo Việt Nam, tác giả Phạm Trần đưa ra những nhận định rất bi quan về tương lai đất nước, mà hiểm họa lớn nhất có lẽ là càng ngày càng nằm gọn trong tay Trung quốc. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
Tác giả Bảo Giang ghi nhận: “Giai đoạn trước di cư. Nơi nào có dăm ba cái Cờ Đỏ phất phơ là y như có sự chết rình rập." Tại sao vậy? Để có câu trả lời, mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của nhà văn Tưởng Năng Tiến.
Người cộng sản là những “kịch sĩ” rất “tài”, nhưng những “tài năng kịch nghệ” đó lại vô phúc nhận những “vai kịch” vụng về từ những “đạo diễn chính trị” yếu kém. – Nguyễn Ngọc Già (RFA).. Mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của phó thường dân/ nhà văn Tưởng Năng Tiến để nhìn thấy thêm chân diện của người cộng sản.
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Thầy THÍCH PHÁP HÒA sẽ có buổi thuyết pháp tại chùa Bảo Quang vào thứ bẩy ngày 22 tháng 4 năm 2023, lúc 2 giờ chiều
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.