Erik Erikson, một nhà tâm lý học nổi tiếng ở Mỹ, đã phân chia đời người thành nhiều giai đoạn phát triển về tâm lý và xã hội, gọi là psychosocial stages. Tuổi về chiều là giai đoạn toàn vẹn hay tuyệt vọng/integrity versus despair. Một vị cao niên có ít hối tiếc trong đời sống đã qua cũng như đời sống hiện tại, cảm thấy mình là người có giá trị thì sẽ đạt được cảm giác toàn vẹn/integrity. Ngược lại, nếu cảm thấy mình không có giá trị, bực tức vì những điều không đạt được, thì sẽ dẫn đến tình trạng tuyệt vọng/despair.
Thông thường, những người cao niên bị chứng trầm uất là những người sống trong tình trạng tuyệt vọng/despair.
DEPRESSION/TRẦM UẤT
ĐỊNH NGHĨA &TRIỆU CHỨNG
Mỗi người đều có những lúc buồn phiền, vì cô độc, mất mát, vì một chuyện gì đó vừa xảy ra, hay có thể vì thời tiết mùa đông ảm đạm. Rồi những cảm giác buồn phiền này cũng dần dần giảm nhẹ và qua đi, và chúng ta lại tiếp tục vui sống trở lại. Cũng có một lúc nào đó, nỗi buồn lại kéo tới, nhưng rồi cũng đi. Nếu bạn có những lúc như vậy, bạn có thể nói là bạn buồn/sad, chứ không phải là depressed/trầm uất.
Khi chúng ta bị depressed/trầm uất, cảm giác buồn phiền kéo dài thật lâu, vàchúng ta sẽ không có chút hy vọng gì, không còn "thiết tha gì đến sự đời" nữa. Nỗi buồn như một tấm mạng che phủ hết cả thế giới của chúng ta. Sau đây là một vài triệu chứng (nếu một người có ít nhất năm triệu chứng, người đó đã mắc chứng trầm uất):
· Ngày nào cũng cảm thấy chán nản
· Mất hết hứng thú trong các hoạt động thường ngày
· Sụt hay tăng cân thật nhiều
· Đi lại chậm chạp hay có những cử chỉ diễn tả sự căng thẳng
· Cảm thấy mình không có giá trị
· Mang đầy mặc cảm tội lỗi
· Mất dần khả năng tập trung
·Có ý muốn tự tử
NGUYÊN NHÂN CHỨNG TRẦM UẤT Ở NGƯỜI CAO NIÊN
Những năm còn lại của cuộc đời có thể mang lại nhiều niềm vui và cơ hội. Đây là lúc một người có thể tận hưởng đời sống gia đình, tham gia vào những hoạt động mới lạ, hay theo đuổi những điều mà mình mơ ước đã lâu nhưng không có thời gian thực hiện. Đây cũng là lúc để tự nhìn lại mình, và thưởng thức, ôn lại những gì mình đã trải qua trong đời.
ĐỐI ĐẦU VỚI TRẦM UẤT
· Đừng bao giờ công nhận depression/trầm uất là một phần tự nhiên và thông thường của tuổi già.
· Đừng bao giờ lấy số tuổi của mình để giải thích cho những cảm giác buồn chán, tuyệt vọng mà bạn đang có.
Hãy nói chuyện với bác sĩ của bạn để tìm hiểu về các loại thuốc mà bạn đang dùng (có những bác sĩ chuyên trị cho người cao niên-geriatric). Đến với những người cố vấn tâm lý. Và xin hãy chia xẽ những cảm giác bực dọc với những người thân của bạn.
Không bao giờ nên để cho bệnh trầm uất kéo dài quá lâu, vì nó sẽ hủy hoại đời sống của chúng ta. Mặc dù chúng ta chỉ còn một ngày, một tháng, một năm, chúng ta vẫn còn cơ hội để nắm lấy cuộc sống với tất cả những niềm vui và nỗi buồn của nó, chứ không phải chỉ "sống cho qua ngày". Cất bỏ được tấm mạng che đầy tuyệt vọng hay vô vọng, các vị cao niên sẽ có thể sống một cuộc sống trọn vẹn trong những năm sau của cuộc đời.
Kỳ tới: Một số điều con cái có thể làm để giúp cho cha mẹ ở tuổi cao niên)
Tài liệu tham khảo: Depression and Older Adults - Part One, Emily Carton