Dưới đây là bài do Hoàng Ái Việt dịch ra Việt Ngữ từ tuần báo Pháp Express, số 2638 tuần 24-30/1/2002,trang 34. http:// www.lexpress.fr. Bản Việt Dịch này do nhà báo Nguyễn Huỳnh Mai phổ biến trên các diễn đàn Internet, như sau.
TRUNG-VIỆT : XÌ CĂNG ĐAN BIÊN GIỚI
Chính quyền Hà nội đã hiến nhượng cho Trung-quốc hàng nghìn cây số vuông lãnh thổ và lãnh hải qua hai hiệp ước còn giữ mật !
Sylvaine Pasquier
(Hoàng Ái Việt dịch)
"Mặc cả ghê tởm ! Chính quyền Hà Nội phản quốc bán nước !"
Làn sóng công phẫn đang như hải triều dâng lên ở Việt Nam chống lại giới lãnh đạo cộng sản bị dân chúng tố cáo đã hiến dâng cho Trung Quốc nhiều đất và biển của quốc gia.
Làn sóng nầy xâm nhập các giới đối lập, những thành phần bất đồng ý kiến và tràn ngập vào cả nội bộ Đảng Cộng Sản (ĐCS), vượt khỏi các giới chính trị và đang lan tràn vào toàn bộ xã hội, thách thức bộ máy tuyên truyền của chế độ.
Lý do : Chính quyền Hà Nội đã bí mật ký với Bắc Kinh 2 hiệp ước qui định biên giới lãnh thổ và lãnh hải giữa hai nước vào cuối năm 1999 và 2000.
Ngày 20 tháng 12 vừa qua, báo Nhân Dân, cơ quan ngôn luận và tuyên truyền chính thức của ĐCS loan tin lễ đặt mốc biên giới đầu tiên-được thực hiện 8 ngày sau tại Mong Cáy phía Tây Bắc Hà Nội.
Trước đó, chính quyền CS giữ im lặng và không hề đã động đến 2 hiệp ước trên. Nội dung được xem là 'điều cấm kỵ', và đây là dấu hiệu Hà Nội muốn che dấu những nhượng bộ nhơ nhuốc lợi cho phía Trung Quốc. Ở tầm cỡ nào" Theo Đại Tá Bùi Tín, cựu Tồng biên báo Nhân Dân; tỵ nạn chính trị tại Pháp từ 1990 thì : "theo ước lượng tại chỗ, phía Hà Nội đã hiến nhượng cho Trung Quốc khoảng 900 cây số vuông lãnh thổ quốc gia."
Một tổ chức chống cộng đưa ra bằng cớ : Một ví dụ cụ thể là mốc biên giới số 1 được đặt từ thời pháp thuộc, ở Ải Nam Quan , một thành cỗ ở Lạng Sơn, đã bị dời sang phía Việt Nam , lấn sâu vào 4 đến 5 cây số. "Nhưng có nơi lấn vào hơn 40 cây số," theo Ô. Phạm Anh Dũng, Chủ Tịch Liên Minh Việt Nam Tự Do. "Căn cứ trên 1300 cây số đường ranh giới Việt-Trung thì theo chúng tôi, phía Việt Nam có thể bị mất đến 15.000 cây số vuông." Mặc dầu hiện nay chưa có sự nhất trí về diện tích Hà Nội đã hiến nhượng cho Bắc Kinh nhưng dầu sao đi nữa thì ở Vịnh Bắc Bộ- vùng biển nhiều tôm cá, vị trí chiến lược có nhiều dự trữ dầu khí- Hà Nội có thể đã mất từ 10.000 đến 20.000 cây số vuông lãnh hải quốc gia.
Cần nhắc lại là Hiệp định Patenôtre ký năm 1885 giữa Trung Hoa và chính phủ bảo hộ đã phân chia Vịnh Bắc Bộ như sau: 38% cho phía Trung Quốc và 62% cho Việt Nam. Hiện nay, phần của Trung Quốc tăng lên 47%! Còn vụ tranh chấp gay cấn về hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa bị Trung Quốc lấn chiếm từ 1974 và 1988 hai bên để yên vì không tìm được giải pháp.
THƯ NGỎ và CHẤT VẤN
Đầu xuân 2001, Đại Hội 9 ĐCS không hề đề cập đến 2 hiệp ước trên. Tháng 6 , Ô. Đổ Việt Sơn, đảng viên lão thành 80 tuổi, với 56 tuổi đảng đã công khai chất vấn Lãnh Đạo ĐCS.
Thư ngỏ của Ông không được trả lời nhưng sau đó vài tháng được phổ biến trên Internet và cũng qua phương tiện nầy một Luật sư trẻ người Hà Nội Ô.Lê Chí Quang, 30 tuổi, đã đưa ra một loạt câu hỏi rành mặch. Ngay sau đó L.S Quang bị cảnh sát tra hỏi, quản thúc và bị tố cáo "tội bịa đặt tin sai giả có hại cho an ninh quốc gia."
Cuối tháng 11/2001,nhằm phản ứng, 26 nhân vật chính trị hai miền Bắc và Nam trong đó có Tướng Trần Độ, cựu Phó Chủ Tịch Quốc Hội , nhà Địa Vật lý Học Nguyễn Thanh Giang, Ô. Hoàng Minh Chính, cựu Viện trưởng Viện Triết Học Mác Xít, Trung Tướng Nguyễn Ngọc Diệp v.v.v kêu gọi Quốc Hội đừng phê chuẩn 2 bản hiệp ước nầy. Nhưng theo tin tức nhận được ở ngoài nước thì 2 hiệp ước trên đã được phê chuẩn từ tháng 6/2001 trong khi trong nước không ai được hay biết gì !
Khi được tin đặt mốc biên giới, một số nhà phản đối vẫn nhất quyết đòi hỏi chính quyền phải giải thích với toàn dân.
Hình như chính quyền Hà Nội đã bị đàn anh phương bắc áp đặt những gì mà chính Hà Nội đã làm ở Căm Bốt: thâm độc gậm nhắm biên giới của quốc gia láng giềng nầy. Nhưng có ai bận tâm đâu "
Đối với cuộc tranh chấp từ xưa với Trung Quốc,việc nầy đang đến lúc bùng nổ. Bộ Chính Trị, Cơ quan quyết định tối cao của chế độ đang bị càng ngày càng nhiều dân chúng lên án.
Mặc dầu Tướng Lê Khả Phiêu, cựu Tổng Bí Thư, từng là đầu xỏ phe thân Trung Quốc đã bị truất phế trong kỳ Đại Hội 9 ĐCS tháng 4/2001 và không còn là thành viên Bộ Chính Trị nữa nhưng trong thực tế không có gì thay đổi về căn bản: Đại Tá Bùi Tín đưa ý kiến: "Giới lãnh đạo thủ cựu quá khích trong ĐCS nay không còn có hậu thuẫn nào khác cho nên từ nay tìm thấy trong "những đàn anh" ý thức hệ ở Bắc Kinh những liên minh quí báu nhất có khả năng giúp bọn họ tiếp tục cầm giử chính quyền."
Một số cán bộ ngoại giao cao cấp được ủy nhiệm công tác thương lượng với Trung Quốc đã công nhận bị "áp lực khủng khiếp" của phe thân Trung Quốc cầm quyền tại Hà Nội, chỉ thị cho họ phải chấp nhận thời biểu và điều kiện của phía Trung Quốc!
Hiện nay bức tường "im lặng" đang rạn nứt và nhân dân trong nước đang thầm thì chống lại nỗi quốc nhục.
Phải chăng đây là những giấu hiệu báo trước một cuộc khủng hoảng chính trị"
Sylvaine Pasquier.