Đúng 1:00 giờ trưa hội trường Ave Maria ở đường Columbian Way được long trọng khai mạc với các nghi thức chào cờ Việt Mỹ nhưng có cái khác là không có giây phút mặc niệm mà Ban Tổ chức muốn dành nguyên một khoản thời gian dài lúc sau này để tất cả cùng đứng ở thế nghiêm để Tưởng Niệm những người đã bỏ mình trong trận chiến Quốc Cộng - không phải 1,2 phút mà hơn những 5-10 phút.
Trên đường vào Hội Trường BTC đã trang trí và rừng cờ Việt nam thật rạng rỡ vàng hực cả lên không trung trong một buổi trưa đầy nắng ấm chỉ còn lấp lánh những hạt sương mai ngủ muộn chưa bao giờ nhìn thấy. Tưởng rằng khách du hay những người tham dự phương xa muốn đến đây cũng rất dễ nhận biết qua sự trang trí dầy đặc cờ vàng ba sọc đỏ trên khoảng đại lộ Columbian Way này. Đây là nơi sẽ cử hành lễ tưởng niệm 30/4.
Ông Phạm huy Sảnh, người đứng ra tổ chức ngày Quốc Hận 30/4 tại thành phố Ngọc bích Seattle đã gửi lời chào, “Kính thưa quý vị lãnh đạo các Cộng Đồng, các tổ chức Chính Trị, Các Doàn Thể Cựu Quân Nhân, Thương Mãi, Học Sinh, Sinh Viên, tất cả các Quý Vị Đồng Hương, được hân hạnh đại diện cho BTC ngày Quốc Hận 30 Tháng Tư lần thứ 25 tổ chức tại Seattle tiểu bang Washington, chúng tôi trân trọng gởi lời chào nồng nhiệt đến tất cả Quý Vị.
Năm nay, năm 2000 chúng tôi tổ chức Kỷ Niệm Ngày Quốc Hận 30 tháng 4 lần thứ 25. Hai mươi lăm năm, 1/4 thế kỷ, một thời gian thật dài trong lòng người Việt ngày 30/4 vẫn gợi lại những đau buồn ray rức. Tại quê nhà nhiều nhiều gia đình đã bị chia ly vì người thân bị tù đày, hàng triệu người đã bị mất sản nghiệp chắt chiu dành dụm suốt đời. Quyền Làm Người của người dân Việt đã bị tước đoạt và mọi người sống trong cảnh lo âu sợ hãi.” Bằng một giọng đanh thép hơn, Ông Sảnh tiếp: “Dưới sự kèm kẹp hà khắc nhất trong lịch sử Việt Nam của chế độ Cộng Sản, cả một dân tộc dang chịu cảnh lầm than, sống cũng như chết.
Nhưng 25 năm qua cuộc chiến đấu đòi Tự Do của dân tộc Việt vẫn tiếp tục và lịch sử Việt Nam vẫn ghi đậm những sự kiện tranh đấu kiêu hùng của mọi thành phần. Ông Pạm Huy Sảnh dẫn chứng một cách hùng hồn bằng những sự vượt thoát tìm tự do của hàng triệu đồng bào xem tấm thân nhẹ hơn lông hồng bềnh bồng nơi biển cả. Họ bỏ nước ra đi, chấp nhận muôn vàn hiểm nguy đến tính mạng. Bằng cuộc chống đối của giới Nông Dân không chấp nhận hợp tác với nhà cầm quyền đã bỏ ruộng đồng kiếm cách khác mưu sinh. Bằng cuộc phản kháng của các thế hệ tẻ từ chối việc ép buộc học tập chủ nghĩa Cộng Sản tại học đường. Bằng vào sự biểu lộ tinh thần Kẻ Sĩ của giáo chức bỏ ngành su phạm để phản đối giáo dục tại Việt nam. Và kia là cuộc nổi dậy của đồng bào Thái Bình, Xuân Lộc chống đối bất công và tham nhũng. Và những tiếng nói đầy khí phách của biết bao vị lãnh đạo tinh thần các tôn giáo, của những nhà trí thức, những văn sĩ, những nghệ sĩ... đòi hỏi tự do tín ngưỡng, dân chủ và nhân quyền cho Việt Nam.
Nữ nghệ sĩ ngâm thơ Thu An và anh ruột cô tên Minh cùng với tay sáo điêu luyện vùng Tây Bắc là nghệ sĩ Thanh Khiết và 1 nữ cao niên Hoa Kỳ thổi kèn đồng chiêu hồn gọi phách những người đã gục ngã vì tự do.
Trên đường vào Hội Trường BTC đã trang trí và rừng cờ Việt nam thật rạng rỡ vàng hực cả lên không trung trong một buổi trưa đầy nắng ấm chỉ còn lấp lánh những hạt sương mai ngủ muộn chưa bao giờ nhìn thấy. Tưởng rằng khách du hay những người tham dự phương xa muốn đến đây cũng rất dễ nhận biết qua sự trang trí dầy đặc cờ vàng ba sọc đỏ trên khoảng đại lộ Columbian Way này. Đây là nơi sẽ cử hành lễ tưởng niệm 30/4.
Ông Phạm huy Sảnh, người đứng ra tổ chức ngày Quốc Hận 30/4 tại thành phố Ngọc bích Seattle đã gửi lời chào, “Kính thưa quý vị lãnh đạo các Cộng Đồng, các tổ chức Chính Trị, Các Doàn Thể Cựu Quân Nhân, Thương Mãi, Học Sinh, Sinh Viên, tất cả các Quý Vị Đồng Hương, được hân hạnh đại diện cho BTC ngày Quốc Hận 30 Tháng Tư lần thứ 25 tổ chức tại Seattle tiểu bang Washington, chúng tôi trân trọng gởi lời chào nồng nhiệt đến tất cả Quý Vị.
Năm nay, năm 2000 chúng tôi tổ chức Kỷ Niệm Ngày Quốc Hận 30 tháng 4 lần thứ 25. Hai mươi lăm năm, 1/4 thế kỷ, một thời gian thật dài trong lòng người Việt ngày 30/4 vẫn gợi lại những đau buồn ray rức. Tại quê nhà nhiều nhiều gia đình đã bị chia ly vì người thân bị tù đày, hàng triệu người đã bị mất sản nghiệp chắt chiu dành dụm suốt đời. Quyền Làm Người của người dân Việt đã bị tước đoạt và mọi người sống trong cảnh lo âu sợ hãi.” Bằng một giọng đanh thép hơn, Ông Sảnh tiếp: “Dưới sự kèm kẹp hà khắc nhất trong lịch sử Việt Nam của chế độ Cộng Sản, cả một dân tộc dang chịu cảnh lầm than, sống cũng như chết.
Nhưng 25 năm qua cuộc chiến đấu đòi Tự Do của dân tộc Việt vẫn tiếp tục và lịch sử Việt Nam vẫn ghi đậm những sự kiện tranh đấu kiêu hùng của mọi thành phần. Ông Pạm Huy Sảnh dẫn chứng một cách hùng hồn bằng những sự vượt thoát tìm tự do của hàng triệu đồng bào xem tấm thân nhẹ hơn lông hồng bềnh bồng nơi biển cả. Họ bỏ nước ra đi, chấp nhận muôn vàn hiểm nguy đến tính mạng. Bằng cuộc chống đối của giới Nông Dân không chấp nhận hợp tác với nhà cầm quyền đã bỏ ruộng đồng kiếm cách khác mưu sinh. Bằng cuộc phản kháng của các thế hệ tẻ từ chối việc ép buộc học tập chủ nghĩa Cộng Sản tại học đường. Bằng vào sự biểu lộ tinh thần Kẻ Sĩ của giáo chức bỏ ngành su phạm để phản đối giáo dục tại Việt nam. Và kia là cuộc nổi dậy của đồng bào Thái Bình, Xuân Lộc chống đối bất công và tham nhũng. Và những tiếng nói đầy khí phách của biết bao vị lãnh đạo tinh thần các tôn giáo, của những nhà trí thức, những văn sĩ, những nghệ sĩ... đòi hỏi tự do tín ngưỡng, dân chủ và nhân quyền cho Việt Nam.
Nữ nghệ sĩ ngâm thơ Thu An và anh ruột cô tên Minh cùng với tay sáo điêu luyện vùng Tây Bắc là nghệ sĩ Thanh Khiết và 1 nữ cao niên Hoa Kỳ thổi kèn đồng chiêu hồn gọi phách những người đã gục ngã vì tự do.
TUỔI TRẺ SEATTLE THẮP NẾN NGÀY 30.4
Cùng góp mặt với các bậc đàn anh, tuổi trẻ Seattle theo tiếng gọi của Đoàn Thanh Niên Trần Quốc Toản đã tổ chức đêm thắp nến để tưởng niệm các chiến sĩ hy sinh trong cuộc chiến. Đêm thắp nến được khai mạc đúng 7 giờ đêm 29.4 tới 11 giờ khuya, quy tụ trên 300 người, trong đó tuổi trẻ chiếm 1/3. Đó là niềm khích lệ cho Ban Tổ Chức, nhất là các em mới đứng ra tổ chức lần đầu tại Seattle.
Sân chùa Cổ Lâm như nhỏ lại với hàng trăm ánh nến lung linh của tuổi trẻ. Các em đã nói lên được lòng sắt son, chung thủy với các anh chị trong cuộc chiến vì tự do, dân chủ.
Gửi ý kiến của bạn