LONDON - Tạo sinh vô tính cơ phận người sắp được chính phủ Anh ưng thuận, theo một đề nghị liên bộ của Bộ Y Tế và Bộ Nội Vụ Anh Quốc trình lên, theo tin của ký giả Ian Kirby trên báo News of The World từ London hôm Chủ Nhật.
Các khoa học gia Anh sẽ là những vị đầu tiên trên thế giới được phép phát triển kỹ thuật để “trồng” cơ phận người trên các thú vật khác.
Cơ phận người đầu tiên - được tạo sinh từ tế bào gốc (stem cell) của bệnh nhân - có thể dùng cho việc giải phẫu ghép tim, phổi, gan hay thận trong vòng 6 năm tới.
Các tế bào gốc là các tế bào chứa đựng dấu ấn di tính thể (genetic imprint), ảnh hưởng và biến đổi các tế bào khác thành cơ phận người mà các tế bào này phải trở thành.
Nếu thành công, các cơ phận thay thế tạo ra đó có thể luôn luôn tìm được, và như vậy sẽ không cần tìm kiếm mệt nhọc các cơ phận người.
Bộ Trưởng Y Tế Alan Milburn và Bộ Trưởng Nội Vụ Jack Straw sẽ đưa ra các thay đổi cho một bộ luật để sẽ cho tạo sinh vô tính cơ phận người.
Theo các đề nghị mới, khoa học gia sẽ được phép cấy tế bào vào trong các tế bào phôi thai của thú vật.
Khi con thú lớn lên, bất kỳ cơ phận nào được biến đổi di tính thể sẽ có đầy đủ khuôn mẫu DNA của người, và sẽ thích nghi cho việc cấy ghép.
Tuy nhiên, bản tin ghi nhận, dự đoán sẽ có áp lực chống đối từ các tổ chức tôn giáo và những người ủng hộ đời sống (pro-life campaigners): Khoa học gia không có quyền đóng vai Thượng Đế.
Dù vậy, thế vẫn chưa có gì gọi là sớm sủa, bởi vì, cũng theo ký giả Kirby, một khoa học gia tại Hoa Kỳ đã làm cho lưng của một chú chuột khi lớn lên mọc ra một lỗ tai người.
Ứng dụng kỹ thuật này dự đoán sẽ lớn lao, tương lai gần nhất sẽ là tạo sinh các tế bào não cho các bệnh nhân bị bệnh Parkinson’s. Tế bào bạch huyết cầu cũng có thể được chế tạo để cứu những người bệnh hoại huyết (leukaemia).
Các khoa học gia Anh sẽ là những vị đầu tiên trên thế giới được phép phát triển kỹ thuật để “trồng” cơ phận người trên các thú vật khác.
Cơ phận người đầu tiên - được tạo sinh từ tế bào gốc (stem cell) của bệnh nhân - có thể dùng cho việc giải phẫu ghép tim, phổi, gan hay thận trong vòng 6 năm tới.
Các tế bào gốc là các tế bào chứa đựng dấu ấn di tính thể (genetic imprint), ảnh hưởng và biến đổi các tế bào khác thành cơ phận người mà các tế bào này phải trở thành.
Nếu thành công, các cơ phận thay thế tạo ra đó có thể luôn luôn tìm được, và như vậy sẽ không cần tìm kiếm mệt nhọc các cơ phận người.
Bộ Trưởng Y Tế Alan Milburn và Bộ Trưởng Nội Vụ Jack Straw sẽ đưa ra các thay đổi cho một bộ luật để sẽ cho tạo sinh vô tính cơ phận người.
Theo các đề nghị mới, khoa học gia sẽ được phép cấy tế bào vào trong các tế bào phôi thai của thú vật.
Khi con thú lớn lên, bất kỳ cơ phận nào được biến đổi di tính thể sẽ có đầy đủ khuôn mẫu DNA của người, và sẽ thích nghi cho việc cấy ghép.
Tuy nhiên, bản tin ghi nhận, dự đoán sẽ có áp lực chống đối từ các tổ chức tôn giáo và những người ủng hộ đời sống (pro-life campaigners): Khoa học gia không có quyền đóng vai Thượng Đế.
Dù vậy, thế vẫn chưa có gì gọi là sớm sủa, bởi vì, cũng theo ký giả Kirby, một khoa học gia tại Hoa Kỳ đã làm cho lưng của một chú chuột khi lớn lên mọc ra một lỗ tai người.
Ứng dụng kỹ thuật này dự đoán sẽ lớn lao, tương lai gần nhất sẽ là tạo sinh các tế bào não cho các bệnh nhân bị bệnh Parkinson’s. Tế bào bạch huyết cầu cũng có thể được chế tạo để cứu những người bệnh hoại huyết (leukaemia).
Gửi ý kiến của bạn