Dân Basra Vẫn Căm Thù Liên Quân, “Họ Bỏ Bom Người Vô Tội.”
SHATRA - Hàng trăm người Iraq hô to “Đón mừng tới Iraq” để chào đón các Thủy Quân Lục Chiến Mỹ tiến vào thị trấn Shastra hôm thứ hai sau khi tấn công ào ạt nơi này bằng phi cơ, xe tăng và trực thăng. Tin này của Reuters.
Một thanh niên Iraq hô to, “Không có trở ngại gì nơi đây. Chúng tôi hạnh phúc được gặp quân Mỹ.”
Hình ảnh này làm hài lòng đạo quân TQLC Mỹ, sau gần 2 tuần lễ tiến quân để giải phóng dân Iraq mà vẫn chưa được đón mừng nồng nhiệt như nơi đây hôm thứ hai.
Trong khi lính Mỹ lục soát thị trấn, TQLC phải đẩy ngược đám đông đổ tới gần xem. Một thông ngôn thúc giục dân qua một loa cầm tay trên xe Humvee là đừng cản bước tiến quân. Nhưng khi đêm xuống trên thị trấn mà họ chưa kiểm soát hết, TQLC đã kéo về lại tuyến ngoài.
TQLC hôm thứ hai tiến đánh tỉnh Shatra, 20 dặm phía bắc Nasiriyah, từ trước bình minh, với mục đích tìm diệt những viên chức Iráq chỉ huy đanh du kich - trong số các mục tiêu gồm ông al-Majeed, nổi tiếng là "Ali Hóa Chất", anh em họ của lãnh tụ Saddam được giao chỉ huy chiến trường miền Nam - ông ta có tên "Ali Hóa Chất" vì thành tich dùng hơi độc giết dân quê người Kurd năm 1988.
TQLC tiến lên cùng với hỏa lực yểm trợ của phi pháp ném bom chinh xác - theo các sĩ quan TQLC, tin tình báo cho biết có al-Majeed và các đảng viên Baath cao cấp bên trong thị trấn Shatra.
Ông này đã bị theo dõi từ phía nam đường 7 dẫn tới Shatra. Đại úy Mike Martin nói trong Shatra có từ 200 đến 300 đảng viên Baath và các đội viên bán quân sự Fedayeen.
DÂN BASRA VẪN CĂM THÙ LIÊN QUÂN
Tuy nhiên, lòng dân ở Basra vẫn dè dặt và căm thù, theo báo The Independent. Basra là hải cảng phía Nam Iraq, đang bị lính Anh bao vây, và chiếm nhiều mảng đường phố.
Một thanh niên Iraq nói hôm chủ nhật tại một nút chặn của lính Anh, “Dân chúng thấy đây là chiếm đóng. Nếu chính phủ giao súng cho chúng tôi, chúng tôi sẽ chống lại người Mỹ và người Anh.”
Theo ký giả Andrew Buncombe đi theo đơn vị Anh, nhiều người trong thành phố 1.5 triệu dân này hướng lòng căm thù về liên quân, chứ không phải về chế độ Saddam. Một người nói, “Họ tới đây và bom vào dân vô tội.”
Một thanh niên kể lại bản tin về một cuộc nổi dậy chống Saddam trong Basra nhiều ngày trước. Anh nói có 15 người bị giết, dù tin này không thể được kiểm chứng, “Lính Iraq có vẻ mỗi ngày mỗi thua, nhưng họ vẫn còn trong thành phố [Basra].”
SHATRA - Hàng trăm người Iraq hô to “Đón mừng tới Iraq” để chào đón các Thủy Quân Lục Chiến Mỹ tiến vào thị trấn Shastra hôm thứ hai sau khi tấn công ào ạt nơi này bằng phi cơ, xe tăng và trực thăng. Tin này của Reuters.
Một thanh niên Iraq hô to, “Không có trở ngại gì nơi đây. Chúng tôi hạnh phúc được gặp quân Mỹ.”
Hình ảnh này làm hài lòng đạo quân TQLC Mỹ, sau gần 2 tuần lễ tiến quân để giải phóng dân Iraq mà vẫn chưa được đón mừng nồng nhiệt như nơi đây hôm thứ hai.
Trong khi lính Mỹ lục soát thị trấn, TQLC phải đẩy ngược đám đông đổ tới gần xem. Một thông ngôn thúc giục dân qua một loa cầm tay trên xe Humvee là đừng cản bước tiến quân. Nhưng khi đêm xuống trên thị trấn mà họ chưa kiểm soát hết, TQLC đã kéo về lại tuyến ngoài.
TQLC hôm thứ hai tiến đánh tỉnh Shatra, 20 dặm phía bắc Nasiriyah, từ trước bình minh, với mục đích tìm diệt những viên chức Iráq chỉ huy đanh du kich - trong số các mục tiêu gồm ông al-Majeed, nổi tiếng là "Ali Hóa Chất", anh em họ của lãnh tụ Saddam được giao chỉ huy chiến trường miền Nam - ông ta có tên "Ali Hóa Chất" vì thành tich dùng hơi độc giết dân quê người Kurd năm 1988.
TQLC tiến lên cùng với hỏa lực yểm trợ của phi pháp ném bom chinh xác - theo các sĩ quan TQLC, tin tình báo cho biết có al-Majeed và các đảng viên Baath cao cấp bên trong thị trấn Shatra.
Ông này đã bị theo dõi từ phía nam đường 7 dẫn tới Shatra. Đại úy Mike Martin nói trong Shatra có từ 200 đến 300 đảng viên Baath và các đội viên bán quân sự Fedayeen.
DÂN BASRA VẪN CĂM THÙ LIÊN QUÂN
Tuy nhiên, lòng dân ở Basra vẫn dè dặt và căm thù, theo báo The Independent. Basra là hải cảng phía Nam Iraq, đang bị lính Anh bao vây, và chiếm nhiều mảng đường phố.
Một thanh niên Iraq nói hôm chủ nhật tại một nút chặn của lính Anh, “Dân chúng thấy đây là chiếm đóng. Nếu chính phủ giao súng cho chúng tôi, chúng tôi sẽ chống lại người Mỹ và người Anh.”
Theo ký giả Andrew Buncombe đi theo đơn vị Anh, nhiều người trong thành phố 1.5 triệu dân này hướng lòng căm thù về liên quân, chứ không phải về chế độ Saddam. Một người nói, “Họ tới đây và bom vào dân vô tội.”
Một thanh niên kể lại bản tin về một cuộc nổi dậy chống Saddam trong Basra nhiều ngày trước. Anh nói có 15 người bị giết, dù tin này không thể được kiểm chứng, “Lính Iraq có vẻ mỗi ngày mỗi thua, nhưng họ vẫn còn trong thành phố [Basra].”
Gửi ý kiến của bạn